Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 24 - Trung tâm GDTX M”đrăk

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 24 - Trung tâm GDTX M”đrăk

Tiết :1-2

Tuần dạy: 1

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh :

 - Nắm được một số nét tổng quát về chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.

 - Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. Phư¬ơng tiện thực hiện.

 - Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .

 - Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.

C. Tiến trình bài dạy.

 1. ổn định, kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: (lược).

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 42 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 24 - Trung tâm GDTX M”đrăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2011
Tiết :1-2 
Tuần dạy: 1
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
	- Nắm được một số nét tổng quát về chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 và những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu năm 1975, nhất là từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX.
	- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
B. Phương tiện thực hiện.
	- Nêu vấn đề + Gợi mở + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lược).
	3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV cho HS đọc SGK 
GV dẫn dắt HS tìm hiểu bài qua gợi ý về hệ thống câu hỏi.
 - Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta.
- Hai cuộc kháng chiến chống TDP và ĐQM kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của toàn dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành và phát triển trong hòan cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
CH: Em chỉ ra những điểm có ảnh hưởng tới văn học giai đoạn này?
CH: Những tác phẩm văn học từ 1945-1946 phản ánh điều gì?
CH: Văn học từ cuối năm 1946 phản ánh gì?
CH: Nền kinh tế v văn hoá giai đoạn này thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến văn học?
-Những tác phẩm tiêu biểu là: Một lần tới thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và Nhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương,... Từ năm 1950, đã xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc.
-Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng, Lên núi... của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hòang Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đồng chí của Chính Hữu, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu...
-TP ; Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai,....
-TP: Tranh tối tranh sng của Nguyễn Cơng Hoan, Mười năm của Tơ Hồi, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyn Hồng...
-TP: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Bốn năm sau của Nguyễn Huy Tưởng, Mùa lạc của Nguyễn Khải, Cái sân gạch của Đào Vũ...
-TP: Các tập thơ xuất sắc ở chặng này gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của Huy Cận, Tiếng sóng của Tế Hanh...
-TP: Tiêu biểu là các vở: Một đảng viên của Học Phi, Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Chị Nhàn và Nổi giócủa Đào Hồng Cẩm...
CH: Chủ đề của văn học trong chặng này là gì?
CH: Văn xuôi chặng đường này phản ánh đề tài nào của cuộc sống?
 + Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện, kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, Hòn đất của Anh Đức....
 + ở miền Bắc, truyện, kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Thường, Đỗ Chu..., nhiều tác giả nổi lên nhờ những cuốn tiểu thuyết như Hữu Mai với Vùng trời, Nguyễn Minh Châu với Cửa sông và Dấu chân người lính, Chu Văn với Bão biển....
CH: Thơ ca có những thành tựu nào?
- Nhiều tập thơ có tiếng vang, tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió Lào cát trắng của Xuân Quỳnh....
CH: Em nu những thnh tựu của kịch?
-Các vở kịch gây được tiếng vang: Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh...
 I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
 1. Vài nét về hòan cảnh lịch sử, xã hội, văn hohóa.
 - Nền văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 - Nền văn học trãi qua hai cuộc kháng chiến chống TDP và ĐQM kéo dài suốt 30 năm.
 - Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển. Về văn hoá, từ năm 1945 đến năm 1975 , điều kiện giao lưu bị hạn chế, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước XHCN (Liên Xô, Trung Quốc...).
 2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
 a. Chặng đường từ năm 1945 đến năm 1954.
 - Một số tác phẩm trong những năm 1945- 1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập.
 - Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống TDP. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin tưởng vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi giai đoạn kháng chiến chống Pháp. 
- Thơ ca trong kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. 
 - Một số vở kịch xuất hiện gây được sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi...
 b. Chặng đường từ năm 1955 đến năm 1964.
 - Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống:
 + Một số TP khai thác đề tài kháng chiến chống Pháp.
+ Một số tác phẩm khai thác đề tài hiện thực cuộc sống trước Cách mạng tháng Tám. 
+ Viết về đề tài công cuộc xây dựng CNXH. 
 - Thơ ca phát triển mạnh mẽ. 
 - Kịch nói ở giai đoạn này cũng phát triển. 
 c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
 - Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
 - Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc hoạ khá thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.
 - Thơ ca trong chặng này cũng đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là bước tiến mới của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 
Thơ ca giai đoạn này thể hiện rất rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực; đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. 
 Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ như: Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa....
 - Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. 
 * Văn học vùng địch tạm chiếm.
 Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, nhiều xu hướng văn học tiêu cực, phản động tồn tại, đan xen nhau. Nhưng cạnh đó cũng có xu hướng văn học tiến bộ yêu nước và cách mạng.
 Nội dung chủ yếu là phủ nhận chế độ bất công và tàn bạo; lên án bọn cướp nước và bán nước; thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc; kêu gọi, cổ vũ các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, tập hợp lực lượng xuống đường đấu tranh.
GV dẫn dắt HS tìm hiểu bi qua gợi ý v hệ thống câu hỏi.
CH: Văn học thời kì này tập trung vào đề tài gì?
CH: Ngoài đề tài Tổ quốc, văn học còn có đề tài gì trong thời kì này?
CH: Vì sao nền văn học lại hướng về đại chúng?
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Cách mạng và kháng chiến đã đem đến cho nhân dân một cách nhìn mới về đất nước: Đất nước là của nhân dân, đó cũng là cảm hứng chủ đạo của nhiều tác phẩm viết về đất nước trong giai đoạn này.
CH: Đặc điểm về hình thức của văn học giai đoạn này?
CH: Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện nào?
Đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thần dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu là cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cánh tráng lệ, hào hùng.
CH: Cảm hứng lãng mạn thể hiện ở những điểm nào?
Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn này chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp con người mới, ca ngợi CNAH CM và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
 => Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả các yếu tố trên đã tạo ra vẻ đẹp của văn học giai đoạn này.
CH: Về lịch sử có điểm gì đáng chú ý?
 - Với chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử mở ra một thời kì mới- thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến năm 1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn, thử thách mới.
- Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do ĐCS đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá nước ta có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ.
CH: Từ sau 1975 thể loại nào phát triển mạnh?
Một số cây bút đ bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống như Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng (1979), Thái Bá Lợi với Hai người trở lại trung đoàn(1979).
 Với những tác phẩm như: Đứng trước biển của Nguyễn Mạnh Tuấn, Cha và con, v..., Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu, những tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê của Nguyễn Minh Châu...
-Văn xuôi hiện thực khởi sắc với các tập truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng nghỉ hưu của Nguyễn Huy Thiệp; Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường; hồi bút Cát bụi chân ai và Chiều chiều của Tô Hoài...
CH: Kịch giai đoạn này phát triển như thế nào?
CH: Em đưa ra lời kết luận về thành tựu của văn họcViệt Nam từ năm 1945 đến 1975?
CH: Em đưa ra lời kết luận về thành tựu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
 3. Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
 a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cánh mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
 - Đáp ứng yêu cầu của lịch sử, nền văn học đã trở thành một thứ vũ khí sắc bén cổ vũ, phục vụ cách mạng.
 - Văn học thời kì này tập trung về đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
 + Các thể loại đều tập trung mâu thuẫn xung đột giữa ta và địch.
 + Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ ...  hân hoan của tâm hồn người thanh niên bắt gặp được lí tưởng, lẽ sống cuộc đời. Tác phẩm đậm chất men say lí tưởng, lãng mạn, sôi nổi, cái “tôi” trữ tình gắn liền với cộng đồng, dân tộc.
- Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.
- Tác phẩm: Từ ấy, Đi đi em, tâm tư trong tù.....
2.Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954)
- Là một thành tựu xuất sắc của văn học chống Pháp
- Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp với những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi
- Kết tinh những tình cảm lớn của người Việt trong kháng chiến
- Tác phẩm: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên...
3.Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)
- Hướng vào quá khứ để thấm thía những nỗi đau, biết ơn sâu sắc công lao của cha ông và ca ngợi những con người kiên trung bất khuất.
- Tác phẩm: Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam...
4.Tập thơ Ra trận (1962-1971),Máu và hoa(72-77).
- Cổ vũ, động viên, ca ngợi cuộc chiến đấu, mang đậm chất sử thi và anh hùng ca.
- Tác phẩm: Tiễn đưa(64),Bác ơi(69),Kính gửi cụ Nguyễn Du (65), Hãy nhớ lấy lời tôi(64)
5.Các tập thơ “ Một tiếng đờn”(92), “Ta với ta”(99).
- Thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hoạt động của bản thân.
- Giọng thơ trầm lắng, suy tư và có màu sắc triết lí
III. Phong cách nghệ thuật
1.Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị
- Thơ là sự thống nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm xúc trữ tình
- Khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước và tình cảm chính trị của bản thân
- Lí tưởng thực tiễn cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật 
2.Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Thơ luôn tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc.
- Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc, lẽ sống, lí tưởng.
- Nhân vật trữ tình luôn thể hiện cho những phẩm chất của giai cấp, dân tộc thậm chí là của lịch sử và thời đại
3 Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào
- Cách xưng hô gần gủi thân mật
- Nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình
- Đậm chất Huế trong giọng thơ Tố Hữu
4.Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
- Nội dung: phản ánh đậm nét hình ảnh con người VN và tình cảm VN trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc.
- Nghệ thuật: sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc, ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
4. Kết luận
Là một thành công xuất sắc của thơ cách mạng, thơ trữ tình chính trị
Kết hợp 2 yếu tố: Cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật.
Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở niềm say mê lí tưởng và tính dân tộc đậm đà
D. Củng cố, 
E/chuẩn bị:
Học viên soạn bài Luật thơ.
____________________________________________________________________________
Ngày soạn 12/10/2009
Tiết : 	22, 23	
