Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 45 đến 47

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 45 đến 47

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về kiến thức và kỹ năng bài viết văn nghị luận

 văn học.

 - Rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để viết

 văn tốt hơn.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý

3.Thái độ: Tạo cho HS có ý thức biết đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- bài viết của HS

 Trò: Vở bài soạn- sgk- lập dàn ý cho đề ra.

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- lập dàn ý- đánh giá, nhận xét.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 45 đến 47", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45	Ngày soạn: 10/12/08
	Ngày giảng: 11/12/08
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm về kiến thức và kỹ năng bài viết văn nghị luận 
 văn học.
	- Rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để viết 
 văn tốt hơn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý
3.Thái độ: Tạo cho HS có ý thức biết đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- bài viết của HS
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk- lập dàn ý cho đề ra.
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- lập dàn ý- đánh giá, nhận xét.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình trả bài.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Ghi đề lên bảng- hướng dẫn HS phân tích đề
* Câu 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu được biểu hiện ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu DC minh hoạ?
* Câu 2: Thơ của Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị. Hãy giải thích và làm rõ khái niệm đó qua sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích đề
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn HS lập dàn ý cho đề ra
HS: Làm việc cá nhân, lập dàn ý
GV: Bổ sung, làm rõ
* Luận điểm 1:
 - Trữ tình: là bộc lộ trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc nghĩa là con người cảm thấy qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan đối với TG và nhân sinh. Mặt khác cái tôi trữ tình luôn cảm xúc trước thực tại trên tư cách phổ quát, động chạm tới những vấn đề chung của tồn tại con người (cái chết, Ty, nỗi buồn, lẽ sống) cho nên trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người.
- Chính trị là những khái niệm khô khan được thể hiện dưới hình thức những câu khẩu hiệu mang tính cổ vũ, kêu gọi. Các khái niệm đó tưởng như không có gì là thơ cả.
 VD: Dầu Tk XX thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
 Tố Hữa vừa kế thừa truyền thống vừa nâng đỡ thơ trữ tình chính trị lên một trình độ NT cao hơn. TH đã mang đến cho thơ ca CM một tiếng nói trữ tình với cảm xúc của 1 cái tôi hoàn toàn mới mẻ như Xuân Diệu nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình 
* Luận điểm 2:
- Tố Hữu quan niệm: “Thơ là tiếng nói đồng y, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn”
 - Nhân vật trữ tình trong thơ TH có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, với nhân dân, với cộng đồng.
 - Cảm hứng chủ đạo trong thơ TH là cảm hứng LS, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư, chính vì vậy, cái tôi trữ tình trong thơ TH trước hết là cái tôi chiến sĩ (Từ ấy), cái tôi ấy hoá thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc qua các thời kì LS khác nhau như: Bà má hậu Giang, Lươm, Chị Trần Thị Lý, mẹ Suốt, anh giải phóng quân, anh Nguyễn văn Trỗi
 - Thơ TH tập trung vào những chủ đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn
* Luận điểm 3:
- Xuất phát từ quê hương và gia đình
 - Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc.
 - Lối ngắt nhịp tự nhiên, êm nhẹ
Hoạt động 3
GV: Gọi HS nhận xét bài làm và nhận xét từng mặt trong bài viết của HS.
1. Kiến thức:
* Ưu điểm: 
- Đa số các em đã nắm được những kiến thức cơ bản của đề ra
- Một số em đã viết bài có độ sâu, giải thích và Cm được vấn đề.
* Khuyết điểm:
- Một số em còn mơ hồ về mặt kiến thức, nắm bắt ND bài học còn sơ sài
- Chưa chuyển tải đầy đủ dung lượng kiến thức qua yêu cầu của đề bài.
2. Kỹ năng:
- Dùng từ, đặt câu: một số bài viết đã có đầu tư về cách dùng từ, viết câu, có chọn lọc về mặt câu từ song bên cạnh đó một số em còn nghèo về vốn từ vựng, vay mượn thiếu sáng tạo
- Lỗi chính tả: vẫn còn tồn tại
- Lỗi diễn đạt: hành văn còn lủng củng, bố cục thiểu sự cân đối
3. Hình thức: Đa số bài viết đã có sự đầu tư trong chữ viết, trình bày sạch sẽ, gọn gàng nhưng còn 1 số bài trình bày hình thức cẩu thả, bẩn
I. Phân tích đề:
* Câu 1: Khái quát các đặc điểm về tính dân tộc trong bài thơ.
* Câu 2: 
- Kiểu bài: Giải thích- CM
- Nội dung nghị luận: Khuynh hướng trữ tình – chính trị trong thơ TH
- PVDC: sự nghiệp thơ ca của TH
II. Lập dàn ý
* Câu 1:
- Diễn tả những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của con người Việt Bắc, con người VN: chung thuỷ, tình nghĩa, đạo lí.
- Sử dụng thể thơ lục bát, một hình thức thơ ca của dân tộc
- Diễn tả hình ảnh đậm màu sắc Việt Bắc.
* Câu 2:
a. Mở bài:
- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Ở Tố Hữu có 2 con người hài hoà, thống nhất: nhà thơ- nhà chính trị.
- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị.
b. Thân bài: 
* Trữ tình, chính trị và thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu:
* Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu:
* Giọng thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu: giọng tâm tình, ngọt ngào.
* Khi nói đến đời tư cá nhân TH luôn gắn với Nd chính trị.
c. Kết bài: 
- Tố Hữu đã đem vào thơ CM một tiếng nói trữ tình với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt.
- Tố Hữu đã kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca yêu nước của dân tộc và phát triển trong thời đại mới 
III. Nhận xét bài làm của HS:
1. HS tự nhận xét:
2. GV nhận xét
a. Kiến thức
b. Kỹ năng
c. Hình thức
3. Đọc một số bài viết của HS:
 IV. Củng cố: Phát bài- vào điểm
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Người lái đò sông Đà
 VI. Rút kinh nghiệm:
..
Tiết 46	Ngày soạn: 10/12/08
	Ngày giảng: 11/12/08
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
 (Nguyễn Tuân) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đoc- hiểu tiểu dẫn để cảm nhận chunh về tác phẩm
	- Cảm nhận được vẽ đẹp hùng vĩ, thơ mộng nhưng rất dữ dội, hung bạo của sông Đà và 
 vùng Tây Bắc.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại tuỳ bút.
3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tuỳ bút sông Đà.
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- mở rộng
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Sự xót thương của Thanh Thảo đối với Lor ca ntn? Em hiểu như thế 
 nào về câu thơ đề từ của bài thơ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào phần tiểu dẫn, em hãy nêu vài nét về tập tuỳ bút “sông Đà”?
HS: Dựa vào phân tiểu dẫn khái quát
- Xuất xứ: 1960
- Hoàn cảnh ra đời: kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc.
- Cảm hứng sáng tác:
+ Thiên nhiên Tây Bắc
+ Con người Tây Bắc
Þ khai thác chất vàng mười trong tâm hồn con người.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Đây là tập tuỳ bút tiêu biểu cho p/c NT của Nguyễn Tuân
H: Hãy khái quát đặc trưng về NT của tập tuỳ bút?
HS: Làm việc cá nhân. Khái quát
GV: Bổ sung, kết luận
Hoạt động 2
H: Tính cách hung bạo của sông Đà được thể hiện qua những phương diện miêu tả nào?
GV: Gợi ý
HS: Nêu những phương diện mà tác giả miêu tả về con sông Đà.
H: Hãy tìm những chi tiết mà Nguyễn Tuân miêu tả về Sông Đà, phân tích và nhận xét về diện mạo của con sông?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích, nhận xét
- Cảnh bờ đá sông dựng thành vách (so sánh: hẹp như 1 cái yết hầu, lạnh như đứng ở hè) → diễn tả độ sâu hun hút của bờ sông
- Những luồng gió: sự phối hợp đá, nước, sóng, gió dữ dội → gợi sức mạnh ghê gớm của con sông.
- Những cái hút nước ghê rợn: âm thanh, sự đe doạ → nguy hiểm
GV: Nhận xét, kết luận
H: Tìm và phân tích các chi tiết miêu tả tâm địa của con sông? Qua đó em có nhận xét gì về tâm địa của sông Đà?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, phân tích, nhận xét
- Âm thanh của những thác nước: khắc hoạ từ xa đến gần bằng biện pháp so sánh, kết hợp với hình ảnh độc đáo: tiếng lồng lộn của ngàn con trâu mộng, tiếng lữa cháylàm nổi bật được một thực thể sống động với 1 tâm địa rất ghê gớm.
- Thạc trận trên sông: khi ẩn nấp, khi mai phục, khi đánh theo lối đánh du kích, khi đánh theo lối vu hồi, khi liều mạng đánh dồn dập, cách bày binh bố trận
H: Để miêu tả tính cách hung bạo của sông Đà, Nguyễn Tuân đã vận dụng thủ pháp NT gì? Em hãy nhận xét về nét NT của đoạn văn?
HS: Khái quát, nhận xét
GV: Bổ sung, giảng rõ, kết luận
Þ qua nét hung bạo của sông Đà ta thấy được sự thử thách ghê gớm của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
H: Con sông Đà trữ tình được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào? Phân tích các chi tiết để làm rõ?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Liệt kê các chi tiết, phân tích
- Sông Đà như một áng tóc trữ tình: thướt tha, mềm mại
- Màu nước sông Đà quyến rũ, đẹp: 
+ xanh màu ngọc bích
+ lừ lừ chín đỏ
→ sông Đà như 1 mỹ nhân.
+ Mặt nước loang loáng
+ màu nắng ấm áp, gợi nhớ
→ bắt gặp 1 tình cảm gợi nhớ, thân thiết: sông Đà như một cố nhân.
+ Nước sông lặng như tờ
+ bờ sông hoang dại
+ Hình ảnh hươu non gặm cỏ
→ sông Đà thơ mộng.
H: Em có cảm nhận như thế nào về cách miêu tả về p.diện này của con sông? Nhận xét về ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong đoạn văn này?
HS: Cảm nhận, nhận xét
- Hình ảnh con sông Đà được khắc hoạ từ quá khứ chảy về hiện tại đến tương lai.
- Ngôn ngữ: đậm chất thơ
- Hình ảnh: đẹp
- Trí tưởng tượng: bay bổng
GV: Nhận xét, kết luận
Tóm lại, toàn cảnh sông Đà được khắc hoạ với hình ảnh trái ngược nhau: vừa thơ mộng, trữ tình nhưng rất dữ tợn, hùng vĩ
I. Tiểu dẫn:
1. Tập tuỳ bút “sông Đà”
- Xuất xứ: sáng tác 1960
- Hoàn cảnh ra đời
- Cảm hứng sáng tác
2. Đặc trưng NT của tập tuỳ bút: 
- Hình tượng hấp dẫn
- Cảm hứng lãng mạn
- Chất thơ, chất trữ tình đậm nét.
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Hình tượng con sông Đà:
a. Tính cách hung bạo: 
* Tính cách hung bạo của sông Đà được thể hiện ở 2 phương diện:
- Diện mạo bề ngoài
- Tâm địa của con sông.
* Diện mạo bề ngoài:
→ ghê rợn. nguy hiểm
* Tâm địa con sông: 
→ khôn ngoan, nham hiểm và hung ác.
* Nghệ thuật:
- Nhân hoá
- Tri thức về quân sự, võ thuật, điện ảnh, âm nhạc
- Ngôn ngữ: sinh động, giàu chất tạo hình
- Trí tưởng tượng phong phú.
b. Tính cách trữ tình:
* Sông Đà như một mỹ nhân
→ có hồn
* Sông Đà như 1 cố nhân
→ sinh động, gần gủi, thân quen
* Sông Đà thơ mộng:
→ yên tỉnh, thơ mộng, bình yên
 IV. Củng cố: Hình tượng con sông Đà được tác giả khắc hoạ ở những phương diện nào?
 V. Dặn dò: Học bài- soạn tiếp phần 2 của bài học
 VI. Rút kinh nghiệm: 
	- Tiến hành bài học đảm bảo thời gian
	- Dung lượng kiến thức phù hợp với HS
Tiết 47	Ngày soạn: 14/12/08
	Ngày giảng: 15/12/08
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
 (Nguyễn Tuân) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hiểu được người lao động ở Tây Bắc như một anh hùng, một nghệ sĩ tài ba, gắn bó 
 với sông nước, vật lộn vượt lên trên TN khắc nghiệt.
	- Phong cách NT độc đáo của Nguyễn Tuân.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại tuỳ bút.
3.Thái độ: Bồi dưỡng ý chí và có thái độ quý trọng người lao động.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tuỳ bút sông Đà.
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- mở rộng
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hình ảnh con sông Đà được tác giả miêu tả qua những p.diện nào? Em 
 phân tích làm rõ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Nhân vật ông lái đò là một con người thuộc tầng lớp nào? Hình ảnh ông lái đò được khắc hoạ ra làm sao?
HS: Làm việc cá nhân, liệt kê các chi tiết, phân tích
- Tầng lớp
- Hoàn cảnh sống
- Hình dáng:
+ Tay dài như cái sào
+ Chân khuỳnh khuỳnh.
+ Nhỡn giới vời vợi như trông vào 1 cái bến xa xăm nào đó
GV: Bổ sung, kết luận
H: Hình ảnh ông lái đò hiện lên như thế nào qua cuộc vượt thác?
HS: LÀm việc cá nhân, phân tích hình tượng ông lái đò qua 3 trùng vi thạch trận
* TRùng vi thạch trận thứ nhất: chiến sĩ dũng cảm, bình tĩnh:
- Giọng chỉ huy bình tĩnh
- Cầm chắc tay lái
- Nén vết thương, chọc thủng cửa tử
* Trùng vi thạch trận thứ 2: Nắm vững binh pháp của dòng sông, thuộc quy luật phục kích của dòng sông → tay lái thuần thục
* Trùng vi thạch trận thứ 3: tay lái thật sự điệu nghệ (so sánh: như mũi tên tre- tự động lái được, lượn được) → tài hoa.
H: Để khắc hoạ hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân đã sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong đoạn văn? Nhận xét về người lái đò sông Đà?
HS: Nhận xét, khái quát
GV: Bổ sung, kết luận
H: Qua hình ảnh người lái đò trên sông Đà, Nguyễn Tuân muốn phát biểu tư tưởng gì?
HS: Nhận xét, kết luận
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Người nghệ sĩ lái đò không phải người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp bình thường mà người nghệ sĩ ấy sáng tạo trên cái nền NT cao cường, cá tính thậm chí phải trả giá đắt, ngày đêm phải chiến đấu cùng vứi thiên nhiên để dành nó về tay mình.
HS: Tự rút nhận xét về bút pháp NT của Nguyễn Tuân
GV: Bổ sung, giảng rõ
2. Hình ảnh người lái đò sông Đà:
- Là con người lao động mới
- Hoàn cảnh sống: đấu tranh hàng ngày với cái dữ dội của con sông Đà để dành lấy sự sống từ tay nó về tay mình.
- Hình dáng: phù hợp với nghề nghiệp, phi thường.
- Cuộc chiến đấu với các thạch trận:
→ một con người dũng cảm
- Nắm vững binh pháp của dòng sông
- Tài nghệ vượt thác điêu luyện → nghệ thuật
- Ngôn ngữ: chắc, ngắn gọn, mạnh mẽ
Þ hình ảnh một con người hiên ngang trên dòng sông hung bạo, đó là hình ảnh con người trí dũng và tài hoa.
* Nguyễn Tuân quan niệm: 
- Sông Đà: là sản phẩm NT vô giá của thiên nhiên
- Người lái đò: người lao động cũng là ng]ời nghệ sĩ
Þ ông gửi gắm: CN anh hùng nằm ngay trong cuộc sống lao động hàng ngày, cái đẹp chất nghệ sĩ nằm ngay trong những con người lao động bình thường.
3. Bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
- Ngôn ngữ
- Hình ảnh
- Trí tưởng tượng
- Tri thức vận dụng
 IV. Củng cố: GV gọi HS khái quát những nét cơ bản của bài học để củng cố tiết học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị bài: Luyện tập biện pháp tu từ ẩn dụ.
 VI. Rút kinh nghiệm:
	- Thực hiện tiết dạy đảm bảo thời gian
	- Dung lượng kiến thức đã bớt một số phần trong tác phẩm: phần khắc hoạ hình dáng
 Người lái đò sông Đà bị lược bỏ.
Nội dung bài học phù hợp với HS
Tiết 48	Ngày soạn: 17/12/08
	Ngày giảng: 18/12/08
CHỮA LỖI LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	Phát hiện, phân tích và sữa chữa được các lỗi về lập luận.
	Hệ thống hoá những lỗi thường gặp khi lập luận
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
3.Thái độ: Có ý thức thận trọng để tránh những lỗi về lập luận trong các bài viết.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Các đoạn văn
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- sữa lỗi
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Đọc các đoạn văn và cho biết việc nêu luận điểm mắc lỗi gì?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, phân tích các lỗi trong việc nêu luận điểm
- Đoạn văn a: Luận điểm nêu chưa rõ, nội dung trùng lặp, không có sự nhấn mạnh ý, phát triển ý: Cảnh vậtvắng vẻ, ngưng đọng, im lìm, cảnh sắc im ắng. 
→ sữa lỗi: Bao trùm lên bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến là không gian lặng lẽ và mọi vật nhỏ bé bất ngờ.
- Đoạn b: Không nêu được luận điểm khái quát, diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn
→ sữa lỗi: Người đời xưa đều muốn lập công danh để thành danh, đi học để đi thi, đõ đạt để có ngày “vinh quy bái tổ”, với quyền cao chức trọng để làm rạng danh tổ tiên, mở mày, mở mặt với thiên hạ
- Đoạn c: Nhiều luận điểm trong một đoạn văn, luận cứ nêu ra không tương ứng với toàn bộ luận điểm đã trình bày, quá nghèo nàn, sơ lược
→ sữa lỗi: Văn học dân gian nhất là tục ngữ đã mang lại những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn đời sống.
GV: Nhấn mạnh yêu cầu nêu luận điểm
- Luận điểm là những hàm ý chứa trong luận đề, các luận điểm tương đối độc lập nhưng lại quy về luận đề, thuyết minh, soi sáng luận đề.
Hoạt động 2
H: Trong các đoạn văn trên, cách nêu luận cứ có gì sai? Hãy sữa lỗi cho các đoạn văn trên?
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập
- Đoạn a: Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác, dùng lí lẽ và phânntích dẫn chứng thể hiện cách hiểu sai
→ sữa lại: nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Như vậy mới thể hiện được sự tương đồng giữa hình tượng thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ, tâm trạng riêng của Huy Cận nhưng hàm chứa cả cái tôi của thơ mới. Bởi lẽ ngoài không gian mặt đất, câu thơ mở hướng cho không gian ở tầng cao và cả chiều sâu của sông nước, đó là không gian 3 chiều, đói diện với không gian ấy con người đã buồn lại càng thấy cô đơn hơn.
- Đoạn b: Luận cứ thiếu chính xác
- Đoạn c: Luận cứ thiếu lôgíc 
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Để tạo lập một lập luận chặt chẽ cần nêu luận cứ rõ ràng, xác đáng, các DC cần có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, tin cậy, phù hợp với luận điểm.
Hoạt động 3
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Đoạn a: Trình bày luận cứ thiếu lôgíc, lộn xộn, hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ luận điểm
 → sữa lỗi: bỏ Nguyễn Khuyễn thay bằng Đoàn Thị Điểm, viết sau Đặng Trần Côn.
- Đoạn b: luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện, chỉ tập trung vào cái đói trong tp viết về đề tài nông thôn và nông dân của Nam Cao
→ Sữa lại: NC viết về nông thôn, nghiêng nhiều về số phận bất hạnh của cong người
GV: Nhấn mạnh cách thức lập luận
I. Liên quan đến lỗi nêu luận điểm:
1. Phân tích các lỗi trong việc nêu luận điểm
- Đoạn a: Nêu luận điểm chưa rõ
- Đoạn b: Không nêu được luận điểm khái quát.
- Đoạn c: Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không luận điểm nào được triển khai đầy đủ.
2. Sữa sai những lỗi trong cách nêu luận đề
II. Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ:
1. Chỉ rõ các lỗi nêu luận cứ trong các đoạn văn.
2. Sữa lỗi cho các đoạn văn
III. Lỗi về cách thức lập luận:
1. Xác định, phân tích các lỗi về cách thức lập luận.
2. Sữa lỗi cho các đoạn văn trên.
 IV.Củng cố: GV gọi Hs đọc phần ghi nhớ để củng cố bài học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Ai đã đặt tên cho dòng sông?..
 VI. Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB Tiet 45 47.doc