Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 57 đến 60

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 57 đến 60

TƯ DUY HỆ THỐNG- NGUỒN SỨC SỐNG MỚI CỦA ĐỐI MỚI TƯ DUY

 (Phan Đình Diệu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.

 - Nắm được những đặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống- nhân tố cực kì cần thiết cho

 Công cuộc đổi mới tư duy đang được đặt ra cấp thiết hiện nay.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng

3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức phải biết tiếp thu những tinh hoa của tư duy truyền

 thống, tiếp thu những cái mới để phát triển đất nước.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 57 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57	Ngày soạn: 2 /12/08
	Ngày giảng: 3/12/08
TƯ DUY HỆ THỐNG- NGUỒN SỨC SỐNG MỚI CỦA ĐỐI MỚI TƯ DUY
 (Phan Đình Diệu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.
 	- Nắm được những đặc điểm chủ yếu của tư duy hệ thống- nhân tố cực kì cần thiết cho
 Công cuộc đổi mới tư duy đang được đặt ra cấp thiết hiện nay.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức phải biết tiếp thu những tinh hoa của tư duy truyền 
 thống, tiếp thu những cái mới để phát triển đất nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk- vở bài tập
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- thảo luận- tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Cô phi- An nan đã đưa ra những nhiệm vụ gì về chương trình phòng
 chống HIV/AIDS?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Phan Đình Diệu?
HS: Dựa vào phần tiểu dẫn, khái quát về tác giả.
GV: Nhận xét, bổ sung
- Giáo sư Tiến sĩ Phan Đình Diệu từng là phó viện trưởng Viện khoa học, đại biểu quốc hội, phó chủ tịch Hội đồng quốc tế về Toán học trong các nước phát triển, uỷ viên một số tạp chí khoa học trong và ngoài nước.
- Tư duy hệ thống- nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy là bài viết chú ý nhiều tới chính trị XH, văn hoá, khoa học trong tình hình hiện nay.
H: Bài báo ra đời trong bối cảnh nào? Nhằm mục đích gì?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
* Hoàn cảnh ra đời:
- Đảng CS VN khởi xướng phong trào đổi mới
- Tư duy cơ giới hết thời → thành tựu KH đã làm đảo lộn những quan niệm cũ
- Khi trình độ KH phát triển và nhận ra sự hạn chế của mình
- Xuất phát từ tấm lòng say mê và trách nhiệm của tác giả đối với KH.
* Mục đích:
- Khẳng định tư duy hệ thống nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy.
- Thấy được sự cần thiết phải đổi mới tư duy trong nhiều lĩnh vực KH TN, XH.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Hãy xác định chủ đề bài viết?
Hoạt động 2
H: Từ khi Đảng CSVN khởi xướng phong trào đổi mới đến nay, người ta rất hay dùng cụm từ “Đổi mới tư duy”, em hiểu như thế nào về cụm từ này?
HS: Làm việc cá nhân, trình bày khái niệm 
GV: Bổ sung, giảng rõ
- Tác giả Vũ Minh Khương bàn về ý nghĩa của đổi mới tư duy như sau:
“Khi mong muốn thành đạt hơn, đặc biệt để vượt qua 1 thách thức hoặc trắc trở, con người ta thường hành động theo một trong 3 mẫu thức sau:
1. Nỗ lực cao hơn về lượng (Thời gian, nguồn lực) nhưng giữ nguyên phương cách hành động và lối tư duy cũ.
2. Đưa ra phương cách hành động mới với nỗ lực cao hơn nhưng vẫn giữ nguyên về căn bản lối tư duy cũ.
3. Đổi mới tư duy trên cơ sở đó tìm thấy phương cách hành động mới và nguồn sinh lực mới, trên cơ sở đó có nỗ lực cao hơn hẳn về chất.”
