Lý luận văn học:
BÀI 1: SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA VĂN HỌC
A,MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.hs nắm được các khái niệm lý luận văn học cơ bản:Sự vận động của văn học, thời kì văn học, trào lưu văn học và sự tiến bộ trong văn học,
2.Hs được hình thành kĩ năng khái quát hoá các vấn đề văn học.
3.Hình thành cho Hs niềm yeu mến văn học và có cái nhìn khoa học về văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
-Sgk, Sgv Ngữ văn 12, Tài liệu về lý luận văn học.
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
1.Phương pháp
-Hs chuẩn bị theo hướng dẫn SGK.
-Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình.
Ngày soạn: Tiết theo PPCT:1-2 Tuần lên lớp Lý luận văn học: Bài 1: Sự phát triển lịch sử của văn học A,Mục tiêu bài học: 1.hs nắm được các khái niệm lý luận văn học cơ bản:Sự vận động của văn học, thời kì văn học, trào lưu văn học và sự tiến bộ trong văn học, 2.Hs được hình thành kĩ năng khái quát hoá các vấn đề văn học. 3.Hình thành cho Hs niềm yeu mến văn học và có cái nhìn khoa học về văn học. B. Phương tiện thực hiện: -Sgk, Sgv Ngữ văn 12, Tài liệu về lý luận văn học. C. Cách thức thực hiện: 1.Phương pháp -Hs chuẩn bị theo hướng dẫn SGK. -Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình. 2.Phân tiết -Tiết 1: I.Vận động của XH và vận động của VH II.Khảo sát lịch sử phát triển của VH:Thời kì VH -Tiết 2: II.Khảo sát lịch sử phát triển của VH: Trào lưu VH III.Tiến bộ VH D.Tiến trình lên lớp: I.ổn định lớp. II. Bài cũ: -Kiểm tra SGK,Vở ghi, vở soạn bài của HS III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV:Gọi 1 hs đọc SGK GV:Vận động của VH phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV:Gọi 1 HS đọc SGK GV:Thế nào là Thời kì VH? GV: Lịch sử VH VN chia thành những thời kì VH nào? GV: Thế nào là trào lưu VH? GV: Trong lịch sử VH thế giới có những trào lưu VH nào? GV: Kể tên các trào lưu văn học VN ? Gv: Tiến bộ XH là gì? GV: Tiến bộ VH được hiểu như thế nào? I . Vận động của xã hội và vận động của văn học: Sự vận động của văn học gắn bó với sự vận động của lịch sử xã hội Văn học cũng có lịch sử phát triển riêng cả về nội dung lẫn thời điểm *Tóm lại: Sự vận động của lịch sử văn học chịu ảnh hưởng chung của xã hội nhưng đồng thời nó cũng đi theo những quy luật bên trong của nó. Nó bi chi phối bởi quan hệ phụ thuộc nhưng cũng đồng thờicũng có tính độc lập tương đối trong quy luật tồn tại. II. Khảo sát lịch sử phát triển của văn học: 1, Có 2 cách khảo sát: - C1: lấy tác phẩm, nhà văn, thời kì - C2: phương pháp loại hình, có các loại hình khác nhau, xu hướng trào lưu kiểu sáng tác, kiểu phong cách nghệ thuật. 