Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 2+3: Sức sống con người Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành - Trường THPT Tạ Quang Bửu

Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 2+3: Sức sống con người Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành - Trường THPT Tạ Quang Bửu

1. Yêu cầu của bài dự án

-Tập nghiên cứu cơ bản về một vấn đề Văn học gắn với lịch sử dân tộc.

-Tìm hiểu về vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua tác phẩm” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

- Bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc; nhận thức về ý nghĩa sự sống và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

-Tập viết tiểu phẩm và sân khấu hoá tác phẩm văn học.

2. Lĩnh vực bài dự án: VĂN HỌC

3. Đối tượng thực hiện dự án/ Cấp: Học sinh lớp 12/THPT

4. Thời gian thực hiện dự án: 6 tuần (15/01/2017 – 07/03/2018) (Trừ thời gian nghỉ Tết)

5. Thời gian tổng kết, báo cáo kết quả dự án: 1 tuần

 

docx 4 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 813Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 2+3: Sức sống con người Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành - Trường THPT Tạ Quang Bửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên GV
TRẦN HẠ QUYÊN
Môn
NGỮ VĂN
LỚP
12A9 – Tiết 2,3
Trường
THPT TẠ QUANG BỬU
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY DỰ ÁN
Tên dự án:
Sức sống con người Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Tóm tắt bài dự án
1. Yêu cầu của bài dự án
-Tập nghiên cứu cơ bản về một vấn đề Văn học gắn với lịch sử dân tộc.
-Tìm hiểu về vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua tác phẩm” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
- Bồi đắp cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc; nhận thức về ý nghĩa sự sống và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
-Tập viết tiểu phẩm và sân khấu hoá tác phẩm văn học.
2. Lĩnh vực bài dự án: VĂN HỌC
3. Đối tượng thực hiện dự án/ Cấp: Học sinh lớp 12/THPT
4. Thời gian thực hiện dự án: 6 tuần (15/01/2017 – 07/03/2018) (Trừ thời gian nghỉ Tết)
5. Thời gian tổng kết, báo cáo kết quả dự án: 1 tuần
MỤC TIÊU DỰ ÁN
Mục tiêu kiến thức, thái độ, kĩ năng cần có
Kiến thức
- Nhìn lại chặng đường lịch sử của dân tộc qua cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Hiểu được những nét chính về vẻ đẹp của con người Nam Bộ trong công cuộc kháng chiến 
 -Ôn tập và nâng cao kiến thức đã học.
Thái độ
- Tự hào về lịch sử đấu tranh của dân tộc; tự hào và ngưỡng mộ trước những con người Nam Bộ kiên cường, bất khuất.
- Biết trân trọng quá khứ, xây dựng cho mình lối sống ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn; 
- Biết yêu thương cuộc sống, nhận thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Các kĩ năng cần thiết
-Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
-Kĩ năng sử dụng máy tính (Word, Power point,...). 
-Kĩ năng giới thiệu, thảo luận, phỏng vấn, trình bày.
-Kĩ năng làm việc nhóm.
-Kĩ năng nhận thức văn học, xã hội.
Mục tiêu kiến thức, kĩ năng liên môn cần có
-Học sinh biết cách đặt một câu hỏi để nhận được câu trả lời theo mục đích nghiên cứu.
-Tích hợp liên môn Văn học, Địa Lí, Lịch sử, Giáo dục công dân,Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
-Học sinh sử dụng kiến thức về IT để trình bày nội dung (Powerpoint, soạn thảo văn bản) và sản phẩm (phim, tập san, ...).
-Học sinh dựa vào những hiểu biết xã hội để đưa ra ý kiến, quan điểm, hành động đúng đắn, phù hợp.
Mục tiêu về sản phẩm học sinh cần đạt được
- Bài báo cáo powerpoint.
-Tập san hoặc bài báo tường, 
- Sân khấu hoá tác phẩm.
- Dĩa CD
Những năng lực dự án hướng tới
4.1.1. Năng lực tự học
-Học sinh xác định được mục tiêu học tập của chủ đề.
-Học sinh lập và thực hiện kế hoạch học tập chủ đề.
4.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề
-Phát hiện những vấn đề nảy sinh, đề xuất hướng giải quyết, tối ưu hóa quy trình.
-Học sinh xác định và thu thập được thông tin từ các nguồn khác nhau liên quan đến đề tài như sách, báo, đài, internet...
4.1.3. Năng lực tư duy sáng tạo: Sáng tạo khi đọc một văn bản văn học, có khả năng phát hiện những vấn đề mới nảy sinh từ trong tác phẩm văn học.
4.1.4. Năng lực tự quản lý
 -Quản lý bản thân: Học sinh nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân trong học tập chủ đề: khó khăn về thời gian, kinh phí, phương tiện di chuyển (họp nhóm ngoài giờ học), ...
 -Quản lý nhóm: Học sinh thường xuyên lắng nghe, trao đổi và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi trong học tập.
4.1.5. Năng lực giao tiếp: Học sinh trao đổi thông tin với giáo viên, với các đối tượng khác nhau, các bạn trong nhóm bằng điện thoại, qua email hoặc liên lạc trực tiếp. 
4.1.6. Năng lực hợp tác: Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong cùng nhóm và giữa các nhóm nghiên cứu.
4.1.7. Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông
-Học sinh biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo.
-Trình chiếu ppt để báo cáo kết quả nghiên cứu.
4.1.8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Học sinh trau dồi khả năng ngôn ngữ khi giao tiếp với những đối tượng khác nhau trong xã hội, tập trau chuốt ngôn ngữ khi viết lời cho bài thuyết trình/ tiểu phẩm và cả lúc báo cáo.
BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG
Câu hỏi định hướng
- Em hãy giới thiệu khái quát về vị trí địa lí và bối cảnh lịch sử của vùng đất Nam Bộ, đặc biệt là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Tội ác của kẻ thù trong văn học và trong hiện thực đã cho em những suy nghĩ và cảm nhận như thế nào?
- Con người Tây Nguyên nói riêng và Nam Bộ nói chung đã sống và chiến đấu như thế nào qua tác phẩm “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành?
- Nghị lực sống của con người Nam bộ trong chiến tranh và sau chiến tranh?
- Qua dự án học tập náy, là học sinh, các em xác lập cho mình nhận thức và hành động như thế nào về vai trò của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay? Từ đó đưa ra thông điệp gì?
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Lịch trình đánh giá
Trước khi tiến hành dự án
Đề tài nghiên cứu thiết thực với học sinh và phù hợp với nội dung môn học đồng thời có điều kiện phù hợp thực tế để thực hiện dự án
(TPHCM có Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở đường Võ Văn Tần Quận 3)
Giáo viên đánh giá nhu cầu học tập để học sinh điều chỉnh nếu có để định hướng dự án đạt hiệu quả cao nhất, không đánh giá bằng điểm).
Trong quá trình tiến hành dự án
-Phân chia công việc của các thành viên;
-Tiến độ thực hiện dự án.
-Lập kế hoạch thực hiện dự án.
Sau khi hoàn thành dự án
-Đánh giá bài báo cáo, sản phẩm dựa trên quá trình là chủ yếu.
Kế hoạch tiến hành dự án
Tuần 1
 GV lên ý tưởng, trao đổi với học sinh
GV chia lớp thành 4 nhóm (các em học sinh bắt nhóm dựa trên khả năng, sở thích của mình). 
 Lập danh sách nhóm, bầu nhóm trưởng, phân công công việc
Đọc tác phẩm
Cảm nhận qua bài thuyết trình được GV phân công nhiệm vụ cụ thể :
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác, tác giả , đề tài
+ Nhóm 2: Về hình tượng cây xà nu
+ Nhóm 3: Về nhân vật Tnú
+ Nhóm 4 : Về cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng
GV chốt vấn đề
Đúc kết giá trị nội dung và nghệ thuật
Tuần 2
Cho các nhóm bắt thăm chủ đề trên cơ sở dữ liệu đã có từ Văn bản văn học
Nhóm 1: Trình bày về địa lí và bối cảnh lịch sử ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ 
Nhóm 2: Tội ác của kẻ thù trong văn học và trong hiện thực 
Nhóm 3: Dựng một tiểu phẩm ngắn cảm nhận về nhân vật trong tác phẩm “ Rừng xà nu”
Nhóm 4: Nghị lực sống của con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau chiến tranh
 2. Công việc:
 -Nhóm 1: Tìm kiếm những nội dung có liên quan chủ đề về địa lí và lịch sử 
 => Đăng kí sản phẩm : Báo tường
-Nhóm 2: Tìm kiếm những nội dung có liên quan hình ảnh về tội ác của giặc Mĩ trong Văn học và trong hiện thực
 => Đăng kí sản phẩm : Tập san
-Nhóm 3: Viết kịch bản , dự kiến chọn diễn viên 
 => Đăng kí sản phẩm : Tiểu phẩm
- Nhóm 4: Phân công người điều khiển chương trình, người viết kịch bản cho clip, xin giấy giới thiệu
 => Đăng kí sản phẩm : Clip
 3. Nộp báo cáo kế hoạch: 
Tuần 3,4
-Nhóm 1: Tiếp tục thu thập thông tin nội dung dự án; sắp xếp thứ tự trình bày sản phẩm hợp lí, lên ý tưởng thiết kế và tiến hành thực hiện sản phẩm dự án.
-Nhóm 2: Tiếp tục thu thập thông tin nội dung dự án; sắp xếp thứ tự trình bày sản phẩm hợp lí lên ý tưởng thiết kế và tiến hành thực hiện sản phẩm dự án.
-Nhóm 3: Tiếp tục tập diễn.
-Nhóm 4: Đi thực tế.
 àGiữa các nhóm có sự hợp tác, hỗ trợ cho nhau.
Tuần 5
-Nhóm 1: Hoàn thành việc thu thập thông tin, hoàn thành sản phẩm dự án.
-Nhóm 1: Hoàn thành việc thu thập thông tin, hoàn thành sản phẩm dự án.
-Nhóm 3: Tổng duyệt tiểu phẩm.
-Nhóm 4: Tổng duyệt sản phẩm.
Tuần 6
Báo cáo dự án, trình bày sản phẩm 
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
Nhóm:	
Chủ đề: 	
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm của giáo viên
Nhận xét
Mức 1 (9-10đ)
Mức 2
(7-8đ)
Mức 3
(5-6đ)
Mức 4
(0-4đ)
Nội dung
Nội dung đầy đủ
10
Phù hợp với mục tiêu
10
Sáng tạo
10
Hình thức
Phù hợp với nội dung
10
Có sản phẩm dự án
10
Thuyết trình
Thực tập trước khi nói
10
Nói rõ, lưu loát
10
Tự tin
10
Dùng từ chính xác
10
Trả lời tốt các chất vấn
10
Tổng
100
/100
Điểm trung bình: 
 Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_12_tiet_23_suc_song_con_nguoi_nam_bo_trong_c.docx