Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Mô hình cấu trúc bên trong bài văn – Cơ chế thâm nhập tác phẩm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Mô hình cấu trúc bên trong bài văn – Cơ chế thâm nhập tác phẩm

I. Đặt vấn đề:

• Dẫn dắt: cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của tác giả, xuất xứ tác phẩm.

 Nếu quên những chi tiết trên thì dùng những vấn đề có liên quan đến đề bài để dẫn dắt: dùng câu tục ngữ, danh ngôn, lời nhận định, một ý kiến, một câu thơ, một chi tiết truyên có liên quan để dẫn dắt.

• Luận đề: vấn đề căn bản mà đề bài yêu cầu giải quyết.

• Câu chuyển đoạn

II. Giải quyết vấn đề:

Giả sử đề bài yêu cầu giải quyết có 4 ý, thì bài văn có ít nhất 7 đoạn:

 Đoạn 1: Mở bài

 Đoạn 2-5: Dẫn dắt giới thiệu từng ý (1, 2, 3, 4), triển khai ý thành những ý nhỏ, dẫn chứng, phân tích dẫn chứng  khẳng định ý 1, 2, 3, 4

 Đoạn 6: Liên hệ mở rộng (so sánh với tác phẩm khác có liên quan để làm nổi bật vấn đề cần giải quyết)

 Đoạn 7: Kết luận

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 - Mô hình cấu trúc bên trong bài văn – Cơ chế thâm nhập tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề:
Dẫn dắt: cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật của tác giả, xuất xứ tác phẩm.
Nếu quên những chi tiết trên thì dùng những vấn đề có liên quan đến đề bài để dẫn dắt: dùng câu tục ngữ, danh ngôn, lời nhận định, một ý kiến, một câu thơ, một chi tiết truyên có liên quan để dẫn dắt.
Luận đề: vấn đề căn bản mà đề bài yêu cầu giải quyết.
Câu chuyển đoạn
II. Giải quyết vấn đề:
Giả sử đề bài yêu cầu giải quyết có 4 ý, thì bài văn có ít nhất 7 đoạn:
Đoạn 1: Mở bài
Đoạn 2-5: Dẫn dắt giới thiệu từng ý (1, 2, 3, 4), triển khai ý thành những ý nhỏ, dẫn chứng, phân tích dẫn chứng ð khẳng định ý 1, 2, 3, 4
Đoạn 6: Liên hệ mở rộng (so sánh với tác phẩm khác có liên quan để làm nổi bật vấn đề cần giải quyết)
Đoạn 7: Kết luận
III. Kết thúc vấn đề: có 2 yếu tố
Khẳng định lại vấn đề cơ bản đã giải quyết.
Phát biểu cảm nghỉ về vấn đề đã giải quyết.
Xác định hiện thực khách quan tác động lên tác phẩm à tạo nên tác phẩm.
Xác định các chi tiết, sự kiện cốt truyện
Xác định kết cấu (cấu tứ trong tác phẩm) sự kết nối giữa các phần của tác phẩm.
Xác định nội dung quan niệm của tác giả qua tác phẩm.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT Ý (HAY 1 ĐOẠN) TRONG TÁC PHẨM
I. Cách xác định luận đề:
Là tên ý cần phân tích.
Là tên ý trong đề bài được suy rộng ra.
II. Luận điểm
Những ý nhỏ (chi tiết) trong ý hay đoạn mà đề bài yêu cầu giải quyết.
III. Cách làm cụ thể: (chỉ nói ở phần giải quyết vấn đề)
Có 3 trường hợp
1. Ý (đoạn) ở đầu tác phẩm
Những ý (đoạn) đầu ở phần giải quyết vấn đề: phân tích lần lượt những chi tiết trong ý (đoạn) thành những đoạn.
Ý (đoạn) kế tiếp: nêu tóm tắt.
Đoạn liên hệ mở rộng: với những tác phẩm liên quan.
2. Ý (đoạn) ở giữa tác phẩm:
Ý (đoạn) đầu: nêu tóm tắt
Ý (đoạn) đề bài yêu cầu giải quyết: phân tích lần lượt những chi tiết trong ý (đoạn) thành những đoạn.
Ý (đoạn) kế tiếp: nêu tóm tắt
Đoạn liên hệ mở rộng: với những tác phẩm liên quan.
3. Ý (đoạn) ở cuối tác phẩm:
Ý (đoạn) đầu: nêu tóm tắt
Ý (đoạn) đề bài yêu cầu giải quyết: phân tích lần lượt những chi tiết trong ý (đoạn) thành những đoạn.
NHỮNG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
I. Kiểu bài giải thích
 1. Mục đích: giúp người đọc hiểu vấn đề trong đề bài
 2. Cách làm: (phần giải quyết vấn đề) gồm 3 bước
 B1: Giải thích những từ ngữ quan trọng để tìm ý từng phần, giải thích mối quan hệ giữa các phần để tìm ý bao quát.
 B2: Giải thích tại sao nói như vậy
 B3: Vấn đề có tác dụng, ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và xã hội.
II. Kiểu bài chứng minh
 1. Mục đích: giúp người đọc hiểu à tin vấn đề mà đề bài yêu cầu.
 2. Cách làm: (phần giải quyết vấn đề)
Đoạn đầu: giải thích như B1 của kiểu bài giải thích.
Những đoạn sau: lần lượt dùng lý lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho những ý đã giải thích.
Trường hợp nghị luận xã hội (NLXH) : lý lẽ, dẫn chứng là những thực tế trong cuộc sống, thực tế bản thân, nghề nghiệp
Trường hợp nghị luận văn học (NLVH): trong tác phẩm văn học mà đề bài cho phép; từ cuộc đời, sự nghiệp, quan điểm sáng tác của tác giả mà đề bài cho phép; lời nhận định câu nói của các nhà hiền triết, nhà phê bình văn học có liên quan đến đề bài.
III. Kiểu bài bình luận
1. Mục đích: giúp người đọc hiểu à tin à tán thành (và hành động) như người viết.
2. Cách làm: (phần giải quyết vấn đề)
Đoạn giải thích: giải thích như B1 của kiểu bài giải thích.
Những đoạn chứng minh cho những ý đã giải thích.
Bàn bạc đánh giá vấn đề:
Vấn đề đó đúng – sai; tốt – xấu; hoặc đúng – sai, tốt – xấu trong trường hợp nào, mức độ nào?
Nếu vấn đề đó đúng – tốt thì bản thân, xã hội có thái độ như thế nào?
Nếu vấn đề đó sai – xấu, hạn chế - tiêu cực thì bản thân, xã hội có thái độ, trách nhiệm như thế nào?
Ý của vấn đề ở đề bài?
KIỂU BÀI BÌNH GIẢNG
I. Khái niệm: là kiểu bài phân tích đặc biệt.
II. Những trường hợp được xem là bình giảng
Phân tích bổ dọc tác phẩm.
Những nhãn tự, từ thần, tình huống truyện, tựa đề, những khoảng trống khoảng trắng, những hình ảnh, hình tượng khác thường trong tác phẩm được phân tích.
Phân tích từng ý có liên hệ mở rộng.
III. Cách làm cụ thể
1. Đặt vấn đề: dẫn dắt vào bài bằng cách gián tiếp.
2. Giải quyết vấn đề:
Trường hợp phân tích bổ dọc tác phẩm: chọn những ý xuyên suốt tác phẩm để phân tích.
Trường hợp bình giảng nhãn tự, từ thần, tình huống truyện, tựa đề, những khoảng trống khoảng trắng, những hình ảnh, hình tượng khác thường trong tác phẩm thì giảng trước bình sau.
Trường hợp từng ý có liên hệ mở rộng. 

Tài liệu đính kèm:

  • docMo hinh cau truc, co che tham nhap 1 bai van.doc