Giáo án Ngữ văn 12 tiết 33: Đất nước - Nguyễn Đình Thi. Dọn về làng – Nông Quốc Chấn

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 33: Đất nước - Nguyễn Đình Thi. Dọn về làng – Nông Quốc Chấn

ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN ĐÌNH THI

DỌN VỀ LÀNG – NÔNG QUỐC CHẤN

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Thấy được mạch cảm xúc thơ : từ mùa thu của đất trời suy nghĩ về mùa thu cách mạng, niềm vui làm chủ, lòng tự hào về đất nước

 - Nắm được đặc điểm nghệ thuật của thơ Nguyễn Đình Thi: dạt dào cảm xúc, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong hình thức thể hiện theo hướng hiện đại và giàu nhạc điệu.

 - Thấy được cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác dã man của thực dân Pháp, niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.

 - Cảm nhận được cách diễn đạt riêng vừa cụ thể, vừa sinh động.

2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 33: Đất nước - Nguyễn Đình Thi. Dọn về làng – Nông Quốc Chấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 33 Ngày dạy: 09 -11 -2010
ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN ĐÌNH THI
DỌN VỀ LÀNG – NÔNG QUỐC CHẤN
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
 - Thấy được mạch cảm xúc thơ : từ mùa thu của đất trời suy nghĩ về mùa thu cách mạng, niềm vui làm chủ, lòng tự hào về đất nước
 - Nắm được đặc điểm nghệ thuật của thơ Nguyễn Đình Thi: dạt dào cảm xúc, có nhiều tìm tòi, sáng tạo trong hình thức thể hiện theo hướng hiện đại và giàu nhạc điệu.
 - Thấy được cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác dã man của thực dân Pháp, niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
 - Cảm nhận được cách diễn đạt riêng vừa cụ thể, vừa sinh động.
2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu nước
II. TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức:
- Từ mùa thu hiện tại nhớ về mùa thu trong quá khứ.
- Niềm vui sướng, tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng lên của dân tộc.
- Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh.
- Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp ; niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng.
 - Ngôn ngữ, hình ảnh thơ có những đặc sắc riêng, vừa sinh động vừa cụ thể, thể hiện cách cảm nhận riêng của người dân miền núi.
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:
12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tư tưởng “ Đất Nước của Nhân dân”được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?Nhân dân là người làm ra giá trị văn hóa, vật chất tinh thần cho đất nước
- Nêu vài nét về nghệ thuật ? 
 + Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, giàu sức gợi.
 + Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
 + Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. 
- Nêu ý nghĩa của văn bản? Một cách cảm nhận mới về đất nước, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam. 
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh
Từ đề tài truyền thống và phổ biến: đất nước, mỗi nhà thơ đều có cách cảm nhận khác nhau. Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận về Đất nước từ những gì thân thiết gần gũi với cuộc sống con người . Còn các nhà thơ khác như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Dọn về làng của Nông Quốc Chấn.
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
-GV: Gọi học sinh đọc phần Tiểu dẫn 
-GV:Nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
-GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm văn bản.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
Văn bản 1
-GV: Phân tích 7 câu thơ đầu?
- GV: Tác giả miêu tả mùa thu ở Hà Nội như thế nào? Qua những hình ảnh nào?Tâm trạng của tác giả như thế nào?
- GV: Tác giả miêu tả mùa thu ở Việt Bắc như thế nào? Qua những hình ảnh nào?Tâm trạng của tác giả ra sao?
- GV:Tìm những câu thơ thể hiện tội ác của kẻ thù?
- GV:Sức mạnh dân tộc biểu hiện qua hình ảnh khát quát nào?
-GV: Nêu vài nét về nghệ thuật của văn bản?
- GV: trình bày ý nghĩa của văn bản?
- GV: Trình bày vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Văn bản 2
-GV: Cuộc sống khổ nhục của nhân dân Cao – Bắc – Lạng, tội ác của giặc được tác giả thể hiện như thế nào?Tìm câu thơ minh họa.
-HS:Cuộc sống cay đắng đủ mùi (Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - Chạy hết núi lại khe cay đắng đủ mùi, Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa - Đường đi lại vắt bám đầy chân)
- Tội ác của giặc: 
 + Súng nổ kìa...
... trong túi
 + Giặc đã bắt ..
... nằm trên mặt đất.
 + Khơng ván, khơng người ..
... liệm thân cho bố.
à Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân.
- Lịng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Cao - Bắc - Lạng:
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm thịt xương mày, tao mới hả!
-GV:Niềm vui khi được giải phóng, tác giả thể hiện như thế nào?
-HS:Được thể hiện bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi:
- Bố cục giản dị: 
 + Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn tả niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phĩng.
 + Tiếp theo là nỗi buồn tủi, xĩt xa, căm giận bọn thực dân Pháp gieo rắc tội ác trên quê hương.
 + Đoạn kết: Trở lại với niềm vui hân hoan vì từ nay quê hương được giải phĩng.
- Cách thể hiện niềm vui mang phong cách riêng: Lối nĩi cụ thể, giàu hình ảnh: Người đơng như kiến, súng đầy như củi, Đường cái kêu vang tiếng ơ tơ ... nhà lá.
- GV: Nêu vài nét về nghệ thuật của văn bản?
- GV: nêu ý nghĩa của văn bản?
A. Đất nước – Nguyễn Đình Thi
I.Tìm hiểu chung: 
Vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ (SGK).
II.Đọc – hiểu văn bản
 1/ Nội dung 
 - Mùa thu gợi nhớ (bảy câu thơ đầu): Từ mùa thu hiện tại, tác giả đưa ta về với mùa thu Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Những hình ảnh “sáng mát trong”, “ hương cốm mới”, những cảm giác “ chớm lạnh”, âm thanh “ xao xác”, những câu thơ đậm màu sắc hội họa và giàu nhạc điệu, nhân vật trữ tình thoáng nỗi buồn, lưu luyến nhưng vẫn quyết tâm ra đi.
 - Mùa thu hiện tại: Những hình ảnh “ trời thu thay áo mới”, “ trời xanh”, “ núi rừng”, “ ruộng đồng”, “ dòng sông”, cho ta thấy được mùa thu cách mạng mang niềm vui đến cho con người. Con người được làm chủ. Nhân vật trữ tình gắn bó với vận mệnh của dân tộc, vui buồn cùng đất nước.
 - Sức mạnh vùng lên của đất nước: cảm nhận sức mạnh dân tộc được dồn nén, tích tụ đã quật khởi vùng lên. Chú ý những câu thơ diễn tả những tội ác mà kẻ thù gây ra. Sức mạnh dân tộc biểu hiện qua hình ảnh khát quát “ Ôm đất nước những người áo vải – Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.
 - Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước, lí tưởng. 
b/ Nghệ thuật: 
Thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc.
c/ Ý nghĩa văn bản
Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc. 
B. Dọn về làng – Nông Quốc Chấn
I.Tìm hiểu chung:
 Vài nét về tác giả và hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ(SGK) 
II.Đọc – hiểu văn bản:
 1. Nội dung:
 - Cuộc sống khổ nhục của nhân dân Cao – Bắc – Lạng
+ Tội ác của giặc: cướp phá, bắn giết, cuộc sống li tán.
+ Nỗi khổ của nhân dân do tội ác của kẻ thù gây ra. 
- Niềm vui khi được giải phóng: Những câu thơ diễn tả niềm vui, những hình ảnh so sánh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
 2/ Nghệ thuật:
 Lựa chọn từ ngữ, cách nói của đồng bào các dân tộc.
 3/ Ý nghĩa văn bản:
 Hình ảnh quê hương Cao – Bắc – Lạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng. 
4. Củng cố, luyện tập:
 - Trình bày ý nghĩa 2 văn bản? + Từ mùa thu của thiên nhiên, nhà thơ thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ đất nước và khẳng định sức sống của dân tộc. 
+ Hình ảnh quê hương Cao – Bắc – Lạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng. 
5. Hướng dẫn tự học:
- Đối với bài học ở tiết này: - Trình bày ý nghĩa 2 văn bản? Tình cảm của tác giả đối với quê hương , đất nước như thế nào?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm : Tiếng hát con tàu, Đò Lèn 
- Trả lời câu hỏi sau các văn bản đọc thêm.
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docDAT NUOC Nguyen Dinh Thi DON VE LANG Nong QuocChan.doc