- Trong thực tiễn thì con người thường dừng ở mẫu thức 1,2 còn mẫu thức 3 chỉ sử dụng khi thật khủng hoảng bế tắc, không còn có sự lựa chọn nào khác.
- Hành động theo mẫu thức 3 tức là đổi mới tư duy sâu sắc tìm ra được p/cách và sinh lực dồi dào cho những nỗ lực mới có ý nghĩa nền tảng và là bước đi then chốt tạo nên cục diện phát triển mới với những thuận lợi và thời cơ mà trước đó khó có thể hình dung được như ngạn ngữ P.Tây có câu: “Đổi mới tư duy- Đổi thay thế giới”
VD: Nước ta đổi mới tư duy thể hiện: Cơ cấu KT bao cấp của nhà nước chuyển sang cơ cấu KT thị trường.
H: Thế nào là tư duy hệ thống?
HS: Làm việc cá nhân, nêu khái niệm
Tư duy hệ thống là vận dụng những tư tưởng và thành tựu của KH hệ thống, đồng thời cũng tiếp thu những tinh hoa của các dòng tư duy truyền thống nhằm p/triển và hình thành một cách nhìn mới, từ đó có cách xử sự mới trước những phức tạp của TN và c/s XH.
GV: Khái quát lại bằng sơ đồ để HS có thể nắm bắt.
H: Ý tưởng chủ đạo của tư duy hệ thống là gì? Lấy VD chứng minh?
HS: Thảo luận nhóm 2 em, phát biểu ý kiến
a. NHìn vũ trụ trong một thể thống nhất
VD: Thời đại nào văn học ấy
XHPK có văn học TĐ
 Mọi vật đều thích ứng với môi trường sống
Con ếch sống ở những bè rau muống, màu da của nó màu xanh.
b. Cái toàn thể quyết định tính chất hoạt động của những cái riêng lẻ
VD: Sự bế tắc trong c/s và ảnh hưởng nền thi ca hiện đại P.Tây hình thành nên thơ ca LM 30- 45 chứ không phải nhà thơ quyết định sự hình thành của dòng thơ này.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Vậy, em hiểu thế nào là cái toàn thể? Cho VD minh hoạ?
HS: Toàn thể là một chỉnh thể thống nhất gồm các thành phần tương tác với nhau, qua sự tương tác ấy mà toàn thể có thuộc tính hợp trội.
VD: Thơ ca 30- 45 mang một nỗi buồn cô đơn, bế tắc, có sự đóng góp về nguồn mạch, cách cảm, ngôn ngữ của thi ca dân tộc đó là thuộc tính hợp trội
GV: Cái toàn thể bào giờ cũng lớn hơn cái tổng gộp của các thành phần, qua sự tương tác ấy mà tạo nên tính hợp trội của hệ thống.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Phan Đình Diệu (1936)
* Quê: Trung Lộc- Can Lộc- Hà Tĩnh.
* 1967 bảo vệ luận án về Toán, Lý tại Matx cơ va.
* Về nước, công tác tại Viện Khoa Học Việt Nam, tham gia giảng dạy tại nhiều Trường Đại Học ở Hà Nội.
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh sáng tác và mục đích:
b. Chủ đề: Khẳng định ưu thế của đổi mới tư duy trong việc tạo ra động lực mới cho việc đổi mới tư duy hiện nay.
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Khái niệm:
* Đổi mới tư duy: là tìm ra phương cách hành động mới và nguồn sinh lực mới trên cơ sở đó có nỗ lực cao hơn hẳn về chất.
* Thế nào là tư duy hệ thống:
Tinh hoa tư duy truyền thống
Thành tựu KH hệ thống
Tư duy hệ thống
Cách nhìn mới
Cách xử sự mới
2. Ý tưởng chủ đạo của tư duy hệ thống:
a. Nhìn vũ trụ như một thể thống nhất không tách rời.
b. Trong tự nhiên, trong XH các tính chất hoạt động của các t/phần riêng lẻ quyết định tính chất của cái toàn thể mà ngươch lại cái toàn thể quyết định tính chất hoạt động của những cái riêng lẻ
 IV. Củng cố: GV giảng rõ các khái niệm liên quan
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2
Tiết 58	Ngày soạn: 4 /12/08
	Ngày giảng: 5/12/08
TƯ DUY HỆ THỐNG- NGUỒN SỨC SỐNG MỚI CỦA ĐỐI MỚI TƯ DUY
 (Phan Đình Diệu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Đọc- hiểu nội dung bài viết
 	- Nắm được trình tự lập luận của 1 bài viết vừa mang tính cảm hứng khoa học, vừa 
 mang cảm hứng chính trị- xã hội rõ nét.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu văn bản nhật dụng
3.Thái độ: Giáo dục cho HS thấy được đổi mới tư duy là góp phần thay đổi đất nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- thảo luận- phân tích
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là tư duy hệ thống? Ý tưởng chủ đạo của tư duy hệ thống 
 là gì?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2
H: Hãy nêu những nét tiêu biểu của tư duy cơ giới cùng vận mệnh LS của nó?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
* Những nét tiêu biểu:
- Tư duy cơ giới q/niệm: tự nhiên như 1 bộ máy ta có thể nhận thức bằng phương pháp KH, bằng phép suy luận diễn dịch.
- Xét đoán SV- HT bằng quan hệ nhân quả tất định (tất cả các sự kiện trong vũ trụ đều là hệ quả từ 1 nguyên nhân nào đó theo những luật nhất định)
- Các q/hệ trong thực tế về các dạng đơn giản, có thể biểu diễn được bằng các p/trình tuyến tính với 1 số ít đại lượng.
- Tư duy cơ giới gắn liền với quan điểm phân tích.
* Vận mệnh LS:
- Bắt nguồn từ văn minh Hi Lạp cổ đại và phát triển mạnh mẽ vào TK XVII.
- Chiếm vị trí gần như tuyệt đối.
- Tư duy cơ giới tạo được nhiều thành tựu to lớn cho KH.
- Sang TK XX, tư duy cơ giới bất lực trước việc lí giải cho nhiều đối tượng phức tạp trong tự nhiên và XH
- Đi vào giai đoạn cáo chung.
GV: Giảng rõ qua các VD.
H: Em hiểu thế nào về sự cáo chung của tư duy cơ giới? Tư duy hệ thống có hoàn toàn loại bỏ tư duy cơ giới không? Hiện nay tư duy cơ giới còn có hiệu lực không?
HS: Thảo luận nhóm 2 em, cử đại diện trình bày
GV: Bổ sung, nhấn mạnh.
H: Đối tượng chính của khoa học hệ thống là gì? Làm thể nào để hiểu hệ thống ấy?
GV: Gợi ý 
HS: Làm việc cá nhân, giải thích
- Đối tượng: Các hệ thống phức tạp trong thiên nhiên và cuộc sống
- Để hiểu: khoa học + trực cảm, kinh nghiệm, sự mơ mộng, trí tưởng tượng để thấy được bản chất của SV- HT.
H: Tư duy KH và tư duy hệ thống có cần đến sự tưởng tượng và mơ mộng không? Vì sao? Tri thức và tưởng tượng có quan hệ như thế nào với nhau? Cho VD?
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm
HS: Hoạt động nhóm và tranh luận
VD: Định luật Ác- si- mét được khám phá với sự liên tưởng của nhà bác học Ác- si- mét khi đang nằm trong bồn tắm thấy nước nâng mình lên
- Cũng bằng liên tưởng Niu- tơn phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn khi quả táo rơ xuống
II. Đọc- hiểu chi tiết (Tiếp theo)
3. Tư duy cơ giới:
* Những nét tiêu biểu
- Nhận thức về tự nhiên bằng PP KH và phép suy luận diễn dịch.
- Xét đoán SV- HT trong các q/ hệ nhân quả của tất định.
- Quy giản thực tế.
- Để hiểu toàn thể phải hiểu chi tiết từng thành phần.
* Vận mệnh LS.
* Cáo chung: không có nghĩa là chết hoàn toàn hay bị đào thải, vứt bỏ mà cáo chung ở đây là mất vị trí độc tôn, toàn trị để trở về với khu vực thích hợp của mình trong lĩnh vực KH.
4. Đối tượng chính của khoa học hệ thống:
→ Đối tượng chính của KH hệ thống là các hệ thống phức tạp trong thiên nhiên và cuộc sống
5. Mối quan hệ giữa khoa học và nghệ thuật:
- Tư duy KH và tư duy hệ thống cần đến yếu tố tưởng tượng.
- Vì càng nhiều tri thức thì càng có thêm nhiều trí tưởng tượng và ngược lại có nhiều trí tưởng tượng thì có nhiều sáng tạo NT bất ngờ
Þ KH và NT có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, nâng cao năng lực của nhau.
 IV. Củng cố: Tại sao nói tư duy hệ thống, nguồn sức sống mới của đổi mới tư duy?
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị: Luyện tập p/c ngôn ngữ KH
 VI. Rút kinh nghiệm: Bài học khó, vì kiến thức tự nhiên nhiều, sách hướng dẫn không hướng dẫn cụ thể nói chung chung rất khó thiết kế bài học, phần chú giải rất ít, ND bài học không phù hợp vơis HS ban C.
Tiết 59	Ngày soạn: 7 /12/08
	Ngày giảng: 8/12/08
LUYỆN TẬP PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Nắm vững kiến thức về phong cách ngôn ngữ khoa học.
	- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ khoa học vào việc đọc- hiểu văn 
 bản và làm văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói và viết đúng phong cách ngôn ngữ.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- các bài tập
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phong cách ngôn ngữ KH là gì? Nêu đặc trưng và cách thức sử dụng
 phương tiện ngôn ngữ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Hãy tìm và chép lại những thuật ngữ ngôn ngữ học có trong bài: Phong cách khoa học?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập.
H: Hãy giải thích các khái niệm sau bằng câu có từ là?
HS: Thảo luận, giải bài tập
GV: Nhận xét, hoàn thiện bài tập
H: Cho biết mỗi phần trích sau đây thuộc loại phong cách ngôn ngữ nào? Vì sao?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập
GV: Nhận xét, giảng rõ
* Cây chuối a: P/C nghệ thuật
→ định nghĩa cây chuối qua p/c NT
- Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
→ trạng thái phát triển của cây chuối. sự phát triển theo cấp số nhân bởi cuộc bén duyên của 2 yêu tố: mùa xuân và sức sống
- Đầy buồng là, mầu thâu đêm
→ đặc điểm cây chuối: cây có buồng, buồng lạ: nhiều buồng, mầu thâu đêm: toả hương ngào ngạt suốt đêm, từ buồng có nhiều cách nghĩ
- Tình thư một bức phong còn kín
 Gió nơi đâu gượng mở xem
→ đặc tả cây chuối: non nớt, cuộn tròn, e ấp
H: Diễn đạt đoạn văn theo p/c ngôn ngữ KH? Và cho biết điểm khác nhau giữa P/C KH và P/C NT qua đoạn trích?
GV: Hướng dẫn
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập
1. Bài tập I:
- Khoa học công nghệ, chuyên sâu (Công trình nghiên cứu, chuyên luận, luận án)
- Giáo khoa (giáo trình, sgk)
- Phổ cập, thuyết trình, hội thảo, khái quát
2. Bài tập II:
* Truyện cười: là truyện kể ngắn về những hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống.
* Truyện ngụ ngôn là truyện kể trong đó các nhân vật chủ yếu là động vật, đồ vật ngụ ý nêu lên những kinh nghiệm sống, những bài học luân lí, triết lí.
