Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 38

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 38

Tiết 01

Đọc văn:

 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX (Tiết 1)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức

 + Giúp HS:

- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học và thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.

2.Về kĩ năng

- Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

 

doc 177 trang Người đăng hien301 Lượt xem 4861Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 38", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/8/2010
Tiết 01
Đọc văn: 
 Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Tiết 1)
A. Mục Tiêu bài học :
1. Về kiến thức
 + Giúp HS:
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học và thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
2.Về kĩ năng
- Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
3. Về thái độ
 + Giáo dục HS:
 - ý thức tìm hiểu học tập về một giai đoạn văn học quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc.
- Có thái độ tình cảm yêu mến, tự hào về giai đoạn văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX.
B. chuẩn bị của thầy và trò :
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 12, bài soạn.
- HS: SGK, soạn bài.
C. phương pháp thực hiện :
- GV dẫn dắt, gợi mở, giải thích.
- HS thảo luận, phân tích. 
D. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức:
12A8:
2. Kiểm tra bài cũ
 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị sách vở và giới thiệu chương trình Ngữ văn 12.
3. Bài mới
*Lời vào bài: Các em đã biết lịch sử văn học nước ta hình thành và phát triển qua các giai đọan và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ từ văn học trung đại đến văn học hiện đại, tiếp theo lịch sử nước nhà bước sang một trang mới, văn học cũng đi theo để phản ánh lịch sử đặc biệt là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ và công cuộc xây dựng hòa bình, chủ nghĩa xã hội hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta. Để thấy được điều đó, giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Hoạt động GV- HS
Yêu cầu cần đạt
HS đọc SGK mục I.(1,2)
-Em hãy cho biết trong phần này, SGK trình bày mấy nội dung?
*SGK trình bày ba nội dung:
1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa.
2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu.
3.Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
? Nêu những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội văn hóa có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam
-Căn cứ vào SGK , em hãy cho biết văn học thời kì này chia làm mấy giai đoạn gồm những giai đoạn nào?
? Thành tựu của văn học từ năm 1945-1954.
? Những thành tựu của văn học chặng từ 1954-1964 qua từng thể loại.
- GV giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu.
? Tóm tắt những thành tựu của chặng từ 1965-1975 qua từng thể loại.
- GV giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu.
HS đọc thêm SGK.
-Em hãy nêu nhận định chung về tình hình văn học? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu?
I. Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975.
1. Vài nét về hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa:
- Đường lối văn nghệ của Đảng và sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất- Văn học CM. 
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất, tinh thần của toàn dân tộc, trong đó văn học nghệ thuật tạo nên ở giai đoạn này có những đặc điểm và tính chất riêng của nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
- Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm. phát triển.
- Văn hóa từ 1945-1975: ít giao lưu hội nhập, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN ( Liên Xô, Trung Quốc)
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a) Chặng đường từ năm 1945-1954:
- Một số tác phẩm trong những năm 1955-1946 phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đát nước vừa giành được độc lập.
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp:
+ Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống CM và kháng chiến.
+ Tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
+ Thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí:
+ Mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới thủ đô
Trận phố Ràng (Nam Cao); Đôi mắt, Nhật kí ở rừng (Nam Cao).
+ Từ 1950: tác phẩm dày dặn hơn: Vùng mỏ- Võ Huy Tâm, Đất nước đứng lên- Nguyên Ngọc.
- Thơ ca kháng chiến chống thực dân Pháp:
+ Đạt thành tựu xuất sắc.
+ Tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc(Hồ Chí Minh).
Bên kia sông Đuống, Tây Tiến, Nhớ, Đất nước, Đồng chí, Việt Bắc
Kịch: Bắc Sơn- Nguyễn Huy Tưởng
b) Chặng đường từ 1955-1964:
* Văn xuôi:
- Mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề, nhiều phạm vi.
- Đề tài kháng chiến chống Pháp; Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng)
- Đề tài hiện thực đời sống trước CM tháng Tám:
Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi)
Cửa biển (Nguyên Hồng)
- Viết về công cuộc xây dựng CNXH:
Sông Đà (Nguyễn Tuân), Mùa lạc (Nguyễn Khải).
* Thơ ca:
- Phát triển mạnh mẽ.
- TP:+ Gió lộng (Tố Hữu)
 + ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)
 + Riêng chung (Xuân Diệu)
-> Ca ngợi đất nước giàu đẹp vất vả gian lao.
* Kịch nói:
- Phát triển 
- TP: Một đảng viên (Học Phi)
Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)
c) Chặng đường từ 1965- 1975:
* Cao trào sáng tác viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ phát động.Chủ đề: tinh thần yêu nước và ca ngợi CN anh hùng CM.
* Văn xuôi: phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động.
- Truyện kí phản ánh cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam: Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Hòn đất (Anh Đức).
- Miền Bắc: truyện kí phát triển mạnh
kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân, Bão biển (Chu Văn)
* Thơ ca:
- Đạt thành tựu xuất sắc: đào sâu chất hiện thực, mang tính khái quát, chất suy tưởng, chính luận.
- TP: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu)
Hoa ngày thường chim báo bão (Chế Lan Viên), Vầng trăng quầng lửa (Phạm Tiến Duật), Gió Lào cát trắng (Xuân Quỳnh).
* Kịch: 
Có thành tựu đáng ghi nhận.
TP: Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm)
d. Văn học vùng địch tạm chiếm:
-Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945đến 1975 có hai thời điểm:
+ Dưới chế độ thực dân Pháp ( 1945- 1954).
+ Dưới chế độ Mĩ- Ngụy( 1954-1975).
-Chủ yếu là xu hướng văn học tiêu cực phản động, xu hướng chống phá cách mạng, xu hướng đồi trụy.
-Bên cạnh các xu hướng này cũng có văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước và cách mạng. Nó phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc, bày tỏ khát vọng hòa bình, kêu gọi, cổ vũ nhân dân, đặc biệt là thanh niên, học sinh, sinh viên, tập hợp lực lượng xuống đường đấu tranh. Đáng chú ý là văn học trong các đô thị thời kì địch tạm chiếm. Một bộ phận văn học viêt về hiện thực xã hội, về đời sống văn hóa, phong tục, về vẻ đẹp con người. Đó là những tác giả: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trinh, Vũ Bằng, Sơn Nam
+ Vũ Hạnh với( Bát máu)
+ Vũ Bằng( Thương nhớ mười hai)
+ Sơn Nam( Hương rừng Cà Mau).
4. Củng cố bài: 
- Những thành tựu của văn học qua các chặng đường.
5. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:
- Nắm nội dung bài học.
- Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
E. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 12/8/2010
Tiết 2
Đọc văn: 
Đọc văn: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX (Tiết 2)
A. Mục Tiêu bài học :
1. Về kiến thức
 +Giúp HS:
-Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học và thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển của lịch sử văn học.
2.Về kĩ năng
-Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
3. Về thái độ
 + Giáo dục HS:
 -ý thức tìm hiểu học tập về một giai đoạn văn học quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc.
- Có thái độ tình cảm yêu mến, tự hào về giai đoạn văn học việt nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX.
B. chuẩn bị của thầy và trò :
- GV: SGK, SGV Ngữ văn 12, bài soạn.
- HS: SGK, soạn bài.
C. phương pháp thực hiện :
- GV dẫn dắt, gợi mở, giải thích.
- HS thảo luận, phân tích. 
D. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
12A8:
12A
2. Kiểm tra bài cũ
? Tóm tắt những thành tựu của VHVN chặng đường từ 1945-1975?
Qua 3 chặng đường : Tóm tắt qua các thể loại chủ yếu, các tác phẩm chính. 
 Từ năm 1945 đến 1954 
Từ năm 1954 đến 1964
Từ năm 1964 đến 1975 
3. Bài mới
Hoạt động GV- HS
Yêu cầu cần đạt
Đọc SGK mục 3
? Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ năm 1945-1975.
