Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 37 đến 39

Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 37 đến 39

SÓNG

 (Xuân Quỳnh)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm

 - Cảm nhận được vẽ đẹp tâm hồn và khát khao của người phụ nữ

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình

3.Thái độ: Giáo dục cho HS lòng nhân ái, trân trọng cuộc sống và những khát vọng chân

 chính của con người.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về Xuân Quỳnh

 Trò: Vở bài soạn- SGK

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- thảo luận

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 cơ bản tiết 37 đến 39", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37	Ngày soạn: 16/11/2008
	Ngày giảng: 17/11/2008
SÓNG
 (Xuân Quỳnh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm
	- Cảm nhận được vẽ đẹp tâm hồn và khát khao của người phụ nữ
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình
3.Thái độ: Giáo dục cho HS lòng nhân ái, trân trọng cuộc sống và những khát vọng chân 
 chính của con người.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về Xuân Quỳnh
 	Trò: Vở bài soạn- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Niềm vui của người nghệ sĩ khi được trở về với nhân dân là niềm vui như thế nào? Nhận xét văn phong của Chế Lan Viên qua niềm vui ấy? 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Em hãy trình bày những nét chính về Xuân Quỳnh?
 HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Bổ sung, kết luận
H: Hầu hết thơ của Xuân Quỳnh thường đề cập đến vấn đề gì?
HS: Khái quát, phân tích
GV: Bổ sung, giảng rõ
- XQ được xem là một trong những nhà thơ viết thơ tình hay nhất trong nền thơ VN sau 1945, đó là TY vừa nồng nàn, say đắm, vừa tha thiết dịu dàng, vừa giàu trực cảm, vừa lắng sâu trải nghiệm suy tư, cái tôi của thi sĩ là cái tôi thành thực:
“Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm
Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đắng”
- Song song với những khát vọng sống và những khát vọng yêu đó là những dự cảm về sự suy biến, phai bạc
+ Bây giờ yêu mai có thể xa
+ Mùa thu hoa vẫn vàng như thế 
 Chỉ em là khác với em xưa.
H: Em hãy nêu các tập thơ của Xuân Quỳnh?
H: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ bài thơ?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Đọc mẫu- hướng dẫn cách đọc
HS: Đọc, cảm nhận bài thơ.
Hoạt động 2
H: Em có nhận xét gì về âm điệu bài thơ? Yếu tố nào tạo nên âm điệu đó?
HS: Cảm nhận, phân tích
* Âm điệu: điệu của những con sóng ngoài khơi giàu biến thái (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước), nhịp sóng ấy chính là nhịp sóng lòng nhiều cảm xúc, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái trong tâm hồn người phụ nữ.
* Yếu tố tạo nên âm điệu bài thơ:
- Thể thơ 5 chữ tạo ra gia điệu của sóng (dữ dội- dịu êm)
- Phương thức tổ chứ từ ngữ, hình ảnh (Sóng- em), hoà trộn âm thanh của sóng với tâm trạng người con gái đang yêu, vậy nên tạo ra một âm điệu đặc trưng cho bài thơ: khao khát, nhớ thương, hờn giận.Sóng cũng là em là vì lẽ đó.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh.
H: Trong 2 dòng thơ đầu nhà thơ mượn hình tượng sóng để thể hiện điều gì?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Cảm nhận, phân tích
- Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
→ hai câu đầu tác giả tạo ra tiểu đối để diễn tả biến thái phức tạp của sóng và đó cũng chính là tâm trạng của em. Khi Ty đến đối với người con gái, họ có thể sôi nổi, cười nói, hát suốt ngày nhưng có lúc cũng lặng lẽ trong suy tư.
GV: Bổ sung, minh hoạ và giảng rõ.
sự đối lạpp trong Ty của người người phụ nữ đó cũng là trang thái chung của con người khi yêu
VD: Bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin
H: Từ đó ta hiểu như thế nào về tình yêu của người phụ nữ?
HS: Dựa vào vấn đề vừa phân tích để kết luận
-->Xuân Quỳnh đã mượn đặc điểm của quy luật tự nhiên để đề cập đến quy luật tình cảm của con người với những nét đối lập nhưng lại hoàn toàn thống nhất trong một chỉnh thể. Sự sôi nổi mãnh liệt, sự dịu dàng e ấp của tình yêu.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ ?
“Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận bể ”
HS: Thảo luận- phát biểu cả lớp tranh luận.
Con sóng tìm ra tận bể để tìm thấy chính mình. Rõ ràng khát vọng tình yêu là sự vĩnh hằng.
 GV: Nhận xét, giảng rõ.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942- 1988)
- Quê: Hà Tây lớn lên ở Hà Nội.
 - Năm 1963, làm báo, biên tập viên.
- Từ lúc làm diễn viên Xuân Quỳnh bắt đầu làm thơ.
- Xuân Quỳnh mất đột ngột cùng với chồng và con vì tai nạn GT tại Hải Dương vào ngày 29/4/1988.
- Thơ của Xuân Quỳnh:
+ Thể hiện trái tim người phụ nữ hồn hậu, tha thiết về tình yêu.
+ Thể hiện tình yêu mãnh liệt nhưng đầy lo âu.
- Tác phẩm:
+ Hoa dọc chiến hào (1968)
+ Gió Lào cát trắng (1974)
+ Tơ tằm- chồi biếc (1968)
2. Bài thơ: “Sóng” 
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác 1967 nhân một chuyến đi công tác tại vùng biển Diêm Điền tỉnh Thái Bình.
b. Xuất xứ:
- In trong tập: “Hoa dọc chiến hào”
c. Đọc:
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Nhịp điệu, ngữ âm bài thơ:
* Âm điệu: âm điệu con sóng ngoài khơi
* Nhịp điệu đó là nhịp sóng lòng.
* Yếu tố tạo nên nhịp điệu đó:
- Thể thơ 5 chữ
- Phương thức tổ chức từ ngữ, hình ảnh
2. Hình tượng sóng:
- Hình tượng sóng là TY của người phụ nữ.
- Khi yêu người phụ nữ thể hiện trạng thái đối lập, khác thường.
Þ Ty của người phụ nữ đối lập nhưng thống nhất trong một chỉnh thể.
- Hai câu thơ thể hiện sự chủ động của người con gái khi yêu: không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp mà vươn tới cái cao cả, cái lớn lao.
Þ khát vọng của TY là khát vọng của sự vĩnh hằng.
 IV. Củng cố: GV gọi HS đọc bài thơ và nêu chủ đề của bài thơ
 V. Dặn dò: Học bài- soạn tiết 2
 VI. Rút kinh nghiệm: 
.
Tiết 38	Ngày soạn: 23/11/2008
	Ngày giảng: 24/11/2008
SÓNG
 (Xuân Quỳnh)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Cảm nhận được vẽ đẹp tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ 
 trong tình yêu.
	- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: kết cấu, x/dựng hình ảnh, nhịp điệu 
 ngôn từ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ trữ tình
3.Thái độ: Giáo dục cho HS lòng nhân ái, trân trọng cuộc sống và những khát vọng chân 
 chính của con người.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài thơ sóng
 	Trò: Vở bài soạn- SGK
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về âm điệu và nhịp điệu bài thơ? Cho biết yếu tố nào tạo nên 
 âm điệu ấy của bài thơ? 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Trước muôn trùng sóng bể, người phụ nữ đang yêu suy nghĩ vấn đề gì?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Trước biển. Em nghĩ: → anh
 → em
 → biển lớn
- Trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu nhận thức được sự biến động khác thường trong lòng mình. Vì vậy, khao khát đi tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc của tình yêu.
GV: bổ sung, kết luận 
Theo suy nghĩ của XQ, tình yêu xuất phát từ bên trong không giống với cách nghiên cứu của các nhà tâm lý TY, vì vậy nên tác giả thắc mắc muốn tìm hiểu nguồn gốc của nó.
H: Vậy người phụ nữ đang yêu đã tìm ra lời giải như thế nào về tình yêu? 
HS: Cảm nhận câu thơ và phân tích.
- Người phụ nữ đắm chìm trong nỗi suy tư, nhưng cuộc hành trình đi tìm lời giải cho nguồn gốc tình yêu bị bế tắc, không thể nào trả lời câu hỏi ấy.
- Người ta có thể CM nguồn gốc của giá qua ngành KH nhưng không thể giải thích được nguồn gốc của TY, vậy nên tác giả bộc bạch:
Anh yêu em vì sao không biết rõ
Chỉ biết yêu em, anh thấy yêu đời.
Như chim bay toã hút kkhí trời
Như ruộng lua uống dòng nước ngọt
Hay: “em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau.
GV: Nhận xét, kết luận
→ XQ lý giải về TY không rành mạch dù trong lòng của chị có bao mối bức xúc về TY, qua cách giải thích ta thấy, chị vẫn giữ nguyên tâm lí của người Phụ nữ vơs cái lắc đầu thật dễ động lòng: em cũng không biết nữa, đặc biệt là nhu cầu tìn kiếm câu trả lời của nữ sĩ là nhu cầu tình cảm không phải là nhu cầu lí trí. Qua đoa ta hiểu: TY cũng như con sóng đẩy tới và thoái lui và tan ra trong nỗi ngọt ngào được che chở, vỗ về
H: Xuân Quỳnh đã khái quát ra bản chất của tình yêu như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
- Tình yêu phải gắn liền với nỗi nhớ
 - Nỗi nhớ vô cùng tha thiết, sâu sắc, len lõi sâu vào ý thức và cả tiềm thức.
 GV: Bổ sung, giảng rõ
- Nỗi nhớ dung dị sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng cũng rất chân thành, táo bạo mới mẻ trong đời và cả trong thơ
 - Một tiếng nhớ mà diễn tả được nhiều điều, em hoá thân vào sóng, sóng hoà nhập vào êm để cho linh hồn thao thức, nhớ cả lúc tỉnh, nhớ cả lúc vô thức. XQ đã không ngần ngại nói ra cái điều đâu đáu của mình đó là trong tâm thức của em chỉ có anh là đáng kể thôi, chị kiên địng trên lập trường của TY, đề cao tuyệt đối lòng chung thuỷ.
H: Nỗi niềm suy tư của người phụ nữ đang yêu được thể hiện như thế nào qua 2 khổ thơ cuối?
HS: Thảo luận nhóm 2 em phân tích
- Người phụ nữ đang yêu, dường như luôn ý thức về sự trôi chảy của thời gian.
 Cuộc đời tuy dài thế
 ..
 Mây vẫn bay về xa”
->Hai hình ảnh đối lập nhau nhưng lại đồng nhất, cuộc đời thì dài, thời gian lại cứ mãi trôi qua.
 - Xuân quỳnh đang gắn bó với nỗi niềm lo âu, ý thức về cái hữu hạn của đời người trong cái vô hạn của cuộc đời à sự mong manh của tình yêu à sống hết mình cho tình yêu.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
=> 2 khổ thơ cuối là nỗi khắc khoải tự nhận thức về mình, về TY và hạnh phúc trong cái quy luật muôn thuở của con người. Biễn vẫn rộng, gió thổi, mấy vẫn bay đó là những hình ảnh biểu hiện sự nhạy cảm với cái vô hạn của vũ trụ, so với cái vô cùng c/s của con người thật ngắn ngủi, vì vậy nên lo âu, trăn trở: hạnh phúc hữu hạn của đời người giữa cái vô cùng vô tận của thời gian.
Suy nghĩ như vậy nhưng XQ không bế tắc mà ngược lại XQ khát khao TY của mình hoà chung trong TY của mỗi người, TY như thế sẽ không bao giờ cô đơn.
Hoạt động 3
H: Em hãy rút ra kết luận của bài thơ?
HS: Khái quát, kết luận
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
2. Hình tượng sóng: (tiếp)
a. Những trăn trở của sóng- của tình yêu:
- Người phụ nữ nghĩ về: anh, em, biển lớn
- Đi tìm nguồn gốc của TY.
- Lý giải TY: Em cũng không biết nữa
 Khi nào ta yêu nhau
→ bị bế tắc, không rành mạch.
b. Bản chất của TY:
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
→ TY phải gắn liền với nỗi nhớ.
3. Nỗi niềm suy tư của người phụ nữ:
- Người phụ nữ đang yêu, dường như luôn ý thức về sự trôi chảy của thời gian.
 Cuộc đời tuy dài thế
 ..
 Mây vẫn bay về xa”
=>Từ đó, Xuân Quỳnh khao khát hoá thân bất tử trường tồn cùng 100 con sóng nhỏ.
III. Kết luận:
