Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 61 đến 64

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 61 đến 64

QUÁ TRÌNH VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Nắm được khái niệm: Quá trình văn học và các quy luật của văn học

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích các kiến thức về lí luận văn học

3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nhận thức đúng về nguyên tắc và phương pháp đánh giá

 văn học.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về lí luận văn học

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- thảo luận- tổng hợp

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 12 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 61 đến 64", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 61	Ngày soạn: 9 /12/08
	Ngày giảng: 10/12/08
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	 - Nắm được khái niệm: Quá trình văn học và các quy luật của văn học
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích các kiến thức về lí luận văn học
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nhận thức đúng về nguyên tắc và phương pháp đánh giá
 văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về lí luận văn học
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận- tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích mối quanhệ giữa tư duy KH và nghệ thuật và giải 
 thích: Tư duy hệ thống nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Dẫn dắt
Văn học là 1 loại hình NT, một hình thái ý thức XH đặc thù, luôn vận động, biến chuyển. Diễn tiến của VH như 1 hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kì: cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, đương đại và trong đó có cả quá trình thay đổi về bản chất, chức năng văn học, ý thức VH, tiếp nhận VH và hình thức VH
H: Vậy, quá trình văn học là gì? Cho VD minh hoạ?
HS: Dựa vào sự dẫn dắt của GV và sgk để trình bày khái niệm, cho VD minh hoạ
GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh.
VH là 1 bộ phận của LSXH nên chỉ có thể lí giải QTVH bằng LSXH, tuy nhiên nó còn là 1 hiện tượng đặc thù vì vậy mà qtvh lại có quy luật riêng , hình thức tồn tại của nó như chữ viết, in ấn, giao lưu
H: Thông qua khái niệm này em thấy QTVH có những ý niệm nào cần giải thích? Hãy phân tích làm rõ?
HS: Làm việc cá nhân, giải thích
- QTVH vận động trong thời gian: chia ra các thời kì: Cổ đại, trung đại, hiện đại.., chia ra các giai đoạn VH (tuỳ thuộc vào Vh của mỗi dân tộc để chia ra các giai đoạn VH).
- Qua khái niệm này ta thấy: bản thân VH có 1 cấu trúc phức tạp
+ Mối quan hệ: tác phẩm với in ấn, tác phẩm với quá trình lưu giữ, truyền bá
+ Biến động của tiếp nhận văn học.
GV: Bổ sung, kết luận
- Quá trình vận động trong thời gian ấy chính là yếu tố LSXH của văn học: những bước ngoặt của qtvh không bao giờ trùng khít với bước ngoặt của LSXH nhưng mỗi bước ngoặt của LSXH thường được tác động trực tiếp tới đời sống VH vì vậy có thể chia VH ra các thời đại trong LS nhân loại, chính vì thế VH có LS riêng không bị đồng nhất vào LS chính trị, văn hoá 1 cách đơn giản.
- Cấu trúc phức tạp của VH chúnh là quy luật trong VH: trong q/trình nghiên cứu qtvh cho ta thấy sự xuất hiện của các hiện tượng VH như: tác giả VH, quan niệm VH, trào lưu, ý thức về đặc trưng về VH, các phong cách, phương pháp, các hình thức giao lưu, ảnh hưởng, tiếp nhậncác hiện tượng trên không tự nhiên sinh ra mà xuất hiện có quy luật trong qtvh.
H: Hãy nêu các quy luật cơ bản của VH?
HS: Làm việc cá nhân, nêu các quy luật
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Em hiểu thế nào về quy luật tiếp nhân, tác động của đời sống và lịch sử? Phân tích và cho VD minh hoạ?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Thảo luận nhóm 2 em, phân tích
* Quy luật 1: LSXH là yếu tố, điều kiện làm nên và thúc đẩy quá trình VH, vì vậy quá trình VH phải chịu sự chi phối của tiếp nhận và tác động của đời sống, của LS: “Thời đại nào văn học ấy”, không thể có VH tách rời thực tại
* VD:
- Cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm liên tiếp trong LS VN đã quy định tính chủ lưu của dòng: Văn học yêu nước.
