Giáo án Ngữ Văn 12 kì 2 - Trường THPT Tự Lập

Giáo án Ngữ Văn 12 kì 2 - Trường THPT Tự Lập

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh :

1. Kiến thức:

 - Nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

- Nắm được xuất xứ, kết cấu của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ".

- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cánh mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

 

doc 135 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 12 kì 2 - Trường THPT Tự Lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Tự Lập
Môn: Ngữ Văn Lớp: 12
Họ tên: Trịnh Đức Hạnh
Trình độ CM: Đại học
vợ chồng a phủ
 - Tô Hoài -
Trình độ tin học: A
Tiết PPCT: 55.
Địa chỉ: Trường THPT Tự Lập, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Số điện thoại của GV: 0915.054.894
Ngày soạn: 02/01/2010.
Ngày giảng: 04/01/2010.
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh :
1. Kiến thức:	
	- Nắm được những nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Tô Hoài.
- Nắm được xuất xứ, kết cấu của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ".
- Hiểu được cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị; quá trình người dân các dân tộc thiểu số từng bước giác ngộ cánh mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.
- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật; sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm; sở trường của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính người Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.
2. Kỹ năng:
- Nghe, đọc- hiểu văn bản tự sự.
- Cảm thụ, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Tư tưởng, thái độ:
- Yêu quý, tôn trọng môn văn trong nhà trường và xã hội.
- Trân trọng truyền thống, khát vọng tự do của các tộc người thiểu số nói riêng và con người Việt Nam nói chung.
- Cảm thông với cuộc sống bần cùng của người dân Tây Bắc dưới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị.
- Trân trọng, yêu quý giá trị cuộc sống tự do.
	B. Yêu cầu bài dạy.
	1. Về kiến thức của học sinh:
- Kiến thức về tin học, cụ thể là kiến thức về phần mềm giáo án điện tử (Powerpoint).
- Kiến thức về văn bản "Vợ chồng A Phủ".
- Kiến thức cảm thụ, đọc hiểu văn bản văn học.
	2. Về trang thiết vị/ đồ dùng dạy học:
- Máy tính+ máy chiếu, phông.
- Phần mềm giáo án điện tử Powerpoint.
	C. Chuẩn bị cho bài giảng.
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án + các trang thiết bị liên quan đến bài dạy như: máy tính+ máy chiếu, phông.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc, soạn truyện ngắn: "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.
- Các trang thiết bị, đồ dùng học tập liên quan đến bài học.
D. Nội dung và tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức lớp: ổn định, kiểm tra sĩ số: (01 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (04 phút).
CH: Hình ảnh Lorca trên nền văn hoá dân tộc Tây Ban Nha trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”?
Gợi ý trả lời:
 	Người nghệ sĩ mong manh đơn độc trong hành trình đi tìm cái đẹp cuộc đời vẫn khát khao cách tân nghệ thuật giữa một thế giới bạo tàn với nền nghệ thuật già nua cằn cỗi.
	3. Nội dung bài mới:
Lời vào bài: (01 phút).
Những con người ham sống, ham tự do và khát khao hạnh phúc gia đình nhưng vì ma lực của đồng tiền, vì thần quyền của miền núi mà họ không thể thực hiện được điều đó. Nỗi khổ đó đã được thể hiện rất rõ qua ngòi bút nhân đạo của nhà văn Tô Hoài thông qua tác phẩm "Vợ chồng A Phủ". Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung của tác phẩm.
Thời gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
05 phút
03 phút
03 phút
03 phút
05 phút
15 phút
05 phút
Hoạt động 1: GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thông qua hệ thống câu hỏi.
CH: Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả?
HS trao đổi, trả lời, sau đó GV kết luận.
(GV cho HS xem hình ảnh tác giả Tô Hoài)
CH: Các sáng tác của tô Hoài thiên về diễn tả điều gì?
CH: Vì sao các tác phẩm của ông lại thu hút được người đọc?
CH: Em hãy nêu các tác phẩm chính của ông?
CH: Em cho biết xuất xứ của tác phẩm?
CH: Em cho biết tác phẩm được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
CH: Phần 1 gồm những ý chính nào? Nội dung của các ý?
CH: Chủ đề của tác phẩm nói lên điều gì?
CH: Trước khi về nhà thống lí Pá Tra, Mị là con người như thế nào?
HS trao đổi, trả lời, nhận xét sau đó GV kết luận.
(GV cho HS xem hình ảnh Mị trước khi về nhà thống lý Pá Tra).
CH: Vì sao Mị phải làm con dâu nhà thống lí Pá Tra?
(GV cho HS xem hình ảnh Mị khi ở nhà thống lý Pá Tra)
CH: Cuộc sống về tinh thần của Mị như thế nào?
(GV cho HS xem hình ảnh Mị- buồn rười rượi)
CH: Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết, vì sao vậy? Đến lúc cô có thể chết nhưng cô lại không chết, điều đó thật đáng thương, vì sao nói vậy? (03 phút trao đổi thảo luận)
HS trao đổi, trả lời, nhận xét sau đó GV bổ sung và kết luận.
CH: Thông qua cuộc đời làm dâu gạt nợ của Mị, tác giả muốn nói lên điều gì?
GV gợi mở để HS tự trả lời, sau đó GV nhận xét.
CH: Sức sống của Mị trỗi dậy khi nào?
(GV cho HS xem hình ảnh mùa xuân ở Tây Bắc).
CH: Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã làm gì? Điều đó giúp Mị gì?
CH: Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị đã làm gì để chuẩn bị đi chơi? Kết quả của việc làm ấy?
CH: Khi bị trói, điều gì vẫn hiện hữu trong Mị?
(GV cho HS xem hình ảnh cây sáo) 
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố:
GV: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức:
CH: Cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra được tác giả miêu tả như thế nào?
 I. Khái quát.
 1. Tác giả.
 - Tô Hoài (1920), tên khai sinh là Nguyễn Sen.
 - Quê ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
 - Ông có một tuổi thơ và thời trai trẻ vất vả.
 - Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hoá cứu quốc, trong kháng chiến chống Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc.
 - Ông đã để lại một sự nghệp văn học to lớn với các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
 - Các sáng tác của tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường.
 - Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.
 - Tác phẩm của ông luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có.
 - Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 - Tác phẩm chính: (SGK).
 2. Tác phẩm.
 a. Xuất xứ.
 - "Vợ chồng A Phủ" được in trong tập "Truyện Tây Bắc".
 - Tập "Truyện Tây Bắc" được Tô Hoài viết năm 1953 gồm ba truyện: "Cứu đất cứu mường", "Mường giơn" và "Vợ chồng A Phủ".
 - Năm 1952 theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc, một chuyến đi dài tám tháng, Tô Hoài đã mang về xuôi bao kỉ niệm sâu sắc về người và cảnh vật Tây Bắc - đây là động cơ để tác giả sáng tác ra tác phẩm này.
 - "Truyện Tây Bắc" đã được tặng giải nhất, giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955.
 b. Kết cấu của tác phẩm.
 - Tác phẩm gồm hai phần:
 + P1: Mị và A Phủ ở Hồng Ngài- trong nhà thống lí Pá Tra.
 + P2 : Mị và A Phủ sang Phiềng Sa- nên vợ nên chồng, gặp gỡ cách mạng và trở thành du kích.
 - P1 gồm ba ý: 
 * Kể về Mị và cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra .
 * Kể về A Phủ ( cảnh A Phủ đánh A Sử và cuộc xử kiện trong nhà thống lí ).
 * Kể việc A Phủ bị trói sắp chết và Mị cứu A Phủ, hai người trốn khỏi Hồng Ngài.
 c. Chủ đề.
 Nói lên sự thống khổ của người Mèo ở Tây Bắc dưới ách thống trị dã man của bọn chúa đất và sự vùng dậy của người dân để giành lấy tự do, hạnh phúc và tham gia kháng chiến giải phóng quê hương.
 II. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Nhân vật Mị. 
 a. Quá khứ của Mị.
 - Mị là người con gái trẻ đẹp, khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc.
 - Cô có tài âm nhạc- chứng tỏ cô có vẻ đẹp về tâm hồn.
 - Mị đã trải qua những đêm tình mùa xuân say đắm.
 => Một người con gái có tâm hồn như thế, có khát vọng sống như thế đáng lẽ phải được hưởng một cuộc sống tự do, hạnh phúc, nhưng vì ma lực của đồng tiền, vì thần quyền của miền núi mà họ không thể thực hiện được điều đó. Cuộc sống của Mị trở nên bi đát khi làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý Pá Tra.
 b. Cảnh sống bi đát của Mị trong nhà thống lí Pá Tra.
 - Vì bố mẹ Mị không trả nổi món tiền vay nhà thống lí. Để cứu nạn cho cha, Mị phải chịu bán mình, chịu cảnh làm con dâu gạt nợ, bị cha con thống lí chiếm đoạt sức lao động, nhan sắc và cả cuộc đời người con gái. Danh nghĩa là con dâu nhưng thực chất cô làm nô lệ. Sống trong nhà thống lí, Mị phải cam nhận tôi đòi, làm lụng vất vả suốt ngày đêm không bằng con trâu, con ngựa.
 Về tinh thần: Cô không có một niềm vui nào trên mặt, lúc nào cũng buồn rười rượi, lặng câm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa". Căn buồng của Mị nằm diễn tả tuyệt hay về một thứ ngục thất tinh thần, nó không giam hãm thân xác Mị nhng nó tách li cô với cuộc đời, nó cấm cố tuổi xuân và ước mơ của cô.
 - Mị đã từng muốn chết nhưng cô không thể chết vì món nợ của cha vẫn còn. Nhưng đến lúc cô có thể chết, vì cha cô không còn thì Mị lại buông xuôi, kéo dài mãi một sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này Mị mới đáng thương hơn vì đã không thiết chết thì có nghĩa là sự tha thiết với cuộc sống cũng không còn, lúc đó Mị chỉ là cái xác không hồn.
 => Thông qua cuộc đời làm dâu gạt nợ của Mị, tác giả muốn tố cáo bọn thực dân, chúa đất vì chúng đã cướp đi cuộc sống tự do, quyền sống chính đáng của con người.
 - Phải chăng cuộc sống của Mị đã vĩnh viễn mất đi ? Bên trong "con rùa lùi lũi" kia đang có một con người, người con gái bất hạnh này vẫn tiềm tàng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt, khát vọng hạnh phúc lớn lao, hễ gặp cơ hội thuận lợi, sức sống đó lại trỗi dậy mạnh mẽ.
 - Mùa xuân đến với sự thay đổi và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Mị đã nhớ lại ngày xuân năm nào, Mị muốn đi chơi. Nhưng buồn thay, trong hiện tại Mị làm sao có thể đi chơi?
 + Để quên đi cuộc sống hiện tại, cô đã lén lút uống rượu "uống ừng ực từng bát", rồi say đến lịm người. Cái say cùng lúc vừa gây sự lãng quên vừa đem về cõi nhớ: lãng quên thực tại; nhớ về ngày trước và quan trọng là nhớ rằng mình vẫn là một con người, vẫn có quyền sống của một con người.
 Với cõi lòng phơi phới trở lại và cái ý nghĩ lạ lùng mà rất chân thực: "Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa".
 + Sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần. Mị quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rồi rút thêm cái áo để chuẩn bị đi chơi hội. Nhưng A Sử đã trói đứng cô vào cột nhà.
 - Mùa xuân, tiếng sáo gọi bạn tha thiết, bồi hồi , tiếng sáo ấy, sức sống trỗi dậy của mùa xuân ấy mạnh đến nỗi cô bị trói mà vẫn không biết mình đang bị trói.
 Khi rượu tan, trở lại thực tại, Mị lại là con rùa lặng câm, còn lặng câm hơn cả trước.
	E. Tài liệu tham khảo: 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12 tập 2.
- Hình ảnh, trích đoạn bộ phim "Vợ chồng A Phủ"- Trang Wed: Tư liệu giáo án.
- Phần mềm giáo án điện tử Powerpoint.
G. Lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin:
- Công nghệ thông tin đã hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập học sinh.
- Tiết kiệm thời gian, tư liệu, hình ảnh phong phú, thiết thực đối với bài học.
- Học sinh có hứng thú tham gia vào bài học, kết quả đạt được cao hơn.
Xác nhận của nhà trường
Ngày.......tháng.......năm 2009.
Người soạn
Trịnh Đức Hạnh
Trường: THPT Tự Lập
Môn: Ngữ Văn Lớp: 12
Họ tên GV: Trịnh Đức Hạnh
Trình độ chuyên môn: Đại học
Trình độ tin học: A
Tiết PPCT: 56.
vợ chồng a phủ
 - Tô Hoài -
Địa chỉ: Trường THPT Tự Lập, xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Số điện thoại của GV: 0915.054.894
Ngày soạn: 18/12/2009.
Ngày giảng: 21/12/2009 ...  xuân (thiên nhiên, cảnh sinh hoạt), rợu (Mị ngửa cổ uống ừng ực từng bát một), đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn (tác giả dụng công miêu tả tiếng sáo nh một thủ pháp nghệ thuật lay tỉnh tâm hồn Mị).
- Những chuyển biến trong tâm hồn Mị: Mị nhớ lại quá khứ, niềm ham sống, khát sống trở lại, Mị muốn chết.
- Từ những chuyển biến trong tâm hồn đến hành động: bỏ thêm mỡ vào đĩa dầu, quấn lại tóc, với tay lấy chiếc váy hoa, vùng bớc đi, 
+ Hành động cởi trói cho A Phủ:
- Những ngày đầu Mị tỏ ra vô cảm.
- Khi nhìn thấy dòng nớc mắt của A Phủ, cảm xúc trong Mị sống lại.
- Mị cắt dây trói cho A Phủ, một hành động vừa tự phát vừa tự giác.
- Mị vùng chạy theo A Phủ.
3) Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm:
- Cảm thông sâu sắc đối với ngời dân.
- Phê phán gay gắt bọn chúa đất phong kiến miền núi.
- Ngợi ca những gì tốt đẹp, trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng của con ngời, đặc biệt là sức sống tiềm tàng của những con ngời chịu nhiều đau khổ bất hạnh.
- Chỉ ra con đờng giải phóng ngời lao động có cuộc đời tăm tối và số phận thê thảm.
4) Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Nhân vật sinh động, có cá tính đậm nét (với Mị, tác giả ít miêu tả hành động, dùng thủ pháp lặp lại có chủ ý một số nét chân dung gây ấn tợng sâu đậm), đặc biệt tác giả có tài miêu tả tâm lí, dòng ý nghĩ, tâm t, nhiều khi là tiềm thức chập chờn, 
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
 Mục tiêu bài học
 - Phát hiện và bổ sung những mặt còn yếu về kiến thức và kỹ năng.
- Rút đợc kinh nghiệm bổ ích để chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
phơng tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Bài làm của HS
- Thiết kế bài học
C. Phơng pháp dạy học
 - HS thảo luận, bày tỏ ý kiến, phân tích sai sót và khẳng định câu trả lời đúng.
- Giáo viên tổng kết các kinh nghiệm làm bài kiểm tra tổng hợp, chốt lại các kiến thức, kĩ năng cơ bản.
D. tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá kết quả
GV căn cứ vào kết quả chấm để nhận xét 
I. Nhận xét, đánh giá kết quả
Nhận xét các nội dung sau:
- Về kiến thức.
- Về kĩ năng.
- Những u điểm và nhợc điểm chung.
- Những u điểm và nhợc điểm riêng.
Hoạt động II: Rút kinh nghiệm
- GV trả bài.
- HS xem lại bài, đổi bài cho nhau để thảo luận, rút kinh nghiệm.
II. Rút kinh nghiệm
- Cá nhân xem kĩ toàn bài, tự đánh giá bản thân.
- Trao đổi bài cho nhau để thảo luận.
- Phát hiện và sửa chữa các lỗi trong bài.
- Trình bày những kinh nghiệm về làm một bài kiểm tra tổng hợp. 
Hoạt động 3: Xây dựng dàn bài cho đề tự luận.
GV và HS cùng xây dựng thành dàn bài chi tiết trên bảng.
III. Xây dựng dàn bài cho đề tự luận
Nội dung cần đạt theo đúng đáp án của đề kiểm tra (tham khảo bài soạn Bài kiểm tra tổng hợp cuối năm).
 ôn tập văn học
 Mục tiêu bài học
 - Tổng kết, ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam (truyện và kịch từ cách mạng tháng 8 – 1945 đến cuối thế kỷ XX) và văn học nớc ngoài đã học trong SGK ngữ văn lớp 12 tập II ; vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo những kiến thức đó.
- Rèn năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ : tác phẩm, hình tợng, ngôn ngữ văn học ....
phơng tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo
C. Phơng pháp dạy học
 - GV Hớng dẫn HS chuẩn bị ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
 - Ngoài ra ôn lại các tác phẩm trên các vấn đề cơ bản sau :
+ Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm
+ Tóm tắt cốt truyện 
+ Học thuộc một số đoạn văn hay, tiêu biểu
+ Nắm đợc chủ đề, nội dung chính đặt ra trong tác phẩm
 - Hớng dẫn HS thảo luận, trình bày, trao đổi, góp ý trên lớp. Giáo viên tổng kết, nhấn mạnh những điểm cần thiết.
D. tiến trình tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập văn học Việt Nam
I. Ôn tập văn học việt nam
1. Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của ngời dân lao động trong các tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài). Phân tích nét đặc sắc trong t tởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
(GV hớng dẫn HS lập bảng so sánh. HS phát biểu từng khía cạnh. GV nhận xét và hoàn chỉnh bảng so sánh)
1. Vợ nhặt (Kim Lân) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
Vợ nhặt
Vợ chồng A Phủ
Số phận và cảnh ngộ của con ngời
Tình cảnh thê thảm của ngời dân lao động trong nạn đói năm 1945.
Số phận bi thảm của ngời dân miền núi Tây Bắc dới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trớc cách mạng.
T tởng nhân đạo của tác phẩm
Ngợi ca tình ngời cao đẹp, khát vọng sống và hi vọng vào một tơng lai tơi sáng.
Ngợi ca sức sống tiềm tàng của con ngời và con đờng họ tự giải phóng, đi theo cách mạng.
2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
(GV hớng dẫn HS so sánh trên một số phơng diện. HS thảo luận và phát biểu ý kiến)
2. Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi 
Cần so sánh trên một số phơng diện tập trung thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng:
+ Lòng yêu nớc, căm thù giặc.
+ Tinh thần chiến đấu kiên cờng, bất khuất chống kẻ thù xâm lợc.
+ Đời sống tâm hồn, tình cảm cao đẹp.
+ Những nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện: nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng hình tợng và những chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa,... 
3. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đợc gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?
(GV gợi cho HS nhớ lại bài học. HS suy nghĩ và phát biểu).
3. Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu đợc gửi gắm qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rất phong phú và sâu sắc:
+ Cuộc sống có những nghịch lí mà con ngời buộc phải chấp nhận, "sống chung" với nó.
+ Muốn con ngời thoát ra khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các lí thuyết đẹp đẽ nhng xa rời thực tiễn.
+ Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa giống nh một gợi ý về khoảng cách, về cự li nhìn ngắm đời sống mà ngời nghệ sĩ cần coi trọng. Khi quan sát từ "ngoài xa", ngời nghệ sĩ sẽ không thể thấy hết những mảng tối, những góc khuất. Chủ nghĩa nhân đạo trong nghệ thuật không thể xa lạ với số phận cụ thể của con ngời. Nghệ thuật mà không vì cuộc sống con ngời thì nghệ thuật phỏng có ích gì. Ngời nghệ sĩ khi thực sự sống với cuộc sống, thực sự hiểu con ngời thì mới có những sáng tạo nghệ thuật có giá trị đích thực góp phần cải tạo cuộc sống.
4. Phân tích đoạn trích vở kịch Hồn Trơng Ba, da hàng thịt của Lu Quang Vũ để làm rõ sự chiến thắng của lơng tâm, đạo đức đối với bản năng của con ngời.
(GV định hớng cho HS những ý chính cần phân tích và giao việc cho các nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị một ý- đại diện nhóm phân tích. GV nhận xét, khắc sâu những ý cơ bản).
4. Đoạn trích vở kịch Hồn Trơng Ba, da hàng thịt của Lu Quang Vũ 
Cần tập trung phân tích những điểm cơ bản sau:
1) Phân tích hoàn cảnh trớ trêu của Hồn Trơng Ba qua độc thoại nội tâm, đối thoại với các nhân vật đặc biệt là đối thoại với xác anh hàng thịt.
+ Trơng Ba bây giờ không còn là Trơng Ba ngày trớc.
+ Trơng Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng.
+ Mọi ngời xót xa trớc tình cảnh của Trơng Ba, xác anh hàng thịt cời nhạo Trơng Ba, bản thân Trơng Ba vô cùng đau khổ, dằn vặt.
2) Phân tích thái độ, tâm trạng của Hồn Trơng Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích và quyết định cuối cùng của Hồn Trơng Ba để rút ra chủ đề, ý nghĩa t tởng của đoạn trích nói riêng và vở kịch nói chung.
+ Cuộc đối thoại với Đế Thích, đặc biệt lời thoại mang ý nghĩa t tởng của tác phẩm.
+ Cái chết của cu Tị và những hình dung của Hồn Trơng Ba khi Hồn nhập vào xác cu Tị.
+ Quyết định cuối cùng của Hồn Trơng Ba: xin cho cu Tị sống và mình chết hẳn- ý nghĩ nhân văn của quyết định ấy.
3) Tổng hợp những điều đã phân tích, đánh giá chiều sâu triết lí và ý nghĩa t tởng của vở kịch: sự chiến thắng của lơng tâm, đạo đức đối với bản năng của con ngời.
Hoạt động 2: Tổ chức ôn tập văn học Nớc ngoài
1. ý nghĩa t tởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con ngời của Sô-lô-khốp.
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Số phận con ngời, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
II. Ôn tập văn học Nớc ngoài
1. Số phận con ngời của Sô-lô-khốp
+ ý nghĩa t tởng:
Số phận con ngời của Sô-lô-khốp đã khiến ta suy nghĩ nhiều hơn đến số phận của từng con ngời cụ thể sau chiến tranh. Tác phẩm đã khẳng định một cách viết mới về chiến tranh: không né tránh mất mát, không say với chiến thắng mà biết cảm nhận chia sẻ những đau khổ tột cùng của con ngời sau chiến tranh. Từ đó mà tin yêu hơn đối với con ngời. Số phận con ngời khẳng định sức mạnh của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, nghị lực con ngời. Tất cả những điều đó sẽ nâng đỡ con ngời vợt lên số phận.
+ Đặc sắc nghệ thuật: 
Số phận con ngời có sức rung cảm vô hạn của chất trữ tình sâu lắng. Nhà văn đã sáng tạo ra hình thức tự sự độc đáo, sự xen kẽ nhịp nhàng giọng điệu của ngời kể chuyện (tác giả và nhân vật chính). Sự hoà quyện chặt chẽ chất trữ tình của tác giả và chất trữ tình của nhân vật đã mở rộng, tăng cờng đến tối đa cảm xúc nghĩ suy và những liên tởng phong phú cho ngời đọc.
2. Trong truyện ngắn Thuốc, Lỗ Tấn phê phán căn bệnh gì của ngời Trung Quốc đầu thế kỉ XX? Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm?
(GV yêu cầu HS xem lại phần tổng kết bài Thuốc, trên cơ sở đó để phát biểu thành 2 ý lớn. HS làm việc cá nhân và phát biểu)
2. Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn
+ Lỗ Tấn phê phán những căn bệnh của ngời Trung Quốc đầu thế kỉ XX:
- Bệnh u mê lạc hậu của ngời dân.
- Bệnh xa rời quần chúng của những ngời cách mạng tiên phong.
+ Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:
- Cốt truyện đơn giản nhng hàm súc.
- Các chi tiết, hình ảnh đều giàu ý nghĩa tợng trựng. Đặc biệt là hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu, hình ảnh con đờng, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du,... 
- Không gian, thời gian của truyện là một tín hiệu nghệ thuật có ý nghĩa .
3. ý nghĩa biểu tợng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê?
(GV yêu cầu HS xem lại bài Ông già và biển cả, trên cơ sở đó để thảo luận. HS làm việc cá nhân và phát biểu, thảo luận)
3. Đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
ý nghĩa biểu tợng trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-ming-uê
+ Ông lão và con cá kiếm. Hai hình tợng mang một vẻ đẹp song song tơng đồng trong một tình huống căng thẳng đối lập.
+ Ông lão tợng trng cho vẻ đẹp của con ngời trong việc theo đuổi ớc mơ giản dị nhng rất to lớn của đời mình.
+ Con cá kiếm là đại diện cho tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. 
+ Trong mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con ngời không phải lúc nào thiên nhiên cũng là kẻ thù. Con ngời và thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ. Con cá kiếm là biểu tợng của ớc mơ vừa bình thờng giản dị nhng đồng thời cũng rất khác thờng, cao cả mà con ngời ít nhất từng theo đuổi một lần trong đời.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 12 KHII Hanh.doc