Giáo án Ngữ văn 12: Số phận con người (Sô - lô- khốp)

Giáo án Ngữ văn 12: Số phận con người (Sô - lô- khốp)

SỐ PHẬN CON NGƯỜI

 Sô - lô- khốp

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS :

 1 – Kiến thức:

- Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.

 2- Kĩ năng :

 - Có kĩ năng tìm hiểu phân tích một truyện ngắn nước ngoài

 3- Giáo dục:

- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 16050Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Số phận con người (Sô - lô- khốp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Kí duyệt của Tổ Trưởng 
Ngày dạy: ..
Lớp dạy: ..
Người soạn : Trần Nam Chung 
Tiết số:79 + 80- ppct 
Số phận con người
 Sô - lô- khốp
I- Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS :
 1 – Kiến thức: 
- Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
 2- Kĩ năng : 
 - Có kĩ năng tìm hiểu phân tích một truyện ngắn nước ngoài 
 3- Giáo dục: 
- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. 
II- chuẩn bị
+ Thầy giáo: 
- Đọc sách GK, SGV, tham khảo tài liệu về Sô- lô- khốp
- Thiết kế giáo án giảng dạy
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp
+ Học sinh : Chuẩn bị bài theo câu hỏi gợi ý của SGK 
iii- Phương pháp sử dụng
- GV sử dụng kết hợp các phương pháp : Đọc sáng tạo, kết hợp với trao đổi thảo luận, định hướng hs tìm hiểu theo những gợi ý của SGK 
Iv - tiến trình lên lớp
 1- GV ổn định tổ chức lớp 
 2- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) 
 + Hình thức phát vấn 
 + Nội dung ( tuỳ đặc trưng từng lớp GV nêu câu hỏi phù hợp)
3- Bài mới
+ GV dẫn lời vào bài ( tuỳ tình huống và đối tượng, GV có những lời vào bài phù hợp)
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 
Hướng dẫn hs tìm hiểu chung
- HS đọc Tiểu dẫn (SGK) tóm tắt những nét chính về tác giả Sô-lô-khốp.
- GV định hướng 
(?) Anh ( chị) nhận thấy có điểm gì nổi bật trong cuộc đời và sáng tác của Sô- Lô- khốp ? 
- Hs trả lời cá nhân
- GV khái quát 
(?) Tác phẩm số phận con người ra đời trong hoàn cảnh nào? Vị trí, ý nghĩa của nó trong nền văn học Nga? 
- Hs trình bày cá nhân
- GV nhận xét, tổng hợp vấn đề
Hoạt động 2: 
Tổ chức đọc- hiểu văn bản
- GV yêu cầu HS đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu 
- HS đọc 
- GV yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện
(?) Chủ đề của tác phẩm là gì ? 
- GV nêu vấn đề 
(?) Chiến tranh đã đem lại số phận bất hạnh cho con người như thế nào? Em có suy nghĩ gì về nỗi bất hạnh đó qua hai nhân vật Xô- cô- lốp và Va- ni - a?
- HS thảo luận theo nhóm
- GV tổ chức lớp thành 4 nhóm 
- HS cử đại diện trình bày 
- GV định hướng gợi mở 
(?) Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào ? 
(?) Lời tâm sự của anh khi tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau cho thấy điều gì ?
(?) Số phận của bé Va- ni - được gợi lên trong câu chuyện của Xô- cô- lốp như thế nào ? 
- GV yêu cầu HS đánh giá chung về số phận 2 nhân vật. ( Tiêu biểu, điển hình cho sự mất mát của chiến tranh) 
- HS phát biểu suy nghĩ về những bất hạnh của nhân vật
- GV diễn giảng bổ sung 
(?) Số phận bất hạnh của các nhân vật nói lên điều gì ? 
- GV gợi ý: Cách miêu tả số phận các nhân vật cho thấy tác giả là người có cái nhín như thế nào ?
(?) Anh/ chị có liên hệ gì với văn học việt nam sau 1975 ? 
- HS trả lời cá nhân
- GV tổng hợp
- GV nêu vấn đề : 
(?) Xô- cô- lốp đã gặp Va- ni – a trong hoàn cảnh nào? Điều gì đã khiến anh nhận bé Va- ni- a làm con? 
- HS chia nhóm thảo luân ( 4 nhóm nhỏ) 
- GV định hướng , gợi mở 
- Gv gợi ý : 