? Làm rõ từng đặc điểm đó.
? Hiểu thế nào là khuynh hướng sử thi.
? Biểu hiện của khuynh hướng sử thi.
? Làm sáng tỏ qua một số tác phẩm.
- Chị Trần Thị Lí là biểu tượng của người con gái VN anh hùng.
“ Không phải cho emloài người”
? Thế nào là cảm hứng lãng mạn.
? Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn
- Cuộc chia li màu đỏ (Nguyễn Mĩ) “Chói ngời sắc đỏ”
- Ra trận vui như trẩy hội: 
“Xe dọc TS đi tương lai” 
- Đọc mục II.
? Dựa vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa, giải thích vì sao văn học phải đổi mới.
? Nêu những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam qua các thể loại.
? Nhận xét khái quát về văn học sau năm 1975.
? Mối quan hệ giữa hoàn cảnh lịch sử, xã hội và đặc điểm văn học từ 1945-1975.
- HS đọc ghi nhớ (sgk-19)
- HS xác định yêu cầu của bài tập.
3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945-1975:
a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học khai sinh cùng với ự ra đời của đất nước.
- Qúa trình vận động và phát triển của nền văn học gắn với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ của đất nước.Tổ quốc và CNXH là hai nguồn cảm hứng lớn trong văn học.
=> Văn học là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại của đất nước.
b) Nền văn học hướng về đại chúng.
- Đại chúng là đối tượng phục vụ, là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học.
- Quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh, vẻ đẹp tâm hồn của họ.
- NT: ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi với nhân dân. 
c) Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
- Khuynh hướng sử thi: 
+ Đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc.
+ Nhân vật chính đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, lí tưởng của cả dân tộc.
+ Con người khám phá ở trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn
+ Lời văn ngợi ca trang trọng đẹp tráng lệ hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn: 
+ Là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tới lí tưởng 
+ Thể hiện ở phương diện khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới và đẹp của con người mới, ca ngợi CN anh hùng CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
+ Cảm hứng lãng mạn nâng đỡ con người vượt lên thử thách trong máu lửa chiến tranh hướng tới ngày chiến thắng.
->Là cảm hứng chủ đạo trong nhiều thể loại.
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của CM.
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
1.Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa:
- Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc ta lại mở  ...  cục bài thơ.
? Sóng được miêu tả trong trạng thái như thế nào.
? Mối quan hệ giữa sang và em.
? Vì sao có sự mâu thuẫn. (Vì trái tim yêu đương nồng cháy, tràn đầy hạnh phúc)
- Thuyền và biển:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Vì tình yêu muôn thưở
Có khi nào đứng yên.
? Nhà thơ phát hiện ra những quy luật gì.
? Nhận xét về cách cảm nhận của tác giả.
- Xuân Diệu:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu.
(Tình yêu)
- Ta go:
Trái tim anhnó đâu.
(Bài thơ số 28)
? Nỗi nhớ được diễn tả như thế nào.
- Tự hát: Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
- Chinh phụ ngâm:
Nhớ chàng đằng đẵng
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
- Thuyền và biển: tình yêu từ hai phía
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới hiểu
Thuyền đi đâu về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ.
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
? Người con gái mơ ước điều gì.
? Nhận xét về âm điệu, hình tượng, ngôn ngữ.
? Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
- HS đọc ghi nhớ.
? Tìm các câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển.
A.Giới thiệu chung:
1. Tác giả Xuân Quỳnh:
- Tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh,sinh năm 1942, quê ở vùng xe tơ dệt lụa Hà Đông- Hà Tây.
- Là diễn viên múa và là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì chống Mĩ, viết về đề tài tình yêu.
- Mồ côi từ nhỏ, ở với bà nội:
+ Khao khát tình yêu và mái ấm gia đình.
+ Thơ Xuân Quỳnh thể hiện trái tim chân thành, nồng hậu, khao khát hạnh phúc.
- Mất năm 1988, do tai nạn giao thông ở Hải Dương.
- Tác phẩm: Hoa dọc chiến hào, Gió Lào cát trắng, Tự hát, Truyện Lưu Nguyễn.
- Năm 2001 được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
2.Tác phẩm:
a)Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 
- Rút từ tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)
- Bài thơ viết năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở bãi biển Diêm Điền- Thái Bình. Nhà thơ đã nếm trải đổ vỡ trong tình yêu, vẫn tin vào cuộc sống.
- Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
B. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Cảm nhận chung:
* Âm điệu, nhịp điệu:
- Âm điệu dạt dào, nhịp nhàng của các đợt sóng, những cung bậc sắc thái, cảm xúc, nhịp điệu tâm hồn của thi sĩ- người con gái.
- Âm điệu được tạo nên bởi thể thơ năm chữ, ít dấu: ngôn từ, hình ảnh, ngắt nhịp linh hoạt phóng túng. 
-> Nhịp điệu sóng biển và tâm hồn: khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập dữ dội.
* Hình tượng sóng đôi: sóng và em (người con gái đang yêu).
- Hình tượng “Sóng” và “em” 
3. Bố cục: 4 phần
- Hai khổ đầu: Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng.
- Hai khổ thơ tiếp: Quy luật trong tình yêu.
- Ba khổ thơ tiếp: Phẩm chất của tình yêu.
- Còn lại: Mơ ước tình yêu bất diệt.
4. Phân tích:
4.1. Hình tượng sóng và em:
a.Khổ 1, 2:
 Nhận thức về tình yêu qua hình tượng sóng
- Dữ dội / dịu êm
ồn ào/ lặng lẽ
+ Sóng được miêu tả cụ thể sinh động, với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược (lúc dông bão, lúc trời yên biển lặng)
+ Biểu tượng cho tâm hồn người con gái: phong phú phức tạp, mâu thuần nhưng thống nhất (khi bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc)
- Sông không hiểutận bể
+ Sóng ở sông nhỏ hep, khao khát đến với biển lớn, với chính mình.
+ Người con gái từ bỏ cuộc đời chật hẹp đến với cuộc đời rộng lớn để nhận thức quy luật của cuộc sống.
- Nỗi khát vọngtrẻ.
-> Khát vọng tình yêu gắn với tuổi trẻ, như con sóng trường tồn mãi mãi.
=> Trạng thái tâm hồn của người con gái
 Hết tiết 37, chuyển sang tiết 38
b.Khổ 3,4:
sự bí ẩn trong tình yêu - niềm khát khao một tình yêu lớn
- Sóng bắt đầuyêu nhau
+ Quy luật thiên nhiên khó lí giải: sóng gió, đêm ngày.
+ Quy luật tình yêu: có điều bí ẩn
->Cách nói giản dị, cảm xúc tinh tế, chân thực điển hình, diễn tả hình ảnh người con gái dịu dàng, kín đáo.
+ Khổ thơ thứ nhất thể hiện hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái của tình yêu tưởng như đối lập nhưng rất thống nhất (dữ dội- dịu êm; ồn ào- lặng lẽ). Đó là sự bí ẩn của tình yêu. Cũng như sóng, con người tìm đến "biển lớn tình yêu" để hiểu mình hơn (Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể).
+ Khổ thơ thứ hai là phát hiện sự tương đồng giữa sóng và quy luật muôn thuở của tình yêu. Sóng "ngày xưa" và sóng "ngày sau" vẫn thế giống như "nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ".
+ Khổ thơ thứ ba và thứ tư tác giả dùng để cắt nghĩa về nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. Cái hay của đoạn thơ là sự đầu hàng của nhận thức, là sự bất lực trong lôgic lí trí (Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau).
Quy luật trong tình yêu:
c.Khổ 5,6,7:
Phẩm chất của tình yêu:
- Con sóng dướimặt nước
-> Sóng triền miên vô tận.
- Ngày đêm không ngủ đượcphương nam.
