Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn 1 tiết 12

Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn 1 tiết 12

TIẾT 1: Đọc văn

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết 1975 .

- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.

B. Phương tiện dạy học:

- SGK, SGV, thiết kế bài dạy.

C. Phương pháp tiến hành

- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ SGK và trả lờ các câu hỏi trong phần đọc bài .

- Cho học sinh thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.

 

doc 34 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1215Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn 1 tiết 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 / 9 / 2008
Ngày giảng:
TIẾT 1: Đọc văn
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết 1975 .
- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
B. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV, thiết kế bài dạy. 
C. Phương pháp tiến hành
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ SGK và trả lờ các câu hỏi trong phần đọc bài .
- Cho học sinh thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
D. Tiến trình dạy học 
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
STT
Líp
sÜ sè
V¾ng
1
12A8
2
12A9
2.Kiểm tra bài cũ.
 Giáo viên kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của hs.
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
I.Khái quát VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 .
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
(HS đọc SGK)
CH:từ năm 1945 đến năm 1975 VHVN ra đời trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
- Đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản, sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần tạo nên một nền văn học thống nhất trên đất nước ta.
- Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tác động sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc, trong đó có văn học nghệ thuật, tạo nên ở văn học giai đoạn này những đặc điểm và tính chất riêng của một nền văn học hình thành, phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt.
- Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển.
- Về văn hóa, từ năm 1945 đến 1975, điều kiện giao lưu bị hạn chế( chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc).
Qua các chặng đường phát triển của văn học giai đoạn này, em hãy nêu khái quát yêu cầu của cuộc sồng đặt ra với văn nghệ ntn?
- Những yêu cầu của cuộc sồng đặt ra với văn nghệ:
+ Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn đau, chuyên tiêu cực, phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lac điệu không lành mạnh.
+ Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về tình yêu phải gắn với nhiệm vụ chiến đấu.
+ Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch và ta, bạn và thù.
+ Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Nhân vật trung tâm của vh phải là công nông binh.
2. Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
- VHVN từ năm 1945 đến năm 1975 p. triển qua mấy chặng?.
-Nêu thành tựu của mỗi chặng?
a. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954.
-Nêu thành tựu của chặng đường văn học từ năm 1945 đến năm 1954?
Em có kết luận gì về thành tựu văn học giai đoạn này?
- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vưi sướng đặc biệt của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập( Ngọn Quốc kì, Hội nghị non sông...).
- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến ; tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.
- Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi chặng đường kháng chiến chống Pháp . Những tác phẩm tiêu biểu: Một lần tới Thủ đô và Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt và rừng nhật kí Ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân...Từ 1950, đã xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc...
- Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. +Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của HCầm, Tây Tiến của QD, Đất nước của Nguyễn Đình Thi...đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến.
- Kịch: một số vở kịch xuất hiện gây sự chú ý lúc bấy giờ như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa của Học Phi
- Lí luận, phê bình văn học chưa phát triển nhưng đã có những tác phẩm có ý nghĩa quan trọng như bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam của Trường Chinh, bài tiểu luận Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi.