- Sóng là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh ở thời kì đầu sáng tác.
 - Bài thơ thể hiện tình cảm chân thành tha thiết của người phụ nữ.
 IV. Củng cố: GV gọi HS đọc phần ghi nhớ để củng cố bài học.
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Vận dụng kết hợp các thao tác..
 VI. Rút kinh nghiệm:
. Tiết 39	Ngày soạn: 26/11/08
	Ngày giảng: 27/11/08
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nhận biết được sự kết hợp các phương thức biểu đạt và vai trò, tác dụng của chúng 
 trong một bài văn nghị luận.
	- Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trọng khi viết bài văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng năng làm văn nghị luận
3.Thái độ: Bồi dưỡng tính chủ động, sáng tạo, sử dụng đúng kỹ năng làm văn nghị luận.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Các mẫu bài tập- TLTK
 	 Trò: Vở bài tập- sgk- sách bài tập
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-thực hành
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Văn nghị luận có những kiểu kết cấu nào? Phân tích các kiểu kết cấu?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Đọc văn bản
HS: 2 em đọc, xác định các yêu cầu của bài tập.
Hoạt động 2
H: Đoạn trích trên bàn về những vấn đề gì? Để làm nổi bật vấn đề, ngoài phương thức nghị luận tác giả đã vận dụng các phương thức biểu đạt nào?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Làm việc cá nhân, trả lời. 
* Vấn để nghị luận: Ô nhiểm môi trường
* Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ, so sánh
Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương thức biểu đạt: thuyết minh, biểu cảm, miểu tả.
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Chỉ ra các biểu hiện của sự kết hợp các phương thức biểu đạt và nêu tác dụng?
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập
* Các biểu hiện và tác dụng:
- “Cứ nhìn dòng người chất độc ấy chui vào phổi”
→ đoạn văn có sự kết hợp của văn thuyết minh và miêu tả trong nghị luận Þ giúp người đọc nhận thức được việc sự dụng các loại động cơ đã thải ra nhiều chất độc hại trong không gian mù hè nóng bức → con người hứng chịu tất cả.
- “Hậu quả sẽ ra saokhó mà lường được. trước mắt thì vẫn phải tồn tại”
→ biểu cảm Þ câu văn như buông một tiếng thở dài trước thực tế ấy.
- “Sông Cầu tiếp nhận ít nhất.bốc mùi”
→ biểu cảm kết hợp thuyết minh 
GV: Nhận xét, nhấn mạnh.
H: Viết một đoạn văn phân tích các câu thơ trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng?
GV: Hướng dẫn và lưu ý
- Thao tác lập luận: phân tích
- Cần kết hợp các phương thức biểu đạt: biểu cảm, thuyết minh
I. Đọc văn bản và tìm hiểu các yêu cầu:
* Môi trường và phát triển
* Tây Tiến của Quang Dũng
II. Đọc- hiểu và thực hành bài tập:
a. Bài tập 1:
* Vấn đề nghị luận: 
* Phương thức biểu đạt:
* Các biểu hiện:
* Kết luận: Trong văn nghị luận, một bài viết bao giờ cũng kết hợp nhiều thao tác lập luận. Tuy nhiên, văn NL không chỉ kết hợp nhiều thao tác mà còn kết hợp các phương thức biểu đạt khác như: thuyết minh, biểu cảm, miêu tả, tự sựvì văn nghị luận thuyết phục người đọc không chỉ bằng lí trí mà còn bằng tình cảm, cảm xúc, từ đó người đọc không chỉ thấy “ngộ ra” mà còn “thấm”, người đọc không chỉ “biết, hiểu” mà còn “xúc động”.
b. Bài tập 2:
Phân tích đoạn thơ:
 “ Rãi rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
 IV. Củng cố: - Hai cấp độ kết hợp trong bài văn nghị luận
	 - Vai trò, bản chất và tác dụng của 2 cấp độ kết hợp ấy.
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị: Đàn ghi ta của Lor ca
 VI. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV12 CB(10).doc