Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25 tiếng việt: Luật thơ

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25 tiếng việt: Luật thơ

LUẬT THƠ

 A. Mục tiêu bài học : Giúp HS

- Nắm được một số quy tăc về số câu, tiếng, vần, nhịp, thanh của một số thể thơ.

- Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ.

 B. Phương pháp phương tiện:

- Sách Gv –sgk, giáo án

- Gv tổ chức học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.

C. Tiến trình bài dạy:

- Kiểm tra bài cũ.

- Giới thiệu bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1235Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 25 tiếng việt: Luật thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
Tiết 25.Tiếng Việt 
LUẬT THƠ
 A. Mục tiêu bài học : Giúp HS
- Nắm được một số quy tăc về số câu, tiếng, vần, nhịp, thanhcủa một số thể thơ.
- Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo những quy tắc của luật thơ.
 B. Phương pháp phương tiện:
- Sách Gv –sgk, giáo án
- Gv tổ chức học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình bài dạy:
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài mới.
Hoạt động I Hs đọc sgk.
TT1 Thế nào là luật thơ?
TT2 Cho biết k/n luật thơ?
TT3 Cho biết đặc điểm của tiếng?
Hoạt động II Hs đọc sgk.
TT1 Cho biết k/n thể thơ lục bát?
TT2 Em hãy cho biết thể song thất lục bát? 
TT3 Cho biết các thể thơ đường luật?
TT4 Hãy cho biết nội dung thể thơ thất ngôn đường luật?
Hoạt động III. Hs đọc sgk.
TT1 Hs hãy kể một số thể loại?
TT2 Làm bài tập sgk?
I. Khái quát về luật thơ.
1. Vai trò của luật thơ.
* Chỗ dựa cho người sáng tác và thưởng thức bình phẩm thơ.
2. Khái niệm luật thơ.
* Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp
 a. Các thể thơ.
* Có ba nhóm chính
- Thể thơ truyền thống:lục bát,song thất lục bát,hát nói
- Thể thơ đường luật:ngũ ngôn,thất ngôn(tứ tuyệt, bát cú)cổ phong
- Thể thơ hiện đại:năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, văn xuôi
 b. Sự hình thành luật thơ.
* Tiếng là đơn vị cơ bản của luật thơ
-Xét về ngữ âm.mỗi tiếng là một âm tiết.
-Xết về ngữ nghĩa.tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
-Xết về ngữ pháp.mỗi tiếng thường là một từ.
*Đặc điểm của tiếng.
- Tiếng có một cấu trúc chặt chẽ và không biến hình trong câu theo quy tắc ngữ pháp
- Tiếng gồm hai phần. phụ âm đầu và phần vần (vần mở,vần đóng)
- Mỗi tiếng đều phải mang một trong sáu thanh. Ngang, huyền(bằng), sắc, nặng, hỏi, ngã(trắc).
* Vai trò của tiếng trong thơ.
- Tiếng là căn cứ để xác lập thể thơ.
- Tiếng là căn cứ để ngắt nhịp thơ.
- Thanh là để xác định luật bằng trắc.
- Vần là để căn cứ để hiệp vần.
II. Một Số Thể Thơ Truyền Thống:
1. Thể lục bát.
- Thể thơ sáu-tám
- Số tiếng. câu lục 6 tiếng,câu bát 8 tiếng.
- Vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 ở hai dòng và tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.
- Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi(các tiếng, 2-4-6, 2-2-2).
-Hài thanh.có sự đối xứng luân phiên B-T-B ở các tiếng 2-4-6 trong dòng thơ.
2. Thể song thất lục bát.
- Hai câu 7 một câu 6-8 liên tiếp nhau.
- Số tiếng. cặp song thất 7 tiếng,cặp lục bát có 6-8 tiếng.
- Vần: cặp song thất có vần trắc ,cặp lục bát có vần bằng,giữa hai cặp có vần liền(cuối câu thất 2 vần với cuối câu bát)
-Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2-2-2 ở cặp lục bát.
- Hài thanh.
* Cặp song thất lấy tiếng thư 3 làm chuẩn,câu thất có thể bằng hoặc trắc,nhưng không bắt buộc.
* Cặp lục bát có sự đối xứng bằng trắc chặt chẽ hơn.
3. Thể thơ đường luật.
* Gồm hai thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú.(đề, thực, luận, kết).
- Số tiếng 5,số dòng 8
- Vần: 1 vần(độc vận)
- Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ hai và tiếng thứ tư.
4. Thể thơ thất ngôn đường luật.
a. Thất ngôn tứ tuyệt.
- Số tiếng 7,số dòng 4.
- Vần: vần chân (độc vận)
- Nhịp: 4/3.
- Hài thanh: Câu 1-2 đối nhau.
 Câu 3-4 đối nhau.
- Câu 1-4.2-3 niêm (các tiếng bằng trắc).
b. Thất ngôn bát cú.
- Số tiếng 7, ố dòng 8 
- Vần: Vần chân độc vận).
- Nhịp 4/3.
- Hài thanh .
*Câu 1-8 niêm.
*Câu 2-3 niêm.
*Câu 4-5 niêm.
*Câu 6-7 niêm.
*Câu 3-4 đối nhau.
*Câu 5-6 đối nhau.
=>Luật thơ bát cú rất chặt chẽ,các tiêng 2-4-6 có thể trắc hoặc bằng nhưng phải chặt chẽ giữa niêm và đối.
III.Thể thơ hiện đại.
-Phong trào thơ mới 1932-1945.
-Thể thơ 5 tiếng, 7 tiếng ,tự do, văn xuôi
*Luyện Tập
*Làm bài theo hướng dẫn trong sgk.
*Củng cố-dặn dò:
Chuẩn Bị Trả Bài Viết Số 2

Tài liệu đính kèm:

  • docluat tho.doc