Giáo án Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) cả năm

Giáo án Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) cả năm

Tiết 1, 2:

Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX

 A. Mục tiêu bài học:

 - Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.

 - Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, GA.

C. Cách thức tiến hành: gv nêu câu hỏi, thảo luận.

D. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Giới thiệu bài mới:

 

doc 122 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3705Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn) cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1( từ tiết 1 đến tiết 3).
Ngày soạn: 
Ngaứy daùy:
Tiết 1, 2:
Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỷ XX
 A. Mục tiêu bài học:
 - Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.
 - Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hoá các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
B. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV, GA.
C. Cách thức tiến hành: gv nêu câu hỏi, thảo luận.
D. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Tiết 1:
 Hoạt động
 của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
Hoạt động1:
- Học sinh đọc SGK
Hoạt động 2: chia 4 nhóm thảo luận:
Nhóm1: Từ 1945 đến 1975 Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh ntn?
Nhóm 2: Con người Việt Nam được phản ánh trong văn học ntn?
Nhóm 3: Yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ (ở thời kỳ này)? 
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu. 
a. Từ 1945 đến 1954:
Hoạt động 3:- Học sinh đọc sgk. 
Hoạt động 4:gv dẫn dắt hs trả lời các câu hỏi:
Nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945- 1954? 
 Em có kết luận gì về thành tựu văn học giai đoạn này?
b. Từ 1954-1964:
Hoạt động 6: - hs đọc sgk
 - hs trả lời câu hỏi.
Nêu giá trị khái quát của văn học? 
c. Từ 1965- 1975:
Hoạt động 7: - hs đọc sgk
 - Thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn này? 
Nhóm 2: Chứng minh các thành tựu?
d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945- 1975:
Hoạt động 8: - hs đọc sgk 
 - Gv nêu câu hỏi phát vấn: Nêu nhận định chung về tình hình văn học?
Tiết 2:
3. Đặc điểm văn học Việt Nam từ 1945- 1975:
Hoạt động 9: chia nhóm thảo luận.
a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, mang tính nhân dân sâu sắc.
Nhóm 1: Giải thích và chứng minh đặc điểm này?
Gồm 3 nội dung:
1.Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá.
2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu.
3. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
*Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt:
- Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Mười năm (1954-1964) cuộc sống, con người có nhiều thay đổi.
- Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển.
- Giao lưu văn hoá với nước ngoài không thuận lợi...
+ Sống gian khổ, lạc quan, tin vào chiến thắng và chủ nghĩa xã hội.
+ Yêu nước, căm thù giặc, hy sinh cho Tổ quốc.
+ Đường ra trận là con đường đẹp nhất.
- Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn, chuyện đau, tiêu cực, phản ánh tổn thất...
- Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, hạnh phúc cá nhân ...
- Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt ta- địch, bạn thù...Văn học thiên về hướng ngoại hơn hướng nội...
- Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn...
- Nhân vật trung tâm của văn học là công nông binh.
- Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng...
- Tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Đôi mắt, Nhật kí ở rừng (Nam Cao), Việt Bắc (Tố Hữu)...
- ở tất cả các thể loại đều nổi bật hình ảnh quê hương, đất nước, con người kháng chiến...rất chân thực và gợi cảm. 
- Văn học có hai nhiệm vụ, phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Văn học ca ngợi cuộc sống mới, con người mới ...
- Thành tựu: cả ở văn xuôi, thơ ca và kịch. 
*Văn học tập trung vào cuộc chiến đấu, khai thác đề tài chống Mỹ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Chủ đề lớn thứ hai là Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một. 
-Truyện kí: Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi); Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành
-Thơ ca: Ra trận, Máu và hoa (Tố Hữu); Hoa dọc chiến hào (Xuân Quỳnh).
-Kịch: Đôi mắt (Vũ Dũng Minh).
- Lí luận: Các tác giả tiêu biểu như Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai... 
- Văn học diễn ra ở hai thời điểm: dưới chế độ thực dân Pháp (1945- 1954), dưới chế độ Mỹ Nguỵ (1954- 1975).
- Chủ yếu là xu hướng văn học tiêu cực, phản động, đồi truỵ và chống phá cách mạng.
- Vẫn còn văn học tiến bộ thể hiện lòng yêu nước, cách mạng, cổ vũ tinh thần nhân dân.
