Giáo án Ngữ văn 12 tiết 129: Tổng kết phần văn học

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 129: Tổng kết phần văn học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức trọng tâm:

- Củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức văn học trong SGK Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12) trên hai mặt lịch sử và thể loại, nâng cao hơn nhận thức của học sinh về một số vấn đề trọng tâm.

2. Kỹ năng:

- Hình thành kĩ năng hệ thống kiến thức văn học, có năng lực phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, vấn đề, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học.

3. Thái độ, tư tưởng:

- Giúp HS có cái nhìn tổng quát, hiểu sâu hơn, chắc chắn hơn những gì đã học, khơi dậy tình yêu đối với bộ môn

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3832Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 129: Tổng kết phần văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31/04/09
Ngày dạy: 05/05/09
Tiết: 129
BÀI : 
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức trọng tâm:
- Củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức văn học trong SGK Ngữ văn Nâng cao (lớp 10, lớp 11, lớp 12) trên hai mặt lịch sử và thể loại, nâng cao hơn nhận thức của học sinh về một số vấn đề trọng tâm.
2. Kỹ năng:
- Hình thành kĩ năng hệ thống kiến thức văn học, có năng lực phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, vấn đề, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học...
3. Thái độ, tư tưởng:
- Giúp HS có cái nhìn tổng quát, hiểu sâu hơn, chắc chắn hơn những gì đã học, khơi dậy tình yêu đối với bộ môn
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Đọc SGK, SBT, SGV, TLTK, soạn giáo án bài mới. 
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bài tập ra kì trước (nếu có).
- Phương án tổ chức lớp học, nhóm học: phát vấn, đàm thoại với cá nhân, tập thể, thảo luận nhóm
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn bài cũ, thuộc bài, hiểu bài, làm đầy đủ các bài tập ra kỳ trước.
- Đọc SGK, SBT, TLTK để củng cố kiến thức cũ và chuẩn bị cho bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: 1 phút
- Ổn định trật tự, điểm danh học sinh trong lớp và chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2. Kiểm tra bài cũ: Trong quá trình tổng kết.
3. Giảng bài mới: 
- Tạo tâm thế tiếp thu bài mới.
- Giới thiệu bài: 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Hoạt động1: H/dẫn HS ôn tập bộ phận văn học dân gian Việt Nam 
H: Bài Tổng kết phần Văn học Việt Nam mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
- HS hoạt động độc lập(dựa vào phần soạn bài ở nhà để trả lời)
- GV chuẩn hoá kiến thức(Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học)
 H: Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận cấu thành nên?
- HS hoạt động độc lập, phát biểu (2 bộ phận: Văn học dân gian và Văn học viết)
-GV hướng dẫn HS so sánh văn học dân gian với văn học viết về các mặt: tác giả, nội dung, phương thức sáng tác
-GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ đã chuẩn bị trước để HS trình bày.
-HS hoạt động theo nhóm, cử đại diện dán lên bảng và trình bày hoặc bổ sung theo yêu cầu của GV
H: Văn học dân gian có những thể loại nào và những đặc trưng như thế nào?
-GV hướng dẫn HS chia VHDG làm hai thể loại: văn xuôi và văn vần, tìm hiểu về phương thức phản ánh và biểu hiện của từng thể loại.
- HS hoạt động độc lập, phát biểu, bổ sung.
-GV chốt kiến thức cơ bản
H: Văn học dân gian có vai trò như thế nào đối với nền văn học dân tộc?
-HS tái hiện lại kiến thức lớp 10
-GV hướng dẫn HS và chốt kiến thức
A. Văn học Việt Nam
I. Các bộ phận văn học
- VHVN gồm hai bộ phận: Văn học dân gian và Văn học viết tồn tại và phát triển song song, luôn có ảnh hưởng qua lại trong suốt tiến trình lịch sử : 