- Cuộc chiến tranh của tập đoàn PK (cuối TK XVIII đầu TK XX) tác động đến ý thức cá nhân, quyền sống con người thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nhân đạo trong VH VN như: Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du
H: Thế nào là quy luật thừa kế và cách tân trong văn học? Cho VD để giải thích?
HS: Thảo luận nhóm 2 em, giải thích.
- Quá trình VH thường được đánh dấu bằng sự sáng tạo những giá trị NT- thẩm mỹ mới. Kế thừa và cách tân có mối quan hệ chặt chẽ vì những thành tựu của quá khứ luôn tạo ra những điểm xuất phát thuận lợi của những tìm tòi sáng tạo.
VD: Truyền Kiều của Nguyễn Du là sự kế thừa và sáng tạo Truyện Kiều của VH Trung Quốc., tạo nên một khởi điểm mới cho những sự sáng tạo kế tiếp..
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Phân tích quy luật giao lưu trong qtvh? Cho VD minh hoạ?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
- Giao lưu là điều tất yếu của VH, VH muốn phát triển phải cần đến giao lưu. Sức mạnh của nội lực phải cần đến yếu tố tích cực của ngoại lai, các yếu tố ngoại lai không thể đồng hoá hoặc triệt tiêu yếu tố nội lực, cả 2 tác động lẫn nhau làm cho q/trình phát triển của VH thêm phong phú
- VD: Quá trình giao lưu của VHVN với VHTQ, VHVN với VH Pháp
GV: Bổ sung, kết luận
Các quy luật tác động vào quá trình VH không phải theo con đường thẳng băng đơn giản. Chúng tạo thành một hệ thống, cũng tác động làm cho quá trình phát triển của VH thêm phong phú, đa dạng, nhiều vẽ.
I. Quá trình văn học:
1. Khái niệm: Quá trình văn học là gì?
- Là sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học. Nó phụ thuộc vào LSXH và tuân theo các quy luật.
- VD: VHDG, VHTĐ, VHHĐ, VHĐĐ
- Giải thích khái niệm:
+ Văn học vận động trong thời gian
+ Văn học có cấu trúc phức tạp.
2. Quy luật của quá trình văn học:
- Quy luật tiếp nhận, tác động của đời sống và lịch sử.
- Quy luật thừa kế và cách tân
- Quy luật giao lưu
 IV. Củng cố: Nắm chắc và hiểu khái niệm quá trình văn học. Phân tích được các quy luật 
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị phần 2 của bài học
 VI. Rút kinh nghiệm:
- Tiến hành tiến dạy đảm bảo thời gian.
- Dung lượng kiến thức vừa phải nhưng một số kiến thức HS khó hiểu.
- GV đã làm nổi bật và giải thích đầy đủ các thông tin liên quan, HS hứng thú, ham thích
Tiết 62	Ngày soạn: 11 /12/08
	Ngày giảng: 12/12/08
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	 - Nhận biết được các khái niệm trong quá trình văn học và phân biệt được sự khác 
 biệt và mối quan hệ của các vấn đề liên quan đến trào lưu và trường phái văn học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích các kiến thức về lí luận văn học
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nhận thức đúng về nguyên tắc và phương pháp đánh giá
 văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về lí luận văn học
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận- tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các quy luật của quá trình văn học? Cho VD minh hoạ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2
H: Khuynh hướng văn học là gì? Có những khuynh hướng VH nào chúng ta đã được tiếp cận?
GV; Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm khuynh hướng văn học để tiếp cận khái niệm và đặc điểm của trào lưu văn học.
- LSVH không diễn ra 1 cách êm đềm, bất cứ sự biến động nào của đ/sống cũng dễ dẫn đến các cọ xát về quan niệm sáng tác
- VD: Sự thay đổi cơ cấu XHVN những năm 30- 45 dẫn đến sự thay đổi về mặt nhận thức thẫm mỹ, làm nảy sinh một loạt các khuynh hướng sáng tác khác nhau: khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng siêu thực, khuynh hướng yêu nước- CM.
- Khuynh hướng là khời đầu của các trào lưu và trường phái và lí do cơ bản để xuất hiện khuynh hướng văn học là là sự xuất hiện của các đối tượng thẩm mỹ mới.