=> Từ truyện ký đến thơ ca và kịch đều làm nổi bật hình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc Tất cả đều thể hiện rất chân thực, gợi cảm.
b. Chặng đường từ 1955 đến 1964
Nêu thành tựu của chặng đường văn học từ năm 1955 đến năm 1964?
- Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiện thực đời sống như đề tài kháng chiến chống Pháp: Sống mãi với Thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng ; đề tài hiện thực đời sống trước Cách mạng: Tranh tối tranh sáng của Ng.C.Hoan, Mười năm của Tô Hoài; đề tài công cuộc xây dựng CNXH: Sông Đà của Ng.Tuân, Mùa lạc của Nguyễn Khải.
- Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Các tập thơ tập thơ xuất sắc ở chặng đường này gồm có: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế L Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa của H.Cận, Tiếng sóng của Tế Hanh...
- Kịch nói có phát triển . Tiêu biểu : Một đảng viên của Học Phi, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm.
c. Chặng đường từ 1965 đến 1975.
-Nêu thành tựu của chặng đường văn học từ năm 1965 đến năm 1975?
- Văn học tập trung viết về kháng chiến chống Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
-Văn xuôi chặng đường này tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, đã khắc họa khá thành công hình ảnh con người V.N anh dũng, kiên cường, bất khuất.
+ Từ tiền tuyến lớn, những tác phẩm truyện kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng như tác phẩm Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Ng. T. Thành, Chiếc lược ngà của Ng.Quang Sáng ...
+ Ở miền Bắc, truyện kí cũng phát triển mạnh. Tiêu biểu là kí chống Mĩ của Nguyễn Tuân; truyện ngắn của Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Vũ Thị Hường...Tiểu thuyết cũng phát triển: Bão biển của Chu Văn, Cửa sông và Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu...
-Thơ: đạt nhiều thành tựu xuất sắc, đánh dấu bước tiến lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ chặng đường này thể hiện rõ khuynh hướng mở rộng và đào sâu chất liệu hiện thực, đồng thời tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng, chính luận. Nhiều tập thơ có tiếng vang , tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn như: Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường, chim báo bão của Chế L.Viên, Vầng trăng quầng lửa của Phạm T.Duật, Gió lào cát trắng của X.Quỳnh, Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa...
 Lịch sử thơ ca chặng đường này đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện và những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ: Phạm T. Duật, Nguyễn K. Điềm, Lê Anh Xuân, Lưu Q.Vũ, Bằng Việt, Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo...
-Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận. Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm là những vở kịch tạo được tiếng vang bấy giờ.
d. Văn học vùng tạm chiếm từ 1945 - 1975.
-Văn học vùng tạm chiếm có đặc điểm gì đáng lưu ý?.
- Dưới chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn, bên cạnh xu hướng văn học tiêu cực vẫn tồn tại xu hướng văn học tiến bộ, yêu nước và cách mạng. Nội dung tư tưởng nói chung của xu hướng văn học này đều nhằm phủ định chế độ bất công và tàn bạo, lên án bọn cướp nước và bán nước, thức tỉnh lòng yêu nước và ý thức dân tộc; kêu gọi, cổ vũ các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên, tập hợp lực lượng xuống đường đấu tranh.
- Hình thức của những sáng tác này thường gọn nhẹ: thơ, truyện ngắn, phóng sự , bút kí.
- Tác giả tiêu biểu: Vũ Hạnh, Trần Quang Long, Đông Trình, Sơn Nam, Võ Hồng, Lý Văn Sâm, Viễn Phương...
4. Củng cố
Hãy tóm tẳt quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đoạn này?
5.. Dặn dò: 
- Học bài và làm bài tập phần luyện tập, trang 19.
- Tìm đọc một số tác phẩm văn học giai đoạn này mà giáo viên đã giới thiệu.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn tiếp tiêt 2.
..
Ngày soạn: 1 / 9 / 2008
Ngày giảng:
TIẾT 2: Đọc văn
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM 
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Nắm được một số đặc điểm cơ bản của VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết 1975 .
- Thấy được những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975, nhất là từ 1986 đến hết thế kỷ XX.
- Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
B. Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV, thiết kế bài dạy. 
C. Phương pháp tiến hành
- Hướng dẫn học sinh đọc kĩ SGK và trả lờ các câu hỏi trong phần đọc bài .
- Cho học sinh thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
D. Tiến trình dạy học 
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
STT
Líp
sÜ sè
V¾ng
1
12A8
2
12A9
2.Kiểm tra bài cũ.
 .- VHVN từ năm 1945 đến năm 1975 p. triển qua mấy chặng?.
-Nêu thành tựu của mỗi chặng?
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945 đến 1975
-Mặc dù các chặng đường văn học và mảng văn học vùng tạm chiếm tuy có những đặc điểm riêng biệt song tất cả vẫn có những điểm chung. Theo em đó là những đặc điểm nào?.
a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hoá, mang tính nhân dân sâu sắc.
- Trong chiến tranh lực lượng nòng cốt, có tính quyết định là công-nông-binh những lớp người này đều từ nhân dân mà ra.Mặt khác họ vừa là đối tương sáng tác vừa là đối tượng thưởng thức, vừa là lực lượng sáng tác. Vì vậy vh hướng về nhân dân, có tính nhân dân và có tính dân tộc.
- Vận động theo xu hướng CM, vh có nhiệm vụ phản ánh sự đổi đời của nhân dân, thức tỉnh tinh thần giác ngộ CM của nhân dân.
- Nhân dân là người làm ra lịch sử. Một nền vh phát huy truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa của thời đại nên mang tính nhân dân, hướng về đại chúng và có tinh thần dân tộc.
b. Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, tập trung vào hai đề tài chính: Tồ quốc và CNXH.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
II. Vài nét khái quát về VHVN từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa.
-Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa nước ta từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
- Căn cứ vào hoàn cảnh xã hội, lịch sử, văn hóa, hãy giải thích vì sao VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới?
-Với chiến thắng mùa xuân năm1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một thời kì mới: thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên từ năm1975 đến năm1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới.
-Từ năm 1986 với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta cũng từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hóa cũng có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Tất cả đã tạo điều kiện để ... ục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	- Nắm được những đặc trưng cơ bản của thơ.
	- Thấy được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận, đưa dẫn chứng, sử dụng từ ngữ, hình ảnh ... để làm sáng tỏ từng vấn đề đặt ra.
- Thấy được những nét chính về tính cách và số phận của Đôtx 
- Thấy được tài năng vẽ chân dung bằng ngôn ngữ rất tài hoa của X. Xvai - gơ.
B. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên bản thiết kế, phiếu thảo luận .một số tài liệu liên quan đến Đôtx.
C . Cách thức tiến hành:
	Tổ chức tiết dạy theo hướng kết hợp các phương pháp đọc hiểu, gợi tìm ; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận nhóm ( 6 nhóm), trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
STT
Líp
sÜ sè
V¾ng
1
12A8
2
12A9
2.Kiểm tra bài cũ.
- Từ việc tìm đọc các sáng tác văn chương của NĐC, anh ( chị) có thêm những hiểu biết gì về quan niệm đạo đức, quan niệm văn chương của NĐC?
3.Bài mới.
Thơ ca là một loại hình nghệ thuật độc đáo phát khới từ trái tim và hướng đến trái tim con người. Trong lịch sử phát triển của nó, thơ ca được con người hiểu và nhận thức không hoàn toàn giống nhau. Ở nước ta, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, văn nghệ sĩ lúc bấy giờ không khỏi không còn những vướng mắc về mặt tư tưởng và quan niệm sáng tác. Để phục vụ kháng chiến tốt hơn nữa, thơ ca phải cần được nhìn nhận, định hướng trên nhiều phương diện. Trong hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc (tháng 9 năm 1949), Nguyễn Đình Thi đã tham gia tranh luận với bài “Mấy ý nghĩ về thơ”. Bài viết đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về thơ nói chung, thơ ca kháng chiến nói riêng. 
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
 A.Mấy ý nghĩ về thơ 
I.Tìm hiểu chung
-SGK 
II.Đọc hiểu văn bản.
-Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là gì?
Những yếu tố đặc trưng của thơ là gì?
Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác?
Nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận là gì?
Câu1:
-Luận đề:đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người
àgiới thiệu luận đề bằng thao tác lập luận vấn đáp(nêu câu hỏi):Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?Rung động thơmọi sợi dây của tâm hồn rung lên..
