A. Mục tiêu cần đạt:
1. Về tri thức:
Hiểu mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường.
2. Về kĩ năng:
Biết cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ HS THPT.
B. Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV, Sách Bài tập Ngữ văn 12, Bảng phụ, Phiếu học tập.
C. Phương pháp:
GV hướng dẫn, HS thảo luận và trả lời câu hỏi và khái quát kiến thức.
Ngày soạn: .... 2008 Ngày dạy : .....2008 Tiết: làm văn: Văn bản tổng kết. . A. Mục tiêu cần đạt: 1. Về tri thức : Hiểu mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết thông thường. 2. Về kĩ năng: Biết cách lập dàn ý, từ đó viết được một văn bản tổng kết có nội dung đơn giản, phù hợp với trình độ HS THPT. B. Phương tiện thực hiện: - SGK, SGV, Sách Bài tập Ngữ văn 12, Bảng phụ, Phiếu học tập. C. Phương pháp: GV hướng dẫn, HS thảo luận và trả lời câu hỏi và khái quát kiến thức. D. Tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: 12A: Sĩ số: HS vắng: .................................................... 12A: sĩ số: HS vắng: ...................................................... II. Kiểm tra bài cũ: 5p Câu hỏi: Có một tình huống như sau: Anh ( chị ) đang tham gia vào một cuộc trò chuyện giữa một nhóm bạn bè. Câu chuyện bất ngờ chạm vào một điều mà anh ( chị ) đang ấp ủ, làm nảy sinh trong anh ( chị ) nhu cầu được phát biểu điều đó với mọi người. Em hãy phát biểu điều mà em ấp ủ đó và cho biết: có thể coi đó là một lời phát biểu tự do không? Vì sao? 2. Dự kiến trả lời: * HS trình bày vấn đề mình ấp ủ một cách hứng thú. Trong quá trình phát biểu, HS biết quan tâm đến nhu cầu thái độ của người nghe, để đưa ra nội dung và cách phát biểu thích hợp, thuyết phục. * Có thể coi đó là lời phát biểu tự do. Vì: đó là tình huống phát biểu không theo nội dung chuẩn bị kĩ càng từ trước. * GV nhận xét và mở rộng: Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp những tình huống bất ngờ cần phải phát biểu ý kiến, với các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Việc nắm vững cách phát biểu tự do sẽ giúp các em thêm chủ động trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử. III. Bài mới: Trong cuộc sống cũng như trong học tập, sau mỗi hoạt động, công việc, chúng ta cần nhìn nhận, tổng kết vấn đề. Đó là việc làm rất cần thiết để mỗi chúng ta thực hiện công việc có hiệu quả hơn. Bài “Văn bản tổng kết ” sẽ giúp các em nắm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp thể hiện của văn bản tổng kết và bước đầu viết được văn bản tổng kết có nội dung đơn giản. Hoạt động của thày - trò Nội dung cần đạt HS đọc nhanh 2 ngữ liệu trên cơ sở đã chuẩn bị ở nhà. Hs nhận xét 2 NL. CH: 2 văn bản viết ra nhằm mục đích gì? DK HS trả lời: 2 VB viết ra nhằm mục đích tổng kết. CH: Điểm khác nhau giữa 2 VB tổng kết trên? DK HS trả lời: - 2 VB TK 2 lĩnh vực khác nhau, hình thức diễn đạt khác nhau. GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét. HS lấy VD khác về 2 loại VBTK. HS tiếp tục theo dõi NL1 T173, NL2 T178 SGK. Hoạt động nhóm. 4 nhóm. 4p - Nhóm 1,3: Phân tích NL1 - T173. Trả lời câu hỏi mục 1.II. - Nhóm 2,4: Phân tích NL2 - T178. Trả lời câu hỏi mục 2.II GV lưu ý HS: Các nhóm khác có thể bổ sung ý kiến. * Từ phân tích 2NL, HS rút ra mục đích, yêu cầu và nội dung của VBTK ( HD HS trả lời câu hỏi 3II ). CH : Mục đích, yêu cầu, nội dung của VBTK ? CH : PCNN trong các VBTK ? GV lưu ý HS đặc trưng của mỗi loại VBTK và tích hợp với phần Tiếng Việt ( PCNN ) GV kq kiến thức bài học . Yêu cầu HS đọc và thuộc ghi nhớ trong SGK. GV kiểm tra phần chuẩn bị bài mới của HS ( đọc 2 VB SGK T173 và 178, tìm thêm các VB khác giống các VB đã cho ). GV phát phiếu học tập trình bày VBTK công tác Chữ thập đỏ và VBTK Văn học dân gian ( SGK Ngữ văn 10 ). Hoạt động nhóm. 3 nhóm. ( 3 p ) - Nhóm 1 : Trả lời câu hỏi a. - Nhóm 2 : Trả lời câu hỏi b. - Nhóm 3 : Trả lời câu hỏi c. CH : Sau khi giải quyết bài tập trên, theo em, khi viết 1 VBTK hoạt động thực tiễn ta cần phải chú ý những vấn đề gì ? HS : Khi viết VBTK HĐTT cần lưu ý : - Bố cục, diễn đạt rõ ràng. - Các số liệu phải chính xác, cụ thể. - Đảm bảo các phần của 1 VBTK nói chung. GV MR: Như vậy khi viết VBTK, tuỳ vào đối tượng cần gửi VB mà chúng ta có thể lược bớt hay cần thiết phải trình bày đầy đủ các tiêu mục. * GV cho các em chỉ ra nhanh loại VBTK và PCNN. * GV cho HS chuẩn bị kiến thức từ trước: xem lại bài Khái quát VHVN từ CM tháng Tám 1945 đến hết TK XX. * GV gợi ý dàn bài của bài TK phần VH. * GV yêu cầu HS viết một phần trong dàn ý : để HS tự lựa chọn phần sẽ viết. Yêu cầu cân đối giữa các tổ, nhóm. A. Lý thuyết: I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết: ( 7p) 1. Ngữ liệu: * NL1: SGK T 173 Tổng kết đợt hoạt động tình nguyện tại các trung tâm điều dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công với nước. * NL2 : SGK T178. Tổng kết phần Tiếng Việt : Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 2. Phân tích: 3. Nhận xét: - VBTK: nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả công việc. - 2 loại VBTK: + VBTK hoạt động thực tiễn. + VBTK tri thức. II. Cách viết văn bản tổng kết: ( 13 p ) Ngữ liệu: SGK. Phân tích ngữ liệu: * NL1: a. VBTK hoạt động thực tiễn, PCNN hành chính. b. Mục đích: nhìn nhận, đánh giá hoạt động của TNTN trường ĐHSP HN. Yêu cầu: chính xác, khách quan. Bố cục : 3 phần : ĐVĐ : mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của công việc. GQVĐ : Tường trình và đánh giá các việc ( Mục 1 : tổ chức và mục 2 : kết quả hoạt động) . KTVĐ : Đánh giá và rút kinh nghiệm ( mục 3 đánh giá chung). Nội dung : Tổng kết đợt hoạt động tình nguyện tại trung tâm điều dưỡng thương binh. * NL2 : VBTK tri thức, PCNN KH. Mục đích : hệ thống hoá những kiến thức đã học. Yêu cầu : ngắn gọn, chính xác, mạch lạc. Bố cục : Rõ ràng 7 vấn đề kiến thức... Nội dung : Tóm tắt những kiến thức, kĩ năng cơ bản giúp người đọc nắm vững tri thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3. Nhận xét : * Mục đích : - VBTK hoạt động thực tiễn : nhằm nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả và rút ra những bài học kinh nghiệm khi kết thúc một công việc. - VBTK tri thức : nhằm tổng kết các tri thức hoặc các thành tựu nghiên cứu đã đạt được. * Yêu cầu : Chính xác, ngắn gọn, khách quan, chân thực. * Nội dung trình bày : - VBTK HĐTT: + Mục đích, yêu cầu. + Những hoạt động chính. + Bài học kinh nghiệm... - VBTK tri thức : lần lượt trình bày khái quát các tri thức và thành tựu nghiên cứu đã đạt được. * Tuỳ theo yêu cầu và nội dung mà VBTK sử dụng PCNN hành chính hay PCNN KH. Ghi nhớ : SGK T175. b. Luyện tập : 18p Bài tập bổ sung : 3p GV cho 2BT. HS nhận diện và chỉ ra 2 loại VBTK. Bài tập 1: SGK T176. 5p GV căn cứ vào lời giải trong SGV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. VB trên đã đạt các yêu cầu sau: - Tường trình, thuyết minh cụ thể những hoạt động của chi đoàn sau một năm học. - Bố cục rõ ràng. - Nhận xét, kết luận đúng mực. - Đạt yêu cầu ngắn gọn, chính xác, khách quan, đúng loại VBTK HĐTT b. Các đoạn, ý bị lược : - Phần đầu : đặc điểm chung của chi đoàn, nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu chung của chi đoàn trong năm học 2006-2007. - Phần sau : tường trình hoặc thuyết minh những công việc, những thành tích, hoặc những thiếu sót cụ thể và kèm theo các số liệu minh hoạ. c. VB thiếu các nội dung : - Tên cơ quan ban hành VB. - Địa điểm, thời gian viết VB. - Phần rút ra bài học kinh nghiệm. Bài tập 1. Sách BT Ngữ văn 12- T71. 3p GV yêu cầu HS đọc VBTK trong sách bài tập, so sánh với VBTK đợt hoạt động tình nguyện.... SGK T173 để thấy những điểm khác biệt giữa 2 VBTK HĐTT. Gợi ý: Về cơ bản, VBTK này có các phần nội dung và bố cục tương đồng với VBTK trong bài học. Tuy nhiên VB này có một vài điểm khác: - Không có quốc hiệu, cơ quan làm báo cáo. - Không ghi tên tác giả viết báo cáo. Sự khác biệt trên là do : - VB nhằm tổng kết nội bộ, không cần gửi cho các cơ quan cấp trên. - VB được trình bày tại hội nghị tổng kết, người báo cáo là đại diện cho Ban lãnh đạo nhà trường. Bài tập 2. SGK T 177. ( 7p ) Mở bài: Nêu ngắn gọn mục đích, yêu cầu tổng kết. Thân bài: Trình bày các nội dung: hoàn cảnh lịch sử, xã hội; quá trình phát triển, thành tựu chủ yếu, đặc điểm cơ bản; những giá trị về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm.... Kết bài: Đánh giá chung, nhấn mạnh kiến thức cơ bản cần nắm vững. IV. Củng cố bài giảng: - Nhấn mạnh cho HS về 2 đơn vị kiến thức cơ bản của VBTK. Đặc biệt, chú ý cách viết VBTK. V. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài: 2p’ 1. Hướng dẫn học bài: - Nắm chắc lý thuyết để áp dụng làm bài tập. - Hoàn thành bài tập 2 SGK T177. 2. Chuẩn bị bài: - Đọc kĩ và soạn bài “Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”. - Xem lại các bài Tiếng Việt đã học trong chương trình và chuẩn bị trước bài tập trong SGK. E. Rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: