Giáo án Ngữ văn 12 tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.

- Giáo dục tư tưởng: Học sinh có ý thức tiếp thu những quan điểm đúng đắn, phê phán những quan niệm sai lầm.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH (dàn ý cho đề bài văn trong SGK trang 20).

 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2956Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 3: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
Tuần: 1	
Tiết: 3
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
- Giáo dục tư tưởng: Học sinh có ý thức tiếp thu những quan điểm đúng đắn, phê phán những quan niệm sai lầm.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH (dàn ý cho đề bài văn trong SGK trang 20).
 + Phương pháp: Thảo luận nhóm, vấn đáp.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra tập sách học sinh)
Hoạt động 2: 
Giới thiệu vào bài.
- Liên hệ nhắc lại kiến thức về văn nghị luận mà học sinh đã được học ở lớp 11.
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý.
- Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
- Theo em, với thanh niên ngày nay, sống thế nào được coi là sống đẹp?
- Nhận xét, bổ sung.
- Vậy, theo em, để sống đẹp con người cần rèn luyện những phẩm chất nào?
- Nhận xét, bổ sung
- Nhắc lại những thao tác lập luận mà các em đã được học?
- Nhận xét, bổ sung
- Với đề bài trên cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
- Bài viết này cần sử dụng những tư liệu thuộc lĩnh vực nào trrong cuộc sống để dẫn chứng?
- Vậy chúng ta có thể lấy dẫn chứng trong văn học được không? Vì sao?
- Nhận xét (giáo dục học sinh khi lấy dẫn chứng chứng minh nên lấy dẫn chứng có thực, tuyệt đối không tự sáng tạo ra dẫn chứng).
- Gợi dẫn vào (giới thiệu nhiệm vụ của mở bài, thân bài, kết bài).
- Giáo viên phân 4 nhóm cho HS thảo luận lập dàn ý trong 7 phút.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV dán ĐDDH (dàn ý bài văn nghị luận)
- Chuyển ý
- Từ kết quả thảo luận hãy cho biết đối tượng nghị luận của dạng đề này là gì?
- Như vậy để làm bài văn nghị luận về một lí tưởng, đạo lí, ta cần thực hiện những bước nào?
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu học sinh về tự ghi vào tập
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm (4 phút).
 + Nhóm 1,2: Yêu cầu a
 + NHóm 3,4: Yêu cầu b
 + Nhóm 5,6: yêu cầu c.
- Đọc, gợi ý, yêu cầu học sinh tự làm.
Hoạt động 5: Củng cố
- Cách làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
Hoạt động 6: Dặn dò	
- Về nhà làm bài tập 2 tr.27, xem lại dàn ý trong trang 20, viết lời mở bài và lời kết bài.
- Soạn bài “Tuyên ngôn độc lập” (HCM), soạn phần tiểu sử vào tập bài học.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Để tập sách ra đầu bàn.
- Trả lời.
- Trả lời theo suy nghĩ
- Trả lời theo suy nghĩ
- Nhắc lại, ôn lại kiến thức cũ.
- Trả lời.
- Trả lời theo suy nghĩ
- Trả lời theo suy nghĩ
- Học sinh đọc to phần gợi ý lập dàn ý trong SGK trang 20-21.
- HS làm việc nhóm.
- HS đại diện 2 nhóm lên dán sản phẩm.
- Trả lời.
- Dựa vào kết quả làm việc nhóm trả lời.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK trang 21.
- HS đọc to bài tập 1 SGK tr.22
- 1 HS đọc to yêu cầu bài tập.
- HS làm việc nhóm.
- HS đại diện nhóm lần lượt trình bày (miệng).
- Đóng tập sách lại.
- Trả lời.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
 Đề: Anh (Chị) hãy trà lời câu hỏi sau đây của nhà thơ Tố Hữu:
 “Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn” (Một khúc ca)
 1. Tìm hiểu đề:
- Câu thơ trên của Tố Hữu nêu lên vấn đề “sống đẹp”.
- Để sống đẹp mỗi người cần xác định:
 + Mục đích (lí tưởng) sống đúng đắn.
 + Tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu.
 + Trí tuệ mở rộng, sáng suốt.
 + Hành động tích cực, lương thiện,
- Các thao tác có thể sử dụng: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
 2. Lập dàn ý:
 a). Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề “sống đẹp”, dẫn câu thơ Tố Hữu.
- Chuyển ý.
 b). Thân bài:
- Giải thích “sống đẹp”: Sống có lí tưởng đúng đắn, tâm hồn lành mạnh, và hành động tích cực giúp ích cho mọi người, cho xã hội.
- Biểu hiện của “sống đẹp”: Lòng nhân ái, vị tha, sẵn sàng giúp đỡ người khác, quên mình vì nhân dân, vì đất nước, trung thực, dũng cảm, cần cù trong lao động, trong chiến đấu, học tập và rèn luyện, à Dẫn chứng: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Hữu Ân,
- Phê phán những quan niệm, lối sống hẹp hòi, ích kỷ, vụ lợi,
- Luôn luôn phấn đấu học tập, rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
 c). Kết bài:
- Sống đẹp là một chuẩn mực cao nhất trong nhân cách con người.
- Câu thơ có ý nhắc nhỡ mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
II. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
 1. Đối tượng:
Một tư tưởng, đạo lí được đúc kết qua các câu danh ngôn, tục ngữ, thơ,
 2. Cách làm:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn.
- Phân tích những mặt đúng (kèm theo dẫn chứng chứng minh), bát bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Nêu ý nghĩa rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
* Lưu ý: Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng phải phù hợp và chuẩn mực.
III. Luyện tập:
 Bài tập 1:
a). 
- Vấn đề được bàn luận là phẩm chất văn hóa trong nhân cách con người.
- Có thể đặt tên cho văn bản: “Một trí tuệ có văn hóa” hoặc “Thế nào là con người có văn hóa”.
b). Những thao tác nghị luận
- Giải thích (đoạn 1)
- Phân tích (đoạn 2)
- Bình luận (đoạn 3)
c). Cách diễn đạt sinh động
- Phần giải thích: Tác giả đặt ra nhiều câu hỏi, tự trả lời, câu nọ tiếp câu kia.
- Phần phân tích, bình luận: Tác giả trực tiếp đối thoại với người đọc
- Phần cuối: Dẫn thơ gây ấn tượng, hấp dẫn, dễ nhớ.
 Bài tập 2

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 3.doc