1.Bộ phận văn học dân gian 
a,So sánh với văn học viết
Đặc điểm
Văn học dân gian
Văn học viết
Lịch sử phát sinh, phát triển
Phát sinh từ thời kì chưa có chữ viết và tiếp tục phát triển khi đã có chữ viết, tồn tại song song với văn học viết 
Phát sinh từ khi chữ viết tương đối hoàn chỉnh.
Tác giả
Sáng tác tập thể – trong xã hội có giai cấp, chủ yếu là người bình dân
Sáng tác cá nhân- trong xã hội có giai cấp , chủ yếu là tầng lớp trí thức
Cách thức sáng tác và lưu truyền
Sáng tác bằng ngôn ngữ nói, lưu giữ bằng trí nhớ, truyền lại qua hình thức truyền miệng.
Sáng tác bằng ngôn ngữ viết, ghi lại bằng chữ viết, truyền lại bằng văn bản (in hoặc chép tay)
Nội dung tư tưởng
Phản ánh tư tưởng, tình cảm, cách hình dung và quan niệm về hiên thực của cộng đồng. 
Phản ánh tư tưởng, tình cảm của cộng đồng thông qua lăng kính cá nhân
b,Đặc trưng của các thể loại văn học dân gian
Đặc trưng
Văn xuôi
Văn vần
Phương thức 
phản ánh
Phương thức tự sự 
Phương thức trữ tình
Biểu hiện
-Giải thích vũ trụ hay nguồn gốc nhân loại ðThần thoại
-Quan tâm đến số phận cộng đồng ð Sử thi
-Đề cập đến lịch sử theo quan niệm dân gian ðTruyền thuyết.
-Nói về thân phận người nghèo khổ trong xã hội, thể hiện quan niệm đạo đức, khát vọng về hạnh phúc ðCổ tích, truyện thơ
-Rèn luyện trí tuệ ð Câu đố
-Đúc kết kinh nghiệm về hiện tượng tự nnhiên, sản xuất ð Tụùc ngữ.
-Diễn đạt tâm tình ðCa dao, dân ca.
c,Vai trò của văn học dân gian đối với nền văn học dân tộc
Có tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và phát triển của văn học viết 
Cung cấp tri thức hữu ích tự nhiên và xã hội, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.
Vai
trò
Bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương
Chứa đựng một kho các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến hình thức thơ ca, các phương pháp xây dưng nhân vật, đề tài
d,Màu sắc đa dân tộc của nền văn học Việt Nam thể hiện phong phú nhất trong bộ phận VHDG.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tổng kết bộ phận văn học viết
H: Lịch sử văn học viết Việt Nam vận động và phát triển qua mấy thời kì? Nêu đặc điểm và đóng góp của mỗi thời kì đối với quá trình phát triển của văn học dân tộc?
 - HS hoạt động nhóm, cử đại diện trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV hướng dẫn HS thảo luận hệ thống kiến thức, sau đó chuẩn hoá kiến thức.
H: Văn học trung đại Việt Nam trải qua mấy thời kì phát triển? Nêu đặc điểm của văn học giai đoạn này? 
 -Để tìm hiểu về văn học trung đại, GV phát cho HS biểu mẫu đã chuẩn bị sẵn trên giấy A3 và hướng dẫn HS thảo luận theo các nội dung 
-HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV bổ sung thêm: Văn học trung đại Việt Nam tồn tại và phát triển qua các triều đại phong kiến Việt Nam: Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lí –Trần – Hồ – Hậu Lê – Mạc – Trịnh – Nguyễn – Tây Sơn – Nguyễn. 
H: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 trải qua mấy giai đoạn phát triển ? Nêu đặc điểm của văn học giai đoạn?
- GV phát cho HS biểu mẫu đã chuẩn bị sẵn trên giấy A3 và hướng dẫn HS thảo luận theo các nội dung 
-HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
H: Trình bày sự khác nhau giữa bộ phận văn học hợp pháp với bộ phận văn học bất hợp pháp ?
-HS hoạt động độc lập, phát biểu theo từng gợi ý của GV
-GV hướng dẫn và gợi ý, có thể đặt câu hỏi theo từng nội dung và gọi HS trả lời (nhận xét và cho điểm để khuyến khích và tạo không khí sôi nổi của HS)
H: Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX trải qua mấy giai đoạn phát triển và có những đặc điểm gì?
- GV phát cho HS biểu mẫu đã chuẩn bị sẵn trên giấy A3 và hướng dẫn HS thảo luận theo các nội dung 
-HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV cho một số ví dụ hoặc gọi HS cho ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu về đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam
H: Nhìn chung, đặc điểm cơ bản và khái quát nhất của lịch sử văn học Việt Nam qua mười thế kỉ phát triển là gì?
-HS hoạt động độc lập trên cơ sở khái quát kiến thức.
-GV phát vấn, theo dõi câu trả lời của HS và nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
 2. Bộ phận văn học viết: qua ba thời kì phát triển
 a. Thời kì từ X đến hết XIX (thời kì trung đại)
*Các giai đoạn phát triển:
-Thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV
-Thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII
-Thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX
-Nửa cuối thế kỉ XIX.
*Đặc điểm:
Đặc điểm
Thời kì từ X đến hết XIX (thời kì trung đại)
Cộng đồng văn học (người viết văn và người đọc văn)
Chủ yếu là trí thức Hán học 
Giao lưu với văn hóa nước ngoài
Văn hóa, văn học cổ Trung Hoa.Chữ Hán và chữ Nôm.
Hệ thống thi pháp
Tính ước lệ, tính uyên bác, cách điệu hóa, sùng cổ và phi ngã, văn sử triết bất phân, bật thang giá trị các thể loại,.
Quy luật phát triển chủ yếu
Dân chủ hóa, dân tộc hóa ngày càng sâu sắc, toàn diện.
Thành phần
Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm
Thành tựu cơ bản
- Đặt nền móng về ngôn ngữ, văn tự (dùng chữ Hán phát âm theo cách riêng, sáng tạo chữ Nôm).
- Việt hoá các thể thơ, phú, truyện, kí cổ điển Trung Hoa; khai thác và phát huy các thể thơ thuần Việt từ văn học dân gian (lục bát và song thất lục bát); sáng tao truyện thơ Nôm, thể ngâm khúc, thơ hát nói,
- Xây dựng và củng cố các truyền thống tư tưởng và nghệ thuật: chủ nghĩa yêu nước, tư tưởng nhân đạo, chủ nghĩa anh hùng.
- Hình thành hệ thống thi pháp văn học trung đại và tạo điều kiện ra đời nhiều cây bút lớn.
b. Thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
*Các giai đoạn phát triển:
-Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920
-Khoảng từ năm 1920 đến năm 1930
-Khoảng từ 1930 đến 1945
*Đặc điểm
Đặc điểm
Thời kì từ đầu XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
Cơ sở xã hội – lịch sử
sự thống trị của thực dân Pháp.
Giao lưu với văn hóa nước ngoài
chủ yếu là văn hóa, văn học Pháp.
Những đặc điểm cơ bản
hiện đại hóa (thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học trung đại, tốc độ mau le cả số lượng và chất lượng, phân hóa thành nhiều bộ phận, nhiều xu hướng, trường phái, phong cách khác nhau.
Thành tựu cơ bản
+ Tạo nên một nền văn học bằng chữ quốc ngữ 
+ Hiện đại hóa toàn bộ các thể loại truyền thống (thơ ca, truyện, kí).
+ Du nhập một số thể loại mới (kịch nói, phóng sự, phê bình văn học).
+ Phát huy truyền thống tư tưởng (yêu nước, nhân đạo, CN anh hùng) trên lập trường dân chủ.
+ Gây được một phong trào báo chí, dịch thuật phong phú.
+ Đào tạo nhiều cây bút tài năng có phong cách độc đáo
+ Khép lại 10 thế kỉ văn học trung đại đồng thời đưa nền văn học đất nước bước vào thời kì hiện đại.
*Sự khác biệt giữa hai bộ phận văn học hợp pháp (công khai) và bất hợp pháp (không công khai):
Bộ phận 
văn học
Hợp pháp 
(công khai)
Bất hợp pháp 
(không công khai)
Về lực lượng sáng tác và công chúng
- LLST: Trí thức Tây học
- Người đọc: các tầng lớp thị dân (tầng lớp TTS ít chữ).
- LLST: chiến sĩ cách mạng.
- Người đọc: quần chúng nhân dân có điều kiện tiếp xúc với cách mạng.
Về quan niệm văn học và nhà văn
- Sinh hoạt đô thị cùng ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa phương Tây khiến họ có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân.
- Xem văn học như vũ khí đấu tranh, truyền bá lí tưởng cách mạng. 
Về điều kiện sáng tác và phổ biến các tác phẩm
- Công khai 
- Phát triển ở các đô thị, thị trấn
- Sáng tác và lưu hành chủ yếu trong vòng bí mật.
Về thành tựu và hạn chế.
- Thành tựu: thể hiện tinh thần dân tộc và khai thác được mặt tiến bộ, lành mạnh của nền văn hóa, văn học Pháp
- Hạn chế: chịu sự chi phối của tư tưởng thống trị và chính sách văn hóa của thực dân.
- Thành tựu: thể hiện tư tưởng yêu nước, chống thực dân.
- Hạn chế: do hoạt động bí mật nên không có điều kiện gia công nhiều về nghệ thuật (có khi phổ biến bằng lối truyền miệng)
Thể loại
Phát triển nhiều thể loại
Thơ ca
c. Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết XX
*các giai đoạn phát triển:
-Từ 1945 đến 1975
-Từ 1975 đến hết thế kỉ XX 
*Đặc điểm:
Đặc điểm
Thời kì từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết XX
Giai đoạn 1945-1975
Giai đoạn từ năm 1975 
đến hết thế kỉ XX
Cơ sở xã hội
Phát triển trong hoàn cánh đất nước kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
Phát triển trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, bước vào công cuộc xây dựng trong điều kiện hoà bình và hội nhập rộng rãi với các nước trên thế giới
Mục đích sáng tác
Phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu
Phơi bày những mặt tiêu cực trong đời sống xã hội, nhìn thẳng vào những tổn that nặng nề trong chiến tranh, đề cập đến những bi kịch các nhân
Đối tượng chủ yếu
Đại chúng công nông binh
Đội ngũ người cầm bút và công chúng được mở rộng
Đặc trưng thi pháp
Sáng tác theo khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. 
Ý thức của người cầm bút: quan niệm toàn diện hơn về hiện thực và con người, về nhà văn và công chúng. Ý thức cá nhân thức tỉnh, nhà văn thể hiện tìm tòi riêng về tư tưởng, về cuộc sống, về phong cách nghệ thuật, đổi mới tư tưởng và cách viết, đáp ứng như cầu thẩm mĩ của thời đại.
Thành tựu
+ Phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng, góp phần quan trọng vào cuộc chiến đấu và thắng lợi của dân tộc chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ.
+ Đào tạo được những cây bút tài năng xuất thân từ quần chúng nhân dân và để lại không ít các tác phẩm có giá trị, nhất là về thơ, bút kí, tùy bút, truyện ngắn.
+ Có những chuyển biến trong quan niệm về con người: con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân và trong quan hệ đời thường.
+Tạo nguồn cảm hứng mới cho người cầm bút: cảm hứng thế sự tăng mạnh: văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường, bút pháp hướng nội, phương thức trần thuật đa dạng, ngôn ngữ văn học gần với hiện thực đời thường hơn.
II. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam
-Là một trong những nền văn học có lịch sử lâu đời.
-Nền văn học có sức sống dồi dào, mãnh liệt.
-Vận động theo quy luật ngày càng dân chủ hoá, dân tộc hoá sâu sắc từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật, các truyền thống tinh thần ngày càng được củng cố và phát huy, cộng đồng văn học ngày càng phát triển, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, hệ thống thể loại ngày càng hiện đại và hoàn chỉnh.
-Sẵn sàng tiếp thu mọi tinh hoa và kinh nghiệm của các nền văn hoá, văn học trên thế giới với tinh thần chủ động cải biến, sáng tạo.
-Văn học viết và văn học dân gian luôn luôn có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại trong quá trình trưởng thành.
Củng cố – dặn dò HS chuẩn bị tiết tiếp theo:
-Củng cố: GV có thể củng cố bằng sơ đồ sau:
VĂN HỌC VIỆT NAM
VĂN HỌC VIẾT
VĂN HỌC DÂN GIAN
	ĩ
GIAI ĐOẠN TỪ 
TK X – HẾT XIX
GIAI ĐOẠN TỪ ĐẦU TKXX-CMT8 1945
GIAI ĐOẠN TỪ CMT8 1945 –HẾT XX
VAI TRÒ
ĐẶC TRƯNG
CÁC THỂ LOẠI
Bài tập về nhà: Nắm kiến thức trong bài giảng, tìm tất cả các tác phẩm đã học trong các bộ phận và giai đoạn văn học.
Chuẩn bị bài: “Tổng kết phần văn học tiết 2”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docTong ket phan van hocNang caoTiet 129.doc