GV: Dẫn dắt: Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng có thể dẫn đến 2 trường hợp: giải thể khuynh hướng hoặc phát triển thành trào lưu VH
VD: Cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” đã hình thành nên các trào lưu văn học: Văn học hiện thực và văn học lãng mạn.
H: Vậy, trào lưu văn học là gì? Trên thế giới có những trào lưu văn học lớn nào?
HS: Dựa vào sự dẫn dắt của GV, phát biểu
- Nêu khái niệm
- VD: Các trào lưu VH trên TG
+ Trào lưu nhân văn chủ nghĩa (VH phục hưng TK XV, XVI ở Châu âu): đề cao con người, giải phóng cá tính chống lại tư tưởng giáo điều, hẹp hòi thời Trung Cổ có các TP: Rô- mê- ô và Ju- li-ét, Đôn ki hô tê
+ Trào lưu chủ nghĩa cổ điển ở Pháp TK XVII: chủ trương mô phỏng VH cổ đại, sáng tác theo quy tắc lí tính.
+ Trào lưu VH LM (TK XVIII- XIX): chủ trương phá bỏ giáo điều, đề cao sức tưởng, xây dựng hình tượng NT theo mong muốn chủ quan của nhà văn.
+ Trào lưu VH hiện thực (TK XIX) quan sát thực tế để s/tạo những bức tranh đời sống giàu chi tiết chân thực.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Trong quá trình VH khuynh hướng và trào lưu được sử dụng song song với nhau. Bở vì trào lưu hay khuynh hướng đều là 1 phong trào sáng tác theo 1 tư tưởng thẩm mỹ căn bản được nhiều nhà văn chuyển tải bằng tác phẩm NT.
H: Trường phái văn học xuất hiện khi nào? Em hãy nêu một số trường phái văn học mà em biết?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến và nêu các trường phái văn học.
- Trường phái văn học xuất hiện khi: cuộc đấu tranh giữa các trào lưu đã hình thành các trung tâm với những cương lĩnh sáng tác rõ rệt hoặc có người lĩhn xướng hoặc có người thủ lĩnh VC thì hình thành các trường phái văn học.
- VD: Trường phái siêu thực, trường phái đa đa, trường phái vị lai, trường phái tượng trưng
H: Em hiểu gì về các trường phái văn học ấy? Hãy trình bày sự hiểu biết của mình?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến theo năng lực và sự am hiểu
GV: Bổ sung, giảng rõ.
- CN đa đa: Xuất hiện ở Tây Âu ra đời và tồn tại từ 1916- 1922 do Trixtan Dâp khởi xướng (người BĨ) những người này mang tâm trạng bất bình với nền văn minh P/Tây đang khủng hoảng, lo âu cho số phận nhân loại bị đe doạ trức đại chiến TG I, vì vậy mà họ có nguyên tắc truyền bá thẩm mỹ hết sức huyền bí, đa hướng:họ gọi là chủ nghĩa phi lí, CN hư vô phản thẩm mỹ, cho nên tác phẩm của họ phần lớn là hỗn độn, bí hiểm
- Chủ nghĩa vị lai: Xuất hiện ở Châu Âu vào đầu TK XX, do Italia Marineti khởi xướng, đề xướng một số nguyên tắc NT: hướng về 1 nền NT độc đáo của tương lai, ca ngơi cuộc sống đô thị và sức mạnh của kỷ thuật, máy móc với tính năng phi nhân cách, phi đạo đức, vứt bỏ truyền thống, chống lại thị hiếu NT truyền thống, quan tâm hình thức không quan tâm nội dung, phủ nhận các chức năng của NT (GD- NT- TT TC)
H: Các trào lưu, trường phái VH trên TG đã có sự tác động vào VHVN như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, nhậ xét
GV: Bổ sung, kết luận
II. Các trào lưu và trường phái văn học:
1. Khuynh hướng văn học:
- Đó là sự nảy sinh các luồng tư tưởng- thẩm mỹ khác nhau, cọ xát với nhau trước nhu cầu tìm tòi, khám phá đối tượng thẩm mỹ.
- Khuynh hướng là mầm mống của các trào lưu và trường phái văn học, tuy nhiên khi các trào lưu, trường phái phát triển đến một lúc nào đó lại có thể phân chia thành những khuynh hướng VH khác nhau.
VD: Khuynh hướng VH lãng mạn trong VHVN xuất hiện đầu những năm 30, phát triển thành trào lưu đến 1943- 1945 rơi vào hỗn loạn, phân chia thành nhiều khuynh hướng cụ thể các khuynh hướng trong trào lưu VHLM 30- 45
+ Khuynh hướng xê dịch: ca ngợi đời sống giang hồ, kiêu bạc
+ Khuynh hướng truỵ lạc: dấn thân vào truỵ lạc, nâng truỵ lạc thành NT
+ Khuynh hướng quay về QK: lật tìm những câu chuyện xưa, chuyện cũ
2. Trào lưu văn học:
- Là sự tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gủi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực tạo thanhf một dòng sộng lớn trong đời sống VH dân tộc, ra đời và mất đi trong 1 khoảng thời gian nhất định.
3. Trường phái văn học:
* Là tập hợp một số nhà văn có chung một lí tưởng thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tạo của 1 nhà văn vĩ đại trong nhóm.
* Sự ảnh hưởng của các trào lưu và trường phái VH đối với VHVN: 
- VHLM 30- 45 với sáng tác của Nhóm Tự lực văn đoàn, phong trào thơ mới
- VH HTPP
- VH 45- 75
 IV. Củng cố: Quá trình văn học là sự vận động của VH có sự hình thành, thay đổi, phát triển qua các thời kì LS, có lS và quy luật phát triển riêng, được ghi nhận qua các trào lưu
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập- chuẩn bị: Luyện tập về hiện tượng trùng nghĩa
 VI. Rút kinh nghiệm:
	- Thực hiện tiết dạy đảm bảo thời gian
	- ND và lượng kiến thức phù hợp với HS.
Tiết 63	Ngày soạn: 11 /12/08
	Ngày giảng: 13/12/08
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH TRÁNH HIỆN TƯỢNG TRÙNG NGHĨA
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	 - Nhận biết được hiện tượng trùng nghĩa.
	 - Biết cách tránh hiện tượng trùng nghĩa khi nói và viết tiếng Việt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt và phân tích nghĩa của từ.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Các bài tập mẫu
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các quy luật của quá trình văn học? Cho VD minh hoạ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tậậi. 
a. Ánh nắng trùng nghĩa với mặt trời
b. - Ánh nắng mặt trời chiếu vào cửa sổ.
 - Ánh nắng, thứ ánh nắng gay gắt chiếu vào cửa sổ
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập
a. Năng lực trùng nghĩa với hạn chế
- Năng lực: đề cập tới khả nằn có sẳn
- Hạn chế: hàm nghĩa chỉ khả năng.
→ sửa lại: Cách sử dụng Tiếng Việt của HS chúng ta còn nhiều hạn chế.
b. Nhà thơ trẻ trùng nghĩa với thơ hiện đại ngày nay vì nhà thơ trẻ là hiện đại, hiện đại là trẻ
→ sửa lại: Lớp nhà thơ trẻ có nhiều đóng góp đáng ghi nhận.
c. Cổ thụ trùng nghĩa với lâu đời vì có sống và tồn tại lâu đời mới thành cổ thụ.
→ sửa lại: Sân trường rợp bóng mát những cây cổ thụ.
d. Chủ trương trìng nghĩa với lập lại vì chủ trương là cái mới mà lập lại cũng cái mới.
→ sửa lại: bỏ cụm từ chủ trương.
e. Công bố trùng nghĩa với công khai vì công bố là công khai rồi.
→ sửa lại: bỏ từ công khai
f. “Cố gắng” trùng nghiã với “dốc”
g. Quốc gia trùng nghĩa với nước bạn
k. “Hậu thư” trùng nghĩa với “cuối cùng”
l. “Nguyên nhân trùng nghĩa với “gây ra”
I. Bài tập 1:
a. Dựa vào cách dùng từ: ánh nắng, ánh năng mặt trời, ánh sáng mặt trời trong những câu trên hãy chỉ ra hiện tượng trùng nghĩa trong câu sau:
Ánh nắng mặt trời chói chang chiếu vào cửa sổ
b. Hãy diễn đạt lại ý câu (a) bằng những cách khác nhau theo những kiểu câu đã cho?
