Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 42 đến 44

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 42 đến 44

QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Nắm được khái niệm phong cách văn học

 - Các biểu hiện của phong cách học.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói, viết đúng phong cách

3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn và phát huy tính độc đáo của ngôn ngữ Tiếng Việt.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK phong cách học TV

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- thuyết minh

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 42 đến 44", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44	Ngày soạn: 7/12/08
	Ngày giảng: 8/12/08
QUÁ TRÌNH VĂN HỌC VÀ PHONG CÁCH VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nắm được khái niệm phong cách văn học
	- Các biểu hiện của phong cách học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói, viết đúng phong cách
3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn và phát huy tính độc đáo của ngôn ngữ Tiếng Việt.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK phong cách học TV
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- thuyết minh
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 1. Thế nào là quá trình văn học? Phân tích các quy luật của văn học?
 2. Trào lưu văn học là gì? Trên Tg có những trào lưu VH nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2
GV: Thuyết trình về khái niệm: Phong cách, phong cách học và cho HS phân biệt k/n Phong cách học và phong cách nghệ thuật của nhà văn
* Phong cách: không hoàn toàn là thuật ngữ của phong cách học. Nó được dùng ở nhiều địa hạt nghiên cứu khác nhau và cả trong giao tiếp đời thường.
VD: Phong cách được dùng trong lí luận VH, thuật ngữ phong cách được dùng để chỉ đặc điểm riêng của từng tác giả, về thi pháp, về TG quan s/tác, cá tính s/tạo như: phong cách Nguyễn Du, phong cách Truyện Kiều
- Trong nghiên cứu văn hoá: phong cách dùng để chỉ những đặc điểm văn hoá mang tính dân tộc, thời đại như: phong cách truyền thống, phong cách dân tộc, phong cách Á Đông
- Trong thể thao, phong cách dùng để chỉ một lối chơi như: phong cách đội tuyển Cảng Sài Gòn
* Phong cách học: là phong cách học ngôn ngữ, là bộ môn khoa học nghiên cứu những đặc điểm và cách sử dụng ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể để tiến tới quy loại và miêu tả các phong cách chức năng ngôn ngữ. (Hành chính công vụ, chính luận)
H: Phong cách văn học là gì?
HS: Làm việc cá nhân, định nghĩa và phân tích đặc trưng của khái niệm
- Hiện tượng VH trong k/n phong cách VH bao gồm 1 phạm vi rất rộng: từ 1 nền VH của dân tộc, một thời đại, một trào lưu, một trường phái và toàn bộ tác phẩm của 1 nhà văn. Giữa các hiện tượng nói trên có sự tác động qua lại với nhau: P/C VH thời đại chi phối P/C NT của 1 nhà văn
- Phong cách VH hình thành nhờ sự thống nhất mang tính ổn định của các yếu tố cấu thành hiện tượng VH với tư cách là 1 chỉnh thể NT như: hình tượng, p/thức biểu hiện NTsự thống nhất mang tính ổn định trong P/C VH không mâu thuẩn với yêu cầu về tính độc đáo mà nó đảm bảo cho sự độc đáo có giá trị nhận thức và thẩm mỹ sâu sắc và bền vững.
GV: Bổ sung, kết luận
Sự tồn tại của P/C VH đảm bảo được sự phát triển của chính VH, vì nó là sự nối tiếp của những phát hiện NT mới mẻ.
H: Từ khái niệm “Phong cách VH” hãy định nghĩa khái niệm “Phong cách nghệ thuật của nhà văn”? Và phân tích?
HS: Dựa vào sgk nêu khái niệm và phân tích.
- Nêu khái niệm
- Phân tích:
GV: Nhận xét và phân tích 1 vài VD để làm rõ 
Hoạt động 3
H: Có mấy biểu hiện của phong cách văn học? Hãy nêu đặc điểm của từng biểu hiện?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Nhấn mạnh kết luận
H: Hãy phân tích các đặc điểm biểu hiện thông qua các VD cụ thể?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Phân tích các VD để làm rõ
* Cách nhìn, cách cảm thụ:
- Cách nhìn của Nguyễn Du: Cảm thông, xót xa cho thân phận những con người nhỏ bé trong XH bất công
- Cách nhìn của Hồ Xuân Hương về thân phân người phụ nữ: khao khát hạnh phúc riêng tư, muốn làm chủ hạnh phúc của mình.
* Giọng điệu: 
- Xuân Diệu: giọng thơ tha thiết, sôi nổi nhưng bi quan chán nản
- Huy Cận: than thở, buồn, ảo não
- Thạch Lam: nhẹ nhàng, muồn man mác
* Lựa chọn, xử lý đề tài
VD: Viết về đề tài người nông dân nhưng Nguyễn Công Hoan và Nam Cao có cách xử lý khác nhau
+ NCH: phanh phui bản chất bọn quan lại.
+ NC: phản ánh số phận bất hạnh của con người.
* Tính thống nhất và ổn định trong việc sử dụngđó là kết cấu, nghệ thuật miểu tả ngoại hình, bộc lộ nội tâm
VD: Nam Cao xây dựng ngoại hình nhân vật lúc nào cũng chứa đựng những khuyết điểm, Tố Hữu luôn chứa đựng những tiếng gọi tha thiết, tiếng hò, lời chào và sử dụng các lớp từ chính trị 
GV: Nhấn mạnh, kết luận. 
II. Phong cách văn học:
* Phong cách văn học:
Là khái niệm được dùng để chỉ tính độc đáo có ý nghĩa thẩm mỹ của một hiện tượng văn học.
* Phong cách nghệ thuật của nhà văn: là quá trình biểu hiện tài nghệ của người nghệ sĩ ngôn từ trong việc đem đến 1 cái nhìn mới mẻ, chưa từng có về c/s con người thông qua h/tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức biểu đạt in đậm dấu ấn cá nhân chủ thể s/tạo.
III. Những biểu hiện của phong cách văn học:
* Cái nhìn, cách cảm thụ giàu tính khám phá nghệ thuật đối với cuộc đời
* Giọng điệu gắn liền với cảm hứng sáng tạo để hình thành nên nét riêng độc đáo.
* Biểu hiện quan trọng trong P/C VH là nét riêng trong việc lựa chọn, xử lý đề tài, xác định chủ đề, xác định đối tượng miêu tả.
* Tính thống nhất và ổn định trong việc sử dụng các phương thức, phương tiện nghệ thuật.
 IV. Củng cố: Khẳng định tầm quan trọng của các khái niệm phong cách văn học và phong cách nghệ thuật của nhà văn trong thưởng thức và nghiên cứu văn học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Luyện tập về phong cách văn học.
 VI.Rút kinh nghiệm:
 	- Thực hiện tiết dạy đảm bảo thời gian
	- Bài học phù hợp với đối tượng HS THPT
Tiết 43	Ngày soạn: 7 /12/08
	Ngày giảng: 18/12/08
PHONG CÁCH VĂN HỌC VÀ QUÁ TRÌNH VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	 - Nắm được khái niệm: Quá trình văn học và các quy luật của văn học
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích các kiến thức về lí luận văn học
3.Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức nhận thức đúng về nguyên tắc và phương pháp đánh giá
 văn học.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về lí luận văn học
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận- tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Dẫn dắt
Văn học là 1 loại hình NT, một hình thái ý thức XH đặc thù, luôn vận động, biến chuyển. Diễn tiến của VH như 1 hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kì: cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại, đương đại và trong đó có cả quá trình thay đổi về bản chất, chức năng văn học, ý thức VH, tiếp nhận VH và hình thức VH
H: Vậy, quá trình văn học là gì? Cho VD minh hoạ?
HS: Dựa vào sự dẫn dắt của GV và sgk để trình bày khái niệm, cho VD minh hoạ
GV: Nhận xét, bổ sung, nhấn mạnh.
VH là 1 bộ phận của LSXH nên chỉ có thể lí giải QTVH bằng LSXH, tuy nhiên nó còn là 1 hiện tượng đặc thù vì vậy mà qtvh lại có quy luật riêng , hình thức tồn tại của nó như chữ viết, in ấn, giao lưu
H: Thông qua khái niệm này em thấy QTVH có những ý niệm nào cần giải thích? Hãy phân tích làm rõ?
HS: Làm việc cá nhân, giải thích
- QTVH vận động trong thời gian: chia ra các thời kì: Cổ đại, trung đại, hiện đại.., chia ra các giai đoạn VH (tuỳ thuộc vào Vh của mỗi dân tộc để chia ra các giai đoạn VH).
- Qua khái niệm này ta thấy: bản thân VH có 1 cấu trúc phức tạp
+ Mối quan hệ: tác phẩm với in ấn, tác phẩm với quá trình lưu giữ, truyền bá
+ Biến động của tiếp nhận văn học.
GV: Bổ sung, kết luận
- Quá trình vận động trong thời gian ấy chính là yếu tố LSXH của văn học: những bước ngoặt của qtvh không bao giờ trùng khít với bước ngoặt của LSXH nhưng mỗi bước ngoặt của LSXH thường được tác động trực tiếp tới đời sống VH vì vậy có thể chia VH ra các thời đại trong LS nhân loại, chính vì thế VH có LS riêng không bị đồng nhất vào LS chính trị, văn hoá 1 cách đơn giản.
- Cấu trúc phức tạp của VH chúnh là quy luật trong VH: trong q/trình nghiên cứu qtvh cho ta thấy sự xuất hiện của các hiện tượng VH như: tác giả VH, quan niệm VH, trào lưu, ý thức về đặc trưng về VH, các phong cách, phương pháp, các hình thức giao lưu, ảnh hưởng, tiếp nhậncác hiện tượng trên không tự nhiên sinh ra mà xuất hiện có quy luật trong qtvh.
H: Hãy nêu các quy luật cơ bản của VH?
HS: Làm việc cá nhân, nêu các quy luật
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Em hiểu thế nào về quy luật tiếp nhân, tác động của đời sống và lịch sử? Phân tích và cho VD minh hoạ?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Thảo luận nhóm 2 em, phân tích
* Quy luật 1: LSXH là yếu tố, điều kiện làm nên và thúc đẩy quá trình VH, vì vậy quá trình VH phải chịu sự chi phối của tiếp nhận và tác động của đời sống, của LS: “Thời đại nào văn học ấy”, không thể có VH tách rời thực tại
* VD:
- Cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm liên tiếp trong LS VN đã quy định tính chủ lưu của dòng: Văn học yêu nước.
- Cuộc chiến tranh của tập đoàn PK (cuối TK XVIII đầu TK XX) tác động đến ý thức cá nhân, quyền sống con người thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nhân đạo trong VH VN như: Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du
H: Thế nào là quy luật thừa kế và cách tân trong văn học? Cho VD để giải thích?
HS: Thảo luận nhóm 2 em, giải thích.
- Quá trình VH thường được đánh dấu bằng sự sáng tạo những giá trị NT- thẩm mỹ mới. Kế thừa và cách tân có mối quan hệ chặt chẽ vì những thành tựu của quá khứ luôn tạo ra những điểm xuất phát thuận lợi của những tìm tòi sáng tạo.
VD: Truyền Kiều của Nguyễn Du là sự kế thừa và sáng tạo Truyện Kiều của VH Trung Quốc., tạo nên một khởi điểm mới cho những sự sáng tạo kế tiếp..
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Phân tích quy luật giao lưu trong qtvh? Cho VD minh hoạ?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
- Giao lưu là điều tất yếu của VH, VH muốn phát triển phải cần đến giao lưu. Sức mạnh của nội lực phải cần đến yếu tố tích cực của ngoại lai, các yếu tố ngoại lai không thể đồng hoá hoặc triệt tiêu yếu tố nội lực, cả 2 tác động lẫn nhau làm cho q/trình phát triển của VH thêm phong phú
- VD: Quá trình giao lưu của VHVN với VHTQ, VHVN với VH Pháp
GV: Bổ sung, kết luận
Các quy luật tác động vào quá trình VH không phải theo con đường thẳng băng đơn giản. Chúng tạo thành một hệ thống, cũng tác động làm cho quá trình phát triển của VH thêm phong phú, đa dạng, nhiều vẽ.
GV: Dẫn dắt: Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng có thể dẫn đến 2 trường hợp: giải thể khuynh hướng hoặc phát triển thành trào lưu VH
VD: Cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” đã hình thành nên các trào lưu văn học: Văn học hiện thực và văn học lãng mạn.
 H: Vậy, trào lưu văn học là gì? Trên thế giới có những trào lưu văn học lớn nào?
HS: LÀm việc cá nhân, nêu khái niệm
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Trường phái văn học xuất hiện khi nào? Em hãy nêu một số trường phái văn học mà em biết?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến và nêu các trường phái văn học.
- Trường phái văn học xuất hiện khi: cuộc đấu tranh giữa các trào lưu đã hình thành các trung tâm với những cương lĩnh sáng tác rõ rệt hoặc có người lĩhn xướng hoặc có người thủ lĩnh VC thì hình thành các trường phái văn học.
- VD: Trường phái siêu thực, trường phái đa đa, trường phái vị lai, trường phái tượng trưng
H: Em hiểu gì về các trường phái văn học ấy? Hãy trình bày sự hiểu biết của mình?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến theo năng lực và sự am hiểu
GV: Bổ sung, giảng rõ.
- CN đa đa: Xuất hiện ở Tây Âu ra đời và tồn tại từ 1916- 1922 do Trixtan Dâp khởi xướng (người BĨ) những người này mang tâm trạng bất bình với nền văn minh P/Tây đang khủng hoảng, lo âu cho số phận nhân loại bị đe doạ trức đại chiến TG I, vì vậy mà họ có nguyên tắc truyền bá thẩm mỹ hết sức huyền bí, đa hướng:họ gọi là chủ nghĩa phi lí, CN hư vô phản thẩm mỹ, cho nên tác phẩm của họ phần lớn là hỗn độn, bí hiểm
- Chủ nghĩa vị lai: Xuất hiện ở Châu Âu vào đầu TK XX, do Italia Marineti khởi xướng, đề xướng một số nguyên tắc NT: hướng về 1 nền NT độc đáo của tương lai, ca ngơi cuộc sống đô thị và sức mạnh của kỷ thuật, máy móc với tính năng phi nhân cách, phi đạo đức, vứt bỏ truyền thống, chống lại thị hiếu NT truyền thống, quan tâm hình thức không quan tâm nội dung, phủ nhận các chức năng của NT (GD- NT- TT TC)
H: Các trào lưu, trường phái VH trên TG đã có sự tác động vào VHVN như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, nhậ xét
GV: Bổ sung, kết luận
I. Quá trình văn học:
1. Khái niệm: Quá trình văn học là gì?
- Là sự tồn tại, vận động và tiến hoá của văn học. Nó phụ thuộc vào LSXH và tuân theo các quy luật.
- VD: VHDG, VHTĐ, VHHĐ, VHĐĐ
- Giải thích khái niệm:
+ Văn học vận động trong thời gian
+ Văn học có cấu trúc phức tạp.
2. Quy luật của quá trình văn học:
- Quy luật tiếp nhận, tác động của đời sống và lịch sử.
- Quy luật thừa kế và cách tân
- Quy luật giao lưu
2. Trào lưu văn học:
- Là sự tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gủi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực tạo thành một dòng rộng lớn trong đời sống VH dân tộc, ra đời và mất đi trong 1 khoảng thời gian nhất định.
 3. Trường phái văn học:
* Là tập hợp một số nhà văn có chung một lí tưởng thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tạo của 1 nhà văn vĩ đại trong nhóm.
* Sự ảnh hưởng của các trào lưu và trường phái VH đối với VHVN: 
- VHLM 30- 45 với sáng tác của Nhóm Tự lực văn đoàn, phong trào thơ mới
- VH HTPP
- VH 45- 75
 IV. Củng cố: Nắm chắc và hiểu khái niệm quá trình văn học. Phân tích được các quy luật 
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị phần 2 của bài học
 VI. Rút kinh nghiệm:
Tiết 42	Ngày soạn: 3 /12/08
	Ngày giảng: 4/12/08
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm vững vai trò của các thao tác lập luận và tác dụng của việc kết hợp các thao tác lập 
 luận ấy trong bài văn nghị luận.
- Có kỹ năng kết hợp một số thao tác lập luận trong làm văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
3.Thái độ: Có ý thức sáng tạo, chủ động khi sử dụng các thao tác lập luận trong làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Các bài tập mẫu
 	 Trò: Vở bài tập- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qua trình luyện tập
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Cùng HS giải bài tập 1,2
GV: Hướng dân, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập 3, xác lập các luận điểm của bài tập.
I. Bài tập 1: 
- Luận điểm: Liệu bạn có hạnh phúc hơn khi bạn giàu có hơn?
- Để làm rõ luận điểm trên, tác giả bài viết đã sử dụng các thao tác lập luận:
+ Phân tích- chứng minh
+ So sánh
+ Bình luận
II. Bài tập 2: 
- Luận điểm: Triết lí nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu là lấy nhân nghĩa làm gốc.
- Các thao tác lập luận:
+ Phân tích- chứng minh- phản biện
III. Bài tập 3:
HS: Luyện tập và hoàn thiện bài tập độc lập
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh tầm quan trong của việc kết hợp các thao tác lập luận trong LV
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập- chuẩn bị: Quá trình VH..

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB tiet 42 44.doc