+ Suy nghĩ nào khiến Xô - cô - lốp nhận Va-ni- a làm con? 
+ Thái độ của Xô- cô- lôp khi nhìn thấy chân dung của Va- ni-a? 
+ Hành động nhận Vania làm con của Xô - Cô - lốp cho thấy điều gì ? 
(?) Đoạn văn nào gây xúc động nhất cho anh/ chị khi chứng kiến cảnh Xô- cô - lốp nhận con nuôi? Tại sao? 
- Hs phát biểu tự do
- GV định hướng 
(?) Nhận Va-ni-a là con đẻ của mình , Xô-cô-lốp còn thể hiện tính cách gì ngoài tình yêu thương ? Điều khó khăn nhất ở Xô-cô-lốp khi nhận Va-ni –a làm con là gì ?
- Hs suy nghĩ phát biểu 
- GV định hướng 
- Qua đoạn trích này,ta hiểu con người Nga nh thế nào ?
- Hs phát biểu tự do
- GV tổng hợp
- Suy nghĩ của tác giả thể hiện qua đoạn văn nào ? Điều mà tác giả muốn nói qua lời phát biểu đó ? 
Hoạt động 3:
Tổ chức tổng kết
- HS nhận xét về những suy nghĩ mà nhà văn gửi gắm qua tác phẩm.
- GV tổng hợp kiến thức 
- HS nhận xét về nghệ thuật của truyện.
- GV tổng hợp kiến thức 
4. Củng cố, hướng dẫn, dặn dò
- Gv dặn dò, hướng dẫn Hs chuẩn bị “ Ông già và biển cả” 
5- Gv rút kinh nghiệm bài dạy
..
.
..
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả 
- A.Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm 1965 (ông còn được nhận giải thưởng văn học Lê-nin, giải thưởng văn học quốc gia).
- Cuộc đời và sự nghiệp của Sô-lô-khốp gắn bó mật thiết với sự ra đời của một chế độ- chế độ xã hội chủ nghĩa tại vùng đất Sông Đông trù phú, đậm bản sắc văn hoá người dân Côdắc.
Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người.
- Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp: nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
2- Tác phẩm : 
- Sau đại chiến thế giới lần thứ hai (1946),nhà văn Sô-lô-khốp đã ấp ủ và suy nghĩ về con người trước ,trong và sau chiến tranh .Bản thân ông cũng là một người lính ,là phóng viên nên có điều kiện chứng kiến ,am hiểu nhiều về chiến tranh .Ông lại luôn luôn trăn trở về số phận đất nước và con người .
- Mười năm sau (1956),đại hội lần thứ xx của Đảng Cộng Sản Liên Xô đã đem đến bầu khí xã hội tràn đầy tinh thần dân chủ .Sô-lô-khốp viết truyện ngắn phận con người
- Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết.
II. Đọc- hiểu văn bản 
* Đọc – tóm tắt 
* Chủ đề : 
- Miêu tả số phận bất hạnh đầy đau khổ của con người sau chiến tranh .Đồng thời thể hiện tính cách Nga ,con người Nga đã vượt qua đau khổ ,nương tựa vào nhau thương yêu nhau để trụ vững trong cuộc sống .
1-Số phận bất hạnh của con người trong và sau chiến tranh 
* An-đrây Xô-cô-lốp 
- Hoàn cảnh
       + Mất vợ, mất con vì bọn phát xít sát hại 
       + Niềm hi vọng cuối cùng vào cậu con trai cũng bị kẻ thù cắt mất 
       + Cả gia đình riêng của anh không còn ai, tất cả đều bị kẻ thù giết 
       + Bản thân anh bị thương hai lần trong một năm .Hai năm phải sống trong trại tập trung của phát xít Đức 
- Tâm trạng 
 + Xô- cô- lốp đã “chôn niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng trên đất người, đất Đức”, “Trong người có cái gì đó vỡ tung ra” trở thành “người mất hồn”. Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.
 + Lời tâm sự của anh khi tìm đến chén rượu để dịu bớt nỗi đau: “phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống- Lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.
- Cháu bé Va-ni-a tội nghiệp 
        + cha bị chết ngoài mặt trận 
        + Mẹ bị chết bom trên tàu 
        + Sống lang thang ai cho gì ăn nấy 
        + Tối đâu ngủ đấy 