- Nhân dân là đối tượng sáng tác và thưởng thức. Vận động theo xu hướng cách mạng, văn học có nhiệm vụ phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tỉnh tinh thần cách mạng.
- Nhân dân làm ra lịch sử. Nền văn học phát huy truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa thời đại nên mang tính nhân dân, hướng về đại chúng và đậm đà tính dân tộc.
- Chứng minh: + cách mạng và kháng chiến đã làm thay đổi hẳn nhận thức của nhiều nhà văn về nhân dân, đất nước. Tác phẩm tiêu biểu như: Nhận đường (Nguyễn Đình Thi), Đôi mắt (Nam Cao)... 
 + Văn học quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, miêu tả số phận, cuộc đời bất hạnh, quá trình giác ngộ, đứng lên của người lao động...(Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Mùa lạc- Nguyễn Khải...).
 + Trực tiếp ca ngợi quần chúng nhân dân, xây dựng được hình tượng quần chúng cách mạng, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn của họ qua gương mặt anh vệ quốc quân, các mẹ, các chị...(trong thơ Tố Hữu, Hoàng Trung Thông, Giang Nam, Thanh Hải...).
 + Hình thức diễn đạt mang tính nhân dân và đậm đà tính dân tộc.
b. Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, tập trung vào hai đề tài: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội:
Nhóm 2: Trình bày những nét cơ bản nhất?
- từ 1945- 1975 là 30 năm dân tộc phải đương đầu chiến đấu với hai thế lực mạnh nhất của chủ nghĩa đế quốc. Vận mệnh dân tộc được đề cao. Chủ nghĩa xã hội tăng cường cho miền Nam chiến đấu...
- cuộc sống riêng tư đặt xuống hàng thứ yếu. văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. 
- tác phẩm tiêu biểu: Của các tác giả như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, .Nguyễn Khải, Anh Đức, Đào Vũ...
c. Văn học kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn:
Nhóm 3: thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn?
- Khuynh hướng sử thi:
+ tái hiện những mốc lịch sử quan trọng của đất nước.
+ Xây dựng được nhân vật mang cốt cách của cả cộng đồng.
+ ngôn ngữ phải nghiêm trang giàu ước lệ.
- Cảm hứng lãng mạn:
+ Hướng về tương lai, tràn ngập niềm vui chiến thắng.
- Lí do văn học viết theo khuynh hướng ấy:
+ đất nước phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh vệ quốc. Văn học có nhiệm vụ ghi lại các chặng đường lịch sử đó.
+ Gian khổ nhưng con người vẫn lạc quan.vươn tới tương lai, hướng về lí tưởng...
+ Tác phẩm tiêu biểu: Dáng đứng Việt Nam, Đất nước đứng lên...
II. Vài nét khái quát Văn học Việt Nam từ 1975-XX.
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá:
Hoạt động 10: Gv hướng dẫn hs đọc và trả lời câu hỏi.
Nêu những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử xã hội, con người?
- Chiến tranh kết thúc, đời sống tư tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất của con người thay đổi so với trước.
- Đại hội Đảng lần thứ VI mở ra phương hướng mới, cởi mở với văn nghệ.
- Nền kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chuyển biến... 
2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu:
Nêu những nét lớn về thành tựu? 
Em có đánh giá, kết luận ntn về sự phát triển văn học giai đoạn này?
- Truyện ngắn và tiểu thuyết: Bến quê, Phiên chợ giát (Nguyễn Minh Châu), Hà Nội trong mắt tôi (Nguyễn Khải), đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai)...
- Thơ ca: Những người đi tới biển (Thanh Thảo), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh), Di cảo tập (Chế Lan Viên), thơ Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh...
- Kịch: Nguyễn Trãi ở Đông Quan, Rừng Trúc (Nguyễn Đình Thi), 50 vở kịch của Lưu Quang Vũ...
- Lí luận phê bình: Đề cao văn học với chính trị, văn học với hiện thực, đánh giá văn học 1945- 1975...
+ Con người được nhìn nhận ở góc độ cá nhân, chuyển từ hướng ngoại sang hướng nội (Tác phẩm tiêu biểu: Tướng về hưu, Cỏ lau, Chút phận của đời...)
+ Con người được xem xét ở tính nhân loại (Cha và con, Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng)
+ Nhân vật văn học được khắc hoạ kiểu con người tự nhiên, bản năng, khơi sâu đời sống tâm linh...
