Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 17 đến 20

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 17 đến 20

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát bài thơ: Tiểu sử tác giả, hoàn cảnh s/tác, kết cấu bài thơ, vị trí

 - Thấy được t/cảm gắn bó sâu nặng qua khung cảnh của cuộc chia tay đầy tưởng tượng.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình.

3.Thái độ: Có thái độ yêu CM, yêu K/C, yêu Việt Bắc và yêu những tình nghĩa sâu nặng.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài thơ Việt Bắc

 Trò: Vở bài soạn- SGK

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- bình

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 17 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17	Ngày soạn: 21/9/08
	Ngày giảng: 22/9/08
 (Tố Hữu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát bài thơ: Tiểu sử tác giả, hoàn cảnh s/tác, kết cấu bài thơ, vị trí
	- Thấy được t/cảm gắn bó sâu nặng qua khung cảnh của cuộc chia tay đầy tưởng tượng. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình.
3.Thái độ: Có thái độ yêu CM, yêu K/C, yêu Việt Bắc và yêu những tình nghĩa sâu nặng.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài thơ Việt Bắc
 	Trò: Vở bài soạn- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích và bình một số ý về vẽ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Giới thiệu chung về bài thơ: V/Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu, cũng là 1 thi phẩm xuất sắc của VHVN thời K/C chống P, bài thơ được viết ngay sau khi K/C chống P kết thúc, bài thơ đúc kết một g/đ LS hết sức gian lao và hào hùng của CM và dân tộc.
H: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ Việt Bắc?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến.
GV: Bổ sung một vài đặc điểm về tình hình LS của đất nước trong g/đoạn này
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ- ne- vơ về Đông Dương đã được kí kết (7-1954), hòa bình trở lại, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, mở ra một trang sử mới cho dân tộc và CMVN: độc lập, tự do và làm chủ trên mặt trận chống quân xâm lược.
H: Tố Hữu sáng tác Việt Bắc nhằm mục đích gì? Đoạn trích nằm ở phần nào của đoạn trích?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến
- Bài thơ nhằm tổng kết, tái hiện lại giai đoạn gian khổ, vẽ vang của CM, của K/C ở chiến khu Việt Bắc. Nó đã trở thành kỉ niệm khắc sâu trong lòng người.
- Vị trí: nằm ở phần đầu của bài thơ
H: Em hiểu thế nào là kết cấu? Bài thơ Việt Bắc có kết cấu như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Nhận xét, bổ sung, giảng rõ
- Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm.
Bất cứ TPVH nào cũng có 1 kết cấu nhất định, kết cấu là p/tiện cơ bản và tất yếu của khái quát NT, kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, triển khai trình bày cốt truyện,cấu trúc hợp lệ hệ thống tính cách, tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả, tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẫm mỹ.
- Kết cấu của bài thơ thực ra là lối độc thoại, thể hiện sự đắm mình trong hoài niệm
GV: Đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc
HS: Đọc theo sự hướng dẫn của GV và chia bố cục cho đoạn trích
- 8 câu đầu: Cuộc chia tay
- 9- 20: Lời nhắn gửi của kẻ ở người về
- 21- 90: Lời người cách mạng.
Hoạt động 2
H: Tác giả mở đầu bài thơ như thế nào? Nhận xét đặc tính và tác dụng của các câu hỏi?
HS: Khái quát các chi tiết, phân tích
- Mở đầu bài thơ là những câu hỏi thể hiện lời nhắn nhủ của người ở lại với người về
+ Ta: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất " người ở lại (người dân Việt Bắc)
+ Mình: đại từ nhân xưng ngôi thứ 2 " người về (Người cán bộ CM).
- Đặc tính và tác dụng:
+ Thể hiện tâm trạng
+ Gợi nhắc kỷ niệm
GV: Nhận xét, bổ sung
Đây là tình cảm lớn và khó quên, và đó là cảnh chia tay diễn ra trong sự mật thiết, gắn bó- khơi mạch cho nhớ thương tuôn trào
H: Trong buổi chia tay ấy, người ở lại đã thể hiện tâm trạng của mình như thế nào? Và người Việt Bắc đã nhắn gửi gì? Nhận xét cách sử dụng từ ngữ?
HS: Liệt kê chi tiết, phân tích.
- Tâm trạng:
“Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, mămg mai để già”
" nhớ thương da diết, động thời bộc lộ niềm yêu thương và khát vọng được yêu thương.
- Nhắn gửi:
“Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
- Cách sử dụng từ ngữ độc đáo: 3 đại từ nhân xưng ở ngôi thứ 2: “Mình”
- Ý nghĩa của 3 đại từ “mình”
+ Anh về anh có nhớ anh: kỷ niệm của anh, tình cảm của anh, nhiệt huyết CM của anh
+ Anh về anh quên tôi nhưng đừng quên anh: nhân cách, lối sống, lòng yêu nước, ý chí, nghị lực
+ Anh đừng quên bản chất CM của anh đã được rèn luyện ở cái nôi CM Việt Bắc.
GV: Nhận xét, kết luận
I.Đọc- hiểu khái quát:
1. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bài thơ:
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Năm 1954, hòa bình lập lại trên đất nước ta.
- 10/1954 cơ quan Trung ương của Đảng, nhà nước rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội
" Tố Hữu sáng tác bài thơ.
b.Mục đích sáng tác và vị trí của đoạn trích: 
* Mục đích sáng tác: Tổng kết, tái hiện lại một giai đoạn lịch sử.
* Vị trí: Phần đầu bài thơ.
2. Kết cấu bài thơ:
* Kết cấu là thuật ngữ để chỉ nội dung và hình thức của một tác phẩm VH, những biểu hiện bên ngoài là hình thức, bên trong là nội dung.
* Bài thơ Việt Bắc có kết cấu: theo lối đối đáp của ca dao trữ tình
- Cán bộ k/c (người đi) 
- Việt Bắc (người ở lại)
- Xưng hô: mình- ta " đôi bạn tình gắn bó sâu nặng " tình cảm CM trở nên gần gủi, thân thuộc.
- Đối đáp nhưng cũng là lời tự giãi bày của chủ thể trữ tình " sâu lắng, thiết tha.
" tạo nên không khí ân tình, sâu nặng cho bài thơ.
3. Đọc và chia bố cục:
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Cảnh chia tay Việt Bắc:
* Mở đầu bài thơ: là những câu hỏi thể hiện lời nhắn nhủ.
- Tiếng hỏi: tha thiết, khắc khoải, đầy lưu luyến, bịn rịn.
- Những câu hỏi gợi nhắc những kỷ niệm
+ Thời gian gắn bó dài lâu
+ Kháng chiến gian khổ
+ Tấm lòng của Việt Bắc
" không thể quên, thể hiện chiều dài, độ sâu của sự gắn bó.
* Tâm trạng:
" Nhớ thương da diết
* Nhắn gửi:
 Mình đi mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa
" lo lắng sợ người về quên đi những kỷ niệm, quên đi chính mình...
 IV. Củng cố: Cảnh chia tay Việt Bắc diễn ra như thế nào?
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị phần tiếp theo của bài thơ.
Tiết 18	Ngày soạn: 23/9/08
	Ngày giảng: 24/9/08
 (Tố Hữu)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Thấy được bức tranh phong cảnh của thiên nhiên Tây Bắc, hình ảnh con người Việt 
 Bắc trong kháng chiến
	- Thấy được tư tưởng dân tộc qua bức tranh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình.
3.Thái độ: Có thái độ trân trọng những tình cảm sâu nặng.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài thơ Việt Bắc
 	Trò: Vở bài soạn- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- bình
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Cảnh chia tay Việt Bắc diễn ra như thế nào? Em có nhận xét về cảnh 
 chia tay đó? 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Cho HS đọc đọan thơ miêu tả cảnh thiên nhiên VB.
H: Thiên nhiên Việt Bắc được miêu tả với vẽ đẹp như thế nào? Em có nhận xét gì về bức tranh tứ bình được tác gia khắc họa trong đoạn thơ?
HS: Thảo luận nhóm 
- Nhóm 1: phân tích vẽ đẹp của thiên nhiên VB được TH khắc họa trong đoạn thơ
* Thiên nhiên VB hiện lên với những vẽ đẹp đa dạng:
+ Trăng lên đầu núi
+ nắng chiều lưng nương
+ Bản khói cùng sương
+ Rừng nứa bờ tre.
- Nhóm 2: nhận xét về bức tranh tứ bình trong bài thơ.
* Bức tranh tứ bình:
+ Đông: rừng xanh- hoa đỏ tươi " ấm áp, rực rỡ
+ Hạ: ve kêu- phách đổ vàng " tươi tắn
+ Xuân: mơ trắng rừng " thơ mộng, tinh khôi
+ Thu: ánh trăng hiền hòa " bình yên
* Thiên nhiên gắn liền với con người một cách dung dị, hài hòa, một câu tả cảnh kết hợp với 1 câu tả người
+ Đèo cao nắng ánh giao gài thắt lưng: con người bình dị khỏe khoắn trong lao động
+ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang: con ngừi thật cần mẫn trong lao động
+ Nhớ cô em gái hái măng một mình: con người thật chăm chỉ cần cù.
GV: Nhận xét, kết luận.
H: Nhớ về con người Việt Bắc nhà thơ đã khắc họa như thế nào? Em hãy phân tích để làm nổi bật nét đẹp của con người ở miền rừng núi?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phân tích
- Hình ảnh người mẹ nghèo địu con lên rẫy
 “Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
 Địu con .”
" tấm lưng người mẹ nghèo miềm núi đi vào thơ ca rất nhiều
+ Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
+ Buổi chiều mẹ lên nương
 Thấy bóng cây Kơ nia
 Bóng tròn che lưng mẹ
- Những con người cần cù trong lao động: người đan nón chuốt từng sợi giang, cô gái hái măng một mình.
- Những con người giàu ân tình
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nữa chăn sui đắp cùng
H: Hình ảnh Việt Băc trong kháng chiến được tác giả miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về không gian, ánh sáng, âm thanh trong đoạn thơ và mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Việt Băc?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: phân tích, nhận xét.
- Không gian được khắc họa: rừng núi, các địa danh, những con đường hành quân
- Âm thanh: sử dụng từ tượng thanh, tượng hình: rầm rập đất rung, điệp điệp trùng trùng
- Ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, đèn pha
- Con người và thiên nhiên gắn bó.(trích dẫn các câu thơ)
H: Nói về Trung ương, chính phủ, Bác Hồ nhà thơ TH nói với giọng điệu như thế nào?
HS: Đọc các câu thơ, nhận xét
GV: Nhận xét, kết luận
Các câu thơ đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin tưởng vô vờ và mọi người đều có niềm tin ấy.
Hoạt động 3
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Tổng kết
2. Kỷ niệm nghĩa tình về Việt Bắc:
a. Thiên nhiên Việt Bắc:
* Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với vẽ đẹp đa dạng: nhiều thời gian, nhiều không gian khác nhau " tạo nên nét thơ mộng, bình yên, hoang sơ mà ấm áp.
* Bức tranh tứ bình:
" màu sắc tươi tắn, ấm áp, sinh động "đặc trưng của núi rừng Việt Bắc.
* Vẽ đẹp của thiên nhiên gắn liền với vẽ đẹp của con người rất bình dị và hài hòa.
b. Con người Việt Bắc:
- Những con người lam lũ nghèo khổ
- Những con người cần cù, chăm chỉ trong lao động.
- Những con người thủy chung, son sắt, ân tình.
c. Việt Bắc kháng chiến:
- Không gian: rộng lớn
- Âm thanh: sôi động
- Ánh sáng: chói lòa, rực rỡ
" gợi hình ảnh về 1 đội quân với sức mạnh vô biên và đoàn kết cao độ.
- Con người và thiên nhiên gắn bó với nhau trong một tâm thế đánh giặc. 
d. Hình ảnh Trung ương, chính phủ, Bác Hồ:
Vừa trang trọng, vừa gần gũi, vừa chói lòa, vừa thân quen.
III. Tổng kết:
- Bài thơ đậm đà tính dân tộc
- Phản ánh một chặng đường lich sử đau thương nhưng hào hùng của CM và của dân tộc.
 IV. Củng cố: Hướng dẫn làm bài tập nâng cao- HS về nhà hoàn thành
 V. Dặn dò: Học bài- đọc thêm bài: Bác ơi!- chuẩn bị bài: Tác gia Tố Hữu
Tiết 19	Ngày soạn: 25/9/08
	Ngày giảng: 26/9/08
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hiểu được Tố Hữu là nhà thơ CM, thơ ông là đỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong 
	VHVN hiện đại.
	- Nắm được những thành tựu của thơ Tố Hữu qua các chặng đường sáng tác, những nét
 chủ yếu trong phong cách thơ ông.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đoc- hiểu khái quát về một tác gia văn học
3.Thái độ: Bồi dưỡng lý tưởng CM, Ty quê hương, đất nước, trân trọng những giá trị thơ ca 
 của Tố Hữu.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tác gia Tố Hữu.
 	Trò: Vở bài soạn- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- khái quát
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kỷ niệm về nghĩa tình của Việt Bắc được tác gia mô tả ở những 
 phương diện nào? 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Hãy nêu những nét chính về tiểu sử của nhà thơ? Và cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến hồn thơ của Tố Hữu?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Khái quát những nét cơ bản
- Nêu những ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng từ quê hương: xứ Huế thơ mộng, trầm mặc, có những điệu hò, câu hát quyến rũ lòng người, nền văn hóa phong phú, độc đáo.
+ Ảnh hưởng từ gia đình: giàu truyền thống thơ ca: Bố là 1 nhà Nho nghèo nhưng say mê thơ văn, thích sưu tầm ca dao- tục ngữ " dạy Tố Hữu làm thơ. Mẹ con của 1 nhà Nho, thuộc nhiều ca dao và tục ngữ, rất mực yêu thương con, bà đã truyền lại những cái gì tinh túy nhất của thể loại văn hóa dân gian mà bà học được.
GV: Nhận xét, bổ sung
* Tuy nhiên nét đặc sắc nhất trong thơ Tố Hữu chính là sự gặp gỡ giữa chàng trai Kim Thành và lý tưởng cộng sản.
* 1936, Tố Hữu mới 16 tuổi đã đến với lý tưởng CM, tích cực hoạt động trong phong trào Mặt trận dân chủ ở Huế
* 1938, được kết nạp vào Đảng, từ đó ông dâng hiến hoàn toàn cuộc đời mình cho sự nghiệp CM.
Hoạt động 2
H: Con đường thơ của Tố Hữu phát triển như thế nào? Hãy khái quát một vài đặc điểm về các tập thơ của Tố Hữu?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát những đặc điểm cơ bản của các tập thơ.
* Máu lữa: tiếng réo náo nức của tâm hồn khi bắt gặp lí tưởng CM " cảm thông, thấu hiểu những cảnh đời cơ cực như: lão đầy tớ, chị vú em, cô gái giang hồ, em be lang thang cù bơ cù bất... " giọng điệu tha thiết, sôi nổi, chân thành.
* Xiềng xích: cuộc đấu tranh gay go của người chiến sĩ CM trong nhà tù thực dân " sự trưởng thành vững vàng.
* Gió lộng: ca ngợi thắng lợi của CM, chứa đựng cảm hứng lãng mạn.
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Hãy nêu nội dung của tập thơ Việt Bắc? Cho VD minh họa?
GV: Gợi ý, định hướng
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
VD: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới...
H: Nguồn cảm hứng lớn của tập thơ: Gió lộng? Nêu đặc điểm của tập thơ?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
GV: Giảng rõ bằng các VD: Tiếng chổi tre, Tiếng ru, mẹ Tơm, bài ca Xuân 61.
Tuy nhiên, thơ của ông không tránh được cái nhìn đơn giản về XHCN, ca ngợi một chiều c/s mới, con người mới ở miền Bắc.
H: Nêu đặc điểm nổi bật của hai tập thơ này? Cho VD minh họa?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Đây là chặng đường thơ của TH trong những năm k/c chống Mỹ cứu nước cho tới ngày toàn thắng.
- TH đã đưa vào thơ của mình những hình ảnh bình dị về con người VN, đất nước VN
+ Bài thớ Bức ảnh, TH viết
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
" thể hiện tư thế, dáng dứng của d/tộc VN nhỏ bé nhưng rất đỗi hào hùng.
Và cả những hình ảnh vừa LM, vừa hào hùng
“Chuyện em gái nhỏ xóm Lai Vu
Rắn quấn ngang chân vẫn bắn thù
Mỹ hại trăm nhà lo diệt trước
Rắn mình em chịu có sao đâu”
GV: Bổ sung và minh họa 1 số tác phẩm
VD: Mẹ Suốt, Kính gửi cụ Nguyễn Du
H: Đặc điểm của hai tập thơ?
HS: Khái quát
GV: Nhận xét, giảng rõ bằng VD
“ Tròn năm mươi tuổi Đảng và thơ
 Từ ấy đường vui suốt đến giờ
 Mái tóc pha sương chưa cạn ý
 Con tằm rút ruột vẫn nhã tơ”
Hoạt động 3
H: Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu gồm những nét lớn nào? Hãy phân tích từng đặc điểm?
HS: làm việc cá nhân, khái quát, phân tích
* Khuynh hướng trữ tình chính trị:
- Làm thơ phục vụ CM, đề tài, nội dung nhất quán ở: lý tưởng CM soi sáng cách nhìn nhận và cảm xúc.
- Sự kiện chính trị trở thành đề tài và cảm hứng NT
- Nói lên những tình cảm lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn của d/tộc.
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Chất sử thi: Từ cái tôi chiến sĩ " cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, nhân vật trữ tình là con người mang phẩm chất dân tộc, mang tầm vóc thời đại.
- Cảm hứng lãng mạn: niềm vui phấn khởi, hướng đến tương lai, say mê với lý tưởng CM. 
* Giọng ân tình ngọt ngào: 
- Giàu nhạc điệu
- Hình thức đối thoại trong thơ " chất tâm tình.
Nhà thơ đặc biệt dễ rung động với nghĩa tình CM " giải bày, tâm sự, trò chuyện, nhắn nhủ
* Đậm đà tính dân tộc:
- ND: thể hiện những tình cảm truyền thống: con người VN, đất nước VN
- NT: sử dụng đa dạng thể thơ d/tộc, giàu nhạc điệu, sử dụng những từ ngữ dân gian, h/ảnh thiên về biểu cảm
GV: Bổ sung, kết luận
I. Vài nét về tiểu sử:
* Sinh: 4/ 10/ 1920
* Quê: Thừa Thiên Huế
" nuôi dưỡng hồn thơ Tố Hữu
* Gia đình:
" có tài năng thơ ca
Æ Quê hương và gia đình góp phần q/trọng vào sự hình thành hồn thơ của Tố Hữu.
* Tham gia phong trào CM từ sớm " suốt đời đi theo CM " có sự thống nhất giữa con người chính trị và con người nhà thơ.
* Được trao tặng giải thưởng HCM về VHNT " nhà thơ lớn của dân tộc.
II. Con đường thơ của Tố Hữu:
* Con đường thơ của Tố Hữu phát triển theo các giai đoạn CM, phản ánh các chặng đường của CM.
1. Từ ấy (1937- 1946):
- Gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng
- Say mê đón nhận lý tưởng của Đảng, chia sẽ với con người bất hạnh, kiên quyến đấu tranh với chính mình, giữ vững ý chí chiến đấu, ca ngợi chiến thắng.
2. Việt Bắc (1946- 1954):
- Sáng tác ở những năm k/c chống Pháp.
- Thể hiện con người quần chúng k/c: tầng lớp Công- Nông- Binh ( cụ thể: anh vệ quốc quân, bà Mẹ, em bé...)
- Là bản anh hùng ca về cuộc k/c chống P, thể hiện tình cảm lớn của con người VN k/c: yêu nước
- Đặc điểm NT: cảm hứng sử thi- trữ tình.
3. Gió lộng (1955- 1961):
- Khai thác niềm cảm hứng lớn: niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng vào công cuộc x/dựng XHCN " cảm hứng lãng mạn phơi phới " cảm nhận đất nước như một mùa xuân lớn, như một ngày hội lớn.
- Cảm hứng về ân tình CM.
4. Ra trận (1962- 1971), Máu và Hoa (1972- 1977):
- Là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tấn công, lời kêu gọi, lời cổ vũ chiến đấu.
- Suy nghĩ, phát hiện về dân tộc và con người VN.
- Hai tập thơ này mang đậm chất sử thi, tính chính luận, âm hưởng anh hùng ca.
5. Hai tập thơ :Một tiếng đờn(1992) và Ta với Ta (1999):
- Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư.
- Kiên định niềm tin vào lý tưởng và con đường CM.
III. Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:
1. Khuynh hướng trữ tình chính trị.
2. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
3. Giọng thơ ân tình ngọt ngào.
4. Đậm đà tính dân tộc.
 IV. Củng cố: - Nắm những nét cơ bản của tiểu sử
 - Nắm được những nét chính trong sự nghiệp s/tác, phong cách thơ.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị: Nghị luận về 1 bài thơ, 1 đoạn thơ.
Tiết 20	Ngày soạn: 29/9/08
	Ngày giảng: 30/9/08
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Biết nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung và NT của một bài thơ, đoạn thơ.
	- Viết được bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết đoạn văn nghị luận
3.Thái độ: Bồi dưỡng ý thức chủ động, sáng tạo, độc lập trong làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- các đề bài- dàn ý mẫu
 	Trò: Vở TLV- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Khái quát một vài đặc điểm về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Em hãy cảm nhận về đoạn thơ trên?
HS: Cảm nhận, nghị luận về đoạn thơ.
GV: Bổ sung, giảng rõ để HS hình thành khái niệm.
- Nội dung: trước nỗi đau chung của đất nước, nhà thơ thể hiện nỗi đau tê dại, không còn tỉnh táo nữa.
- Nghệ thuật: Tạo sự đối lập
+ Những hình ảnh thân thuộc, gần gủi hàng ngày, bây giờ phải lần từng bước.
+ Nhịp thơ: 2/2/1/2 " thể hiện tấm lòng của con người bị đau đớn đến tan nát.
+ Chữ “tắt” kết thúc bằng một phụ âm tắc vô thanh (t), giọng thơ như ngắt ra, dừng lại như nỗi lòng đau không thể nói nên lời
" thực hiện những thao tác đó gọi là nghị luận về một đoạn thơ.
H: Vậy, thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
HS: Dựa vào việc cảm nhận về đoạn thơ, trình bày.
GV: Bổ sung, kết luận.
H: Khi nghị luận về bài thơ, đoạn thơ cần đảm bảo các yêu cầu nào?
HS: Trả lời bằng khả năng nhận thức
GV: Bổ sung, nhấn mạnh 
Hoạt động 2
GV: Ra đề, gợi ý, hướng dẫn
HS: Giải bài tập
1. Tìm hiểu đề: 
- Kiểu bài: Nghị luận văn học
 Phương tiện biểu đạt: phân tích
- Nội dung nghị luận: mối q/hệ giữa sự hữu hạn của đời người và sự vô hạn của thời gian cuộc đời.
- Tư liệu: 4 câu thơ, sự nghiệp thơ văn của Xuân Quỳnh, tiểu sử của bà.
2. Lập dàn ý:
* Mở bài: Ý thức về mối quan hệ giữa hữu hạn của đời người và sự vô hạn của thời gian cuộc đời là chủ đề thường gặp trong thơ. Xuân Quỳnh trong bài thơ “Hoa cúc” cũng đề cập đến vấn đề này, được thể hiện rõ qua 4 câu thơ.
* Thân bài: 
- Suy nghĩ, nhận thức và tâm trạng của XQ khi nghĩ về quy luật ấy.
" sự băn khoăn, thắc mắc về cái đã qua trong quá khứ, đồng thời K/Đ cái tươi mới không thay đổi của thiên nhiên vạn vật.
- Cách thể hiện mối q/hệ giữa cái vô hạn tuần hoàn và cái hữu hạn không tuần hoàn
" quy luật tự nhiên là sự tuần hoàn vô hạn, trong khi tuổi trẻ của con người đã qua không bao giờ trở lại.
- Liên hệ ý thơ với các nhà thơ khác: Xuân Diệu
 “Xuân đương tới, nghĩa là xuận đương qua
 Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
 Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
 Không cho dài thời trẻ của nhân gian”
* Kết bài: XQ đã cảm nhận thời gian và cuộc đời bằng chính sự trải nghiệm tư c/đ mình. 
GV: Hướng dẫn, gợi ý
- Nêu khái quát: về hoàn cảnh, vị trí đoạn thơ
- Nêu nội dung cơ bản.
- Nêu dấu hiệu đặc biệt của đoạn thơ
- Nêu ý nghĩa của đoạn thơ
HS: Làm việc cá nhân, bình luận.
I. Lý thuyết: 
1. Khái niệm: 
* Xét VD: cho đoạn thơ sau.
“Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn”
* Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ: là quá trình s/dụng những thao tác văn NL để làm rõ ND tư tưởng, NT của bài thơ, đoạn thơ đó. Đồng thời thể hiện những rung động thẫm mỹ, tư duy NT và liên tưởng sâu sắc của người viết.
2. Yêu cầu:
- Đọc kĩ, nắm chắc hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác, vị trí của bài thơ.
- Xác định nội dung cơ bản và cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ.
- Xác định các dấu hiệu đặc biệt và hình ảnh ngôn ngữ (gieo vần, phối âm, phối thanh, từ ngữ, biện pháp tu từ).
- Xác định ý nghĩ của bài thơ.
II. Luyện tập:
1. Đề bài: Phân tích 4 câu thơ trong bài thơ “Hoa cúc” của Xuân Quỳnh?
 “Thời gian đi màu hoa cũ về đâu?
 Nay trở lại vẫn như còn mới mẽ
 Bao mùa thi hoa vẫn vàng như thế
 Chỉ em là đã khóc với em xưa”
2. Đề bài: Bình luận đoạn thơ sau trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu?
“ Ta muốn ôm
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
 IV. Củng cố: GV nhắc lại những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập còn lại, chuẩn bị: Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao(9).doc