2, Một số khái niệm chung: a,Thời kì văn học: - Khái niệm: thời kỳ VH là một giai đoạn lịch sử mà trong đó sự phát triển của văn học mang những nét riêng nào đó khác với những giai đoạn trước và sau đó. - Cách xác định giới hạn của thời kỳ VH: + đặc điểm mốc là thời kì có thể trùng với đặc điểm mốc của lịch sử + đặc điểm mốc của thời kì có khi chỉ gắn với đặc điểm nào đó trong sự phát triển của bản thân văn học Văn học các dân tộc trên thế giới đều trải qua các thời kì ít nhiều giống nhau: Thời kì trung đại, cận đại, hiện đại . Nhưng có thể khác nhau về thời điểm. * Tóm lại: khi phân chia thời kì văn học có thể căn cứ vào những tiêu chí khác nhau miễn làm sao nêu bật được sự vận động văn học và đặc điểm từng thời kì. b, Trào lưu văn học: - Khái niệm: là k/n được dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của văn học trong một giai đoạn nào đó với những tác phảm được sáng tác theo nguyên lí chung mang hàng loạt đặc điểm chung. * Lưu ý: +Trào lưu là một hiện tượng có tính chất lịch sử, nó xuất hiện trong từng thời điểm nào đosau đó nó mất đi. + Tính chất chủ yếu để xác định trào lưu là tính chất có cương lĩnh, tính tự giác của việc tuân theo một nguyên tắc, một tư tưởng chủ đầôn đó khi xây dựng tác phẩm nghệ thuật được nhà văm ủng hộ và theo đuổi. Vì vậy các trào lưu thường tạo ra ác trường phái thường gắn liền với chúng. + Trào lưu không có ngay từ đầu khi văn học mới phát sinh. Vì vậy có thể nói sự xuất hiện của trào lưu đánh dấu bước phát triển của văn học -Một số trào lưu chính: +CN cổ điển +CN lãng mạn,cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX + Trào lưu hiện thực: cuối đầu thế kỷ XIX + Trào lưu hiện đại CN: đầu TK XX + Trào lưu hiện thực XHCN - ở VN: + Trào lưu lãng mạn + Trào lưu hiện thực III. Tiến bộ trong văn học: - Trong văn học, tiến bộ văn học được hiểu theo nghĩa chung: những tác phẩm XH sau hơn những tác phẩm trước - Các độc đáo của tiến bộ văn học: khác với các lĩnh vực KHTN, ở đây không phải bao giờ cái có sau cũng hơn cái có trướcvà cái có trước còn có giá trị đén mai sau nữa. VD:- C.Mác cho rằng: THần thoại và sử thi Hi Lạp là những tác phẩm không thể bắt chước, 1 đi không trở lại. -Truyện Kiều mãi là “ tâm sự của con người không chia lìa mà da thời đại” và Nguyễn du mãi là “bậc kì tài đời nay không sánh kịp” IV. Củng cố, dặn dò: -Hs nắm vững các khái niệm: Sự vận động của VH va XH, Phân biệt Thời kì VH và trào lưu VH, Tiến bộ VH khác tiến bộ KH? E.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tiết theo PPCT:3-4 Tuần lên lớp: Lý luận Văn học: Bài 2: Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học. A.Yêu cấu cần đạt: 1. Giúp Hs hiểu và nắm vững 2 vấn đề có bản của VH:Giá trị văn học và tiếp nhận VH 2. Rèn kĩ năng tìm hiểu TPVH trên cơ sở 3 giá trị cơ bản và có cách tiếp nhận VH phù hợp 3. Bồi dưỡng lòng yêu mến VH và ý thức tiếp nhận các giá trị của VH B. Phương tiện thực hiện: -Sgk, Sgv Ngữ văn12, Tài liệu về LLVH C. Cách thức thực hiện: -Hs chuẩn bị theo hướng dẫn SGK. -Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình. D.Tiến trình lên lớp: I.ổn định lớp. II. Bài cũ: Muốn khảo sát sự phát triển của 1 nền VH ta thường dùng Khái niệm nào? Nêu ngắn gọn khái niệm? Yêu cầu: HS nêu được 2 khái niệm * Thời kì văn học: - Khái niệm: thời kỳ VH là một giai đoạn lịch sử mà trong đó sự phát triển của văn học mang những nét riêng nào đó khác với những giai đoạn trước và sau đó. *Trào lưu văn học: - Khái niệm: là k/n được dùng để chỉ sự phát triển mạnh mẽ của văn học trong một giai đoạn nào đó với những tác phảm được sáng tác theo nguyên lí chung mang hàng loạt đặc điểm chung. III. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Giá trị hận thức của VH thể hiện như thế nào? - Muốn đánh giá TP VH về phương diện nghệ thuật cần căn cứ vào những tiêu chuẩn cơ bản nào? - VH bồi dưỡng cho con người tình cảm gì? - Giá trị thẩm mĩ của TP thể hiện ntn? - Hãy lấy VD minh hoạ cho các tiêu chuẩn xác định nội dung thẩm mĩ của TP. Gọi Hs đọc SGK Tiếp nhận VH có những đặc điểm gì? Tại sao có hiện tương 1 TPVH lại có nhiều cách hiểu? - Em thường tiếp nhận TP VH theo những cách nào? A/ Các giá trị văn học: 1. Giá trị về nhận thức: A, giá trị về nhận thức bao gồm: Biết, hiểu - Tác phẩm VH mang lại cho con người tri thức( Biết) + Đ/s các sự kiện lịch sử, nhiều chi tiết khác nữa có liên quan đến sinh hoạt của con người trong XH, trong một đất nước nào đó, trong một thời đại nào đó. VD: tác phẩm:+ “Tắt đèn”, “Chí phèo” + “ Đẻ đất đẻ nước” + Bộ tuyển tập “ Tấn trò đời”- Bandắc - TP VH còn giúp ta hiểu, bao gồm: hiểu đời, con người, hiểu chính mình. b, Yêu cầu chung- t/c đánh giá: - Tính chân thực - Sự sâu sắc - Tầm k/q 2. Giá trị về tư tưởng- t/c: a, Bộc lộ 2 mặt: - T1: Rung động, cảm xúc của tác giả gửi gắm. VD: t/c nhẹ nhàng bâng quơ - T2: vđ nội dung mang XH- nhân văn, khuynh hướng tư tưởng, tình cảm bao gồm: + Thái độ của nhà văn với đất nước (tình yêu đất nước) +Thái độ của nhà văn với con người (lòng nhân ái, CN nhân đạo) + Thái độ của nhà văn với đạo đức (tinh thần chuọng đạo lý) 3. Giá trị thẩm mĩ: a, Các biểu hiện: - Cái hay- đẹp của TP VH: hình thức, nội dung -> hấp dẫn người đọc, làm người đọc tiếp thu thích thú, có ấn tượng - Cái hay, cái đẹp của tác phẩm làm nảy sinh phát triển ở người đọc những rung động thẩm mĩ giúp cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của đời sống con người, đồng thời khơi dậy nguồn sáng tạo b, Những yêu cầu chung: - sự phù hợp giữa nội dung và hình thức - Sự điêu luyện - Tính chất mới mẻ - Tính độc đáo của bút pháp thể hiện * Lưu ý: - Trong tác phẩm VH, mỗi giá trị đều có vị trí riêng, không thể thay thếbằng giá trị khác -ở một tác phẩm vĩ đại, có sự thống nhất cao giữa các giá trị B/ Tiếp nhận văn học: 1. Tiếp nhận văn học là gì? - Tiếp nhận văn học- tiếp nhận không VH - Tiếp nhận- đọc - Kn tiếp nhận VH: sgk 2. Đặc điểm của tiếp nhận văn học: a, Đặc điểm 1: - Đặc điểm nổi bật của tiếp nhận văn học là tính đa dạng và không thống nhất của nó - Biểu hiện: cùng một tác phẩm văn học