Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 29

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 29

 LƯU QUANG VŨ

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức: Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hoá bởi sự lẫn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên nhiều phương diện: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.

- Kĩ năng: Nắm được kĩ năng phân tích tác phẩm kịch.

- Tư tưởng: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.

 

doc 10 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/09
Tiết: 85-86
Bài dạy:
Đọc văn
 LƯU QUANG VŨ
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hoá bởi sự lẫn át của thể xác thô lỗ, phàm tục. Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên nhiều phương diện: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng. 
Kĩ năng: Nắm được kĩ năng phân tích tác phẩm kịch. 
Tư tưởng: Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách. 
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, 
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo...
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài 
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: 1’
Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu hỏi : Cuộc chinh phục con cá kiếm của lão Xan-ti-a-gô diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của cuộc chiến là gì?
Dự kiến phương án trả lời: 
Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài: (2’) 
Tiến trình tiết dạy: Lưu Quang Vũ không chỉ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu, kịch trường những năm 80 của thế kỉ trước mà còn được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. ông đã để lại cho đời nhiều vở kịch xuất sắc, trong đó có tác phẩm ông viết dựa trên một câu chuyện dân gian để thể hiện một triết lý nhân sinh sâu sắc.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
55’
10’
Hoạt động 1: H/dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
-GV cho HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính 
-Nêu những hiểu biết của em về tgiả LQV?
-GV nhấn mạnh thêm một số thông tin về tác giả.
-Em hãy kể tên một số vở kịch tiêu biểu của Lưu Quang Vũ?
- Vở kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" được viết trong hoàn cảnh nào?
-Nhận xét, sửa chữa bổ sung
-Vở kịch viết nhằm mục đích gì?
-Nhận xét, sửa chữa 
- Nhắc lại những nội dung chính của vở kịch?
Nhận xét, sửa chữa 
-GV nhắc lại những liên hệ của vở kịch với truyện cổ dân gian cùng tên. Nhấn mạnh những hư cấu đầy sáng tạo của Lưu Quang Vũ nhằm truyền đạt những thông điệp tinh thần thời hiện đại.
-Cung cấp thêm thông tin về sự thu hút của vở kịch đối với khán giả nước ngoài, khi công diễn ở Mĩ, Cộng hoà Liên bang Đức, Ca-na-đa và một số nước Bắc Âu.
- Nêu vị trí của đoạn trích?
Sửa chữa, bổ sung: quá trình vận động bình thường của một vở kịch qua các thuật ngữ kịch và san khấu; thắt nút, phát triển , cao trào, mở nút. Đoạn trích nằm ở phần cao trào và mở nút.
Hoạt động 2: H/dẫn HS tìm hiểu chi tiết đoạn trích
GV giới thiệu sơ lược cảnh trước đoạn trích, từ đó chỉ ra nguyên nhân dẫn đến xung đột. của đoạn trích đang học
-Trong đoạn trích Hồn Trương Ba đối thoại với những ai?
-Yêu cầu 2 em đọc màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở phần đầu ( T144,145)
-Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt diễn ra như thế nào? Biểu hiện của các nhân vật?
-Yêu cầu thảo luận nhóm, nêu vấn đề
-GV :như vậy ta nhận thấy sự đau đớn, dằn vặt của Hồn Trương Ba. Nhưng dù đau đớn đến đâu cũng không thể thoát ra khỏi thân xác anh hàng thịt. Kết thúc cuộc đối thoại là sự lúng túng, cơ hồ như thất bại của Hồn Trương Ba.
-Qua đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm?
-Yêu cầu hs đọc đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những người thân (T 146à 148)
-Yêu cầu thảo luận, giao nhiệm vụ cho từng nhóm
-Theo dõi hs thảo luận
-Nhận xét, sửa chữa
-So với màn đối thoại với xác hàng thịt thì lần này tâm trạng của Trương Ba có gì khác? Điều đó cho thấy điều gì?
Sửa chữa:
+Màn đối thoại với xác hang thịt: Tuyệt vọng, bất lực, cam chịu, chấp nhận chung sống với xác thịt dung tục.
+Màn đối thoại với người thân : vô cùng đau đớn song kiên quyết, dứt khoát, không sống chung với xác thịt dung tục.
-GV giảng bổ sung: Cả nhà đau khổ, chán ngán tình cảnh hồn Trương Ba sống trong xác anh hàng thịt. Đấy là động lực để Trương Ba đi đến quyết định cuối cùng :thắp hương mời Đế Thích xuống.
-Yêu cầu 2 hs đọc vài đoạn tiêu biểu ở phần này
-Qua màn đối thoại này, em thấy quan niệm của Đế Thích và Trương Ba như thế nào? Theo em, Trương Ba trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” có đúng không? Vì sao? Màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích có ý nghĩa gì?
-Nhận xét, sửa chữa, uốn nắn
-Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác anh hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì sao?
-Nhận xét, sửa chữa, uốn nắn
Hoạt động 3: H/dẫn HS nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật
-Nêu gtrị ndung và nghệ thuật của đoạn trích?
-Nhận xét, sửa chữa, bổ sung
Hoạt động 1: H/dẫn HS tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích
-HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính về tác giả, tác phẩm.
-HS khác bổ sung
-Dựa vào sách giáo khoa kể tên tác phẩm tiêu biểu.
-Nêu hoàn cảnh
Trả lời
Ý kiến
Trả lời
Bổ sung
-Lắng nghe và ghi nhớ
-HS nhắc lại nhwngx đặc điểm cơ bản về thể loại kịch đã học ở chương trình 11
Hoạt động 2: H/dẫn HS tìm hiểu chi tiết đoạn trích
-Lắng nghe và phát biểu
-Phát biểu
-Tìm những cuộc đối thoại của Trương Ba.
-Đọc đoạn đối thoại
-Nêu nhận xét về 2 nhân vật trong cuộc đối thoại ở các phương diện: cử chỉ, xưng hô, giọng điệu, mục đích, vị thế
-Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
-Tìm hàm ý của cuộc đối thoại và phát biểu
-HS đọc đoạn đối thoại
+ N1,2,3: Trước sự biến đổi của Trương Ba phản ứng của người thân như thế nào? (con dâu, vợ và cháu gái)
+ N4,5,6: Trước phản ứng của người thân, tâm trạng của Trương Ba như thế nào?
Đại diện trả lời, Nhận xét, bổ sung
-Theo dõi và phát biểu
-HS so sánh tính chất của 2 cuộc đối thoại
-Lắng nghe và ghi nhớ
-Đọc VB theo hướng dẫn của GV
-HS thảo luận nhóm, tìm chi tiết, khái quát và phát biểu.
-HS trả lời: bởi vì quãng thời gian sống nhờ trong xác hàng thịt đã giúp ông hiểu rằng: một sự sửa sai mang tính chất vá víu, tạm bợ sẽ chẳng mang lại kết quả tốt đẹp nào.Hơn nữa, những kiểu sửa sai như vậy không chỉ gây ra tai hoạ cho bao nhiêu người tốt mà còn tạo cơ hội cho những kẻ xấu sách nhiễu người lương thiện, làm vẩn đục cuộc sống.
Hoạt động 3: HS nhận xét, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật
I/Tìm hiểu chung
1.Tác giả
-Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng, sinh tại Phú Thọ trong một gia đình trí thức.
+Từ 1965 đến 1970: Lưu Quang Vũ vào bộ đội và được biết đến với tư cách một nhà thơ tài năng đầy hứa hẹn. 
+Từ 1970 đến 1978: ông xuất ngũ, làm nhiều nghề để mưu sinh.
+Từ 1978 đến 1988: biên tập viên Tạp chí Sân khấu, bắt đầu sáng tác kịch và trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 với những vở đặc sắc như: Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Lời thề thứ 9 , Khoảnh khắc và vô tận, Tôi và chúng ta
+Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, vẽ tranh, viết truyện, viết tiểu luận, nhưng thành công nhất là kịch. Ông là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam.
-Lưu Quang Vũ được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
2. Vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”
a.Hoàn cảnh và mục đích sáng tác
* Hoàn cảnh:
-Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984.
- Công cuộc đổi mới của Đảng phát động nhằm giải phóng sức sản xuất , phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong đó có người cầm bút.
- Số phận cá nhân, con người cá nhân, vấn đề tiêu cực cần được khám phá.
* Mục đích:
-Thông qua cuộc đối thoại có tính giả tưởng giữa linh hồn và xác thịt nhằm hướng tới một vấn đề chiều sâu triết học: 
+Những bi kịch nảy sinh từ sự tồn tại đầy nghịch lí, trái tự nhiên khiến cái dung tục có cơ hội ngự trị, lấn át và đồng hoá những gì vốn thanh cao, tốt đẹp.
+Đề xuất và cổ vũ cho cuộc đấu tranh bảo vệ những phẩm tính cao quí của con người nhằm hướng tới khát vọng sống trong sạch, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn, vật chất và tinh thần và hoàn thiện nhân cách.
2.Tóm tắt nội dung vở kịch: gồm 7 cảnh (SGK)
3.Nguồn gốc và sự sáng tạo của vở kịch
-Tác giả mượn truyện dân gian, nhưng có nhiều sáng tạo :
- Ở truyện dân gian, hồn Trương Ba cứ việc sống trong xác anh hàng thịt một cách bình thường.
- Ở tác phẩm Lưu Quang Vũ đã sáng tạo:
+ Diễn tả tình trạng trớ trêu, nỗi đau khổ dày vò của Trương Ba.
+ Quyết định cuối cùng giàu tính nhân văn .
4. Đoạn trích
-Đây là 1 phần của cảnh 7- cảnh cuối cùng của vở kịch.
-Mâu thuẫn giữa hồn và xác đến độ căng thẳng. Hồn có nguy cơ bị lấn át (người thân trong gia đình xa lánh). Để từ đó dẫn đến quyết định cuối cùng.
II/ Đọc hiểu văn bản
1.Nguyên nhân dẫn đến xung đột
-Trương Ba (nhân hậu, trong sạch, ngay thẳng, có thú vui tao nhã, trí tuệ, chơi cờ với nước đi khoáng hoạt) phải trú nhờ thể xác của hàng thịt (thô lỗ, phũ phàng, dung tục ; uống rượu nhiều, ham bán thịt, không mặn mà với chơi cờ, nước cờ không còn khoáng hoạt như trước) 
=>Hồn Trương Ba ý thức được điều đó, ngày càng thấy xa lạ với mọi người, thấy chán chính mình.
2.Nhân vật Hồn Trương Ba :
a,Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt
*Hồn Trương Ba :
-Mục đích : Phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, coi xác thịt chỉ là cái vỏ bề ngoài, không có ý nghĩa. Khẳng định linh hồn vẫn có đời sống riêng : nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn...
-Cử chỉ : Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại
àUất ức, tức giận, bất lực.
-Xưng hô : mày - ta
àKhinh bỉ, xem thường
-Giọng điệu : giận dữ, khinh bỉ, mắng mỏ, đồng thời ngậm ngùi, thấm thía, tuyệt vọng.
-Vị thế : bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lý, tuyệt vọng.
àNgười thua cuộc, chấp nhận trở lại xác hàng thịt.
*Xác hàng thịt :
-Mục đích : Khẳng định sự âm u, đui mù của thể xác có sức mạnh ghê gớm, có khả năng điều khiển , làm át đi linh hồn cao khiết ; dồn hồn Trương Ba vào thế đuối lý buộc phải thoả hiệp, qui ước.
-Cử chỉ : lắc đầu tỏ vẻ thương hại.
-Xưng hô : ông – tôi ngang hàng thách thức.
-Giọng điệu : Khi ngạo nghễ thách thức, khi buồn rầu thì thầm, an ủi.
-Vị thế : chủ động đặt nhiều câu hỏi phản biện, lý lẽ giảo hoạt.
àKẻ thắng thế, buộc được hồn Trương Ba quy phục mình.
è Linh hồn và thể xác không thể tách rời nhau, phải là một thể thống nhất. Linh hồn phải sống đúng với thân xác của mình. Không thể vay mượn, trú ẩn nơi không phải của mình. Sống như thế thì lúc nào cũng chỉ thấy bi kịch.
àLên án hiện tượng lí thuyết suông, đề cao tinh thần mà chẳng chú ý đến vật chất.
b,Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân.
*Trước sự tha hoá và biến đổi của Trương Ba
-Vợ :
+Phản ứng : buồn bã, đau khổ muốn chết, bỏ đi định nhường chồng cho cô hàng thịt.
+Nguyên nhân : Nhận thấy sự thay đổi của chồng và đau khổ trước tình cảnh chồng chung.
-Con dâu :
+Phản ứng : thông cảm và xót thương.
+Nguyên nhân : thấu hiểu nhưng đau lòng nhận thấy bố ngày một đổi khác.
-Cháu gái :
+Phản ứng : Quyết liệt và dữ dội
+Nguyên nhân : Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường dung tục
*Trước phản ứng của người thân :
-Tâm trạng :
+Vẻ mặt : thẫn thờ, lặng ngắt như tảng đá.
+Cử chỉ : tay ôm đầu
+Điệu bộ : run rẩy, lập cập.
+Giọng điệu : nhẫn nhục, cầu cứu
àVô cùng đau đớn, bế tắc.
-Nguyên nhân : hiểu những gì mình đã, đang và sẽ làm cho người thân là rất tệ hại mặc dù không hề muốn, muốn sống như trươớcđay mà không thể.
àBi kịch được đẩy đến đỉnh điểm buộc nhân vật phải đứng trước lựa chọn : thoả hiệp hay đấu tranh. Nhân vật đã đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt àvẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục, tự hoàn thiện nhân cách.
c,Màn đối thoại với Đế Thích :
*Quan niệm của Đế Thích :
Khuyên Trương Ba chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn : dưới đất, trên trời đều thế cả
*Quan niệm của Trương Ba :
Không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo, muốn được là mình toàn vẹn.
Đế Thích có cái nhìn quan liêu, hời hợt về cuộc sống con người nói chung và với Trương Ba nói riêng.
d,Màn kết : 
-Trương Ba trả xác cho hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh hồn được trong sạch và hóa thân vào các sự vật yêu thương, tồn tại vĩnh viễn vào người thân yêu của mình.
à Cuộc sống tuần hoàn theo quy luật của muôn đời, màn kịch với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh thoát cho một bi kịch lạc quan, đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái đẹp và sự sống đích thực.
III/Tổng kết 
1.Nội dung :
-Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh : phải sống nhờ, sống vay mượn, sống tạm bợ và trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và tha hoá bởi sự lấn át của thể xác thô lỗ, phàm tục.
-Vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
2.Nghệ thuật :
- Sự sáng tạo từ dân gian; việc sử dụng ngôn ngữ kịch
-Sự kết hợp giữa tính hiện đại và các giá trị truyền thống.
-Sự phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất trữ tình đằm thắm, bay bổng.
4. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nắm ý nghĩa nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Chuẩn bị bài "Diễn đạt trong văn nghị luận (tt)" 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..........................
Ngày soạn:18 /03 /09
Tiết: 87 
Bài dạy:
Làm văn 
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
Kiến thức: Tiếp tục củng cố ý thức về những chuẩn mực ngôn từ của bài văn nghị luận.
Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau một cách hài hoà để trình bày vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo. 
Tư tưởng: Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực ngôn từ của bài nghị luận .
II- CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình 
Chấm bài, phát hiện các ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh, thiết kế bài giảng.
2- Chuẩn bị của học sinh:
Lập dàn ý cho đề bài viết số 2.
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: 1’
Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng (nếu có).
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
	Nêu cách sử dụng từ ngữ và các kiểu câu trong văn nghị luận ?
3- Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài: 2’ 
 Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
20’
Hoạt động1: H/dẫn HS phân tích ngữ liệu và xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận 
-Gọi HS đọc ngữ liệu (1) và (2).
-GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm.
-Nhận xét, sữa chữa, bổ sung.
-Đối tượng nghị luận và nội dung cụ thể của hai đoạn trích trên khác nhau nhưng giọng điệu trong lời văn có điểm gì giống nhau? đặc trưng riêng biệt của mỗi đoạn?
-Cơ sở chủ yếu để tạo nên sự khác biệt của lời văn?
-GV: chỉ rõ cách sử dụng từ ngữ và kiểu câu, các biện pháp tu từ có vai trò trong việc thể hiện giọng điệu.
-Yêu cầu HS đọc ngữ liệu ở phần 2
-Nhận xét về giọng điệu của lời văn nghị luận trong các đoạn trích trên. Chỉ rõ những phương tiện từ ngữ, kiểu câu được dung để biểu hiện giọng điệu đó?
-Phân tích ngắn gọn những cơ sở tạo nên sự khác biệt của giọng điệu ấy trong từng trường hợp cụ thể?
-GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập 
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 
-GV thu bài về chấm
-HS đọc ngữ liệu (1) và (2) 
Chia lớp thành 2 nhóm, thảo luận 10 phút
-Cử đại diện trả lời, HS khác bổ sung và nhận xét
-HS đọc ngữ liệu phần 2
-Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời.
-Phân tích sự khác biệt 
Hoạt động 2: HS làm bài tập luyện tập 
-HS làm bài tập theo hướng dẫn của GV
-HS thực hành viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn.
III. Xác định giọng điệu ngôn từ phù hợp trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
a. 
- Giống nhau: lời văn trang trọng, nghiêm túc
- Khác nhau: 
+ (1): giọng sôi nổi, mạnh mẽ, hùng hồn
+ (2): giọng trầm lắng thiết tha
b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt là đối tượng nghị luận và nội dung nghị luận: 
- Đoạn (1): là đoạn văn viết về tội ác của thực dân Pháp nhằm lên án trước đồng bào và dư luận thế giới từ đó khẳng định việc giành đọc lập của dân tộc Việt Nam
- Đoạn (2): viết về thơ Hàn Mặc Tử, lí giải cái gọi là "thơ điên, thơ loạn" thực chất là thể hiện sức sống phi thường, lòng ham sống vô biên
c. Cách sử dụng từ ngữ, cách sử dụng kiểu câu, biện pháp tu từ:
- Đoạn (1): sử dụng nhiều từ ngữ thuộc lớp từ ngữ chính trị, xã hội, sử dụng phép lặp cú pháp, phép song hành, phép liệt kê.
- Đoạn (2): sử dụng từ ngữ thuộc lĩnh vực văn chương và cuộc đời
2. Tìm hiểu các đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu nêu dưới
a. 
- Đoạn (1): được viết để kêu gọi "đồng bào toàn quốc" nên người viết đã chọn giọn điệu thích hợp. Giọng hùng hồn, mạnh mẽ, thúc giục. Dùng ngôn ngữ, câu văn hô gọi, cầu khiến, khẳng định mạnh. Sử dụng biện pháp trùng lặp cú pháp
- Đoạn 2: được viết để bình luận với ý châm biếm hiện tượng "bụng phệ". Người viết đã tạo được giọng hài hước, dí dỏm pha chút châm biếm. Sử dụng từ ngữ đa nghĩa nhưng lại có ẩn ý, biện pháp liệt kê...
b. Đặc điểm của giọng điệu ngôn từ trong văn nghị luận
- Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng nghiêm túc
- Các phàn trong bài văn có thể tha đổi giọng điệu sao cho phù hợp với nộ dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lặng, hài hước...
IV. Luyện tập
Bài tập 1
- Đoạn 1: Hồ Chí Minh đã sử dụng từ ngữ chính xác, phù hợp với tuyên bố thoát li mọi quan hệ với thực dân Pháp, đặc biệt là sử dụng nhiều từ ngữ chính trị. Về câu, sử dụng kiểu câu lặp cú pháp và kiểu câu song hành, với câu ngắn -> giọng điệu đoạn văn rắn rỏi, dứt khoát, mạnh mẽ và cương quyết.
- Đoạn 2: Nói về Thời và thơ Tú Xương, Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều từ ngữ tài hoa. Tác giả còn sử dụng kiểu câu điệp cấu trúc, song hành cú pháp -> giọng điệu riêng.
- Đoạn 3: Tác giả viết theo lối so sánh để làm nổi bật điểm khác biệt trong tính cách, phẩm chất, tâm hồn, tình cảm... của Kiều và Từ Hải. Vì vậy đoạn văn sử dụng rất nhiều cặp tính từ tương phản -> đoạn văn mang âm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
2. Yêu cầu HS viết đoạn văn theo chủ đề tự chọn
4. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nhắc lại kiến thức cơ bản, vận dung vào bài viết.
- Chuẩn bị bài "Nhìn về vốn văn hoá dân tộc" 
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
..........................
..........................
..........................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 2CO BANTUAN 29.doc