+ Nỗi nhớ kéo dài theo thời gian.
+ Nhớ trong tiềm thức, trăn trở không yên
+ Bao trùm cả không gian, đến tận cùng trời đất.
->Nhớ sâu đậm, da diết.
- Nơi nàomột phương
+ Nhớ gắn liền với lo lắng suy tư, sợ mất đi những gì mình đang có.
->Tình yêu chân thành không giấu nổi suy tư.
+ Tình yêu chung thủy, duy nhất, từ phía người con gái.
- Con nào chẳngcách trở
+ Con sóng nào cũng tới bờ.
+ Tình yêu sẽ đến đích (khao khát mái ấm gia đình) dù trải qua nhiều thử thách.
=>Tình yêu mãnh liệt, thủy chung, niềm tin vào cuộc sống.
d.Khổ 8,9:Mơ ước trong tình yêu
- Cuộc đờivề xa
-> Cuộc đời năm tháng sẽ qua đi.
- Làm saocòn vỗ
+ Mơ ước sống hết mình cho tình yêu, hóa thânthành tình yêu lớn
+ Tình yêu cao thượng, bao dung nhân hậu, bất diệt.
5. Tổng kết:
5.1.Nội dung:
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, diễn tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, chân thành, chung thủy, giàu niềm tin và mơ ước.
- Bài thơ giúp người đọc yêu đời, tin vào cuộc sống.
5.2.Nghệ thuật:
- Âm điệu, nhịp điệu:
+ Âm điệu dạt dào, nhịp nhàng của các đợt sóng, những cung bậc sắc thái, cảm xúc, nhịp điệu tâm hồn của thi sĩ- người con gái.
+ Âm điệu được tạo nên bởi thể thơ năm chữ, ít dấu: ngôn từ, hình ảnh, ngắt nhịp linh hoạt phóng túng 
-> Nhịp điệu sóng biển và tâm hồn: khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập dữ dội.
- Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả cảm xúc trong tình yêu vốn khó nói.
- Ngôn ngữ: gần gũi, dung dị, trong sáng, tinh tế
5.3. Ghi nhớ: SGK
C. Luyện tập: Các câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển (Kiểm tra 15’).
- Chùm nhỏ thơ yêu (Chế Lan Viên):
Anh xa cách em như đất liền xa cách bể
Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em
Em thân thuộc sao thành xa lạ quá
Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm.
- Biển (Xuân Diệu)
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phảng lặng
 Soi ánh nắng pha lê
4. Củng cố:
- Giá trị bài thơ.
- Học tập được gì qua bài thơ? (Tình yêu tha thiết, chân thành, chung thủy, niềm tin vào cuộc sống).
5. Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc bài thơ, tìm đọc thơ Xuân Quỳnh và một số bài thơ viết về tình yêu và biển.
- Chuẩn bị: Luyên tập vận dụng kết hợp các phương thưc biểu đạt trong văn nghị luận.
Ôn tập các bài ở Ngữ văn lớp 8, tập 2:
 Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 
E. Rút kinh nghiệm:
.
D.Tiến trình giờ dạy:
1.ổn định tổ chức:
12A2:
12A3:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
Đọc thuộc lòng và phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ “Sóng”- Xuân Quỳnh.
Trả lời: ý chính
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Sóng được miêu tả trong trạng thái như thế nào.
? Mối quan hệ giữa sóng và em.
? Vì sao có sự mâu thuẫn (Vì trái tim yêu đương nồng cháy, tràn đầy hạnh phúc).
- Thuyền và biển:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Vì tình yêu muôn thưở
Có khi nào đứng yên.
? Nhà thơ phát hiện ra những quy luật gì.
? Nhận xét về cách cảm nhận của tác giả.
- Xuân Diệu:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu.
(Tình yêu)
- Ta go:
Trái tim anhnó đâu.
(Bài thơ số 28)
? Nỗi nhớ được diễn tả như thế nào.
- Tự hát: Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.
- Chinh phụ ngâm:
Nhớ chàng đằng đẵng
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
- Thuyền và biển: tình yêu từ hai phía
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới hiểu
Thuyền đi đâu về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ.
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
? Người con gái mơ ước điều gì.
? Nhận xét về âm điệu, hình tượng, ngôn ngữ.
? Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ đang yêu.
- HS đọc ghi nhớ.
? Tìm các câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển.
b) Quy luật trong tình yêu:
- Sóng bắt đầuyêu nhau
+ Quy luật thiên nhiên khó lí giải: sóng gió, đêm ngày.
+ Quy luật tình yêu: có điều bí ẩn
->Cách nói giản dị, cảm xúc tinh tế, chân thực điển hình, diễn tả hình ảnh người con gái dịu dàng, kín đáo.
c)Phẩm chất của tình yêu:
- Con sóng dướimặt nước
-> Sóng triền miên vô tận.
- Ngày đêm không ngủ đượcphương nam.
+ Nỗi nhớ kéo dài theo thời gian.
+ Nhớ trong tiềm thức, trăn trở không yên
+ Bao trùm cả không gian, đến tận cùng trời đất.
->Nhớ sâu đậm, da diết.
- Nơi nàomột phương
+ Nhớ gắn liền với lo lắng suy tư, sợ mất đi những gì mình đang có.
->Tình yêu chân thành không dấu nổi suy tư.
+ Tình yêu chung thủy, duy nhất, từ phía người con gái.
- Con nào chẳngcách trở
+ Con sóng nào cũng tới bờ.
+ Tình yêu sẽ đến đích (khao khát mái ấm gia đình) dù trải qua nhiều thử thách.
=>Tình yêu mãnh liệt, thủy chung, niềm tin vào cuộc sống.
d) Mơ ước trong tình yêu:
- Cuộc đờivề xa
-> Cuộc đời năm tháng sẽ qua đi.
- Làm saocòn vỗ
+ Mơ ước sống hết mình cho tình yêu, hóa thânthành tình yêu lớn
+ Tình yêu cao thượng, bao dung nhân hậu, bất diệt.
2. Nét độc đáo về nghệ thuật: 
- Âm điệu, nhịp điệu:
+ Âm điệu dạt dào, nhịp nhàng của các đợt sóng, những cung bậc sắc thái, cảm xúc, nhịp điệu tâm hồn của thi sĩ- người con gái.
+ Âm điệu được tạo nên bởi thể thơ năm chữ, ít dấu: ngôn từ, hình ảnh, ngắt nhịp linh hoạt phóng túng 
-> Nhịp điệu sóng biển và tâm hồn: khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập dữ dội.
- Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả cảm xúc trong tình yêu vốn khó nói.
- Ngôn ngữ: gần gũi, dung dị, trong sáng, tinh tế (Không cần chú giải)
III. Tổng kết:
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh, diễn tả tình yêu của người phụ nữ tha thiết, chân thành, chung thủy, giàu niềm tin và mơ ước.
- Bài thơ giúp người đọc yêu đời, tin vào cuộc sống.
* Ghi nhớ: SGK
IV Luyện tập: Các câu thơ so sánh tình yêu với sóng và biển (Kiểm tra 15’).
- Chùm nhỏ thơ yêu (Chế Lan Viên):
Anh xa cách em như đất liền xa cách bể
Nửa đêm sâu nằm lắng sóng phương em
Em thân thuộc sao thành xa lạ quá
Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm.
- Biển (Xuân Diệu)
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phảng lặng
 Soi ánh nắng pha lê
4. Củng cố:
- Giá trị bài thơ.
- Học tập được gì qua bài thơ? (Tình yêu tha thiết, chân thành, chung thủy, niềm tin vào cuộc sống).
5. Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc bài thơ, tìm đọc thơ Xuân Quỳnh và một số bài thơ viết về tình yêu và biển.
- Chuẩn bị: Luyên tập vận dụng kết hợp
Ôn tập các bài ở Ngữ văn lớp 8, tập 2:
 Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 12(3).doc