Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 9 đến 12

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 9 đến 12

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, bố cục.

 - Thấy được cách nhìn mới mẽ của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn nghị luận

3.Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm trân trọng và đánh giá đúng về tài năng của tác giả P- V- Đ.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về Phạm Văn Đồng

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- khái quát

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3960Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 9 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9	Ngày soạn: 7/9/08
	Ngày giảng: 8/9/08
 (Phạm Văn Đồng)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, bố cục.
	- Thấy được cách nhìn mới mẽ của tác giả về Nguyễn Đình Chiểu. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn nghị luận
3.Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm trân trọng và đánh giá đúng về tài năng của tác giả P- V- Đ.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về Phạm Văn Đồng 
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- khái quát
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Em hãy khái quát một vài nét về tiểu sử và quá trình hoạt động CM của t/g Phạm Văn Đồng?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Tiểu sử
- Hoạt động CM:
+ Tham gia CM từ năm 1925
+ Gia nhập VN CM thanh niên đồng chí Hội (1926)
+ 1927 về nước hoạt động
+ 1929 bị bắt đi đày ở Côn Đảo
+ 1936 ra tù và tiếp tục hoạt động
+ Tham gia chính phủ lâm thời 1945
+ 1954 giữ chức Bộ trưởng Bộ ngoại giao
+1955- 1981 phó thủ tướng, thủ tướng chính phủ.
+ 1981- 1987: chủ tịch hội đồng bộ trưởng
+ Đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa VII
- Tác phẩm
GV: Bổ sung, kết luận
- P- V- Đ tham gia hoạt động yêu nước và CM khi chưa đầy 20 tuổi và đã có nhiều chiến công trong đấu tranh CM, sau CM có nhiều cống hiến trong việc x/dựng quản lí nhà nước, vậy nên ông được đảm nhiệm các cương vị quan trọng trong chính phủ, bên cạnh hoạt động C/trị ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến văn hóa, văn nghệ.
H: Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về bài viết: Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong VH dân tộc? (Hoàn cảnh ra đời, bố cục, mục đích, thể loại)
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Hoàn cảnh ra đời
- Mục đích: Kỉ niệm ngày sinh và định hướng, điều chỉnh cách nhìn về Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời khẳng định bản lĩnh và lòng yêu nước của tác gia. Qua đó thể hiện mối quan hệ giữa VH và đ/sống nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu " một trăm năm: cách nhìn mới mẽ, khoa học về N-Đ-C và thơ văn của ông.
+ Phần 2: Tiếp theo " còn vì văn hay của LVT: những ý kiến mới mẻ về thơ văn yêu nước của N-Đ-C
+ Phần 3: còn lại: cách đánh giá đúng đắn về N-Đ-C và thơ văn của ông.
Hoạt động 2
H: Đọc đoạn 1 và xác định luận điểm chính của đoạn văn? Từ đó giải thích ý nghĩa của luận điểm đó?
HS: Xác định luận điểm và nêu ý nghĩa của câu mở đầu
- Vì: có 1 số người chỉ biết N-Đ-C là t/g của Lục Vân Tiên và hiểu LVT khá thiên lệch về ND chứ không hề biết về thơ văn yêu nước của ông. Trong khi đó, với những phẩm chất đạo đức và những thành công, hiệu quả mà VC yêu nước của ông để lại, có thể K/Đ N-Đ-C xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca chống P, cần được dương cao hơn nữa trong thời đại của ông và cả thời đại ngày nay.
GV: Liên hệ với hoàn cảnh đất nước ta năm 1963, thời điểm P.V.Đ viết bài văn.
H: Vì sao nói thơ văn của N-Đ-C cũng giống như “những vì sao có a/s khác thường” “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Giải thích: Ta nhận ra điều này: “VC thầy Đồ Chiểu không phải là thứa văn chương hoa mĩ, óng chuốt, cũng không phải là vẽ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trong làn gió nhẹ mà là vẽ đẹp của đống thóc mẩy vàng” và đó là thứ VC đích thực, vậy nên nếu dùng thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện NT kiểu trau chuốt, gọt giũathì sẽ không đánh giá được thơ văn của cụ Đồ Chiểu, không nhìn thấy giá trị trong thơ văn của ông.
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Từ việc giải thích, em hãy nhận xét cách đặt vấn đề của tác giả Phạm văn Đồng?
HS: Dựa vào việc giải thích để nhận xét
Vừa đặt vấn đề chỉ ra định hướng tìm hiểu thơ văn N-Đ-C, vừa phê phán một số người chưa hiểu N-Đ-C, vừa k/định giá trị thơ văn yêu nước của nhà thơ chân chính. Đây là cách vào đề vừa phong phú, sâu sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học của P.V.Đ
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Cách nhìn nhận của tác giả là mới mẻ, đúng đắn, sâu sắc và rất khoa học.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tiểu dẫn:
a. Tiểu sử: 
- Sinh: 1906
- Mất: 2000
- Quê: Đức Tân- Mộ Đức- Quảng Ngãi
b. Quá trình tham gia CM:
c. Tác phẩm: Sgk
] Phạm Văn Đồng là nhà chính trị, kinh tế, quản lí đồng thời cũng là nhà văn hóa, văn nghệ tài ba.
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Khi tình hình ở miền Nam có những biến động lớn, CMMN trưởng thành, lớn mạnh
- Mỹ thay đổi chiến thuật: từ chiến tranh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ và đưa thêm 16000 quân vào miền Nam.
b. Mục đích:
- Kỉ niệm ngày mất của cụ Đồ Chiểu
- Định hướng và điều chỉnh cách nhìn về tác gia N- Đ- C
c. Thể loại: Văn chính luận
d. Bố cục: 3 phần
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Đặt vấn đề: Cách nhìn mới mẻ, sâu sắc về Nguyễn Đình Chiểu:
- Câu mở đầu: là luận điểm chính của phần đặt vấn đề
- Nêu ý nghĩa:
- Giải thích: 
+ “Những vì sao có á/s khác thường”: đó là á/s đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẽ đẹp ấy.
+ “Con mắt chúng ta .mới thấy”: có nghĩa là phải dày công, kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được
- Cách đặt vấn đề: có tính định hướng
 IV. Củng cố: GV cho HS đọc lại phần 1 và giải thích ý nghĩa của các luận điểm
 V. Dặn dò : Học bài- chuẩn bị phần tiếp theo.
Tiết 10	Ngày soạn: 9/9/08
	Ngày giảng: 10/9/08
 (Phạm Văn Đồng)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hiểu được nội dung sâu sắc mà tác giả đặt ra trong bài viết: Nhân cách, tài năng và 
 quan điểm NT của Nguyễn Đình Chiểu.
	- Thấy được cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, giàu màu sắc biểu cảm.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn nghị luận
3.Thái độ: Bồi dưỡng tình cảm trân trọng, quý mến nhân cách và tài năng của N-Đ-C.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về thơ văn N-Đ-C 
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Giải thích và nhận xét cách đặt vấn đề, đánh giá thơ văn N-Đ-C của tác 
 giả Phạm Văn Đồng?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Chia nhóm, HS hoạt động theo nhóm
- Nhóm 1: cuộc đời và quan niệm sáng tác của N.Đ.C
- Nhóm 2: Thơ văn yêu nước của N.Đ.C
- Nhóm 3: Truyện thơ Lục vân Tiên
H: P.V.Đ có cách nhìn và đánh giá về cuộc đời và quan niệm s/tác của cụ Đồ Chiểu như thế nào? Ông đã s/dụng hệ thống luận cứ nào để lập luận? Nhận xét cách triển khai luận điểm của t/g?
HS: Nhóm 1 cử đại diện trình bày
- Đọc ND luận điểm 1
- Hệ thống luận cứ để CM luận điểm
+ Sinh ra ở Đồng Nai" nhà Nguyễn cam tâm bán nước " hưởng ứng chiếu Cần Vương " mù mắt " s/tác thơ văn phục vụ CM (Thơ ghi lại tâm hồn cao quý và trong sáng của ông, 
Ghi lại LS khổ nhục của dân tộc
Cuộc đời và hoạt động của ông là 1 tấm gương anh dũng: càn long đong thì khí tiết càng cao
“ Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin trọn một tấm g\ương”
Và luôn chiến đấu vì nghĩa lớn:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm 
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
Xem nhiệm vụ viết văn là thiên chức cao quý của mình
- Nhận xét: lập luận có tính khái quát, lí lẽ, DC cụ thể, có sức cảm hóa
H: Cách viết thơ văn của N.Đ.C có gì đặc sắc? Cách đánh giá bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc” có gì mới mẻ? Nhận xét cách lập luận trong luận điểm này?
HS: Nhóm 2 cử đại diện trình bày
* Đặc sắc: VC phục vụ chiến đấu, tấn công kẻ thù, lầm sống lại thời kì sôi động chống P: oanh liệt và bền bỉ, ca ngợi và than khóc cho những người anh hùng đã xã thân vì nghĩa lớn
* Cách đánh giá bài văn tế: đưa ra so sánh với Bình Ngô đại cáo để thấy được cái nét khác nhau ở 2 thời đại về 1 dân tộc.
GV: Nhận xét, bổ sung.
H: Sự đánh giá về tp Lục Vân Tiên có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc như thế nào về ND và NT? Nhận xét cách viết NLVH của tác giả?
HS: Nhóm 3, cử đại diện trình bày
- Về ND: 
+ Đánh giá được mối q/hệ giữa cuộc đời nhà thơ với các nhân vật trong truyện.
+ Ông x/dựng thành công các nhân vật chính nghĩa và đã tạo được cảm xúc thẩm mỹ trong lòng độc giả bởi lẽ nhà thơ đã nắm bắt được cái hiện thực trongdd/sống ND lao động
+ Trong từng n/vật anh hùng ông đã tạo được nét gần gủi vậy nên mỗi n/v đã tạo ra được xúc cảm cho người đọc và gây sự thích thú.
- Về NT: đây là t/p truyện thơ Nôm bác học nhưng mang đậm chất dân gian, bởi vì t/g đã cố viết một lối văn “nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ và có thể truyền bá rộng khắp”, “đẫu đôi chổ còn sai sót nhưng không làm mất đi giá trị văn nghệ”. Vậy nên ở miền Nam người ta say sưa: kể, hát, ngâm thơ Lục Vân Tiên " đó là ý kiến có cơ sở khoa học nhưng lại được trình bày dung dị mà rõ ràng sáng tỏ.
H: Hãy nêu cách lập luận ở phần kết? Cho biết ý nghĩa của luận điểm kết bài?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phân tích
Bài học rút ra:
- Tưởng nhớ người con vinh quang của dân tộc (nhắc nhở)
- Nói về mối quan hệ giữa VH và đời sống.
- Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
Hoạt dộng 3
GV: Hướng dẫn HS đánh giá, tổng kết
HS: Khái những nét cơ bản về ND- NT của văn bản.
2. Giải quyết vấn đề: 
a. Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu:
* Cuộc đời của N.Đ.C là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bỏng và lòng căm thù giặc sâu sắc " đáng trân trọng và kính phục.
* Quan điểm sáng tác: dùng VC làm vũ khí chiến đấu với bọn xâm lược, ca ngợi chính nghĩa và đạo đức.
* Nhận xét cách lập luận: khái quát, tiêu biểu, có sức cảm hóa.
b. Thơ văn yêu nước của N.Đ.C:
- S/tác vì mục đích chiến đấu, tấn công thẳng vào giặc ngoại xâm
- Tái hiện lại thời kì đau thương tủi nhục nhưng vô cùng anh dũng
- Chủ yếu ,là những bài văn tế cang[ị những người anh hùng.
- Đánh giá về bài văn tế: mới mẻ, sâu sắc, đúng đắn
- Nhận xét cách lập luận: chặt chẽ, dễ hiểu giàu tính thuyết phục.
c. Truyện thơ Lục Vân Tiên:
* Về nội dung
* Về nghệ thuật
" P.V.Đ đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc
* Cách viết văn nghị luận sáng tỏ, dễ hiểu
3. Kết thúc vấn đề: 
Luận điểm này có ý nghĩa: rút ra bài học qua cuộc đời và hoạt động VC của N.Đ.C
III. Tổng kết:
- ND: Bằng cách nhìn sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình P.V.Đ đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít của thơ văn N.Đ.C và hoàn cảnh của Tổ quốc. Đồng thờ ca ngợi N.Đ.C một con người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước.
- NT: lập luận chặt chẽ, sắc sảo nhưng xúc động, thiết tha với nhiều h/ảnh và ngôn từ đặc sắc.
 IV. Củng cố: GV ra một số câu trắc nghiệm để HS củng cố bài học
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị: Bài đọc thêm
Tiết 11	Ngày soạn: 11/9/08
	Ngày giảng: 12/9/08
 ĐỌC THÊM: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ
 THƯƠNG TIẾC NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG
 ĐÔ- X TÔI- ÉP- XKI
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hiểu được nội dung, giá trị của các bài tiểu luận
	- Thấy được mối q/hệ giữa tư tưởng và tình cảm, vai trò của lí lẽ, lập luận, tác dụng của 
 hình ảnh trong bài văn nghị luận.
	- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của từng bài tiểu luận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại tiểu luận
3.Thái độ: Trân trọng, quý mến những tài năng về VH, nhận định đúng đặc trưng của thơ.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK 
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- khái quát.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích nội dung của phần giải quyết vấn đề của văn bản?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động1
H: Hãy khái quát một vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát 
- N.Đ.T sinh ra ở Lào
- 1931 ông cùng gia đình về nước, tham gai hoạt động CM (1941)
- 1945, tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc
- 1958- 1989: tổng thư kí hội nhà văn VN
- N.Đ.T là người nghệ sĩ đa tài: viết văn. làm thơ, phê bình VH, s/tác nhạc, viết kịch, biên khảo triết học
GV: Bổ sung, khái quát
H: Văn bản này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Viết nhằm mục đích gì?
HS: Dựa vào sgk, khái quát
GV: Nhận xét, giảng rõ
H: Nêu những nội dung cơ bản trong bài viết của Nguyễn Đình Thi?
GV: Gợi ý, định hướng
HS: Phân tích, nêu các nội dung cơ bản.
Hoạt động 2
H: Đây là thể loại chân dung văn học, vậy em hãy cho biết bài viết thể hiện những nội dung gì?
GV: Gợi ý, định hướng.
HS: Chuẩn bị cá nhân, nêu ý kiến
GV: Bổ sung, giảng khái quát những nội dung cơ bản của bài viết.
Hoạt động 3
GV: Đốt- X tôi- ép- xki là đại văn hào nước Nga, có tư tưởng chống Nga hoàng nên bị kết án tử hình, sau giảm thành án chung thân. Suốt một thời gian dài sống trong cảnh nghèo đói, bệnh tật, nợ nần. Với những tiểu thuyết đa thanh của mình do đó tiếng tăm của ông lừng lẫy, có ảnh hưởng rất lớn đến văn xuôi hiện đại TK XX. Tư tưởng chính của ông là tự do, dân chủ.
H: Bài viết chứa đựng những nội dung gì? Hãy nêu các luận điểm chính của bài và phân tích?
GV: Định hướng, gợi ý
HS: Xác định nội dung và các luận điểm, phân tích.
I. Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi:
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003)
- Quê ở Huế- sinh ra ở Luông Pha Băng- Lào.
- N.Đ.T là người nghệ sĩ đa tài
- Các tác phẩm chính: sgk
2. Hoàn cảnh sáng tác và mục đích:
* Hoàn cảnh sáng tác: viết vào tháng 9/1949, tai Việt Bắc mở hội nghị tranh luận văn nghệ.
* Mục đích: Phương châm CM hóa tư tưởng quần chúng hóa SH- sáng tác theo khuynh hướng hiện thực XHCN.
3. Nội dung:
- Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người.
- Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thực trong thơ.
- Ngôn ngữ thơ khác các loại hình văn học nhơ truyện, kí, kịch.
II. Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng:
1. Tác giả: sgk
2. Những nội dung cơ bản:
- Chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của nhà văn Nguyên Hồng.
- Sức sống, sức sáng tạo mạnh mẽ, bền bĩ của nhà văn Nguyên Hồng.
- Tình cảm của tác giả dành cho nhà văn Nguyên Hồng.
III. Đốt- X tôi- ép- xki:
1. Tác giả: sgk
2. Nội dung cơ bản:
- Vinh quang và cay đắng trong cuộc đời của Đốt x tôi ép xki.
- Cái chết của ép- xki, sự xót thương và khâm phục của nhân dân dành cho ông đồng thời là sự ảnh hưởng của ông đối với nước Nga.
 IV. Củng cố: GV Khái quát, nhấn mạnh các ý cơ bản được thể hiện trong bài học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận.
Tiết 12	Ngày soạn: 14/9/08
	Ngày giảng: 15/9/08
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hoàn thiện kỹ năng tóm tắt văn bản nghị luận, chú ý dùng từ diễn đạt chính xác nội 
 dung nguyên bản.
	- Biết vận dụng kỹ năng tóm tắt vào việc đọc- hiểu văn bản nghị luận và làm văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tóm tắt văn bản nghị luận.
3.Thái độ: Bồi dưỡng ý thức tự giác- độc lập, chủ động trong quá trình viết văn và đọc hiểu 
 các văn bản VH thuộc thể loại nghị luận.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- Các bài tóm tắt mẫu
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- ôn luyện- thực hành
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Muốn tóm tắt văn bản nghị luận cần thực hiện theo các bước như thế nào?
HS: Ôn lại lý thuyết và khái quát các bước tiến hành tóm tắt văn bản nghị luận.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Hoạt động 2
H: Văn bản “mấy ý nghĩ về thơ” có mấy luận điểm? Nêu những luận điểm cơ bản và tóm tắt lại văn bản?
GV: Gợi ý, định hướng, hướng dẫn HS tóm tắt dựa trên các luận điểm cơ bản
HS: Chuẩn bị cá nhân và tóm tắt bằng miệng ở tại lớp.
- Các ND cơ bản: có 3 nội dung
- Tóm tắt:
Tháng 9/1949, tai Việt Bắc mở hội nghị tranh luận vế văn nghệ với phương châm CM hóa về tư tưởng, quần chúng hóa về sinh hoạt và nêu cao sáng tác theo khuynh hướng hiện thực XHCN.
- Nguyễn Đình Thi trình bày ý kiến của mình qua bài viết: “Mấy ý nghĩ về thơ”. Có 3 nội dung cơ bản.
+ Một là đầu mối của thơ là tâm hồn con người. Trời xanh nên thơ nhưng chính lòng ta mang niềm vui. Mưa phùn buổi chiều gợi những câu thơ nhung nhớ. N-Đ-T kết luận làm thơ ấy là dùng lời thay cho trạng thái tâm lý, tâm hồn phải rung động. Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc.
+ Quan niệm thứ 2, làm thơ phải gắn liền với suy nghĩ. Nhà thơ đi giữa cuộc đời đón nhận mỗi cảnh ngộ, mỗi con người. Những hình ảnh trong thơ phải ở ngay giữa cuộc đời thực.
+ Đặc trưng thứ 3 của thơ là ngôn ngữ, ngôn ngữ trong thơ ngoài ý niệm còn có sức gợi.Kì diệu của ngôn ngữ thơ là nhịp điệu. Đó là nhạc thơ, đó là nhịp điệu của tâm hồn. Nguyễn Đình Thi khẳng định không có thơ tự do, thơ vần và thơ không vần, chỉ có thơ thực, thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ mà thôi. Một thời đại mới của NT bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới.
H: Văn bản “Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng” của Nguyễn Đăng Mạnh có mấy luận điểm chính? Có những luận cứ nào tiêu biểu? Hãy tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Tóm tắt hoàn chỉnh bằng văn bản (Viết thành văn bản )
I. Các bước tiến hành tóm tắt văn bản nghị luận:
- Đọc và nắm n/dung của văn bản (Chủ đề). 
- Xác định bố cục của văn bản (Xác định các ý cơ bản)
- Nắm được luận điểm chính và các luận cứ.
- Khi tóm tắt cần nhắc lại những luận điểm và ở mỗi luận điểm phải có những luận cứ chọn lọc, tiêu biểu và phải tạo được mối liên quan giữa các luận điểm.
II. Tóm tắt các văn bản cụ thể:
1. Tóm tắt văn bản “Mấy ý nghĩ về thơ” của Nguyễn Đình Thi:
- Có 3 nội dung cơ bản:
+ Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người
+ Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thực trong thơ.
+ Ngôn ngữ của thơ
- Tóm tắt:
2. Tóm tắt văn bản: “Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng” của Nguyễn Đăng Mạnh:
- Luận điểm 1: Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống, kết hợp tài, tâm, trí
+ Lí lẽ, dẫn chứng:
* Những dòng chữ đầy chi tiết
* Văn bản bám riết lấy cuộc đời
* Tài và tâm đặt lên hàng đầu.
- Luận điểm thứ 2: Trước CM, Nguyên Hồng đổ lên đầu nhân vật đủ tai họa
+ Lí lẽ và d/chứng:
* Tình cảm nhân đạo buộc nhà văn viết như vậy.
- Luận điểm thứ 3: Liên tưởng và so sánh Nguyên Hồng với Mác- xim Góc- ki.
- Luận điểm thứ 4: so sánh Nguyễn Tuân với Nguyên Hồng.
- Luận điểm thứ 5: Nguyên Hồng là người dễ xúc động.
- Luận điểm thứ 6: Qua trình sáng tác của Nguyên Hồng và vị trí của nhà văn.
 IV. Củng cố: HS nhắc lại các bước tiến hành tóm tắt văn bản nghị luận
 V. Dặn dò: Học bài- hoàn chỉnh phần tóm tắt- chuẩn bị: Tây Tiến của Quang Dũng.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao(7).doc