nhưng có những đánh giá khác nhau - Cơ sở khách quan của tính đa dạng: + Sự phân phối về nội dung của tác phẩm, tính đa nghĩa + Yếu tố tâm lí và phong cách cá nhân của người đọc + Do môi trường VH, XH mà trong đó người đọc đang sống b, Đặc điểm 2: - Điều mà tác giả nói ra và điều mà người đọc tiếp nhận không phải lúc nào cũng trùng hợp 3. Cách tiếp nhận văn học: - Chỉ tập trung vào cốt truyện, diễn biến tình tiết - Chú ý đến nội dung tư tưởng của tác phẩm - Chú ý đầy đủ hơn đến nội dung của tác phẩm - Cách cảm như một sáng tạo IV.Củng cố, dặn dò 1.Nắm vững 3 giá trị cơ bản của TPVH, hiểu khái niệm Tiếp nhận VH 2.Chuẩn bị bài: Kĩ năng làm văn nghị luận E.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tiết:5 Ngày giảng: Làm Văn: Lập ý và lập dàn ý trong văn nghị luận. A/ Mục đích- Yêu cầu: - Giúp học sinh hệ thống hoá những kiến thức về lập ý và lập dàn bài từ các lớp dưới cụ thể: căn cứ để lập ý, các bước lập ý, cách sắp xếp ý thành dàn bài, cách xác định mức độ trình bày mỗi ý trong khâu lập ý và lập dàn bài. - Giúp học sinh nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi trong khâu lập ý và lập dàn bài. - Trên cơ sở kiến thức đã nêu giúp học sinh xác lập thói quen lập ý, lập dàn bài trong khi làm văn và phân tích các kĩ năng lập ý, lập dàn bài. B. Phương tiện thực hiện: -Sgk, Sgv Ngữ văn12, Tài liệu về Làm văn nghị luận. C. Cách thức thực hiện: -Hs chuẩn bị theo hướng dẫn SGK. -Phát vấn, nêu vấn đề, thảo luận, giảng bình. D. Tiến trình bài dạy: I ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ ( không) III.Bài mới Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt * Em hãy nhắc lại các bước lập ý. * Thế nào là lập dàn ý * Khi lập dàn bài cần chú ý những điều gì? A- Lập ý: Là định ra nội dung cần trình bày trong bài văn I. Căn cứ lập ý: 1, Những chỉ dẫn trong đề bài về nội dung và phương pháp nghị luận 2, Những kiến thức về văn hoávà XH mà học sinh đã hộchặc tiếp thu qua những nguồn đáng tin cậy II. Các bước lập ý: 1, Xác lập những ý lớn 2, Xác lập những ý nhỏ B/ Lập dàn bài: Là sắp xếp các ý đã tìm được ở bước lập ýtheo trật tự thích hợpvà xác định mức độ trình bày mỗi ý theo theo tỉ lệ thoả đáng giữa các ý. 1, Sắp xếp ý: - là trật tự trước sau giữa các ý đã tìm được - Việc sắp xếp ý cần đảm bảo tính hệ thống của lập luận và chú ýtâm lý người tiếp nhận 2, Xác địnhmức độ trình bày mỗi ý - Các ýđược trình bày ở mức độ nông, sâu, kĩ, sơ quakhác nhau. - Thông thường ý nói kĩ là ý trọng tâm C/ Một số lỗi thường gặp: - Lạc ý( lạc đề) - Thiếu ý - Lặp ý - Sắp xếp ý lộn xộn IV.Củng cố: Rèn kỹ năng lập dàn ý: Trước khi cho học sinh làm bài tập1 và BT2 yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi về những vấn đề cơ bản sau: 1, Căn cứ vào đâu cho vấn đề lập ý? 2, Khâu lập ý gồm những bước nào => Ta có thể tiến hành lập ý theo 2 hướng - Hướng 1: Tìm ý lớn-> cụ thể hoá thành ý nhỏ-> ý nhỏ bậc dưới - Hướng 2: Nêu ra tất cả các ý-> sắp xếp, hệ thống Giải quyết cụ thể trong từng bài. Bài tập1: Đề 1: Tục ngữ có câu: “có chí thì nên ”. Hãy CM ý kiến đóut ra bài học cho bản thân. Lập ý: 1, Giải thích câu tục ngữ: - Chí: quyết tâm bền bỉ theo đuổi mục đích tốt đẹp - Nên: đạt được mục ... và với nhân dân. Tố Hữu đã không đánh giá thơ Nguyễn Du: a, Tiếng thương của lòng mẹ b, Lời non nước từ ngàn xưa và vọng đến ngàn sau c, Tình đời thiết tha d, Tiếng trống gọi quân e, Là khát vọng vươn tới hạnh phúc của con người Nét nào sau đây là phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: a, Chất thơ chất trữ tình thấm đượm b, chất triết lý suy tưởng c, Chất tài hoa uyên bác d, Khả năng phân tích tâm lý sắc xảo Nguyễn Tuân qua tác phẩm Người lái đò Sông Đà muốn thể hiện: a, Vẻ dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên như một sự đe doạ nguy hiểm đối với con người b, Niềm cảm thông đối với người lao động trong cuộc sống khi đối diện với thiên nhiên hung dữ c, Tình yêu quê hương đất nước và sự tôn vinh người lao động Trong tuỳ bút người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân không hình dung Sông Đà: a, Có diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một b, là cố nhân c, Là vĩ nhân d, Là tình nhân Kẻ thù đốt mười ngón tay Tnú trước mặt dân làng mục đích chủ yếu của chúng là: a, Làm cho Tnú tàn phế b, Lấy Tnú để uy hiếp khiến dân làng phải khiếp sợ kẻ thù c, Huỷ diệt đôi bàn tay cầm vũ khí của Tnú và tiêu diệt ý định cầm giáo mác của dân làng. II/ Tự luận: 8điểm 1.Hãy nêu ngắn gọn những hiểu biết của em về đặc điểm con người Nguyễn Tuân 2.Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh Rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành III.Đáp án, biểu điểm: PhầnI: 1c,2b,3d,4e,5c,6c,7c,8c Mỗi đáp án đúng được 0,25đ, tổng:2đ PhầnII: Câu1: Nêu đúng, đủ 4 đặc điểm con người Nguyễn Tuân theo SGK Mỗi ý đươc 0,5 đ Câu 2: Phân tích được ý nghía của hình ảnh rừng xà nu: nghĩa thực và biểu tượng diễn đạt lưu loát, trình bày mạch lac. -Đảm bảo đúng, đủ , sâu sắc các yêu cầu: 5-6đ -Đúng, đủ, có ý phâ tích sâu : 3-4đ -đúng, đủ, diễn đạt còn vụng về: 2đ -Sai kiến thức, thiếu ý quan trọng: 1đ -Chép tài liệu, lạc đề hoàn toàn, không làm:0đ IV. Nhận xét: -Theo sổ châm bài V.Chữa lỗi sai: -Theo sổ chấm bài IV.Đọc bài viết khá: D.Rút kinh nghiệm Ngày soạn: Tiết: 71-72 Tuần dạy: Ôn tập Văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám đến năm 1975 A. Mục đích- yêu cầu: Giúp HS: -Củng cố và hệ thống hoá kiến thức văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám đến năm 1975. -Rèn kĩ năng ôn tập, hệ thống kiến thức cho HS. B/ Phương tiện dạy học: -SGK, SGV, Tài liệu bài soạn, Thơ văn 1945-1975 C/ Cách thức tiến hành: - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK -Tổ chức giờ dạy: phát vấn trả lời; thảo luận trao đổi; giảng bình. D/ Tiến trình bài dạy: I.ổn định tổ chức:: - Kiểm tra sĩ số -Kiểm tra bài soạn II. Kiểm tra bài cũ: *Đọc thuộc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Phân tích khổ cuối để thấy được khát vọng tình yêu trong thơ chị? * Yêu cầu: -Thuộc bài thơ, đọc diễn cảm. -Nội dung và nghệ thuật khổ cuối: + làm sao-> Mơ ước, hi vọng +Được tan ra, thành trăm con sóng nhỏ->được hoá thân vào sóng: Khát vọng được dâng hiến + Biển lớn tình yêu-> ẩn dụ:tình yêu lớn, bất tử vượt lên cả giới hạn của đời người -> Hướng về tình yêu bất tử --> Người phụ nữ yêu trong thơ Xuân Quỳnh mạnh bạo, chân thành bày tỏ những niềm khao khát trong tâm hồn mình, đó là một tình yêu hết mình, quên mình, nó cũng đòi hỏi sự duy nhất, sự tuyệt đối và luôn đi liền với khát khao về mái ấm gia đình với sự gắn bó tâm hồn, thuỷ chung. III.Bài mới Hoạt động của GVvà HS Yêu cầu cần đạt *Xem lại bài khái quát: -Nêu những tiền đề của sự phát triển VH giai đoạn 1945-1975? -Kể tên các giai đoạn và thành tựu tương ứng? -Những đặc điểm cơ bản? -Hs xem phần Mục lục của SGK, kể tên TP đã học, năm sáng tác, tác giả? Những chủ đè cơ bản của VH 1945-1975 A. Khái quát về VHVN 1945-1975: 1.Những tiền đề chung cho sự phát triển: -Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp tích cực của các nhà văn. -Hiện thực Cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều TP văn chương Một đội ngũ các nhà văn giàu nhiệt tình cách mạng và sức sáng tạo. 2.Những thành tựu qua các giai đoạn phát triển: -3 giai đoạn -Thành tựu : Nội dung tư tưởng, hệ thống đề tài,hiện thực được phản ánh, đội ngũ sáng tác, phong cách, thể loại... 3. Một vài đặc điểm chung: -Mục đích: VH phục vụ sự nghiệp cách mạng, cổ vũ chiến đấu. -Đối tượng: VH hướng về quần chúng: công, nông, binh. -Tính chất: VH mang khuyng hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. B. Hệ thống các tác phẩm Văn học Việt Nam 1945-1975: I..Tuyên ngôn độc lập (1945)- Hồ Chí Minh II.Thơ kháng chiến chống Pháp: 1.Tây tiến (1948)_Quang Dũng 2.Bên kia sông Đuống(1948)_Hoàng Cầm 3.Đất nước(1948-1955)_Nguyễn Đình Thi III.Văn xuôi kháng chiến chống Pháp: 1.Đôi mắt (1948)_Nam Cao 2.Vợ chồng A Phủ (1953)_Tô Hoài 3.Vợ nhặt (Sau 1954)_Kim Lân IV.Tác gia Tố Hữu: 1.Việt Bắc (1954) 2.Kính gửi cụ Nguyễn Du(1965) V.Thơ xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ: 1.Tiếng hát con tàu.(1958-1960)_Chế Lan Viên 2.Các vị La hán chùa Tây Phương(1960)._Huy Cận. 3.Đất nước-trích Mặt đường khát vọng.(1971) 4.Sóng (1967)_Xuân Quỳnh VI.Tác gia Nguyễn Tuân: 1.Người lái đò sông Đà(1960) _Nguyễn Tuân VII. Văn xuôi xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ: 1, Mùa lạc(1960)_Nguyễn Khải. 2.Rừng xà nu(1965)_Nguyễn Trung Thành 3.Mảnh trăng cuối rừng(1970)_Nguyễn Minh Châu. C.Một số chủ đề lớn của VH giai đoạn 1945-1975: I.Chủ đề về thân phận con người: -Họ là những nạn nhân của XH cũ. 1.Vợ chồng A Phủ: -Vạch trần tội ác man rợ của giai cấp thống trị: Cha con nhà