Tiết: 37-38-39: Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ
(Thạch Lam)
A: Mục tiêu bài học: Giúp HS hiểu được:
- Lòng nhân ái của Thạch Lam đối với những con người sống quẩn quanh, tàn lụi nơi phố huyện nghèo trước Cách mạng Tháng 8-1945.
- Cảm nhận được nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam.
- Qua đó bồi dưỡng cho học sinh về lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu quê hương, hiểu hơn về cuộc sống của dân ta trước Cách mạng Tháng 8.
B: Phương tiện thực hiện: SGK + SGV Ngữ văn 11.
C: Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, học sinh trả lời – GV kết lại.
Tiết: 37-38-39: Đọc văn: HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam) ---------------------------------------------------------------------------------------- A: Mục tiêu bài học: Giúp HS hiểu được: - Lòng nhân ái của Thạch Lam đối với những con người sống quẩn quanh, tàn lụi nơi phố huyện nghèo trước Cách mạng Tháng 8-1945. - Cảm nhận được nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn của Thạch Lam. - Qua đó bồi dưỡng cho học sinh về lòng nhân ái, yêu thương con người, yêu quê hương, hiểu hơn về cuộc sống của dân ta trước Cách mạng Tháng 8. B: Phương tiện thực hiện: SGK + SGV Ngữ văn 11. C: Cách thức tiến hành: Nêu vấn đề, học sinh trả lời – GV kết lại. D: Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày sơ lược các bộ phận của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng Tháng Tám 1945. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Kết quả cần đạt @ Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung tác giả và tác phẩm “Hai đứa trẻ”. - Em hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Thạch Lam? GV bổ sung thêm về cuộc đời và quan niệm sáng tác văn chương và một số tác phẩm tiêu biểu của Thạch Lam. @ Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc và tìm hiểu từ khó. - Bố cục của câu truyện có thể chia như thế nào?Nội dung chính của mỗi phần là gì? --------------------------------------- @ Hoạt động 2:Tìm hiểu văn bản:Cho câu hỏi để các nhóm thảo luận -3 câu hỏi lớn-3 phần- dành cho 3 nhóm: 1- Cảnh vật và con người ở nơi phố huyện lúc hoàng hôn được tác giả tả lại như thế nào? 2- Cảm xúc và thái độ, tình cảm của Liên trước cảnh ấy thế nào? 3- Qua cảm xúc và thái độ, tình cảm của Liên, em hãy chỉ ra thái độ, tình cảm của nhà văn đối với thiên nhiên và đời sống con người? 4- Phố huyện trong đêm được hiện lên qua ngòi bút của nhà văn ra sao? (GV giảng –bình cần lưu ý sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối) 5-Dù sống nghèo khổ như thế, trong bóng tối như thế, những người dân ở đây vẫn mơ ước. Họ mơ ước điều gì?Em hãy tìm ẩn ý mà nhà văn muốn gởi gắm ở đây? (GV lưu ý thêm giọng văn thể hiện niềm xót thương da diết của Thạch Lam.) 6- Hình ảnh đoàn tàu và tâm trạng của chị em Liên khi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện như thế nào? 7-Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện? 8- Nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm là gì? Gọi HS đọc phần Ghi nhớ ở SGK. * Học sinh trình bày theo nội dung ở SGK. -Cuộc đời: Sinh ra trong một gia đình công chức gốc quan lại. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất ông làm báo, viết văn. Ông là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. -Sự nghiệp văn chương: Có quan niệm văn chương tiến bộ và có biệt tài viết truyện ngắn- truyện ngắn của Thạch Lam như là một bài thơ trữ tình dài. Văn của Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu sắc... - HS đọc văn bản. - Xác định bố cục 3 phần của truyện: + Phần 1: Phố huyện lúc hoàng hôn. + Phần 2: Phố huyện trong đêm. + Phần 3: Phố huyện về khuya. -Cảnh ngày tàn: + Hình ảnh: Phương tây đỏ rực như lửa cháy..Dãy tre làng trước mặt đen lại..Phiên chợ tàn.. + Âm thanh: Tiếng trống thu không, êm như ru, tiếng ếch nhái theo gió nhẹ.., tiếng muỗi vo ve..tiếng những người bán hàng về muộn.. + Màu sắc: Đỏ rực, đen lại, bóng tối ngập đầy dần, các nhà trong phố đã lên đèn.bên sáng,bên tối.. - Con người: + Chị em Liên cảm thấy buồn... + Những đứa trẻ nghèo thật đáng thương... + Mẹ con chị Tí nghèo khổ... + Bà cụ Thi hơi điên... => Thạch Lam đã thể hiện tình cảm yêu mến và xót thương đối với phố huyện hắt hiu, buồn tẻ. - Cảnh vật: Đêm mùa hạ êm như nhung, đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối, tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông , con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa...Ánh sáng: Khe sáng, quầng sáng, chấm sáng, hột sáng.. - Con người: Những người bán hàng quen thuộc: Chị Tí, Bác Siêu, Bác Xẩm với việc làm và suy nghĩ quen thuộc. => Thạch Lam đã thể hiện niềm xót thương da diết của mình đối với cảnh sống của những người dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. -Hình ảnh đoàn tàu: Các toa đèn sáng trưng, lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, các cửa kính sáng.. -Tâm trạng: + Háo hức đợi chờ. + Tiếc nuối khi tàu qua đi..nghĩ về Hà Nội... -Ý nghĩa: Thạch Lam trân trọng nâng niu khát vọng vươn ra ánh sáng hướng đến một cuộc sống sáng tươi của hai đứa trẻ nói riêng và của người dân nghèo nói chung.Đây chính là giá trị nhân văn, nhân bản đáng quý của truyện ngắn này. I/ Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả: Thạch Lam(1910-1942) Ông đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện đại hoá. 2/ Tác phẩm: Hai đứa trẻ. -Xuất xứ: In trong tập “ Nắng trong vườn” - Đề tài: Hướng đến đời sống của người lao động nghèo. II: Đọc- hiểu: 1.Đọc và tìm hiểu từ khó 2.Tìm hiểu văn bản: a/ Phố huyện lúc hoàng hôn: - Cảnh ngày tàn: Hình ảnh, âm thanh, màu sắc rất đặc trưng cho buổi chiều yên ả, đượm buồn của những phố huyện nghèo. - Con người: sống trong sự nghèo đói, khó khăn. => Phố huyện chiều tàn thật hắt hiu, buồn tẻ. b/ Phố huyện trong đêm: - Cảnh vật: Ngập chìm trong bóng tối mênh mông của thiên nhiên là ánh sáng yếu ớt của sự sống. - Con người: Sống nghèo khổ tẻ nhạt, quẩn quanh, không tương lai, không lối thoát.Tuy vậy, họ vẫn không mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống. => Phố huyện trong đêm thật tối tăm, đơn điệu. c/ Phố huyện về khuya: -Hình ảnh đoàn tàu: + Tàu đến phá tan không khí tĩnh lặng, đem lại cho phố huyện một chút dư âm, dư vị khác lạ. - Tâm trạng của chị em Liên: + Đoàn tàu đến trong sự chờ đợi và háo. + Đoàn tàu đi qua trong sự tiếc nuối và hồi ức về Hà Nội. - Ý nghĩa của hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện: Thạch Lam trân trọng nâng niu khát vọng vươn ra ánh sáng hướng đến một cuộc sống sáng tươi của hai đứa trẻ nói riêng và của người dân nghèo nói chung. *Nghệ thuật: - Cốt truyện đơn giản. - Giọng văn nhẹ nhàng, lời văn bình dị, tinh tế. III/ Ghi nhớ: Sách giáo khoa. 4.Củng cố: Nhắc lại những nội dung chính cần ghi nhớ và hướng dẫn HS làm 2 bài tập ở SGK. 5.Dặn dò: -Học bài, nắm kiến thức đã học. -Tiết sau :Học bài Ngữ cảnh. Yêu cầu HS đọc trước và xác định những nội dung chính theo câu hỏi ở SGK.
Tài liệu đính kèm: