Đọc văn
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.
- Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975.
- Những bước đầu đổi mới của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
2. Kĩ năng: Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức học tập, tìm hiểu truyền thống văn học Việt Nam.
Tuần: 1 Tiết PPCT: 1, 2, 3 Ngày soạn : 14/08/2011 Lớp: 12A1 Ngày dạy : 15/08/2011 Đọc văn KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975. - Những bước đầu đổi mới của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX. 2. Kĩ năng: Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức học tập, tìm hiểu truyền thống văn học Việt Nam. C. PHƯƠNG PHÁP: - Đọc, đàm thoại, phát vấn, phân tích. - Trao đổi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi nhanh. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra đồng phục, vệ sinh, sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: Đặt vấn đề: Tiếp nối với những thành tựu của văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám, văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám trở về sau phản ánh rất rõ nét lịch sử của dân tộc trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong thời kì đổi mới. Trong chương trình Văn học 12 chúng ta sẽ tìm hiểu một cách khái quát nhất về nền văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám qua bài Khái quát. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TIẾT 01 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn. * GV giảng: Cuộc đấu tranh của nhân dân thắng lợi, nước ta bước vào thời kì độc lập, tạo ra không khí mới gây hứng khởi cho văn học. - Hãy khái quát vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa của Việt Nam từ năm 1945 - 1975? - Dựa vào SGK, cho biết văn học thời kì này được chia làm mấy giai đọan? Gồm những giai đoạn nào? * GV định hướng: Có 03 giai đoạn phát triển: + Giai đoạn: 1945 – 1954. + Giai đoạn: 1955 – 1964. + Giai đoạn: 1965 – 1975. * GV Chia lớp thành 04 nhóm thảo luận các câu hỏi sau, thời gian 06 phút. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. GV định hướng chốt ý. + Nhóm 1, 2: Trình bày những nội dung chủ yếu và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1954? + Nhóm 3: Trình bày những nội dung chủ yếu và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại: văn xuôi, thơ ca, kịch của văn học Việt Nam giai đoạn 1955- 1964? + Nhóm 4: Trình bày những nội dung chủ yếu và kể tên một số tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại: văn xuôi, thơ ca, kịch của văn học Việt Nam giai đoạn 1965- 1975? - Hãy trình bày những hiểu biết của em về bộ phận văn học vùng địch tạm chiếm? I. Giới thiệu chung: 1. Khái quát văn học Việt nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975: a. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa: - Nền văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Từ năm 1945 – 1975 đất nước diễn ra nhiều biến cố. - Điều kiện giao lưu văn hoá với nước ngoài bị hạn chế, nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển . b. Những chặng đường phát triển: * Giai đoạn từ năm 1945-1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân pháp. - Nội dung chính: + Phản ánh không khí vui tươi, hồ hởi khi đất nước giành được độc lập. + Phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên tinh thần theo đường lối văn nghệ của Đảng. - Những tác phẩm tiêu biểu: (SGK) * Giai đoạn từ 1955-1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam. - Nội dung chính: + Ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong buổi đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc. + Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, bày tỏ nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước. - Những tác phẩm tiêu biểu: (SGK) * Giai đoạn từ 1965-1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước. - Nội dung chính: Ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạngtrong kháng chiến chống Mĩ. - Những tác phẩm tiêu biểu: (SGK) * Văn học vùng địch tạm chiếm: - Xu hướng chính thống: Xu hướng phản động (Chống cộng, đồi truỵ bạo lực...) - Xu hướng văn học yêu nước và cách mạng : + Nội dung phủ định chế độ bất công tàn bạo, lên án bọn cướp nước, bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và tinh thần dân tộc... + Hình thức thể loại gon nhẹ: Truyện ngắn, thơ, phóng sự, bút kí. - Ngoài ra còn có một sáng tác có nội dung lành mạnh, có giá trị nghệ thuật cao. Nội dung viết về hiện thực xã hội, về đời sống văn hoá, phong tục, thiên nhiên đất nước, về vẻ đẹp con người lao động... TIẾT 02 - Dựa vào phần chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu những thành tựu và hạn chế của văn học Việt Nam từu Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1975? * GV Chia lớp thành 04 nhóm thảo luận, thời gian 06 phút. Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. GV định hướng chốt ý. - Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 có những đặc điểm nổi bật nào? - Em hiểu thế nào về khuynh hướng sử thi? - Em hiểu thế nào về cảm hứng lãng mạn? TIẾT 03 - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá Việt Nam từ sau 1975 có những nét gì nổi bật? - Hãy chỉ ra những chuyển biến của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX? - Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu thuộc các thể loại: thơ ca, văn xuôi, kịch của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. * GV cho học sinh tự hệ thống hóa lại kiến thức bài học bằng cách tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tự học. c. Những thành tựu và hạn chế: * Thành tựu: - Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó, thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động. - Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng. - Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác - Xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại. * Hạn chế: - Nội dung tư tưởng của nhiều tác phẩm còn chưa sâu sắc, cách nhìn con người và cuộc sống còn đơn giản, xuôi chiều, phiến diện. - Chưa có điều kiện khai thác những khó khăn, phức tạp của đời sống, những tổn thất, hi sinh trong chiến tranh. - Chất lượng nghệ thuật của khá nhiều tác phẩm còn non kém, cá tính sang tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn còn mờ nhạt d. Những đặc điểm cơ bản: * Văn học phục vụ cách mạng cổ vũ chiến đấu. * Nền văn học hướng về đại chúng. * Một nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. - Khuynh hướng sử thi: + Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. + Nhân vật chính là những người anh hùng. + Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: Khẳng định cái Tôi đầy tình cảm cảm xúc và hướng tới lí tưởng. 2. Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX a. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: - Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một thời kì mới - thời kì độc lập tự do thống nhất đất. - Từ năm 1975 - 1985 đất nước trải qua những khó khăn thử thách sau chiến tranh. - Từ 1986 đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện. b.Những chuyển biến ban đầu: - Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở. - Bộc lộ tiếng lòng trắc ẩn. c. Những thành tựu cơ bản: (SGK/15,16) II. Luyện tập: III. Hướng dẫn tự học: - Suy nghĩ của anh chị về những thành tựu và đặc điểm của văn học Vieetjj Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: