Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 49 đến 52

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 49 đến 52

NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC

 (Trần Đình Hượu)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát vài nét về tác giả- tác phẩm

 - Nắm được khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc và luận điểm 1 trong đoạn trích.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại nghị luận văn học.

3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức biết giữ gìn và bảo vệ, tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK bản sắc văn hoá của dân tộc.

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích-tổng hợp

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 12 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 49 đến 52", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49	Ngày soạn: 16/11/08
	Ngày giảng: 17/11/08
NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC
 (Trần Đình Hượu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát vài nét về tác giả- tác phẩm
	- Nắm được khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc và luận điểm 1 trong đoạn trích.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại nghị luận văn học.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức biết giữ gìn và bảo vệ, tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK bản sắc văn hoá của dân tộc.
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Vẽ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả ntn?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào sgk, giới thiệu vài nét về tác giả Trần Đình Hượu?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Em hãy giới thiệu một vài nét về nhan đề của đoạn trích và chia bố cục cho tác phẩm?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Nhan đề do nhà soạn sách đặt, dựa vào cách diễn đạt khá thận trọng của TĐH ở phần đầu bài tiểu luận
- Bố cục: có 4 phần theo sự phân chia ở sgk
Hoạt động 2
H: Em hiểu như thế nào về khái niệm bản sắc văn hoá dân tộc?
GV: Gợi mở
Trong đoạn trích khái niệm này tương đồng với khái niệm: Đặc sắc văn hoá dân tộc và có mối liên hệ chặt chẻ với các khái niệm: Vốn văn hoá dân tộc, thiên hướng văn hoá dân tộc, tinh thần chung văn hoá dân tộc, cách diễn đạt của tác giả không cố định và không cứng nhắc, đôi lúc ta thấy tác giả chỉ dùng cachs viết đơn giản: bản sắc dân tộc
Song, dù là cách viết nào thì nó cũng chứa đựng, bao hàm khái niệm: Bản sắc văn hoá dân tộc, là cái giúp khu biệt văn hoá của dân tộc này với văn hoá của dân tộc khác.
HS: Dựa vào sự gợi mở của GV để trình bày khái niệm
- Đối chiếu, khu biệt giữa văn hoá dân tộc này vớ văn hoá của dân tộc khác
- Là kết tinh thành quả, tổng hợp của quá trình sáng tạo, tiếp xúc cái vốn riêng của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài
- Vừa có mặt ổn định, vừa có mặt biến đổi, hai vấn đề này không đối lập mà tạo tiền đề cho nhau
H: Phần 1: từ đoạn nào đến đoạn nào? Vai trò của vấn đề tìm hiểu bản sắc văn hoá của dân tộc?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu theo sự am hiệu của cá nhân về vấn đề bản sắc văn hoá
GV: Bổ sung, nhấn mạnh tính thời sự của vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra trong nhiều lĩnh vực hiện nay, bản sắc văn hoá dân tộc trở thành một vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của toàn XH, bới vì giao lưu hội nhập vừa là cơ hội tiếp thu học hỏi giá trị của nhiều nền văn hoá trên TG, vừa là để d/tộc mình nhìn lại mình, soi xét toàn bộ vốn liếng của mình, nhăm xây dựng và phát triển văn hoá dân tộc phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. không hiểu biết thấu đáo bản sắc văn hoá của dân tộc sẽ có nguy cơ đáng mất truyền thốngvậy nên ngay từ đầu bài tiểu lụân TĐH đã nói rõ tính thời sự của việc nghiên cúư văn hoá dân tộc, không chỉ 1 lĩnh vực nghiên cứu mà nhiều lĩnh vực
GV: Vho Hs đọc lại đoạn: Giữa các dân tộckích thích đô thị
H: Xác định luận điểm chính của đoạn và cho biết tác giả đã sử dụng những luận cưd nào để làm rõ luận điểm nói trên? Hãy phân tích làm rõ?
HS: Làm việc cá nhân, nêu luận điểm và phân tích
- Nêu luận điểm:
- Chứng minh:
+ Kho tàng thần thoại không phú
+ Tôn giáo triết học đều không phát triển
+ Không có ngành khoa học kỷ thuật nào phát triển có truyền thống.
+ Rất yêu chuộng thơ ca nhưng không ai nghĩ sự nghiệp của mình là ở thơ ca.
- Nguyên nhân: văn hoá của ta là Vhoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đời sống đô thị.
GV: Nhận xét, giảng rõ
Đây là cái nhìn mạnh dạn của tác giả, không ca tụng một chiều mà dựa vào khoa học để phát biểu.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Trần Đình Hượu (1928- 1995)
* Quê: Thanh Chương- Nghệ An
* 1963- 1993 giảng dạy tại trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội.
→ chuyên nghiên cứu LS tư tưởng và văn học VN trung đại và VHVN đầu TK XX đến năm 1930.
* Tác phẩm: sgk
2. Văn bản:
a. Nhan đề: Do nhà soạn sách đặt.
b. Bố cục: có 4 phần.
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Khái niệm: bản sắc văn hoá dân tộc là gì?
* Bản sắc văn hoá dân tộc là cái giúp khu biệt văn hoá của dân tộc này với văn hoá của dân tộc khác, là một hiện tượng kết tinh, là thành quả tổng hợp một quá trình sáng tạo, tiếp xúc văn hoá, nhào trộn cái vốn có, riêng có của dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài, vừa có mặt ổn định, vừa có mặt biến đổi.
2. Nội dung của văn bản:
a. Phần 1: từ đầu đến gần gũi với nó
→ có tính chất đặt vấn đề.
b. Phần 2:
* Nhìn vào nền văn hoá của nước ta:
- Luận điểm cơ bản: Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá chúng ta đồ sộ có những cống hiến lớn cho nhân loại hay có những đặc sắc nổi bật.
- Chứng minh
- Nguyên nhân:
 IV. Củng cố: Nêu vài trò của việc nghiên cứu bản sắc văn hoá của dân tộc.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2
 VI. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 50	Ngày soạn: 17/11/08
	Ngày giảng: 21/11/08
NHÌN VỀ VỐN VĂN HOÁ DÂN TỘC
 (Trần Đình Hượu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nắm được đặc thù của vốn văn hoâ Việt Nam được nêu trong bài viết để phát huy 
 trong thời đại hội nhập.
	- Thấy được cách trình bày rõ ràng, sắc sảo có căn cứ về những vấn đề lớn của văn hoá 
 Việt Nam
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại nghị luận văn học.
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức biết giữ gìn và bảo vệ, tự hào về bản sắc văn hoá của dân tộc
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK bản sắc văn hoá của dân tộc.
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phần 1 của bài tiểu luận, tác giả bàn về vấn đề gì?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Gọi HS đọc sgk “Người Việt Namnhiều bất trắc”
H: Xác định luận điểm chính của đoạn văn và tìm những dẫn chứng cụ thể trong đ/sống văn học để làm sáng tỏ luận điểm nói trên?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Luận điểm chính: “cái đẹp vừa ý là xinh, là khéocó quy mô vừa phải”
- Chứng minh:
+ Việt Nam không có công trình kiến trúc đồ sộ như Kim Tự Tháp (Ai Cập), Vạn Lí Trường Thành (Trung Quốc), Ăng- ko- Vát (Thái Lan).chùa Một Cột- một biểu tượng của văn hoá Việt Nam- có quy mô rất nhỏ.
+ Chiếc áo dài rất được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng có vẽ đẹp nền nã, dịu dàng, thướt tha.
+ Nhiều câu tục ngữ khi nói về kinh nghiệm sống, ứng xử rất đề cao sự hợp lí, hợp tình: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”; “Ở sao cho vừa lòng người- Ở rộng người cười, ở hẹp người chê”; “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
GV: Giảng rõ mối liên hệ giữa các dẫn chứng để làm rõ nhằm tránh hiện tượng mơ hồ
H: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
GV: Gợi ý
HS: Kết luận
H: Kết luận quan trọng của tác giả về tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là gì? Nêu suy nghĩ của em về kết luận trên?
HS: Khái quát, phân tích
GV: Bổ sung, kết luận, giảng rõ
H: Nhìn toàn bộ đoạn trích, cách lập luận của tác giả có gì mâu thuẩn không? Vì sao?
HS: Làm việc cá nhân, nhận xét
- Cách lập luận không mâu thuẩn
- Vì: 
+ Nêu những điểm không đặc sắc không phải là chê
+ Khẳng định người VN có nền văn hoá của mình không phải là khen.
GV: Bổ sung, khẳng định
Tìm ra nét riêng của văn hoá VN không nhất thiết phải gắn liền với sự khen, ta có thế nào nói thế ấy, đây là phương châm nghiên cứu bản sắc văn hoá dân tộc.
H: Người VN có nền văn hoá riêng ở điểm nào?
HS: Nền văn hoá riêng của người VN tập trung ở 6 chữ: thiết thực, linh hoạt, dung hoà
- Có lối sống riêng
- Quan niệm sống riêng
- Có khả năng chiếm lĩnh và đồng hoá những tinh hoa văn hoá bên ngoài.
GV: Bổ sung, kết luận bài học
* Đặc điểm của văn hoá Việt Nam:
- Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéotóm lại ở mấy từ sau: cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
→ không nhằm vào sự vĩnh viễn mà coi trọng thế hơn lực, quý sự kín đáo hơn phô trương, hoà đồng hơn sự rạch ròi cá nhân.
- Đó là kết quả của sự ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn
- Cách lập luận: bằng lời lẽ giản dị, thể hiện tình cảm chân thành, tư tưởng đầy tự tin → tái hiện đầy đủ bản sắc văn hoá Việt Nam.
* Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam: 
Là thiết thực, linh hoạt, dung hoà
- Cách lập luận: không mâu thuẩn
 IV. Củng cố: GV cho HS khái quát những ý chính của bài học
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học.
 VI. Rút kinh nghiệm: 
.
Tiết 51	Ngày soạn: 23/11/08
	Ngày giảng: 24/11/08
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nắm được đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách 
 ngôn ngữ khoa học.
	- Biết vận dụng kiến thức về p/c ngôn ngữ KH vào việc đọc- hiểu văn bản và làm văn
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học
3.Thái độ: Có ý thức sử dụng ngôn ngữ đúng phông cách.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- VD minh hoạ
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phong cách văn học là gì? Nhữmg biểu hiện của phong cách văn học?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Phong cách ngôn ngữ khoa học là gì? đối tượng chủ yếu trong phong cách ngôn ngữ khoa học là những ai?
HS: Dựa vào sgk và sự am hiểu của cá nhân để trình bày?
GV: Bổ sung, giảng rõ
- Hay nói cách khác PCKH dùng để x/dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học.
- Đó là vai của những nhà nghiên cứu KH, giáo viên, kĩ sư, học sinh, sinh viênní tóm lại là tất cả những ai tham gia vào công việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy ,phổ biến khoa học.
- PCKH dựa chủ yếu vào thứ ngôn ngữ viết- phi nghệ thuật. Yếu tố cá nhân của người nói giảm xuống tối thiểu.
H: Trong PCKH lời nói được sử dụng dưới mấy dạng? Cho VD minh hoạ?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
- Dạng viết: 
+ Các công trình nghiên cứu KH
+ Các tạp chí, tập san, thông báo, báo cáo KH
+ Các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật KH.
+ Các sgk, giáo trình, TLTK
+ Luận văn, luận án tốt nghiệp.
- Dạng nói:
+ Lời giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu trong các buổi thảo luận KH
+ Lời trình bày, thuyết minh các công trình KH
GV: Tuy nhiên, tất cả các văn bản KH đều có thể được đọc lên hoặc in ra, có thể chuẩn bị trước ra giấy rồi đọc lên theo văn bản viết, do đó có lối nói: đọc báo cáo, đọc bài giảng
GV: Thuyết trình.
Hoạt động 2
H: Em hiểu thế nào về đặc trưng này? Vì sao p/c KH phải có đặc trưng nêu trên?
HS: Làm việc cá nhân, giải thích
- Đó là quá trình nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan trong KH phải thông qua khái quát và trừu tượng.
- Vì: mục đích của KH là phát hiện ra các q/luật tồn tại trong các SV- HT nên không dừng ở những hiện tượng riêng lẽ, cá biệt mà phải chú ý những quy luật khái quát, trừu tượng.
GV: Bổ sung, phân tích VD làm rõ
- “Sâu” trong lời nói KH là một khái niệm: sâu có nghĩa là có độ sâu, có khoảng các tính từ mặt nước đến đáy nước.
- “Sâu” trong lời nói NT có nghĩa là diến ra trong tâm hồn, những rung động nội tâm kín đáo của con người.
H: Vì sao p/c KH phải có tính lôgíc? Nó biểu hiện như thế nào trong văn bản KH?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- Phải có tính lôgíc là vì: để gợi mở trí tuệ và thuyết phục bằng lí tính, lời trình bày cách suy luận phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân thủ chặt chẽ từ tư duy lôgíc hình thức đến tư duy biện chứng.
- Biểu hiện: 
+ Dùng các thuịât ngữ KH
+ Từ ngữ không mang sắc thái biểu cảm, sắc thái tu từ.
+ câu văn đòi hỏi tính chuẩn xác, lôgíc
H: Thế nào là tính phi cá thể, tính khách quan trong p/c NN KH?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
- Chính xác, khách quan là tính bắt buộc trong P/C KH vì khoa học yêu cầu phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy luật của tự nhiên và XH, biểu hiện tính một nghĩa trong lời nói.
- Tính phi cá thể: tức là không thể hiện tính cá nhân, chủ quan trong thể hiện
GV: Bổ sung, cho VD minh họa
Hoạt động 3
H: P/C KH cần phải tuân thủ theo những chuẩn mực nào về ngữ âm- chữ viết? cho VD
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc 2 em, khái quát trả lời.
- Dạng nói: phát âm chuẩn mực, tạo được sức thu hút.
- Dạng viết: tuân thủ về quy ước chính tả, hệ thống kí hiệu KH mà người đọc, người viết đều biết như: m, m2, m3, H2O
H: nêu một số đặc điểm về từ ngữ trong p/c KH?
HS: LÀm việc cá nhân, trình bày
- Sử dụng hệ thống từ thuật ngữ: các nhóm từ dùng để biểu đạt các khái niệm
- Sử dụng hệ thống từ ngữ khoa học chung
VD: hệ thống, chức năng, quá trình, đại lượng, vật chất, thời gian
- Sử dụng từ toàn dân, không sử dụng từ ngữ địa phương
- Khách quan, phi cá thể, tring hoà về mặt biểu cảm.
GV: Bổ sung, cho VD minh hoạ.
H: Để hình thành văn bản KH thì cần sử dụng những kiểu câu gì?
- Sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh, có kết cấu chặt chẽ, rõ ràng
- Không sử dụng các kiểu câu giản lược thành phần, câu đảo vi trí.
- Thường s/dụng câu khuyết chủ ngữ, hoặc có chủ ngữ không xác định.
VD: Khi nhân 2 vế của một bất phương trình với một biểu thức chữ, cần chú ý đến giá trị của các chữ làm cho biểu thức đó có thể trở thành số dương, số 0 hoặc số âm.
- Sử dụng các kiểu câu có cấu trúc vô nhân xưng như: có thể công nhận là, dễ thấy là, ai cũng biết rằng
H: Trong văn bản KH có sử dụng biện pháp tu từ không? Vì sao?
HS: PCKH không sử dụng biện pháp tu từ
Vì : ngôn ngữ KH mang màu sắc trung hoà
Tuy nhiên, trong văn bản khoa học phổ cập thì người ta có sử dụng tu từ ẩn dụ, so sánh.
GV: Giảng rõ bằng các VD
H: Bố cục, trình bày của 1 văn bản KH cần tuân thủ theo chuẩn mực như thế nào?
HS: Chặt chẽ, lôgíc, không khuôn mẫu cố định, trình bày theo trật tự chương mục
GV: Đưa ra VD để giảng rõ.
I. Khái quát về p/ cách ngôn ngữ khoa học:
1. Định nghĩa:
- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.
- Đối tượng: các nhà khoa học, người nghiên cứu KH, giáo viên, kĩ sư, sinh viên
học sinh
2. Dạng của lời nói khoa học: có 2 dạng
- Dạng nói 
- Dạng viết
3. Kiểu và thể loại của văn bản KH:
- Dựa vào ND, ý nghĩa: Văn bản KH có 2 loại:
+ Văn bản KH XH: văn, địa, sử, ngôn ngữ)
+ Văn bản KH TN: Toán, Lý, Hoá, sinh)
- Dựa vào kết cấu và tu từ: văn bản KH có các thể loại: bài giảng, sgk, giáo trình
II. Đặc trưng của p/c KH:
1. Tính khái quát, trừu tượng:
VD: 
- Một ao nước có độ “Sâu” 1m nên thả 300 con cá.
- Có gì “sâu” bằng những trưa thương nhớ
 Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
2. Tính lí trí, lôgíc:
3. Tính khách quan, phi cá thể:
III. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong PCKH:
1. Về mặt ngữ âm- chữ viết:
2. Về từ ngữ: 
3. Về kiểu câu
4. Biện pháp tu từ.
5. Bố cục, trình bày
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh các cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của PCKH
 V. Dặn dò: Học bài chuẩn bị: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
 VI. Rút kinh nghiệm: 
.
Tiết 52	Ngày soạn: 25 /11/08
	Ngày giảng: 26/11/08
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hiện tượng đời sống
	- Viết được bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết văn nghị luận xã hội.
3.Thái độ: Có ý thức chủ động, sáng tạo, độc lập trong quá trình làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Dàn ý gợi của các đề bài 
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp - luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Dẫn dắt: Xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao chuyện xảy ra. Có hiện tượng tốt, có hiện tượng xấu.
H: Thế nào là hiện tượng đời sống? Cho VD?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
GV: Bổ sung, kết luận.
H: Thế nào là nghị luận về 1 hiện tượng đời sống?
Hoạt động 2
H: Hãy nêu những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về 1 hiện tượng đời sống?
GV: Gợi ý, dẫn dắt
HS: Chuẩn bị cá nhân, nêu các yêu cầu.
Hoạt động 3
H: Hãy nêu các bước tìm hiểu đề?
HS: Làm việc cá nhân, xác định và nêu các bước tìm hiểu đề
- Tìm hiểu đề:
+ Đọc kĩ đề bài
+ Gạch chân các từ ngữ quan trọng
+ Nắm được nội dung đề ra
+ Xác định thao tác làm văn
+ Xác định phạm vi dẫn chứng.
H: Hãy nêu yêu cầu của việc lập dàn ý trong bố cục của bài văn bàn về 1 hiện tượng đời sống?
GV: Gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, nêu các bước trong bố cục bài văn.
- Mở bài: giới thiệu được hiện tượng đời sống cần nghị luận.
- Thân bài: kết hợp các thoa tác lập luận để làm rõ các luận điểm, bàn bạc, phê phán hoặc bác bỏ.
- Kết bài: Nêu ra phương hướng và suy nghĩ trước hiện tượng của đời sống.
Hoạt động 4
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Thực hành bài tập: Lập dàn ý cho phần thân bài
1. Giải thích vấn đề liên quan đến đề bài.
- Bản tin của báo tuổi trẻ là những con số biết nói về việc làm tiêu cực của thí sinh dự thi vào ĐH. Đó là việc mang tài liệu vào phòng thi
+ Phao thi: đề giải sẵn
+ Tinh vi: tỉ mỉ, chính xác đến mức cao, những chi tiết nhỏ nhưng rất khéo léo
2. Bình luận:
- Vấn đề cần bình luận: đây là thực trạng đạo đức, vi mphạm vào vấn đề thi cử cần phải lên án.
- Khẳng định vấn đề: nhận xét trên là đúng đắn không che giấu sự thật.
- Luận: 
+ Xuất phát từ ý thức cá nhân, dối trá, lừa lọc để được thì được vào ĐH. sự cố ý này thuộc về phạm trù đạo đức cần lên án.
+ Chúng ta đào tạo những con người có năng lực thực sự chứ không đào tạo những con người dối trá, lừa lọc, thấp hèn.
+ Con đường tiến thân của kẻ sĩ hiện đại là năng lực, trí tuệ và đạo lí. những thí sinh này đều không có cả 2 điều ấy.
- Làm thế nào để khắc phục những điều trên.
+ Mỗi thí sinh phải có ý thức.
+ Gia đình và XH đều phải có trách nhiệm
+ Quản lí chặt chẽ trong thi cử.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề.
I. Khái niệm:
1. Hiện tượng đời sống: là tất cả những gì xung quanh xảy ra trong cuộc sống của con người
VD: - HS đi chưa đủ độ tuổi đi xe máy.
 - HS vi phạm PL
2. Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống: là quá trình sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu để đồng tình trước những hiện tượng đời sống, có ý nghĩa XH.
II. Yêu cầu:
- Phải hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu bản chất của hiện tượng đời sống
- Qua hiện tượng đó phải chỉ ra vấn đề cần quan tâm là gì → để phân tích bàn bạc hoặc so sánh, bác bỏ
- Phải biết phối hợp nhiều thao tác lập luận chỉ ra đúng, sai, nguyên nhân, cách khắc phục, bày tỏ thái độ.
- Phải có lập trường, tư tưởng vững vàng.
- Diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, ngắn gọn.
III. Cách làm bài văn nghị luận về 1 hiện tượng đời sống:
1. Tìm hiểu đề:
2. Lập dàn bài:
IV. Luyện tập:
1. Bình luận về thực trạng ở trong bản tin của báo Tuổi Trẻ.
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh quy trình làm bài văn bàn về 1 hiện tượng đời sống.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập còn lại- soạn: Hồn TRương Ba da hàng thịt
 VI. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao Tiet 49 52.doc