LUẬT THƠ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được một số quy tắc về số câu, số tiếng, vần, nhịp, thanh,của một số thể thơ truyền thống, từ đó hiểu thêm về những đổi mới, sáng tạo của thơ hiện đại.
- Biết lĩnh hội và phân tích thơ theo nhưng quy tắc của luật thơ.
- Hiểu thêm những điểm mới trong thơ hiện đại.
B. Phương tiện, cách thức:
-SGK, SGV, SBT
-Đọc hiểu, câu hỏi, thảo luận
C. Tiến trình bài học
1.Kiểm tra:
- Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc qua một số câu thơ em thích.
- Cảnh hùng tráng của quân và dân ta trong đoạn thơ “ Những đường Việt Bắc.....núi Hồng”
2.Vào bài:
	Cung cấp kiến thức cơ bảan về luật thơ, bước đầu biết nhận biết thể thơ, cách làm thơ đúng luật.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm luật thơ
GV:Theo em luật thơ là gì?
.
GV:Theo em “tiếng” có các phương diện giá trị nào?
GV:Đặc điểm của tiếng là gì?
GV :Phân tích VD
 Đồng xanh / gợn nhớ / quê hương
Bơ vơ / tiếng hát / bên nương / nắng chiều 
 (Hồ Chí Minh – 1942)
GV : Phân tích thể thơ sau :
 Trăm năm trong cõi người ta 
 B B B T B B
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
 T B T T T B T B
Trãi qua một cuộc bễ dâu T B T B T B
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng
 T B B T B B T B
Trống Tràng thành / lung lay bóng nguyệt
 T B B B B T T vần thông
Khói cam tuyền / mờ mịt thức mây
 T B B B T T B
Chín lần / gươm báu / trao tay
 T B B T B B
Nửa đêm / truyền hịch / định ngày / xuất chinh.
 T B B T T B T B
Xem thêm ví dụ SGK
Vằng vặc bóng thuyền quyên
B T T B B	Luật
Mây quang gió bốn bên	T vần B
 B B T T B 	 
Nề cho trời đất sáng
 B B B T T
Quét sạch núi sông đen
 T T T B B
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
 T T B B T T B
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
 B B T T T B B
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
 T B B T B B T
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
 B T B B T T B
GV : hướng HS phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Bổng nhận / ra hương ổi
Phả vào trong / gió se
Sương chùng chình / qua ngõ
Hình như thu / đã về
 Sông được lúc / dềnh dàng
 Chim bắt đầu / vội vã
 Có đám mây / mùa hạ
 Vắt nửa mình / sang thu
 Vẫn còn bao / nhiêu nắng
 Đã vơi dần / cơn mưa
 Sấm cũng bớt / bất ngờ
 Trên hàng cây / đứng tuổi
I. Khái quát về luật thơ
1. Khái niệm (SGK)
Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
- Chia thành 3 nhóm: 
Các thể thơ dân tộc truyền thống
Các thể thơ Đường luật
Các thể thơ hiện đại
2. Tiếng – đơn vị cơ bản trong luật thơ
Các phương diện giá trị
- Ngữ âm: mỗi tiếng là một âm tiết
- Ngữ nghĩa: đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
- Ngữ pháp: tiếng dùng để cấu tạo từ
Đặc điểm
- Cấu trúc chặt và không biến hình trong câu theo quy tắc ngữ pháp.
- Gồm 3 phần: phụ âm đầu, vần và dấu thanh.
Vai trò
- Tiếng là căn cứ để xác lập các thể thơ và để ngắt nhịp trong thơ
- Vần là căn cứ để hiệp vần thơ 
- Thanh là căn cứ để xác định luật bằng trắc
II. Một số thể thơ truyền thống
1. Thể thơ lục bát :
- Cấu tạo ít nhất 2 dòng : dòng 6 tiếng, dòng 8 tiếng
- Vần : tiếng 6 ở dòng 6 hiệp với tiếng 6 của dòng 8 (vần lưng); tiếng 8 dòng 8 hiệp với tiếng 6 của dòng 6 (vần chân)
- Nhịp : chẵn (2/2/2) dựa vào tiếng có thanh không đổi
- Luật (hài thanh) : đối xứng B, T ở tiếng 2,4,6 trong câu
 * Đối : tiểu đối trong cùng dòng
Vd : cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
2.Thể thơ song thất lục bát (gián thất, song thất) :
- Cấu tạo ít nhất 4 dòng : cặp 7 tiếng, cặp 6 – 8 
- Vần : tiếng 7 dòng 7 hiệp với tiếng 5 dòng 7 tiếp theo (vần lưng), tiếng 7 dòng 7 hiệp với tiếng 6 dòng 6 (vần chân) tiếng 6 dòng 6 hiệp với tiếng 6 dòng 8 (vần lưng)
- Nhịp : lẻ 2 dòng 7 (3/4), chẵn 2 dòng 6 – 8 (2 / 2 / 2)
- Luật (hài thanh)  : tiếng thứ 3 dòng 7 làm chuẩn (đôi khi không bắt buộc), câu 6 – 8 chặt chẽ hơn (thể thơ lục bát)
3. Thể thơ ngũ ngôn Đường luật :
- Có 2 thể chính : tứ tuyệt và bát cú
- Cấu tạo có : 4 dòng hoặc 8 dòng và 5 tiếng một dòng
- Vần : độc vận (1 vần) gieo vần cách 
- Nhịp : chẵn / lẻ (2/3)
- Luật : * Thanh : luân phiên B, T tiếng thứ 2 hoặc 4
 * Niêm : dòng đầu – dòng cuối, các câu trong liên tiếp nhau (2-3, 4-5, 6-7,1-8)
4. Thể thơ thất ngôn Đường luật :
- Có 2 thể chính : tứ tuyệt và bát cú
- Cấu tạo có : 4 dòng hoặc 8 dòng và 7 tiếng một dòng
- Vần : độc vận (1 vần) gieo vần cách 
- Nhịp : chẵn / lẻ (4/3)
- Luật : * Thanh : luân phiên B, T tiếng thứ 2, thứ 4 hoặc thứ 6
 * Niêm : dòng đầu – dòng cuối, các câu trong liên tiếp nhau (2-3, 4-5, 6-7)
 * Đối : dòng 3-4, 5-6
III. Một số thể thơ hiện đại.
1. Thể thơ 5 chữ
- Cấu tạo : có thể 4 dòng thành 1 khổ hoặc hơn, có khi không có khổ thơ.
- Vần : gián cách, liền, giao nhau
- Nhịp : có thể ngắt giống thơ ngũ ngôn (2/3) hoặc 3/2
- Luật : cùng thanh điệu B, T dòng 1 – 3, đối xứng dòng 1 – 2, 3 – 4
2. Thể thơ 7 tiếng
- Cấu tạo : có thể 4 dòng thành 1 khổ hoặc hơn, có khi không có khổ thơ.
- Vần : Mỗi khổ một vần (1 – 2 – 4) , vần chính, vần thông
- Nhịp : có thể ngắt giống thơ ngũ ngôn (2/2/3) hoặc 3/2/2
- Luật : cùng thanh điệu cố định B, T tiếng 2, 4, 6
3. Thơ tự do
- Không theo quy luật về số dòng, số tiếng hay luật mà chỉ chú trọng cảm xúc, hình tượng, nhạc điệu của bài
IV. Luyện tập + Thực hành 
 Dựa vào phần lí thuyết làm lại toàn bộ phần luyện tập SGK trang 107
Bài 1. so sánh Mặt trăng và Sóng
{ Mặt trăng - Khuyết danh
Vần : độc vận, vần chân, gieo vần cách
Nhịp : 2/3
Luật : Thanh : luân phiên B, T 
 Niêm : B – B, T – T (2, 4)
Bài 2. Sự sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng
Vần : vần chân, dòng 1,2,4
Nhịp : dòng 1 và 2 (2/5) tình cảm bản thân – sáng tạo
 Dòng 3 và 4 thì ngắt nhịp như thơ thất ngôn 
Bài 3. Mời trầu - Hồ Xuân Hương
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
 T B B T T B B
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
 B T B B T T B
Có phải duyên nhau thì thắm lại
 T T B B B T T
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
 B B B T T B B
Bài 4. Tràng giang – Huy Cận
Sóng gợn ....... mấy dòng
D. Chuẩn bị :
Soạn bài ; Việt Bắc
Ngày soạn: 15/10/2009
Tiết : 	24	 
TRẢ BÀI VIẾT 2 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức và kĩ năng làm văn có liên quan đến bài làm
- Nhận ra được ưu điểm và thiếu sót trong bài viết
- Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn sau.
B. CHUẨN BỊ
- GV : thiết kế bài giảng
C. PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận - Hỏi đáp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Đề: Suy nghĩ của em về hiện tượng HS bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi
- Nhắc lại các kiểu bài nghị luận
* Nghị luận: văn học và xã hội
- Tổng hợp các thao tác lập luận
- Nội dung chính của dạng đề này?
- ý nào quan trọng hơn?
- Giải thích khái niệm như thế nào?
Tìm các ví dụ để chứng minh vấn đề.
Đọc thêm SGK và thu thập thông tin hàng ngày
Chú ý cách làm bài nghị luận
- Một số thí sinh bị đình chỉ thi
- Xếp loại HKiểm HS loại Yếu
Hình thức mang tài liệu, quay bài, đọc bài cho bạn hoặc nhờ bạn đọc cho chép.
Nhờ thi dùm,..
Yêu cầu:
* Nội dung: 
Cần làm rõ đây là một hiện tượng xấu, cần phê phán nghiêm khắc.
Bản thân cần phải làm gì để tránh tình trạng đó và tham gia các kì thi đạt kết quả cao
Kiểm tra 15 phút
Hãy phân tích phong cách nghệ thuật thơ của Tố Hữu.
Gợi ý:
1. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị.
2. Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3. Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào.
4. Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
Dạng đề: Nghị luận xã hội- bàn về tư tưởng, đạo lí
1. Nội dung chính: 
 Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động.
2. Các thao tác nghị luận:
* Giải thích: 
* Bình luận: 
* Phân tích
* Chứng minh: 
Sửa lỗi trên lớp
Nhận xét bài viết HS về :
- Nội dung
- Bố cục
- Dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chữ viết
- Ưu điểm, nhược điểm của bài viết.
HS trao đổi bài cho nhau để đối chiếu so sánh rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.
* Hình thức:
Cần viết đúng kiểu bài, thao tác lập luận chính là bình luận, ngoài ra cần kết hợp các thao tác lập luận khác như: Phân tích, bình luận, so sánh
Trình bày phải rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt trong sáng, lập luận chặt chẽ dẫn chứng cụ thể, chính xác.
4. Củng cố và dặn dò
- Chuẩn bị bài tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN T124.doc