Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 84: Diễn đạt trong văn nghị luận

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 84: Diễn đạt trong văn nghị luận

DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

A. Mục tiêu bài học

 Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:

 Nắm được chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận

 Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận

 Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo

B. Phương tiện thực hiện

 - SGK, SGV

 - Giáo án, bài soạn

 - Hướng dẫn học và làm bài Ngữ văn 12

 - Thiết kế bài giảng

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 20008Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn tiết 84: Diễn đạt trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 84
DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
	Ngày soạn: 3.3.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng: 	12A1	12A2	12A3
	Sĩ số:
A. Mục tiêu bài học
	Qua giờ giảng, nhằm giúp HS:
 Nắm được chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận
 Biết cách tránh lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận
 Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo
B. Phương tiện thực hiện
	- SGK, SGV
	- Giáo án, bài soạn
	- Hướng dẫn học và làm bài Ngữ văn 12
	- Thiết kế bài giảng
C. Cách thức tiến hành
	- Trao đổi thảo luận
	- Đàm thoại phát vấn
	- Thuyết trình
D. Tiến trình giờ giảng
	1. Ổn định
	2. KTBC
	3. GTBM
	4. Hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: yêu cầu HS đọc ví dụ và yêu cầu 1 (T 136) và thực hiện theo yêu cầu
HS đọc, GV cho HS làm trong 5 phút lấy kết quả
GV: yêu cầu HS viết đoạn văn
GV: yêu cầu HS đọc 2 và thực hiện yêu cầu nêu dưới
GV: Khi viết văn nghị luận cần chú ý về từ ngữ như thế nào?
HS trả lời GV chốt lại
GV: yêu cầu HS đọc và thực hiện theo yêu cầu
HS thực hiện GV lấy kết quả
GV yêu cầu chia lớp thành 2 nhóm:
- Nhóm 1: làm ví dụ phần 2
- Nhóm 2: làm ví dụ phần 3
GV: cần đảm bảo những yêu cầu nào?
HS trả lời GV ghi bảng
GV: yêu cầu HS đọc ghi nhớ
I. Cách sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu ví dụ
a. Nội dung của hai đoạn giống nhau: vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua 1 số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. Nhưng việc sử dụng từ ngữ khác nhau:
Đoạn 1
Đoạn 2
- Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về
- Trong lúc nhà rỗi
- vốn chẳng thích làm thơ
- vẻ đẹp lung linh
- vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong những bài thơ
- Chúng ta không thể không nhắc tới
- trong những thời khắc hiếm hoi
- Thơ không phải là mục đích...
- những vần thơ vang lên
- là những thi phẩm tiêu biểu
- Đoạn 1: nhiều nhược điểm, nhiều từ ngữ không phù hợp với văn nghị luận
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ dùng phù hợp với văn nghị luận
2. Tìm hiểu đoạn trích
a. Các từ in đậm có tác dụng biểu hiện cảm xúc tinh tế, những rung động sâu sắc về hồn thơ Huy Cận. Đối tượng nghị luận là một tâm hồn thơ mang "nỗi sầu vũ trụ"
b. Sắc thái biểu cảm của các từ in đậm rất phù hợp với đối tượng nghị luận
- Người viết gọi Huy Cận là "chàng" vì lúc đó tác giả còn rất trẻ (20 tuổi)
- Những từ ngữ "linh hồn Huy Cận", "nỗi hãy hiu trong cõi trời", "hơi gió nhớ thương"...rất phù hợp với hồn thơ Huy Cận vốn rất nhạy cảm với không gian, đặc biệt là không gian vũ trụ vô biên với những gió, mây, trăng, sao...
c. Có thể thay thế:
+ Từ "chàng" bằng "nhà thơ", Huy Cận, thi sĩ
...
3. Yêu cầu sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận
- Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh sử dụng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng
- Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc
II. Cách sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
1. Tìm hiểu các ví dụ và thực hiện yêu cầu nêu dưới
a. Cách sử dụng, kết hợp các kiểu câu trong hai đoạn văn
- Đoạn 1: chủ yếu sử dụng kiểu câu trần thuật, có sự kết hợp câu ngắn câu dài
- Đoạn 2: sử dụng kết hợp các kiểu câu đơn câu ghép, câu ngắn, câu dài, câu nhiều tầng bậc, câu hỏi, câu cảm thán
b. Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau trong một đoạn văn nghị luận khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, tạo cho câu văn có nhịp điệu
c. Đoạn 2 đã sử dụng biện pháp tu từ cú pháp. Đó là câu hỏi tu từ, lặp cú pháp. Tác dụng: khắc sâu hơn về ý, biểu hiện rõ hơn thái độ, tình cảm của người viết.
d. Trong bài văn nghị luận nên sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy sẽ kết hợp được nhiều kiểu câu khiến cho việc diễn đạt trở nên linh hoạt, phong phú và có sắc thái tình cảm.
2. Tìm hiểu ví dụ và thực hiện yêu cầu nêu dưới
a. Ví dụ phần 2
- Trong đoạn này, người viết chủ yếu sử dụng kiểu câu kể, nhằm truyền đạt nội dung thông báo mang tính tự sự cung cấp thêm cho người đọc tri thức rộng về đối tượng nghị luận
- Câu văn "chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng" là câu đặc biệt biểu lộ cảm xúc. Câu văn này cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết khi kể về đối tượng nghị luận
b. Ví dụ phần 3
- Đoạn 1 có nhược điểm là sử dụng, kết hợp các kiểu câu có cùng một kết cấu "Qua..." khiến cho việc diễn đạt thiếu linh hoạt, có cảm giác lặp ý
- Đoạn 2 có nhược điểm là sử dụng kết hợp các câu có cùng một chủ ngữ "kho tàng văn học dân gian..." hoặc "văn học dân gian..." khiến người đọc có cảm giác nhàm chán
3. Yêu cầu cơ bản khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận
- Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giộng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần
- Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc, lặp cú pháp, song hành...
III. Ghi nhớ
	5. Củng cố và dặn dò
	- Nhắc lại kiến thức cơ bản
	- Soạn bài: Hòn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet84dien dat trong van NL.doc