thống lí, cuộc xử án kì kạ và tàn bạo... -Phẩm chất tốt đẹp, sức sống tiềm tàng: Mị, APhủ... -Thấu hiểu cảm thông tâm tư, tình cảm những con người bị chà đạp: Miêu tả tâm lí tinh tế... -Khát vọng giải phóng: Mị và APhủ chạy thoát, đến Phiềng Xa... 2.Vợ nhặt: -Niềm tin vào giá trị và khát vọng hạnh phúc của con người 3.Mùa lạc: -Ca ngợi và có niềm tin sâu sắc vào mối quan hệ XH mới tốt đẹp sẽ làm hồi sinh những con người bất hạnh. 4.Các vị La Hán chùa Tây Phương: -Chia sẻ nỗi đau của quá khứ cha ông, và tìm cách trả lời câu hỏi của lịch sử dưới ánh sáng của thời đại mới. II.Chủ đề Đất nước: 1.Người lái đò sông Đà: -Ngợi ca đất nước giàu đẹp, nhân dân anh hùng. 2.Bên kia sông Đuống: -Nuối tiếc, xót xa, căm hận trước những giá trị truyền thống bị giặc tàn phá. 3.Đất nước –NĐT: -Niềm vui giải phóng, ý thức làm chủ, tinh thần kiên cường, bất khuất bảo vệ quê hương. 4.Đất nước- NKĐ: -Lẽ sống, lichj sử, văn hoá, con người làm lên sức mạnh tinh thân f to lớn của dân tộc. 5. Tiếng hát con tàu: -Nhân dân, đất nước là nguồn cội của thơ ca. III. Chủ đề về chủ nghĩa anh hùng cách mạng: 1.Tây tiến: -Vẻ đẹp hào hoa của người lính, cái chết bi tráng.. 2.Rừng xà nu: -ý thức cộng đồng,lòng căm thù và tinh thần quật khởi. 3.Mảnh trăng cuối rừng: -Vẻ đẹp giàu chất thơ. IV.Củng cố: -Hs nắm vững kiến thức ôn tập. V.Dặn dò: Về nhà dựng thư mục những TP VH theo mẫu: Tên TP Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Nội dung cơ bản Nghệ thuật E.Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: Tiết: 73-74 Tuần dạy: Làm văn: bài viết văn số 6 A.Mục Đích – Yêu cầu: -Kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp nhận văn học của Hs: Đất nước, Mảnh trăng cuối rừng, Sóng. -Củng cố, kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn nghị luận của HS B,Tiến trình bài dạy: I.ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số II.Phát đề bài: Bài kiểm tra viết số 6 Thời gian: 90 phút Câu1: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Câu 2: ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừngcủa Nguyễn Minh Châu. Câu 3: Bình giảng 4 khổ thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. III.Coi kiểm tra, thu bài. IV.Củng cố, dặn dò: -Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức VH VN 1945-1975 C. Đáp án, biểu điểm: I. Yêu cầu về kiến thức: Câu 1: Tác giả Nguyễn Khoa Điềm: - Sinh năm 1943. Quê: Thừa Thiên Huế - Năm 1946: sau khi tốt nghiệp trường ĐHSP HN. Ông trở về Nam tham gia chiến đấu chống Mĩ cứu nước. - Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu. - Thơ NKĐ giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức. - 1975: Ông tiếp tục hoạt động văn hoá văn nghệ. - Ông từng là bộ trưởng bộ văn hoá thông tinn nay đã nghỉ hưu. - TP chính: “ Đất ngoại ô”(1972); Mặt đường khát vọng(1974) Câu 2 Hình ảnh Trăng- nhan đề của TP: a, Hình ảnh Trăng: - hình ảnh tả thực: 6 lần tả trăng, mỗi lần tả một khác - Trăng+ bầu trời đêm: khung cảnh thiên nhiên đẹp, làm nền cho câu chuyện thêm thi vị * Hình ảnh tượng trưng: - Trăng- Nguyệt: tả trăng tô điểm thêm cho Nguyệt - Trăng ẩn hiện giống như trò chơi ú tim giữa N và L. Biết nhưng không gặp, gặp mà không biết.....-> tương đồng b, Nhan đề: lúc đầu: “ Mảnh Trăng” sau: “Mảnh Trăng cuối rừng” -> Cụ thể hoá thân, gần gũi hơn, cảm giác về ánh trăng luôn luôn hoà điệu với cảm giác của người con trai và người con gái giống như mảnh trăng cuối rừng. Nhan đề phù hợp Câu 3: -Giới thiệu được âm hưởng của toàn bài và vị trí đoạn thơ trong TP -Bình giảng: 1, Cảm nhận về sóng và tình yêu ( K1+2): Tình yêu luôn có nhu cầu được chia sẻ, dãi bày. XQ đã mượn hình tượng sóng, một hình tượng đẹp tương ứng với tình yêuđể thổ lộ nỗi niềm a, Khổ 1 : Cảm nhận về sóng: *2 câu đầu: + 2 cặp đối lập: dữ dội>< lặng lẽ + dữ dội, ồn ào: mạnh mẽ, cuồng nhiệt + dịu êm, lặng lẽ: mhẹ nhàng, lắng sâu -> Phát hiện về sóng: ở những trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nó rất giống tâm hồn người đang yêu. 2 câu thơ giống như lời tự bạch rất táo bạo mà cũng rất êm đềm. * 2 câu tiếp sau: + Nhân cách hóa + Do sóng có những trạng thái đối cực nhau cho nên sóng muốn tự khám phá mình, tự tìm hiểu mình. -> tâm hồn người đang yêu đã thổi hồn vào sóng b, Khổ 2: Cảm nhận về tình yêu. - Những câu hỏi liên tiếp - Sự triển khai ý thơ của khổ 1 - NT: so sánh, bồi hoàn “ Con sông ngày xưa và con sông ngày nay” - Từ đó tác giả khẳng định: khát vọng tình yêu tồn tại một quy luật tất yếu trường tồn, bất tử qua năm tháng vô tận 2. Khổ 3,4: Những suy ngẫm về cội nguồn của sóng và tình yêu - Khổ 3: nếu “Sóng” là cái “Tôi” trữ tình -> Cái “Tôi ” thứ nhất và cái “Tôi” thứ hai lí giải về tình yêu “Từ nơi nào sóng lên” - Khổ 4: nghệ thuật đan xen khổ thơ hay nhất của bài thơ “ Sóng.....gió” Gió bắt đầu từ đâu -> Em cũng không biết khi nào ta yêu nhau -> Quy luật: tình yêu là điều khó hiểuvà làm sao ta có thể biết được khi nào ta yêu nhau II.Yêu cầu kĩ năng: * yêu cầu chung: -Diễn đạt trôi chảy, rõ nghĩa, trình bày mạc lạc, rõ ràng, văn viết có cảm xúc, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết cẩn thận. *Yêu cầu riêng : Câu 1: Viết thành đoạn văn ngắn. Câu 2: Viết thành đoạn văn ngắn Câu 3: Đúng kiểu bài Bình giảng Văn học III. Biểu điểm: Câu1: 2 điểm -Đảm bài các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, Nếu không trình bày thành đoạn văn , Hs chỉ được nửa số điểm toàn câu. Câu 2 : 2 điểm -Đảm bài các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, Nếu không trình bày thành đoạn văn , Hs chỉ được nửa số điểm toàn câu. Câu 3: -Đảm bảo đúng, đủ , sâu sắc các yêu cầu: 5-6đ -Đúng, đủ, có ý phâ tích sâu : 3-4đ -Đúng, đủ, diễn đạt còn vụng về: 2đ -Sai kiến thức, thiếu ý quan trọng: 1đ -Chép tài liệu, lạc đề hoàn toàn, không làm:0đ D.Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: