Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 - Trường THPT Hàm Rồng

Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 - Trường THPT Hàm Rồng

Tiết PPCT: 1 – 2

Văn học sử

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.

- Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.

- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975.

- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

2. Kĩ năng: Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 

doc 104 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1277Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 - Trường THPT Hàm Rồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2011
Tiết PPCT: 1 – 2
Văn học sử
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước.
- Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975.
- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
2. Kĩ năng: Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: (Không có). 
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cấn đạt
? Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của VHVN giai đoạn 1945-1975?
? Văn học VN 1945-1975 phát triển qua mấy chặng?
? Nêu nội dung và những thành tựu chính của giai đoạn 1945 – 1954?
? Nội dung chính của văn học giai đoạn này có gì khác trước?
? Nêu một số nét chính về hoàn cảnh lịch sử, xã hội chặng 1965-1975?
- Miền Bắc bước vào giai đoạn xây dựng hoà bình và CNXH. 
- Miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và bè lũ tay sai
? Nội dung chính của những tác phẩm văn học giai đoạn này là gì?
? Em hiểu thế nào là cách mạng và cách mạng hoá?
- Cách mạng: là cuộc biến đổi chính trị và xã hội lớn và căn bản, thực hiện bằng cuộc lật đổ chế xã hội, lập nên chế độ mới và tiến bộ hơn.
- Cách mạng hoá: làm cho có tính chất cách mạng.
? Tại sao nói nền văn học giai đoạn 1945-1975 là nền văn học hướng về đại chúng? 
? Khuynh hướng sử thi được thể hiện ở những phương diện nào trong các tác phẩm văn học? 
? Cảm hứng lãng mạn được thể hiện trong những tác phẩm văn học thời kì này như thế nào? Nó có gì khác với giai đoạn văn học trước 1945?
GV nói thêm:
Họ ra trận, đi vào mưa bom bão đạn mà vui như trẩy hội:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
(Tố Hữu). 
“Những buổi vui sao cả nước lên đường
Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”
(Chính Hữu). 
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm,
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây”
(Phạm Tiến Duật).
? Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn đã tạo nên điều gì cho những tác phẩm văn học giai đoạn này?
? Hãy tóm tắt những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá đã thúc đẩy đổi mới văn học giai đoạn 1986 đến hết TK XX?
? Tình hình thơ ca sau năm 1975 có đặc điểm gì?
? Thành tưu nổi bật của thơ ca giai đoạn này là hiện tượng gì? Có những tác phẩm tiêu biểu nào?
? Tình hình văn xuôi sau 1975 như thế nào? Những tác phẩm giai đoạn này có khuynh hướng gì mới?
? Từ năm 1986, văn học chính thức đổi mới như thế nào? Nêu tên một vài tác phẩm theo khuynh hướng đổi mới?
? Tình hình kịch nói sau 1975 như thế nào?
I. KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMTT NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- CMT8 thành công đã mở kỉ nguyên độc lập: tạo nên nền văn học thống nhất về tư tưởng, tổ chức và quan niệm nhà văn kiểu mới (nhà văn - chiến sĩ. 
- Trải qua nhiều biến cố, sự kiện lớn: Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài, tác động mạnh và sâu sắc đến nhân dân và văn học.
- Kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. 
- Giao lưu văn hoá chủ yếu giới hạn trong các nước XHCN.
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:
a. Chặng đường từ 1945 đến 1954:
* Nội dung chính: 
- Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, gắn bó sâu sắc với đời sống và cách mạng.
- Khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân.
- Niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai chiến thắng.
* Thành tựu: SGK
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964:
* Nội dung chính: 
- Hình ảnh con người lao động
- Ngợi ca những thay đổi của đất nước và con người trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Tình cảm sâu nặng với miền Nam trong nỗi đau chia cắt.
* Thành tựu: SGK
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975:
* Nội dung chính: 
 Đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
* Thành tựu:
- Văn xuôi: Phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ hình ảnh con người VN anh dũng, kiên cường và bất khuất (Các tác phẩm: SGK)
- Thơ: mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận. Xuất hiện đông đảo các nhà thơ trẻ.
- Kịch nói: ngày càng gây được tiếng vang.
d. Văn học vùng địch tạm chiếm: 
- Nội dung: phản ánh chế độ bất công tàn bạo, kêu gọi và cổ vũ tầng lớp thanh niên.
- Hình thức thể loại: gọn nhẹ như truyện ngắn, phóng sự, bút kí
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam)
+ Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)
3. Những đặc điểm cơ bản:
a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Khuynh hướng, tư tưởng chủ đạo: cách mạng (văn học là thứ vũ khí phục vụ cách mạng). 
- Đề tài: đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội
-> Như một tấm gương phản chiếu những vấn đề lớn lao, trọng đại nhất của đất nước và cách mạng.
b. Nền văn học hướng về đại chúng:
- Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học
- Hình thành quan niệm mới: Đất nước của nhân dân
- Quan tâm đến đời sống nhân dân lao động, niềm vui và nỗi buồn của họ
- Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Khuynh hướng sử thi: 
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc
+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc; gắn bó số phận cá nhân với số phận đất nước; luôn đặt bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, tình cảm lớn, lẽ sống lớn lên hàng đầu
+ Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, 
+ Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM 
+ Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn:
+ Làm cho văn học thấm nhuần tinh thần lạc quan, 
+ Đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.
II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VHVN TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT TK XX:
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- Lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới - độc lập, tự do và thống nhất. 
- Từ 1975 đến 1985: đất nước ta lại gặp những khó khăn và thử thách mới.
- Từ 1986: Đảng đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện. 
+ Kinh tế: Chuyển sang kinh tế thị trường
+ Văn hoá: Tiếp xúc và giao lưu văn hoá được mở rộng. 
+ Văn học dịch thuật, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ.
-> Sự nghiệp đổi mới thúc đẩy nền văn học cũng đổi mới để phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc cũng như quy luật phát triển khách quan của văn học.
2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu.
- Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về cái tôi muôn thuở.
- Thơ không tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn như các giai đoạn trước nhưng vẫn có những tác phẩm đáng chú ý (SGK)
- Nở rộ trường ca:
+ Những người đi tới biển – Thanh Thảo
+ Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh
+ Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu
- Văn xuôi: Một số cây bút bộc lộ ý thức đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống.
- Từ 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới: gắn bó, cập nhật hơn đối với những vấn đề của đời sống 
+ Phóng sự xuất hiện, đề cập những vấn đề bức xúc của cuộc sống:
+ Văn xuôi:
* Chiến thuyền ngoài xa - NGuyễn Minh Châu
* Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp
* Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Tường
* Bến không chồng- Dương Hướng
* Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh
+ Bút kí:
* Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường
* Cát bụi chân ai – Tô Hoài.
- Từ sau năm 1975, kịch nói phát triển mạnh:
+ Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ. 
+ Mùa hè ở biển (Xuân Trình) ,
III. KẾT LUẬN:
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
? Suy nghĩ của anh chị về những thành tựu và những đặc điểm của văn học Việt Nam từ CMT8 1945 đến hết thế kỉ XX.
Ngày soạn: 22/8/2011
Tiết PPCT: 3
Làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cấn đạt
? Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?
? Với thanh niên học sinh ngày nay, sống thế nào là sống đẹp?
? Để sống đẹp, ta cần rèn luyện những phẩm chất nào?
? Cần vận dụng những thao tác lập nào để giải quyết vấn đề trên?
? Bài viết có thể sử dụng những tư liệu từ đâu?
? Ta có thể mở bài bằng những cách nào?
? Phần thân bài cần sắp xếp các ý theo trình tự như thế nào?
? Phần kết bài ta kết thúc vấn đề như thế nào?
? Qua cách làm bài văn trên, em hiểu thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý?
? Giới thiệu những đề tài của tư tưởng, đạo lý?
? Nêu thứ tự các bước tiến hành ở thân bài ?
? Cách diễn đạt trong bài văn về tư tưởng đạo lý cần tuân thủ những yêu cầu nào ?
? Vấn đề mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì?
? Có thể đặt tên cho văn bản là gì?
? Tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào?
? Nhận xét về cách diễn đạt trong văn bản?
GV hướng dẫn luyện tập bài tập 2 cho học sinh làm ở nhà
1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Đề bài: 
Anh (chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:
 “ Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ”
a. Tìm hiểu đề:
- Vấn đề nghị luận: lối sống đẹp .
- Để sống đẹp con người cần xác định: 
+ Lí tưởng đúng đắn, cao cả, 
+ Cá nhân xác định được vai trò, trách nhiệm với cuộc sống. 
+ Đời sống tình cảm phong phú, hành động đúng đắn.
-> Câu thơ trên nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao phẩm chất , giá trị con người.
- Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần:
+ Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ
+ Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng.
- Các thao tác lập luận cần vận dụng:
+ Giải thích ( sống đẹp là sống như thế nào?). 
+ Phân tích 
+ Chứng minh, bình luận 
- Sử dụng tư liệu: ngoài thực tế, sách vở 
b. Lập dàn ý:
* Mở bài: 
- Nêu vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn nguyên văn câu thơ của Tố Hữu
- Nêu quan điểm của bản thân
-> Có thể giới thiệu bằng nhiều cách: quy nạp, diễn dịch, phản đề, trực tiếp, gián tiếp
* Thân bài:
- Giải thích thế nào là lối sống đẹp ... ng quê hương, xứ Huế thân thương và đất nước.
- Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Trình bày những nội dung cơ bản về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?
? Giới thiệu sơ lược về bài bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
? Vẻ đẹp sông Hương vùng thượng lưu được tác giả diễn tả như thể nào? Những hình ảnh, chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật cho thấy nét riêng trong lối viết kí của tác giả?
? Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào khi nó còn ở "giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại" ? 
? Vẻ đẹp và hành trình đến với người tình đích thực của “người gái đẹp” sông Hương được khắc hoạ như thế nào dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
? Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? 
? Phát hiện của tác giả về "điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế” là nói đến nét gì riêng của sông Hương?
? Nếu xét đến góc độ của lịch sử và thi ca thì sông Hương mang vẻ đẹp gì?
? Tác giả đã lí giải về tên của dòng sông như thế nào? Cách lí giải ấy cho hiểu thêm điều gì về tính cách và tâm hồn người Huế?
? Bài kí có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, là nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế nên tâm hồn, tình cảm thấm đẫm văn hoá của mảnh đất này.
- Chuyên về bút kí với đề tài khá rộng lớn, đó là cảnh sắc và con người khắp mọi miền đất nước nhất là những bài viết về Huế.
- Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của HPNT: có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với duy tả đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực, lối viết hướng nội, xúc tích, mê đắm và tài hoa tạo cho thể loại bút kí một phong cách riêng, đem đến những đóng góp mới cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
2. Tác phẩm:
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986)
- Bài kí gồm 3 phần, đoạn trích gồm phần thứ nhất và đoạn kết.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Thủy trình của Hương giang:
a) Sông hương nơi khởi nguồn:
- Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, được thể hiện qua những so sánh và những hình ảnh đầy ấn tượng:
+ là “bản trường ca của rừng già” -> Nhấn mạnh Sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên;
+ là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” -> nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ của dòng sông. TG nhân hoá con sông khiến nó hiện lên như một con người có cá tính và tâm hồn;
+ là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” -> sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá..
+ “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.
-> Sự tài hoa của ngòi bút HPNT: liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc + động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già
b) Đến ngoại vi thành phố Huế:
- sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. 
- Dưới ngòi bút tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường: 
+ Sông Hương như người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài: vóc dáng mới, sức sống mới đầy khát khao và lãng mạn.
+ Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi
+ Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tg đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sông Hương
+ Những câu văn giầu chất hoạ, giầu cảm xúc và liên tưởng.
-> Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.
c) Đến giữa thành phố Huế:
- Sông hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.
- Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn hến”.
 - “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”. 
- Phải rất hiểu sông Hương, tác giả mới cảm nhận thấm thía vẻ đẹp con sông lúc đêm sâu. Đó là lúc mà âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành. Khi đó, trong không khí chùng lại của dòng sông nước ấy, sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. 
d) Trước khi từ biệt Huế:
- Sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”.
- Con sông dùng dằng như “nàng Kiều trong đêm tình tự” trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa.
2. Dòng sông của lịch sử và thi ca:
- Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc “...”.
- Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.
=> lịch sử: hùng tráng và đời thường: giản dị, sông Hương tự biết thích ứng với từng hoàn cảnh, không gian và thời gian khác nhau -> dòng sông trở nên mới mẻ trong càm nhận của mọi người và có thêm vẻ đẹp mới
- Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Tác giả cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại mình:
+ “Dòng sông trắng - lá cây xanh”(Chơi xuân-Tản Đà)
+ “Như kiếm dựng trời xanh”( Trường giang như kiếm lập thanh thiên-Cao Bá Quát).
+ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”(Thơ của Thu Bồn)
* Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Tên của dòng sông được lí giải bằng một huyền thoại mĩ lệ: đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lý quê hương mình. 
3. Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nghệ thuật bài kí):
- Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết quê hương sứ sở vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.
- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân 
- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ...
- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.
III. TỔNG KẾT
- Bài kí thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là “một thi sĩ của thiên nhiên” (Lê Thị Hướng). Với những trang viết mê đắm, tài hoa, súc tích, tác giả đã thực sự làm giàu thêm cho linh hồn bức tranh thiên nhiên xứ sở. Sông Hương thực sự trở thành “gấm vóc” của giang sơn tổ quốc.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm. Viết cảm nghĩ về đoạn văn anh (chị) yêu thích nhất.
- Tìm và phân tích những cách ví von, so sánh độc đáo của HPNT trong đoạn trích.
Ngày soạn: 23/12/2011
Tiết PPCT: 50
ĐỌC THÊM
NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA NƯỚC VIỆT NAM MỚI
(Trích Những năm tháng không thể nào quên – Võ Nguyên Giáp )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới trong những ngày đầu và quyết sách đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa đất nước và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng.
- Giọng văn chân thành, giản dị, phù hợp với đặc điểm của hồi kí.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Những khó khăn ban đầu của nước Việt Nam DCCH, những quyết sách đúng đắn và sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chỉ tịch Hồ Chí Minh.
- Mối quan hệ khăng khít giữa đất nước và nhân dân, giữa lãnh tụ và quần chúng.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu hồi kí theo đặc trưng thể loại.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy và trò
	Kiến thức cơ bản	
? Đoạn trích có vị trí như thế nào trong tác phẩm? 
? Phần trích đã nêu rõ những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới ra sao? 
? Đảng và chính phủ được sự ủng hộ của toàn dân đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt như thế nào để đưa đất nước vượt qua gian khó? 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK
2. Vị trí đoạn trích: 
- Đoạn trích “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” là chương XII của tập hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” (do nhà văn Hữu Mai thể hiện, tên bài do người biên soạn đặt).
II. Hướng dẫn đọc thêm: 
1. Những khó khăn về mọi mặt: 
* Đất nước đứng trước những khó khăn cả về thế và lực:
- Về chính trị: Nước Việt Nam mới sinh nằm giữa bốn bề hùm sói. Đảng của giai cấp công nhân mới 15 tuổi. Chính quyền cách mạng chưa được công nhận.
- Về kinh tế: 
+ Ở nông thôn ruộng đất bị bỏ hoang, lũ lụt, hạn hán. Hàng hoá khan hiếm vì các nhà máy hầu như không dùng được. 
+ Tài chính: cạn kiệt,chưa phát hành được tiền Việt Nam, đời sống nhân dân thấp, có người chết đói.
- Về xã hội: dịch tả phát sinh, quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận, đời sóng xã hội càng thêm khó khăn.
2. Những quyết sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch: 
- Chính trị: 
+ củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng bằng việc mở cuộc tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước để bầu ra quốc dân đại hội.
+ Giải tán chính quyền cũ 
+ Công bố dự án hiến pháp cho toàn dân góp ý.
- Kinh tế: giảm tô xoá nợ cho nông dân, phục hồi sản xuất, nâng cao đời sống mọi mặt cho công nhân, nâng cao năng lực tài chính cho đất nướcaodeiehoua.
- Xã hội: Bác Hồ kêu gọi “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”.
=> Kết quả: Chỉ trong một thời gian ngắn, các tầng lớp nhân dân đã quyên góp vào Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng được hơn 20 triệu đống và 370kg vàng.
3. Mối quan hệ giữa đất nước và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng: 
- Bác chỉ ra rằng, để đất nước Việt Nam mới ra đời có thể tồn tại và vững mạnh thì cần phải xác định rõ mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân:
+ “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” là trách nhiệm của toàn dân và phải dựa vào dân.
+ Đổi lại cần phải “làm những việc mưu cầu hạnh phúc cho dân” đó chính là trách nhiệm Đảng và lãnh tụ.
+ Đề ra ba mục tiêu quan trọng và phải dựa vào dân.
4. Nghệ thuật của đoạn trích: 
- Tính chân thực của sự kiện.
- Cảm hứng tự hào và giọng văn giản dị.
=> Đoạn hồi kí giống như những trang biên niên sử ghi lại những năm tháng không thể nào quên của đất nước.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa lãnh tụ và nhân dân qua đoạn trích “Những ngày đầu của nước VN mới”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 12 theo chuan KTKN.doc