à “Bấy nhiêu thôi ,tác giả không muốn khắc sâu vào nỗi đau chiến tranh .Bấy nhiêu cũng đủ làm tim ta thổn thức .Đọc tới những dòng này,không ai cầm nổi nớc mắt .Giọt nước mắt thấm đẫm trên gối Xô-cô-lốp mỗi đêm ,hai vợ chồng người bạn quay đi dấu dòng nớc mắt nước mắt của cả ngời đọc, của tôi, của các bạn ,các em  Bởi nỗi đau không thể diễn tả bằng lời , chỉ có thể diễn tả bằng giọt nước mắt”.
à Tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật, nói lên sự thật .Đó là nỗi khổ , nỗi mất mát quá lớn của con người trong chiến tranh và để lại những  hậu quả của thời hậu  chiến .Bên cạnh biểu dương khí phách anh hùng của nhân dân ,tác giả cũng  không ngần ngại nói tới cái giá rất đắt của chiến thắng. Số phận của Xô- cô- lôp và Va- ni –a toát lên sức tố cáo chiến tranh , lên án mạnh mẽ chiến tranh( 25 triệu dân Nga- 1/10 dân số Nga đã hi sinh, chỉ có khoảng 3 % thanh niên từ mặt trận trở về) 
à Văn  học Việt Nam sau 1975 nhất là những tác phẩm ra đời từ những năm tám mươi cho hết thế kỉ xx cũng đã quan tâm tới số phận con người sau chiến tranh .Đó là những tác phẩm : “Hai người đàn bà xóm trại” “Bến không chồng” “Mảnh đất lắm người nhiều ma” “Chiếc thuyền ngoài xa”  Các nhà văn Việt Nam đã dám nhìn thẳng vào sự thật để phản ánh nỗi đau đời.
2- Tính cách kiên cường và nhân hậu của con người Nga 
- Chân dung của Va- ni – a trong con mắt của Xô- cô- lốp: : “Thằng bé rách bươm xơ mướp.Mặt mũi thì bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù nhưng cặp mắt thì cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”
à Bộc lộ sự xót thương và yêu mến
+ Xô- cô- lốp suy nghĩ : “không thể để cho mình với nó chìm nghỉm riêng rẽ được” .Có được quyết định này phải là cả một quá trình diễn biến tự nhiên
+ Thái độ của Xô -cô - lốp: 
à Xô-Cô-Lốp thấy thích nó vì “ có cặp mắt sáng người như những ngôi sao sau trận mưa đêm” ,thích đến mức “ nhớ nó” . Điều ấy chứng tỏ Xô-Cô-Lốp rất yêu mến trẻ con  .Phải chăng bé Va-ni-a đã gợi trong anh tình cảm của một người cha với những đứa con ngoan ,dễ thương, học giỏi .Anh làm quen với Va-ni-a rồi rủ nó đi ăn . Vì anh biết nó “đang đói” .
à Xô-cô-lốp cũng rất nhạy cảm với nỗi đau của trẻ : Anh không thể cầm lòng được hình ảnh một đứa trẻ bị tước mất sự thơ ngây vì cuộc sống bươn trải. Trái tim anh nhói đau khi nghe tiếng thở dài của Va- ni –a “Chốc chốc lại liếc nhìn tôi dưới đôi hàng mi dài cong vút và lại thở dài . Một con chim non nớt như thế mà đã học thở dài  ? Đấy đâu phải là việc của nó”
- Hành động nhận bé Va-ni-a làm con của Xô-cô-lốp biểu hiện trái tim giàu lòng nhân ái.
- Đoạn văn Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con , khiến người đọc xúc động thực sự.
  Niềm vui chợt đến cả hai. Bé Va-ni-a  “ như con chim chích ,nó ríu rít ,líu lo vang rộn cả buồng lái: bố yêu của con ơi ! Con biết mà ! Con biết thế nào bố cũng tìm thấy con mà ! Con chờ mãi mong được gặp bố” . Xô-cô-lốp : “ Còn mắt tôi thì cứ mờ đi ,cả ngời cũng run lên ,hai bàn tay lẩy bẩy nhưng rồi xe cũng lảo đảo đâm xuống rãnh . Tôi tắt máy”.
  à Sức mạnh của tình yêu thương đã sởi ấm trái tim cô đơn ,đem lại niềm vui cho con người . Tâm hồn u ám nặng trĩu của Xô - cô- lốp bỗng nhẹ nhõm và bừng sáng hẳn lên. Tình yêu thương ấy là bản chất luôn tiềm ẩn ở các thế hệ con người Nga. Chỉ có tình thương mới chữa lành được vết thương trong trái tim- Đó là quy luật tâm lí nhiều nhà văn đã khám phá
- Nhận bé Va-ni-a làm con ,ngoài tình yêu thương ,chia sẻ nỗi bất hạnh của con người , Xô-cô-lốp còn thể hiện ý thức trách nhiệm và nghị lực để vượt qua những khó khăn của cuộc sống đời thường sau chiến tranh .
  + Việc nuôi dưỡng Va-ni-a : “ Chỉ mình tôi thì cần gì đâu ?  nhưng thêm nó thì khác : khi thì phải mua sữa cho nó ,khi thì phải luộc quả trứng ,không có thức ăn nóng cho nó là không xong” . Tình yêu thơng và ý thức trách nhiệm đã hòa làm một .
- Điều khó khăn nhất đối với Xô-cô-lốp lúc này là “ đừng làm tổn thương trái tim em bé” . 
 + Va- ni- a phải được sống trong niềm vui và hạnh phúc của tuổi thơ .
  + Gánh nặng cuộc đời lại dồn lên đôi vai của Xô-cô-lốp ( Những khó khăn trong công việc. Những khổ tâm về quá khứ cứ ám ảnh, dằn vặt anh: Những giấc mơ cứ ám ảnh anh, trái tim anh có khi nhói thắt giữa ban ngày Nhưng Xô- cô- đã vượt lên trên tất cả bằng tình thương và nghị lực “ Ban ngày bao giờ tôi cũng trấn tĩnh được, không hở ra một tiếng thở dài, một lời than vãn, nhưng ban đêm thức giấc thì gối ướt đẫm nước mắt” ) 
  + “ Đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” .
- Tổn thất qúa lớn trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc .25 triệu đồng bào Nga đã hi sinh . Ba phần trăm thanh niên ra mặt trận trở về , 97% không trở về quê hương xứ sở .
- Nhưng con người Nga thật kiên cường dũng cảm đối mặt với cái chết ,đối mặt với những ngày khủng khiếp phải sống trong trại tập trung của phát xít ,phải vượt qua những mất mát ,nỗi đau riêng như Xô-cô-lốp ,như bé Va-ni-a .
- Con người vẫn trụ lại bằng tình yêu thương ,bằng nghị lực của chính mình .Vươn lên trong cuộc đời . 
- Suy nghĩ của tác giả thể hiện qua đoạn văn cuối cùng :“ Hai con người  mà anh” .Đây là đoạn văn có tính trữ tình ngoại đề ,còn gọi là lời phát biểu trữ tình . Tác giả đã bộc lộ trực tiếp tư tưởng ,tình cảm quan niệm về cuộc sống và nhân vật . Có ba vấn đề trong lời phát biểu này 
  + Hiện thực phũ phàng của chiến tranh đã đè nặng xuống số phận con người “ Hai con người côi cút ,hai hạt cát bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ” 
  + Con người Nga có ý chí kiên cường sẽ đứng vững được và những thế hệ tiếp theo sẽ làm được những gì mà cha ông họ sẽ làm : “ chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đầu với mọi thử thách ,sẽ vượt qua mọi chướng ngại trên đường nếu như tổ quốc kêu gọi”.Nhà văn khẳng định sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng của một thế hệ những Xô-cô-lốp nói riêng và con người Nga nói chung..
  + Dẫu có thế nào đừng bao giờ làm tổn thương trái tim con trẻ . Không phải những người đứng tuổi đã bạc đầu trong chiến tranh chỉ khóc trong chiêm bao đâu . Họ cũng khóc trong thực tại đấy . Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi.. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tim em bé ,đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn trên má anh” . Nhà văn như nhắc nhở mọi người hãy quan tâm tới những số phận cá nhân .
III. Tổng kết
1. Xô-cô-lốp là biểu tượng của tính cách Nga, tâm hồn Nga, biểu tượng của con người thế kỷ XX: kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, nhân vật mang tầm sử thi.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người- tin tưởng vào nghị lực phi thường của con người cách mạng có thể vượt qua số phận.
2. Nghệ thuật tự sự:
- Kiểu truyện lồng truyện, hai người kể chuyện (tác giả và nhân vật). Nhờ đó, đảm bảo tính chân thực, tạo ra một phương thức miêu tả lịch sử mới: lịch sử trong mối quan hệ mật thiết với số phận cá nhân.
- Sáng tạo nhiều tình huống nghệ thuật, nhiều chi tiết tình tiết để khám phá chiều sâu tính cách nhân vật.( Như giọt nước mắt,so sánh đôi mắt như những ngôi sao lấp lánh sau những trận mưa đêm . Cảnh Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a là con của mình Tất cả gây xúc động mạnh )

Tài liệu đính kèm:

  • docSo phan con nguoi.doc