II. Bài tập 2: Xác định, phân tích hiện tượng trùng nghĩa trong những câu sau và diễn đạt lại các câu đó cho chính xác?
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh lại cách thức để tránh hiện tượng sử dụng từ bị trùng nghĩa.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Ôn tập học kì I.
 VI. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 64	Ngày soạn: 11 /12/08
	Ngày giảng: 13/12/08
ÔN TẬP VĂN HỌC HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Nắm được một cách hệ thống các kiến thức của văn học trong học kì I
	- Biết vận dụng kiến thưc để viết về lí luận văn học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát hệ thống hoá vấn đề VH.
3.Thái độ: Có ý thức đánh giá và nhận diện đầy đủ về VH Việt Nam
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK Văn học
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận- tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qua trình ôn tập
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX có mấy giai đoạn? Hoàn cảnh XH và Lịch sử của từng giai đoạn?
GV: Hướng dẫn, gợi ý 
HS: khái quát và hệ thống.
* Văn học VN phát triển theo 3 giai đoạn:
- 1945- 1975: phục vụ 2 cuộc k/c và xây dựng XHCN ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.
- 1975- 1985: đất nước giải phóng và thống nhất.
- 1986- 2000: ghi nhận sự đổi mới của văn học.
* Hoàn cảnh lịch sử: 
- Diễn ra cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng cam go, quyết liệt.
- Giao lưu với văn học với nước ngoài còn hạn chế. Sự tiếp xúc với VH TG qua 2 nước TQ và LXô (từ 1954- 1964, mười năm xây dựng XHCN ở miền Bắc, 1965- 1975 cả 2 miền thực hiện nhiệm vụ chiến lước đấu tranh, thống nhất nước nhà. 1975- 1985 văn học chưa có gì thay đổi, Thực sự đổi mới từ 1986 đến nay.)
H: Hãy giải thích và chứng minh 3 đặc điểm của văn học?
HS: Làm việc cá nhân, giải thích, chứng minh
* Nền Vh phục vụ CM, cổ vũ chiến đấu:
- Ra đời trong bảo táp của chiến tranh, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Đối tượng sáng tác, LL sáng tác, người thưởng thức hàng ngày, hàng giờ đối mặt với kẻ thù.
- Bản thân chức năng của văn hcọ là mang chức năng ca ngợi CM T8, phục vụ ca ngợi chiến đấu, ca ngợi thành tựu xây dựng XHCN ở miền Bắc, phục vụ chiến đấu ở miền Nam, xây dựng nhân vật, tiêu chuẩn đánh giá con người bằng tư cách công dân, tình cảm của con người phải đặt trong quan hệ cộng đồng.
* Nền Vh hướng về đại chúng:
- Quần chúng là người quyết định sự nghiệp CM, làm nên LS.
- Quần chúng là người thưởng thức, đối tượng sáng tác, cung cấp lực lượng sáng tác.
- Phục vụ sự đổi đời cho ND, giác ngộ họ.
* Nền Vh mang khuynh hướng sử thi lãng mạn:
- Ra đời trong đấu tranh giữ nước phải thể hiện tư tưởng yêu nước anh hùng, phải ghi lại những chặng đường LS.
- Một nền Vh đại chúng không phải là nền Vh của những số phận riêng lẽ mà của cả cộng đồng.
- Con người VN giàu đức hi sinh, luôn hướng tới tương lai, xây dựng niềm tin vững chắc, con người sống có lí tưởng, vượt lên trên thử thách, lập chiến công phi thường
GV: Bổ sung, giảng rõ bằng VD
H: Văn học giai đoạn này có những thành tựu gì? Hãy nêu và phân tích các thành tựu của VH?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Chuẩn bị cá nhân, nên các thành tựu và phân tích.
* Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ LS:
- Giành thắng lợi trong 2 cuộc k/c.
- Cỗ vũ tinh thần chiến đấu và tái hiện lại sự hi sinh của nhân dân
* Những đóng góp về mặt tư tưởng:
- Truyền thống yêu nước và anh hùng: viết về quê hương đất nước, ca ngợi những tấm gương anh hùng.
- Truyền thống nhân đạo:
- Diễn tả nổi khổ đau của cuộc đời cũ.
- PHát hiện những phẩm chát tốt đẹp khả năng Cm như: Vô chồng Aphủ, vợ nhặt, mùa lạc, TY gắn liền với CM: thơ Tố HỮu, Nguyễn Đình Thi
* Thành tựu về NT:
- Thể loại
- Phẩm chất thẩm mỹ
- Phong cách NT
H: Bên cạnh những thành tựu thì văn học thời kì này có những hạn chế nào?
HS: Chuẩn bị cá nhân, hệ thống lại các kiến thức cơ bản
- Hạn chế về ND: Thể hiện con người và cuộc sống đơn giản, xuôi chiều, công thức
+ Nói nhiều thuận lợi hơn khó khăn
+ Chiến thắng nhiều hơn thất bại
+ Thành tích nhiều hơn tổn thất
+ Hi sinh nhiều hơn hưởng thụ
+ Người anh hùng không thể có tâm lí phức tạp.
+ Con người chỉ có tính giai cấp không có tính nhân loại phổ biến.
- Hạn chế về nghệ thuật:
+ Yêu cầu về NT bị hạ thấp chỉ cần ND
+ Cá tính của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ, nhà văn không có điều kiện phát huy sở trường, lựa chọn đề tài.
GV: Bổ sung, giải thích nguyên nhân gây ra hạn chế của văn học.
- Hoàn cảnh chiến tranh
- Quan niệm đơn giản, văn học phản ánh hiện thực.
- Nhấn mạnh một chiều về chức năng giáo dục
H: Hãy xác định đối tượng và mục đích của bản Tuyên ngôn độc lập, từ đó phân tích, đánh giá hệ thống lập luận chặt chẽ. Và tính chiến đấu cao của bản tuyên ngôn?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Khái quát và hệ thống các kiến thức cơ bản.
* Đối tượng: 
- Quốc dân đồng bào nước Việt Nam.
- Nhân dân các nước trên TG.
- Đế quốc, thực dân.
* Mục đích:
- Tuyên bố, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, khai sinh ra nước VNDCCH
- Đấu tranh để bác bỏ luận điệu xuyên tạc của Pháp.
* Cách lập luận: TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực.
H: Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của 3 bài phê bình văn học?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
* Giống nhau: 
- Thể loại: Nghị luận văn học
- Điểm thống nhất: Dựa vào đặc trưng, quy loại của VHNT để xem xét đánh giá.
* Khác nhau: 
- Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng là thể loại chân dung văn học
- Mấy ý nghĩ về thơ: đề cập tới đặc trưng của thơ.
- Nguyễn Đình Chiểunhấn mạnh tư tưởng, tình cảm và thái độ của PVĐ đối với nhà thơ yêu nước.
I. Văn học Việt Nam:
1. Bài khái quát:
a. VHVN từ 1945- hết TK XX, gồm có 3 giai đoạn
- 1945- 1975
- 1975- 1985
- 1986- 2000
b. 3 đặc điểm của văn học:
- Nền Vh phục vụ Cm, cổ vũ chiến đấu
- Nền Vh hướng về đại chúng
- Nền Vh chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
c. Thành tựu của văn học:
- Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ LS
- Những đó góp về mặt tư tưởng
- Thành tựu về nghệ thuật
d. Hạn chế của văn học:
* Hạn chế về ND: Thể hiện con người và cuộc sống đơn giản, xuôi chiều, công thức.
* Hạn chế về NT: 
e. Những thành tựu của văn học sau 1975:
2. Tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập
- Đối tượng: 
- Mục đích:
- Cách lập luận
3. So sánh điểm giống nhau và khác nhau của 3 bài phê bình văn học: 
- NGuyễn Đình Chiểu..
- Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng
- mấy ý nghĩ về thơ.
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh, mục đích yêu cầu trong phần ôn tập 
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị phần ôn tập tiếp theo.
 VI. Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao(1).doc