Đề kiểm tra môn văn học - Học kỳ I - Năm 2006

Đề kiểm tra môn văn học - Học kỳ I - Năm 2006

1. Tập thơ nào của Tố Hữu được sáng tác trong thời gian 1937-1946?

a. Từ ấy

b. Việt Bắc.

c. Gió lộng.

d. Ra trận.

2. Câu thơ nào sau đây không nằm trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

a. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

b. Tôi nhớ những ngày thu đã xa.

c. Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

d. Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi.

3. Trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nụ cười của cô hàng xén được ví với hình ảnh naò?

a. Mùa thu tỏa nắng.

b. Mùa thu tỏa sáng.

c. Mùa thu tỏa sớm.

d. Mùa thu tỏa nóng.

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn văn học - Học kỳ I - Năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA MÔN VĂN HỌC- HỌC KỲ I- 2006
Phần trắc nghiệm. (3 điểm).
Tập thơ nào của Tố Hữu được sáng tác trong thời gian 1937-1946?
Từ ấy 
Việt Bắc.
Gió lộng.
Ra trận.
Câu thơ nào sau đây không nằm trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Tôi nhớ những ngày thu đã xa.
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
Hồn về sầm nứa chẳng về xuôi.
Trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm. Nụ cười của cô hàng xén được ví với hình ảnh naò?
Mùa thu tỏa nắng.
Mùa thu tỏa sáng.
Mùa thu tỏa sớm.
Mùa thu tỏa nóng.
Là cây bút truyện ngắn chuyên nghiệp, thế giới nghệ thuật chỉ tập trung vào khung cảnh nông thôn và người nông dân. Đó chính là nhà văn: 
Tô Hoài.
Kim Lân.
Nguyễn Tuân.
Nguyễn Trung Thành.
Tác phẩm đạt giải nhất của hội văn nghệ Việt Nam giai đoạn 1954-1955 của Tô Hoài là?
Truyện Tây Bắc.
Dế mèn phiêu lưu kí.
O Chuột.
Cát bụi chân ai.
“ .thuộc loại người gặp một lần có thể nhớ mãi” . Lời văn trên nói về nhân vật nào?
Mị – Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
Đào - Trong tác phẩm Mùa Lạc 
Chị Dậu - Trong tác phẩm Tắt đèn.
Nguyệt - Trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng.
7.Tập thơ “ Nhật kí trong tu” ø của Hồ Chí Minh được viết trong khoảng thời gian nào?
a. Tháng 8-1941 đến 8-1942
b. Tháng 9-1942 đến 8-1943
c. Tháng 8-19412 đến 8-1942
d. Tháng 9-1943 đến 9-1944
8. Tác phẩm: “ Các vị La Hán chùa Tây Phương” được sáng tác năm nào?
a. 1958
b. 1960
c. 1959
d.1961.
9 “ Huê thơm bán một đồng mười. Huê tàn nhị rữa giá đôi lạng vàng”. Đây là lời nói của nhân vật nào trong tác phẩm Mùa Lạc của Nguyễn Khải.
a. Đào.
b. Huân.
c. Ông Dịu 
d. Duệ.
10. Bài thơ: “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi là sự kết hợp của những tác phẩm nào?
a. Sáng mát trong( 1948) và người chiến sĩ ( 1958).
b. Đêm mít tinh 1949 và Sáng mát trong( 1948)
c. Sáng mát trong( 1948) và Đêm mít tinh 1949.
d. Sáng mát trong( 1948), Đêm mít tinh 1949 và Đất nước.
11. Tác phẩm nào sau đây thể hiện một cách xúc động cuộc sống tủi nhục của đồng bào miềm núi dưới ách phong kiến thực dân.
a. Vợ nhặt.
b. Vợ chồng Aphủ.
c. Đôi mắt.
d. Mùa lac.
12. Bùi Tằng Việt là tên thật của nhà thơ?
a. Hoàng Cầm.
b. Quang Dũng.
c. Nguyền Đình Thi.
d. Tố Hữu.
Phần tự luận: ( 7 điểm).
Phân tích đoạn thơ đầu trong bài thơ “ Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
“ Sáng mát trong như sáng năm xưa.
..
Sau lưng thềm nắng lá rơi nay.”
II. Hướng dẫn chấm.
1.Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm.
Câu 1:a ; Câu 2: b ; Câu 3:a ; Câu 4:b ; Câu 5:a ; Câu 6:b ; Câu 7:c ; Câu 8:a ; Câu 9:a ; Câu 10: d ; Câu 11:b ; Câu 12:a ;
2.Phần tự luận: ( 7 điểm).
 a. Những ý cần có: 
- Giới thiệu khái quát về Nguyễn Đình Thi, về bài thơ “Đất nước” và đoạn thơ phân tích: Nguyễn Đình Thi là nhà thơ đa tài. Đất nước là nhà thơ tiêu biểu nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Đoạn thơ được nằm ở đầu bài.
- Cảm nhận đất nước từ buổi sáng mùa thu ở Việt Bắc. Từ nay tác giả đã nhhớ về màu thu Hà nội năm xưa ( Mùa thu Hà Nội trước cách mạng) với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện lên một cách sinh động, gợi cảm.
+ Cảnh vật: Sáng mát trong, gió thổi, hương cốm mới, chớm lạnh, lá vàng rơi
+ Con người: Nhà thơ ghi lại những hình ảnh những con người Hà Nội rời thành phố rất đỗi thân yêu để ra đi, dứt khoát nhưng cũng nay lưu luyến.
- Nguyễn Đình Thi đã gợi lên được cái thần thái , cái hồn của mùa thu Hà nội năm xưa, cảnh rất đẹp với vẽ hắt hiu vắng lặng và phảng phất buồn. 
 - Tâm trạng nhà thơ hiện lên qua bức tranh mùa thu này cũng phảng phất nỗi buồn, nhớ khôn nguôi về mùa thu Hà Nội.
Chú ý:Phân tích chi tiết, hình ảnh, nhịp điệutạo nên bức tranh mùa thu Hà Nội và qua đó bộc lộ tâm trạng của nhà thơ.
2. Cho điểm:
- Điểm 6-7: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, còn vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4-5: Đảm bảo được ý 2, ý 3, ít nhiều tiệm cận được một số ý còn lại. Diễn đạt mạch lạc sáng tạo, ít mắc lỗi chính tả.
- Điểm 2-3: Phải có ý 2,3. Ngoài ra còn phải tiệm cận được một số ý còn lại.Các ý triển khai ở mức khá. ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
- Điểm 1: Bài làm sơ sài, chưa hiểu đề, mắc nhiều lỗi chính tả. 
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn và bỏ giấy trắng. 

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_BCKBK.doc