* Truyện cổ tích là truyện kể lại cuộc đời và số phận bất hạnh của con người. Từ đó nêu lên quan niệm về đạo đức hoặc mơ ước của nhân dân.
3. Bài tập IV:
* Bài thơ: Cây chuối thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
* Cây chuối phần trích b thuộc phong cách ngôn ngưc KH.
* Thời tiết ở phần trích c: phong cách KH
* Thời tiết ở phần trích d: phong cách nghệ thuật.
* Vì: Cách sử dụng phương tiện ngôn ngưc được sử dụng khác nhau.
4. Bài tập 5:
a. Diễn đạt thành văn bản KH:
Sông Đà bắt nguồn từ huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam Trung Quốc, chảy qua vùng núi hiển trở rồi đõ vào VIệt Nam, đến ngã ba Trung Hà là 500 km. Toàn bộ sông Đà dài 883 km chảy qua 2 nước Việt Nam và Trung Quốc.
b. Nhận xét:
- Văn bản NT giàu hình ảnh, có sắc thái tu từ
- Văn bản KH không mang những đặc điểm trên
 IV. Củng cố: GV cho HS nhắc lại các đặc trưng và cách thức sử dụng p/ tiện ngôn ngữ của 
 PCKH.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập 3- chuẩn bị: Quá trình văn học
 VI. Rút kinh nghiệm:
	- Thực hiện tiết dạy đảm bảo thời gian
	- HS nâng cao được kỹ năng về PCKH.
Tiết 60	Ngày soạn: 9 /12/08
	Ngày giảng: 10/12/08
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Nắm được đặc điểm và các yêu cầu của đề văn ở bài viết số 3
	- Biết cách phân tích đề văn nghị luận về 1 nhận định
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức tự nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm những ưu và 
 nhược điểm qua bài viết.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- bài làm của HS
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk- lập dàn ý cho đề ra
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- lập dàn ý- nhận xét, đánh giá
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ trả bài.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Ghi đề lên bảng
 Đề bài:
Câu 1 (2 điểm): Hãy phân tích phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân?
Câu 2 (8 điểm): Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình -chính trị. Hãy giải thích và chứng minh khái niệm trên bằng sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích đề
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Lập dàn ý cho đề ra
GV: Phân tích rõ các luận điểm
* Luận điểm 1:
 - Trữ tình: là bộc lộ trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc nghĩa là con người cảm thấy qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan đối với TG và nhân sinh. Mặt khác cái tôi trữ tình luôn cảm xúc trước thực tại trên tư cách phổ quát, động chạm tới những vấn đề chung của tồn tại con người (cái chết, Ty, nỗi buồn, lẽ sống) cho nên trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người.
- Chính trị là những khái niệm khô khan được thể hiện dưới hình thức những câu khẩu hiệu mang tính cổ vũ, kêu gọi. Các khái niệm đó tưởng như không có gì là thơ cả.
 VD: Dầu Tk XX thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
 Tố Hữa vừa kế thừa truyền thống vừa nâng đỡ thơ trữ tình chính trị lên một trình độ NT cao hơn. TH đã mang đến cho thơ ca CM một tiếng nói trữ tình với cảm xúc của 1 cái tôi hoàn toàn mới mẻ như Xuân Diệu nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình 
* Luận điểm 2:
- Tố Hữu quan niệm: “Thơ là tiếng nói đồng y, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn”
 - Nhân vật trữ tình trong thơ TH có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, với nhân dân, với cộng đồng.
 - Cảm hứng chủ đạo trong thơ TH là cảm hứng LS, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư, chính vì vậy, cái tôi trữ tình trong thơ TH trước hết là cái tôi chiến sĩ (Từ ấy), cái tôi ấy hoá thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc qua các thời kì LS khác nhau như: Bà má hậu Giang, Lươm, Chị Trần Thị Lý, mẹ Suốt, anh giải phóng quân, anh Nguyễn văn Trỗi
 - Thơ TH tập trung vào những chủ đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn
* Luận điểm 3:
- Xuất phát từ quê hương và gia đình
 - Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc.
 - Lối ngắt nhịp tự nhiên, êm nhẹ
Hoạt động 3
HS: Tự nhận xét bài làm
GV: Nhận xét
1. Kiến thức:
- Ưu điểm: 
+ Đa số các em đều hoàn thành tốt nội dung của câu 3, phân tích tốt đặc điểm NT của Nguyễn Tuân
+ Một số bài chuyển tải khá sâu bút pháp NT của NT như: Nhàn, Thanh Thanh, H. Long
+ Một số em đã đi sâu giải thích và chứng minh tốt đặc điểm thơ của Tố Hữu như: lệ Hương, Thuỳ Trang, Cẩm Vân
- Nhược điểm:
+ Một số em nắm bắt nội dung của đề bài còn mơ hồ, chưa chuyển tải được các ý trong ND từng câu, kiến thức còn nông cạn, chưa chính xác như: X. Thành, Ngọc, X.Toàn, Hạnh
+ Một số bài chưa nắm bắt được nội dung cần nghị luận
2. Kỹ năng:
- Dùng từ, đặt câu:
+ Một số em đã có sự sáng tạo, biết chon lọc, gọt giũa câu từ trong quá trình viết văn
+ Đa số cách viết câu, dùng từ còn vụng về, nghèo nàn, vay mượn thiếu sáng tạo, chưa trong sáng
- Lỗi chính tả: còn tồn tại: Lớp 12C2 còn tồn tại nhiều.
- Lỗi diễn đạt: 
+ Một số em có hành văn trong sáng trôi chảy, lôi cuốn như: Nhàn, Trang, H. Long, 
+ Một số em hành văn còn lũng cũng, diễn đạt lộn xộn
3. Hình thức:
- Đa số các em tiến hành đảm bảo bố cục của bài văn nghị luận, chữ đẹp, sạch sẽ, rõ ràng
- bên cạnh đó 1 số em còn cẩu thả, chưa chú trọng về chữ nghĩa, chưa rèn luyện chữ viết.
I. Tìm hiểu đề:
* Câu 1: Phân tích phong cách của 1 nhà văn
* Câu 2:
- Kiểu bài: Giải thích- chứng minh
- Nội dung nghị luận: Khuynh hướng trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu
- Phạm vi DC: sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.
II. Lập dàn ý:
Câu 1: cần phân tích được.
	- Nói được cái Ngông trong VC của Nguyễn Tuân
	- Cái tài hoa và uyên bác
	Câu 2: dàn ý cơ bản
a. Mở bài:
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Ở Tố Hữu có 2 con người hài hoà, thống nhất: nhà thơ- nhà chính trị.
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị.
b. Thân bài: 
* Trữ tình, chính trị và thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu:
* Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu:
* Giọng thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu: giọng tâm tình, ngọt ngào.
* Khi nói đến đời tư cá nhân TH luôn gắn với Nd chính trị.
c. Kết bài: 
- Tố Hữu đã đem vào thơ CM một tiếng nói trữ tình với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt.
- Tố Hữu đã kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca yêu nước của dân tộc và phát triển trong thời đại mới 
III. Nhận xét bài làm của HS:
1. HS tự nhận xét bài làm
2. GV nhận xét:
* Kiến thức
* Kỹ năng
* Hình thức
3. Đọc 1 số bài làm của HS:
 IV. Củng cố: Phát bài- vào điểm
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Quá trình văn học.
 VI. Rút kinh nghiệm:
- Đề bài ở mức độ TB song năng lực HS còn có sự chênh lệch nên kết quả chưa đồng đều.
- Đề bài đã phát huy được năng lực phân tích tổng hợp nhưng HS còn lúng túng trong các thao tác.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao.doc