Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 23

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 23

Đọc văn

 NGUYỄN THI

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

- Kiến thức: Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Kĩ năng: Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: nghệ thuật trần thuật đặc sắc; khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ.

- Tư tưởng: Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu long trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn , bảo vệ đất nước.

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1332Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/09
Tiết: 67-68
Bài dạy:
Đọc văn
 NGUYỄN THI 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: Hiểu được hiện thực đau thương, đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đỗi anh dũng, kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, tình cách mạng, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Kĩ năng: Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: nghệ thuật trần thuật đặc sắc; khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo; ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. 
Tư tưởng: Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu long trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn , bảo vệ đất nước.
CHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, 
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình, nêu vấn đề, giảng bình, đọc sáng tạo...
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo, thiết kế bài giảng.
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc kĩ văn bản sách giáo khoa, sách tham khảo, soạn bài theo Hướng dẫn học bài 
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: 1’
Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng(nếu có).
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu hỏi: Phân tích diễn biến tâm lí các nhân vật Tràng, Thị, Bà cụ Tứ sau sự kiện Tràng được nhặt vợ? 
Dự kiến phương án trả lời: 
Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài: (2’) 
Tiến trình tiết dạy: 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK
-Gọi HS đọc tiểu dẫn
-Dựa vào phần tiểu dẫn hãy tóm tắt vài dòng về tiểu sử của tác giả Nguyễn Thi?
-GV chốt ý, giảng bổ sung
*Hoạt động 1: học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn trong SGK
HS đọc phần tiểu dẫn
Học sinh tóm tắt trả lời
HS nêu ý chính
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: (1928-1968) 
a,Tiểu sử: tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca, bút danh khác Nguyễn Ngọc Tấn, 
-Quê ở tỉnh Nam Định, (quê ông ở MB nhưng sống gắn bó với MN) ông thực sự xứng đáng với danh hiệu “Nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước”
-Sáng tác nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết “Truyện và kí”(1978), “Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi toàn tập” (1996).
-NT là cây bút có năng lực phân tích tâm lý sắc sảo. Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực nhưng thấm đẫm chất trữ tình.
- Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ
-Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về VH-NT (2000)
 b. Tư tưởng - phong cách
- Gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, là nhà văn của nhân dân Nam Bộ thời kỳ chống Mỹ
- Nhân vật tiêu biểu:
Người nông dân Nam Bộ với những nét tính cách tiêu biểu
- Hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời, giá trị tác phẩm "Những đứa con trong gia đình
HS trả lời
2. Tác phẩm "Những đứa con trong gia đình".
- Truyện ngắn xuất sắc - ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
55’
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản
*Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu văn bản
-HS đọc văn bản theo hướng dẫn của GV
II. Đọc, hiểu văn bản
- Truyện "Những đứa con trong gia đình" được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?
- HS suy nghĩ trả lời
1. Phương thức trần thuật:
- Kể chuyện: tự sự qua dòng hồi tưởng của Việt khi bị trọng thương nằm lại 1 mình ở chiến trường, trong bóng tối.
GV tiếp tục bổ sung, giảng giải, kết luận
- HS lắng nghe
 nhà văn có điều kiện nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để dẫn dắt câu chuyện.
 Diễn biến câu chuyện biến đổi linh hoạt, tự nhiên.
- Sự hòa quyện, gắn bó giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, những truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn của người Việt nam, dân tộc Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
- Những nét thống nhất tạo nên nét truyền thống của gia đình Việt - Chiến?
-Cho HS phân nhóm, trả lời GV bổ sung, giảng giải, kết luận.
HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời
Đại diện nhóm, trả lời
2. Hình tượng nhân vật:
a. Nét chung thống nhất của gia đình:
+ Căm thù giặc sâu sắc
+ Gan góc, dũng cảm, khao khát, chiến đấu, giết giặc.
+ Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung son sắt với quê hương, Cách mạng.
 truyền thống gia đình trong mối quan hệ với truyền thống cách mạng, dân tộc tạo nên 1 dòng sông truyền thống.
b. Nét riêng tiêu biểu từng thành viên
- Tìm những chi tiết trong tác phẩm đề cập đến hình tượng chú Năm? Trong số những chi tiết ấy em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
-GV bình chi tiết tiếng hò
Từ đó nêu những nhận xét khái quát của em về nhân vật này?
-GV nhận xét, bổ sung
-HS hệ thống, trả lời
-HS thảo luận trả lời.
1. Chú Năm:
- Hay kể về sự tích gia đình, tác giả của cuốn biên niên sử gia đình.
- Dặn dò các cháu
- Tiếng hò đầy tâm tư: tha thiết,nhắn nhủ, lời thề, trái tim, tâm hồn
+ Luôn hướng về truyền thống, đại diện và lưu giữ truyền thống. Ông là khúc thượng nguồn của dòng sông truyền thống, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống của gia đình
- Hình tượng người mẹ được nhắc đến như thế nào trong tác phẩm? Vì sao bảo người mẹ chính là hiện thân của truyền thống?
-HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lời
2. Má Việt - Chiến:
- Hiện thân của truyền thống:
+ Tảo tần, đảm đang, tháo vát thương yêu chồng con hết mực.
+ ghìm nén đau thương đời mình để sống chở che cho đàn con và chiến đấu
.èBà là biểu tượng về người phụ nữ nông dân Nam Bộ thời chống Mỹ
- So với mẹ, chị Chiến có những điểm nào giống và khác? Nguyễn Thi có dụng ý như thế nào trong việc xây dựng hình tượng chị Chiến?
-GV giảng bổ sung: Nguyễn Thi có ý thức tô đậm nét kế thừa người mẹ ở nhân vật Chiến.
-HS tìm những chi tiết tiêu biểu, nhận xét (Chiến có tính cách đa dạng)
3. Chị Chiến:
-Giống mẹ: Vóc dáng; Đức tính: gan góc, đảm đang
- Tính cách
+ Vừa trẻ con: tranh công bắt ếch, tranh đi tòng quân, tranh công bắt tàu giặc
+ Vừa người lớn: thương em,lo cho em, nhường nhịn em
è1 cô bé hồn nhiên, vô tư ở tuổi mới lớn
*Khác mẹ
 + trẻ trung, thích làm dáng
 + có điều kiện trực tiếp cầm súng đánh giặc trả thù nhà, thực hiện lời thề sắt đá.
è biết kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dân tộc
- Em ấn tượng ở nhân vật Việt bởi những nét tính cách tiêu biểu nào?
-GV giảng bình: trong tác phẩm, Việt là nhân vật xuất hiện nhiều nhất, dường như nhà văn đã “trao ngòi bút” cho nhân vật này để nhân vật tự viết về mình bằng ngôn ngữ và giọng điệu riêng.
GV gợi ý, phân tích, bình 1 vài chi tiết
HS lựa chọn, suy nghĩ, trả lời.
HS lắng nghe
4. Việt
- Tính tình hồn nhiên, trẻ con
+ Luôn giữ trong mình cái ná thun, cho tới khi đã vào bộ đội
+ Vị thương rất nặng tới lần 2 "trong bóng đêm vắng lặng và lạnh lẽo", Việt không sợ chết mà lại sợ ma và bóng đêm.
+ Yêu chị nhưng hay tranh giành với chị.
+ Rất yêu quý đồng đội nhưng không nói thật là mình có chị, sợ mất chị, phải giấu chị.
- Có tình thương yêu gia đình sâu đậm:
+ Tình cảm chi em, đối với linh hồn má, với chú Năm.
+ Hình ảnh cha mẹ thân yêu luôn chập chờn trong hồi ức khi bị thương.
- Tính chất anh hùng, tinh thần chiến đấu dũng cảm:
+ Luôn ý thức phải sống và chiến đấu để trả thù nhà, đền nợ nước xứng đáng với truyền thống gia đình.
+ Can đảm chịu đựng khi bị thương.
+ Tư thế luôn sẵn sàng chiến đấu dù đang bị kiệt sức.
 1 con sóng vươn xa nhất trong dòng sông truyền thống, người tiêu biểu cho tinh thần tiến công cách mạng.
- Cảm nhận chung của em về tác phẩm "Những đứa con trong gia đình"?
HS thảo luận theo nhóm, đại diện trả lời
Tiểu kết:
Mỗi con người trong gia đình là một khúc sông trong dòng sông truyền thống. Mỗi khúc sông có một đặc điểm riêng nhưng họ vẫn hướng về tô đậm hơn, phát huy hơn truyền thống gia đình gắn chặt trong mối tình đất nước thời kháng chiến chống Mỹ
- Khái quát những nét cơ bản về ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm?
HS suy nghĩ trả lời
3. Ngôn ngữ nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật bằng chi tiết cụ thể, làm rõ góc cạnh của cuộc sống, tạo nên không khí chân thực và có linh hồn.
- Đọc xong truyện ngắn, em có ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
GV bình
HS chọn, trả lời
HS lắng nghe
+ Chi tiết đắt giá nhất: "Chị em Chiến khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm tập quán lâu đời gợi sự thiêng liêng, nhân vật trở nên trưởng thành hơn.
- Ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.
- Phát huy tối đa ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
 tài năng Nguyễn Thi trong nghệ thuật kể chuyện
10’
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
*Hoạt động 3: học sinh tổng kết
HS lưu ý phần ghi nhớ, đúc kết, ghi chép
III. Tổng kết, củng cố:
- Nghệ thuật trần thuât độc đáo
- Truyện phản ánh, ngợi ca tinh thần bất khuất, truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc và đồng bào Nam Bộ
4. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Nắm cốt truyện, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
- Chuẩn bị bài "Chiếc thuyền ngoài xa" 
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
..........................
..........................
..........................
Ngày soạn:28 /01 /09
Tiết: 69 
Bài dạy:
Làm văn 
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
Kiến thức: Nắm được các ưu, nhược điểm trong bài làm của mình để phấn đấu nâng cao năng lực viết văn trong các bài sau. 
Kĩ năng: Có thể sử dụng thành thạo các kĩ năng làm bài văn trong một thời lượng nhất định ở lớp.
 Tư tưởng: Có ý thức chủ động điều chỉnh, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa và hạn chế những điểm yếu để rút kinh nghiệm, nâng cao kĩ năng, chuẩn hoá lại kiến thức, chuẩn bị cho bài viết sau.
II- CHUẨN BỊ:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
Đồ dùng dạy học, phiếu học tập,
Phương án tổ chức lớp học: nhóm học, thảo luận, thuyết trình 
Chấm bài, phát hiện các ưu, nhược điểm trong bài làm của học sinh, thiết kế bài giảng.
2- Chuẩn bị của học sinh:
Lập dàn ý cho đề bài viết số 2.
Nội dung và các bài tập của tiết trước.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp: 1’
Điểm danh học sinh, ghi tên học sinh vắng (nếu có).
Chuẩn bị kiểm tra bài cũ.
2- Kiểm tra bài cũ:
Không kiểm tra.
3- Giảng bài mới:
 Giới thiệu bài: 2’ 
 Tiến trình tiết dạy:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
5’
15’
10’
10’
Hoạt động1: GV chép đề bài lên bảng 
-Gọi HS đọc lại đề bài?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập dàn bài 
-Trình bày dàn bài của bài làm đã viết ?
- Đặt vấn đề như thế nào ?
-Giải quyết vấn đề như thế nào ?
Hoạt động 3: Nhận xét về ưu khuyết điểm của bài làm học sinh 
- Bài của Xuân Quỳnh, Viết Hải(12a6), Như Khuê(12a4), Ái Phượng (12a4),Hồng Sương(12a1).
-GV nêu cụ thể những lỗi sai của HS
Hoạt động 4: Sửa lỗi sai cho HS và thống kê kết quả
-GV ghi lỗi sai của HS lên bảng và yêu cầu HS sửa
-GV công bố kết quả bài làm HS 
Hoạt động 1: HS chép đề vào vở 
- Đọc lại đề văn 
Hoạt động2: Lập dàn bài 
-Một HS trình bày, những HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung 
Hoạt động 3: Theo dõi nhận xét của GV để rút kinh nghiệm
-Lưu ý lỗi sai để khắc phục 
Hoạt động 4: Theo dõi sửa lỗi và thống kê kết quả
-Sửa lỗi 
Đề 1: (lớp 12A1)
	Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp của dòng sông Hương từ phía thượng nguồn cho đến đoạn chảy qua thành phố Huế trong "Ai đã đặt tên cho dòng sông" - Hoàng Phủ Ngọc Tường.
I. Tìm hiểu đề
1. Nội dung: vẻ đẹp của dòng sông Hương
2. Phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận
3. PVTL: Ai đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường
II. Lập dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu dòng sông Hương, dòng sông Hương được tác giả đưa vào trong tác phẩm
2. Thân bài
- Vẻ đẹp của dòng sông Hương hiện lên thật hùng vĩ, hoang dại nơi thượng nguồn
- Về đến thành phố sông Hương mang một vẻ đẹp khác hẳn: vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ
- Khi ra khỏi thành phố Huế, sông Hương mang một vẻ đẹp tươi vui, đầy sức sống khi chảy dưới những bờ xanh biếc ở ngoại ô Kim Long.
->Bằng tấm lòng yêu thương, gắn bó với xứ Huế, bằng cái tôi tài hoa uyên bác tác giả đã khám phá được tất cả những vẻ đẹp huyền ảo riêng của dòng sông này.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề, nêu vai trò của tác phẩm
III. Nhận xét của GV
1. Ưu điểm
- Đa số nắm được yêu cầu nội dung của đề
- Vận dụng kiến thức văn học vào làm sáng tỏ nội dung yêu cầu của đề
- Đã có những bài viết có cách triển khai hợp lí, dễ hiểu
2. Nhược điểm
- Bài viết sơ sài, chống đối
- Bài viết thiên về tóm tắt lại nội dung của văn bản
- Bài viết diễn đạt yếu, câu văn không đủ thành phần
- Bài viết thiếu luận điểm chính của đề bài. Không có lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
IV. Trả bài và chữa lỗi
Đề 2: (lớp 12A4)
	Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
I. Tìm hiểu đề
1. Nội dung: sức sống tiềm tàng của Mị
2.Phạm vi tư liệu: Vợ chồng A phủ của Tô Hoài
3. Phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận...
II. Lập dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về nhân vật Mị: số phận và sức sống trong Mị khi sống ở nhà thống lí Pá Tra
2. Thân bài
* Vào đêm tình mùa xuân
- Mị uống rượu ừng ực từng bát một và muốn đi chơi
+ Mị hồi tường lại những kỉ niệm của thời trẻ
+ Mị đã có ý nghĩa phản kháng: "nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa" -> Mị đã ý thức sâu sắc được thân phận của mình trong nhà thống lí
+ Hành động: thắp đèn cho sáng, quấn lại tóc, lấy vấy hoa chuẩn bị đi chơi.
+ Tâm trạng: phơi phới, vui sướng
- Nghệ thuật:
+ Tinh tế và sâu sắc
+ Đặt sự hồi sinh của Mị vào tình huống đối nghịch, mâu thuẫn giữa khát vọng sống mãnh liệt với hiện thực phũ phàng -> sự hồi sinh của Mị mãnh liệt và dữ dội
* Khi chứng kiến tình cảnh A phủ bị trói
- Diễn biến tâm trạng:
+ Lúc đầu Mị thản nhiên thổi lửa, hơ tay 
-> dửng dưng trước cảnh A phủ bị trói
+ Nguyên nhân khiến Mị cắt dây trói cứu A phủ: " Mị lé trông sáng thấy một dòng nước mắtlòng thương người và tính giai cấp đã khiến cho Mị có hành động mạnh bạo cắt dây trói cứu A phủ" -> lòng thương người đã sống dậy trong Mị
=> Mị đã thực sự sống lại, cô biết thương người và thương mình.
+ Hành động của Mị: cắt dây trói cứu thoát A phủ và chạy khỏi nhà thông lí theo A phủ -> sự trỗi dậy của sức sống tuổi trẻ: khao khát tự do hạnh phúc, sự vùng dậy, tháo cũi sổ lồng
* Tóm lại: nhân vật Mị có một số phận đau khổ nhưng tiềm tàng sức sống, tiêu biểu cho phụ nữ miền núi nước ta trong thời kì trước CM đến những năm kháng chiến chống Pháp.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề. Đánh giá vai trò của tác phẩm
III. Nhận xét của GV
1. Ưu điểm
- Đã hiểu đề, nắm được nội dung yêu cầu của đề
- Xác định được luận điểm chính của bài nghị luận
2. Nhược điểm
- Xác định luận điểm còn thiếu, chưa làm nổi bật được yêu cầu của đề
- Thiếu dẫn chứng và lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề. 
- Bài viết sơ sài
IV. Trả bài và yêu cầu hs chữa lỗi
Đề 3: (lớp 12A6)
Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện "Vợ chồng A Phủ" -Tô Hoài.
I. Tìm hiểu đề
1. Nội dung: giá trị hiện thực và nhân đạo
2. Phạm vi tư liệu: truyện Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
3. Phương pháp nghị luận : giải thích, chứng minh, phân tích...
II. Lập dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu cuộc sống của người dân miền núi dưới ách áp bức bóc lột. Tô Hoài đã ghi lại thành công bức tranh cuộc sống trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, đồng thời thể hiện cảm nhận của mình về hiện thực đó -> giá trị nhân đạo cho tác phẩm.
- Tất cả những cảm nhận của Tô Hoài đều được tác giả ghi lại qua cuộcđời của nhân vật Mị và A Phủ
2. Thân bài
a. Giá trị hiện thực
- Bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc (chịu nhiều đau khổ, áp bức bóc lột...)
- Bộ mặt của phong kiến miền núi: khắc nghiệt, tàn ác (không cho con người quyền sống, quyền tự do...)
- Phơi bày tội ác của bọn thực dân Pháp (chế dộ và chính sách dã man)
- Chân thực về cuộc sống bi thảm của người dân miền núi (cuộc sống và số phận của nhân vật Mị và A Phủ)
b. Giá trị nhân đạo:
- Cảm thông sâu sắc đối với người dân 
- Phê phán gay gắt bọn thống trị
- Ngợi ca những gì tốt đẹp ở con người (sức sống tiềm tàng ở Mị và A Phủ)
- Trân trọng, đề cao khát vọng chính đáng của con người (khát vọng tự do) 
- Chỉ ra con đường giải phóng (giải phóng khỏi ách áp bức bốc lột...)
c. Nghệ thuật
- Ngòi bút hiện thực sắc sảo và tài phân tích tâm lí nhân vật của tác giả đã góp phần làm nổi bật giá trị của tác phẩm
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề và nêu giá trị của tác phẩm.
III. Nhận xét của GV
1. Ưu điểm
- Đa số HS nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm: thấy được hiện thực tác giả đưa vào trong tác phẩm
- Rút ra được giá trị nhân đạo 1 cách sâu sắc
- Biết cách triển khai bài nghị luận theo luận điểm.
- Có những bài viết có cảm xúc, thể hiện thái độ của người viết đối với vấn đề được nghị luận.
2. Nhược điểm
- Vận dụng các thao tác nghị luận chưa thuần thục, chưa có ý thức trong việc sử dụng các thao tác 
- Bài viết chưa đủ bố cục của bài nghị luận 
- Viết sai chính tả và sử dụng từ chưa chính xác
- Triển khai thiếu luận điểm lớn
- Thiếu luận điểm nhỏ để làm sáng tỏ luận điểm lớn
- Diến đạt lủng củng
IV. Trả bài và chữa lỗi
V/ Sửa lỗi và thông báo kết quả:
-Lỗi về câu, dùng từ, diễn đạt
-Lỗi chính tả
-Lỗi thiếu ý, lạc đề 
-Kết quả: 
 12a1 12a4 12a6
G
K
TB
Y,K
- Đọc bài khá nhất 
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2’)
Bài tập về nhà: Ôn lại văn nghị luận kiểu bài nghị luận 
Chuẩn bị bài: “ Chiếc thuyền ngoài xa”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 12 co ban tuan 23.doc