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nắm vững kiến thức bài học
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
 ----------------------- àà -----------------------
Tiết 3:
 Nghị luận về một tư tưởng đạo đức
A. Mục tiêu bài học:
- Biết cách viết một bài văn về tư tưởng đạo lí.
- Có ý thức tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm.
B. Phương tiện dạy học:SGK, SGV, GA.
C. Cách thức thực hiện: Thuyết trình, thảo luận, thực hành.
D. Tiến trình lên lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ: (kiến thức đã học năm lớp 11)
2. Giới thiệu bài mới: 
 Hoạt động của GV 
 và HS
 Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
Hoạt động 1: Giáo viên dẫn dắt học sinh nắm lí thuyết.
1. Khái niệm:
Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lí?
2. Yêu cầu làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo 
lí:
Hoạt động 2: Tổ chức thảo luận nhóm.(phân tích ví dụ sgk).
Nhóm 1: Tìm hiểu đề: Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề gì?Sống thế nào được coi là sống đẹp?để sống đẹp con người phải làm như thế nào?
- Là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.
- tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời bao gồm: Lí tưởng, cách sống, hoạt động sống, mối quan hệ giữa người với người...
Vdụ: "Ôi! Sống đẹp là như thế nào hỡi bạn?"
- Qua câu thơ trên Tố Hữu muốn đặt ra vấn đề: Thế nào là sống đẹp?
- Quan niệm về sống đẹp và yêu cầu rèn luyện để sống đẹp:
 + Đó là sống có lí tưởng, phù hợp với thời đại, xác định vai trò, trách nhiệm của mình.
+ Có đời sống tình cảm đúng mực, phong phú, hài hoà, có hành động đúng đắn.
 ị câu thơ nêu lí tưởng và hướng con người tới hành động để nâng cao phẩm chất.
Nhóm 2: Với những vấn đề đặt ra trong ví dụ trên thì cần vận dụng những thao tác lập luận nào?
Nhóm 3: Từ việc phân tích ví dụ em hãy cho biết yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo đức?
- Phối hợp các thao tác: giải thích, phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của cách sống đẹp, yêu cầu để đạt được cách sống đẹp, tác dụng của việc sống đẹp...
- xác định vấn đề nghị luận là gì.
- Phải phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc bãi bỏ (kết hợp nhiều thao tác).
- phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề.
- người thực hiện nghị luận phải sống có lí tưởng và đạo đức. 
3. Cách làm bài văn nghị luận:
Hoạt động 3: Em hãy cho biết bố cục và cách triển khai bài nghị luận (kết hợp phân tích ví dụ trên).
II. Luyện tập:
a. Bố cục bài nghị luận về tư tưởng cũng như các bài nghị luận khác gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Các bước tiến hành phần thân bài:
- Giải thích khái niệm của đề bài (Ví dụ dẫn ra ở trên ta phải giải thích sống đẹp là thế nào?).
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra (Tại sao phải đặt ra vấn đề sống có lí tưởng, có đạo lí và nó thể hiện ntn).
- Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy đúng hay sai). Chứng minh, ta nên mở rộng bàn bạc bằ ... " của Bác: Mọi dân tộc trên thế giới, mọi con người đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
 Bác đứng trên quyền lợi dân tộc để kể tội thực dân Pháp, từ tội xa đến tội gần. Thực chất, Bác đã tranh luận ngầm với thực dân Pháp.
+ Về nghệ thuật: Cách lập luận chặt chẽ, văn phong giản dị, ngắn gọn, giàu hình ảnh. Kết hợp giữa lí trí và tình cảm. Giọng văn hùng hồn, đanh thép.
Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu là:
+ Phong cách trữ tình, chính trị, kết hợp giàu khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Đậm đà tính dân tộc.
+ Giọng điệu ngọt ngào tha thiết.
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc:
- Tố Hữu sử dụng từ "mình", "ta", tạo ra kết cấu đối đáp trong bài thơ.
- Thơ diễn tả những hình ảnh thiên nhiên, con người đẫm màu sắc Việt Bắc.
- Những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm của con người gắn liền với đạo lí, nghĩa tình cách mạng thuỷ chung, theo đạo lí uống nước nhớ nguồn. Tin vào Đảng, Bác Hồ. Tình nghĩa với nhân dân các dân tộc Việt Bắc.
- Thể thơ lục bát (âm hưởng biến hoá đa dạng, giàu hình ảnh, sử dụng nhiều cách chuyển nghĩa).
* Bài: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc.
- Lưu ý hoàn cảnh và mục đích sáng tác.
- Hệ thống luận điểm
a. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước chúng ta.
b. Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
- Tái hiện một thời đau thương nhưng vô cùng anh dũng.
- Ca ngợi những người anh hùng nhất là nông dân đánh giặc.
- Xót xa trước tình cảnh của đất nước.
c. Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu được phổ biến trong dân gian nhất là miền Nam.
- Ca ngợi chính nghĩa và đạo đức.
- Văn chương Lục Vân Tiên là truyện kể.
d. Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng nêu cao tác dụng văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng.
* Bài "Mấy ý nghĩ về thơ": 
- Lưu ý hoàn cảnh sáng tác và mục đích của văn bản.
- Hệ thống luận điểm.
a. Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người?
- Ta nói trời xanh nhưng chính lòng ta đang vui hoặc buồn mà tìm đến.
- chiều mưa phùn cũng vậy.
- Tâm hồn chúng ta có sự rung động khi va chạm vào thế giới bên ngoài, với thiên nhiên với người khác.
- làm thơ là đang sống, dùng chữ (dấu hiệu) thay cho lời thể hiện một trạng thái đang rung chuyển khác thường.
- thơ phải có tư tưởng, có ý thức. Vì bất cứ cảm xúc nào cũng phải gắn liền với suy nghĩ.
b. Đụng chạm tới sự sống hàng ngày, tâm hồn làm nảy sinh bao hình ảnh. Hình ảnh trong thơ không cầu kì. Nó phải là hình ảnh thật nảy sinh từ tình cảm.
- Những hình ảnh có sự lôi cuốn và thuyết phục.
- Có sự rung động về tâm hồn rồi đừng vội dừng lại mà nhà thơ phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình.
- Hình ảnh phải tự nhiên hiện lên trước nhất.
c. Sức mạnh của thơ là sức gợi. Mỗi tiếng mỗi chữ ngoài cái nghĩa gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung, mở rộng ra, gọi đến chung quanh nó những cảm xúc và hình ảnh không ngờ.
- Người xưa nói thi tại, ngôn ngoại.
- Ngôn ngữ thơ chủ yếu ở nhịp điệu, tính nhạc, đặc biệt là tính nhạc ở bên trong, nhạc điệu của tâm hồn.
d. Theo tôi nghĩ rằng không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ.
- Mỗi thể thơ có một khả năng, một thứ nhịp điệu riêng của nó.
- Mỗi thời đại tạo ra một hình thức thơ mới, cùng những hình thức cũ nhưng bao giờ cũng tái tạo và nâng cao đến một độ khác hẳn xưa.
* Bài: Đôt-xtôi-ép-xki: Tiếng sấm của sự nổi dậy rền vang.
- Nói rõ hoàn cảnh sáng tác và mục đích của văn bản.
- Hệ thống luận điểm: 
a. Đôt luôn nghĩ về nước Nga, trái tim ông luôn đập vì nước Nga, mặc dù sống trong hoàn cảnh nghèo và bức bách.
- ông quỳ gối trước những kẻ xa lạ về một đồng rúp.
- ông phải cầm cố tới chiếc quần đùi cuối cùng.
- chẳng ai biết đến ông dù bất cứ một nhà văn Đức, Pháp, I ta li a nào
b. Tài tâm của ông thể hiện trong hùng biện nhân kỉ niệm một trăm năm ngày sinh Puskin
- Tuốc-ghê- nhép đọc trước tiên, một sự đón nhận khả ái nhưng hơi lạnh nhạt.
- Ngày hôm sau đến Đôt trong niềm ngây ngất của quỷ dữ ông vung lời sấm sét
c. cái chết và tiếng sấm của sự nổi dậy rền vang.
- Đôt qua đời, một cơn run rẩy toàn nước Ngađôt đã thực hiện được giấc mơ thiêng liêng trong đám tang ông. Đó là sự đoàn kết của tất cả người Nga. Ba tuần sau Nga Hoàng bị ám sát, tiếng sấm của sự nổi dậy rền vang.
* Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến:
a. Nỗi nhớ đã khắc hoạ chân dung người lính Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dữ dội.
- Sài Khao, Mường Lát mang vẻ đẹp hấp dẫn của xứ lạ, một vẻ đẹp huyền ảo.
- Cuộc hành quân chiến đấu đầy gian khổ thử thách, hi sinh.
b. Người lính Tây Tiến giữa khung cảnh núi rừng thơ mộng:
- Cuộc liên hoan đốt lửa trại 
- bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng
c. Người lính Tây Tiến thể hiện đậm nét trong đoạn thơ mang cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
* Thống kê về sự khám phá riêng của nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm về quê hương, đất nước.
Đất nước- Nguyễn Đình Thi
Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
a.Nguyễn Đình Thi dựng đất nước theo một quá trình từ đau thương đã vùng lên chiến đấu làm rạng ngời nét mặt quê hương. Một đất nước đau thương đã tích tụ căm hờn cuối cùng quật khởi vùng lên. Đất nước được hình thành trong quá trình chuyển hoá.
a. Không nói về đau thương tích tụ căm hờn mà khẳng định ý thức về cội nguồn, vai trò lớn lao của nhân dân. Đất nước này là đất nước của nhân dân, cách khai thác cũng mới mẻ. Sự hình thành đất nước gắn liền với đời sống tình cảm qua ca dao, tục ngữ, truyện dân gian đẫm màu sắc huyền thoại. Những yếu tố địa lí, lịch sử đưa vào thơ dạt dào cảm xúc.
b. Hình tượng cơ bản để thơ vận động là đất và trời, gắn bó với nhau.
c. Bút pháp của Nguyễn Đình Thi là hiện thực kết hợp với lãng mạn.
b. hai hình tượng để cảm xúc thơ Nguyễn Khoa Điềm vận động xung quanh là đất và nước. Hai yếu tố tự nhiên nuôi sống con người và con người cũng vật lộn với nó để dựng lên đất nước.
c. Bút pháp của Nguyễn Khoa Điềm là trữ tình chính luận.
* Đọc bài sóng của Xuân Quỳnh ta có cảm nhận:
1. mượn hình tượng sóng, nhà thơ thể hiện nhận thức và khám phá về tình yêu
a.Taọ được hình tượng song hành giữa em và sóng. Sóng cũng là em, em cũng là sóng.
b. sóng nước xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng lòng em tràn đầy khao khát trước tình yêu lứa đôi.
c. Cả bài thơ miêu tả nhiều về về sóng những phát hiện về sóng giàu biến thái, có tính phức tạp nhưng mang vẻ thống nhất của tự nhiên
d. âm điệu của bài thơ cũng là sự hoà trộn âm thanh của sóng với lòng người: "Dữ dội"
2. Mượn hình tượng sóng để thể hiện tâm trạng của người phụ nữ đang yêu
a. Tình yêu luôn khát khao, đòi hỏi vươn tới sự lớn lao cao cả: "Sông không hiểubể".
b. Thổ lộ những điều tế nhị, hấp dẫn của tình yêu: "Sóng bắt đầuyêu nhau".
c. Diễn tả khát vọng tình yêu với cuộc đời: Làm saovỗ.
d. Có sự lo âu trăn trở về sự nhỏ nhoi, ngắn ngủi của kiếp người.
 * Bảng thống kê về giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm:
Tên bài thơ
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
Tiếng hát con tàu- Chế lan Viên
Đò Lèn (Nguyễn Duy).
- Hình ảnh con tàu là biểu tượng cho khát vọng đi xa, lên đường đến với nhân dân, đất nước.
- Tây Bắc biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc. Nó giữ bao kỉ niệm của một thời gian lao kháng chiến.
- Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường, hình ảnh tàu đói những vành trăng là khát vọng hướng về cuộc sống êm ả, tươi vui. Sự giãi bày trăn trở càng làm cho lời mời chào giục giã càng trở nên thôi thúc. Câu hỏi vì thế tăng dần lên nghe da diết, đau đáu.
- Bài thơ thể hiện niềm vui khi được trở về với nhân dân. Lòng biết ơn sâu nặng của người nghệ sĩ với nhân dân: "Con gặp lại nhân dânnhớ mãi ơn nuôi".
- Khúc hát lên đường. Đất nước trở thành sự giục giã, thôi thúc trong lòng.
* Đò Lèn là một địa danh, quê ngoại của tác giả. Mẹ mất sớm, Nguyễn Duy sống với bà ngoại. Thời gian ở với bà ngoại nhiều hơn với mẹ.
- Bài thơ viết tháng 9/1983. Đây là thời điểm dự báo văn học có bước đổi mới. Đò Lèn ra đời dự báo sự trỗi dậy của ý thức tự nhìn lại bản thân, hướng tới xác định những giá trị nhân bản.
- Hình ảnh bà và cháu: 
+ cháu: nhớ lại những ngày tuổi thơ say mê với trò chơi con trẻ (câu cá, bắt chim, theo bà đi chợ, ăn trộm nhãn) "Thuở nhỏchùa Trần". Cháu nhớ lại cả những sở thích "thích chơi đềntrầm", ấn tượng về cuộc sống làng quê bình yên, vừa có cái riêng tư, vừa gần gũi mọi người. Có cả sự chân thật của người cháu: "Tôi trong suốtthần".
Sự ngây thơ trong trẻo, hồn nhiên đến vô tư giữa một bên là thế giới của truyện cổ tích cùng với tiên, phật, thánh thần, một bên là cuộc sống lam lũ, vất vả của bà. Cậu bé không nhận ra đâu là thực, đâu là hư, cậu không nhận ra nỗi vất vả của bà nên cậu thành kẻ vô tâm: "Tôi đâu biếtga Lèn'. Biết yêu bà nhưng không biết thương bà.
- hai khổ cuối bài thơ "bom Mĩcỏ thôi". Hiện thực phũ phàng của chiến tranh, nó đập vỡ mọi điều mơ mộng, hão huyền. Những niềm tin, mơ ước xa vời tung ra phơi bày sự thật cay đắng. Đừng tự ru mình trong ảo ảnh ngọt ngào. Sống giữa cuộc đời cần tỉnh táo không thể ngây thơ. Đi bộ đội là trải qua thực tiễn. Cuộc đời vẫn diễn biến theo quy luật. Nhưng con người đã phải cay đắng thú nhận. Sự thức tỉnh trước quy luật nghiệt ngã của cõi người: "Khi tôi biếtcỏ thôi", sự nuối tiếc đến xõt xa.
+ Bà: vất vả, lam lũ (mò cua, xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi, nhịn khát, bước chân thập thững những đêm giá rét.
+ Người cháu hiểu được nỗi vất vả của bà, biết xót thương bà, hướng tới xác nhận giá trị nhân bản.
Hình ảnh con tàu, một ẩn dụ cho khát vọng lên đường. 
Nhân vật trữ tình tự phân thân để bật lên câu hỏi, tạo sự đối lập giữa mênh mông với nhỏ hẹp, giữa thơ và lòng đóng khép.
- những biện pháp so sánh tu từ. Mỗi một đối tượng gợi ra một ý nghĩa.
- xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng (bà mẹ, anh du kích, em liên lạc) với tình yêu thương che chở, giữ gìn, đùm bọc.
- Bút pháp tả thực kết hợp với liên tưởng làm nên hình ảnh đẹp, mới lạ. Giọng điệu ở đoạn cuối dồn dập, lôi cuốn.
- bài thơ là sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.
- Tạo ra những kỉ niệm đầy ắp, gắn với tên gọi, địa danh cụ thể: Cống Na, Quán Cháo, Đồng Giao, đền SòngBài thơ gây ấn tượng chân thực.
- sử dụng từ "níu" vành tai tượng phật làm cho ý thơ hồn nhiên. Những từ ngữ "bay tuốt, rủ nhau, đi đâu mất" gợi hiện thực phũ phàng của chiến tranh, còn bộc lộ sự hài hước, mỉa mai làm rõ ý thức cá nhân con người.
- Hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo. Chú ý các từ "thập thững" vừa tạo hình, vừa diễn tả sự khó nhọc, bước đi không tự chủ, đường gập ghềnh hoặc người kiệt sức. Từ "thập thững" có giá trị biểu cảm cao.
Câu 12: So sánh nhân vật, cách thể hiện nhân vật, ngôn ngữ, văn phong Nguyễn Tuân.
Câu 13: Lối so sánh, soi bóng tâm hồn vào đối tượng miêu tả, sức tưởng tượng cộng với tài năng, ngôn ngữ phong phú, hiểu biết nhiều về địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an suu tam chua chinh sua.doc