Câu 2
-Luận điểm:những yếu tố đặc trưng của thơ:hình ảnh,tư tưởng,cảm xúc,cái thực
+thơ muốn lay động những chiều sâu tâm hồn,đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ()cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn()Hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đó
Câu 3
Luận điểm:ngôn ngữ thơ 
-So sánh với ngôn ngữ truyện,kí,kịch:cái kì diệu của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệumột thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý nói chung là của tâm hồn()Không có vấn đề thơ tự do,thơ có vần và thơ không có vần()thơ thực và thơ giả,thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ() dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người 
Câu 4.
Nét tài hoa của NĐT trong nghệ thuật lập luận
-phần mở đầu: nêu phản đề (những ý kiến trái ngược)
-lí lẽ: hình ảnh-dẫn chứng cụ thể:thơ là tiếng nói đầu tiên,tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.Tóe lên những nơi giao nhau với ngoại vật,trước hết là những cảm xúc(..)mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy,những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung
Câu 5: 
-Ý nghĩa ngày nay:thời sự, khoa họcàvề vấn đề thi ca, sáng tạo thơ ca
B.Đô-xtoi-ép-xki
I.Tìm hiểu chung:
-SGK 
II.Đọc hiểu văn bản.
Cho biết chân dung của Đô-xtôi-ép-xki có những nét gì đặc biệt ?
Trong VB yếu tố nghệ thuật nào có tính chất chủ đạo ,yếu tố nghệ thuật nào có tính hỗ trợ đắc lực ?
Chân dung con người hiện ra trên cái nền như thế nào ?
1.Chân dung Đô-xtôi-ép-xki : một tinh cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái .
a. Số phận nghiệt ngã :
 + Trước cửa tò vò của ngân hàng , ông đứng chờ ngày lại ngày...
 + Là người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ 
 + Làm việc suốt đêm trong cơn đau đẻ của vợ 
 + Sống giữa giống người chấy rận
 + Bệnh tật ...
’ Những yếu tố biểu hiện đẩy nhân vật vào chỗ tận cùng của nghiệt ngã đầy bi kịch .
b. Tính cách mâu thuẫn :
 + Tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của con bệnh thần kinh
 + Phải tìm đến những cơ hội“thấp hèn” để cho tròn khát vọng cao cả .
+ Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và tự đốt cháy trong lao động ( Lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông )
 + Chịu hàng thế kỉ dằn vặt để chắt lọc nên những vinh quang cho Tổ quốc , dân tộc mình (sứ giả của xứ sở , mang lại cho đất nước sự hòa giải , kiềm chế lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại )
’ Nơi tận cùng của bế tắc, Đôtx đã tỏa sáng cho vinh quang của Tổ quốc và dân tộc.
2.Nghệ thuật viết chân dung văn học :
- Đối lập : cấu trúc câu , hoàn cảnh , tính cách ...
- So sánh, ẩn dụ : cấu trúc câu, hình ảnh so sánh ẩn dụ có tính hệ thống .
- Bút pháp vẽ chân dung văn học : Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn 
C Thể loại đứng ở ngả ba : 
Tiểu sử -tiểu thuyết -chân dung văn học 
’ Ngòi bút viết chân dung rất tài hoa giàu chất thơ trong văn xuôi chứng tỏ tấm lòng kính trọng của X.Xvai-gơ dành cho Đô-xtôi-ép-xkithật lớn lao biết chừng nào. 
II. Luyện tập :
Tìm những câu văn chứng tỏ sức hút của nhân vật với tác giả và với cả nước Nga 
+ Với sự thành kính xuất thần...ông báo trước sứ mệnh thiêng liêng của sự hòa giải nước Nga.
+ Sự hứng khởi thật không giới hạn ,một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái của người bị hành khổ này .
+...Giấc mơ thiêng liêng của Đô-xtôi-ép-xki được thực hiện trong đám tang của ông : sự đoàn kết của tất cả những người Nga .
4.Củng cố
* Kĩ năng viết văn bản chân dung văn học
 5.Dặn dò.
@Chuẩn bị bài mới:
Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa nghị luận tư tưởng đạo lí & nghị luận hiện tượng 
đời sống
Câu hỏi kiểm tra:
@Thể loại văn bản của tác phẩm Đô-xtoi-ép-xki(Xvai-gơ)
a.Tiểu sử b.Phê bình văn học c.Tiểu thuyết d.Chân dung văn học
Ngày soạn: 15 / 9 / 2008
Ngày giảng:
TIẾT 12 : Làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:
- Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Có nhận thức, tư tưởng, thái độ và hành động đúng trước những hiện tượng đời sống hằng ngày.
B. Phương pháp dạy học:
- Phát vấn, dẫn dắt học sinh phát huy trí tuệ; thảo luận, rút ra bài học về nội dung và kĩ năng nghị luận
C. Phương tiện thực hiện:
- GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học, tài liệu tham khảo.
- HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
STT
Líp
sÜ sè
V¾ng
1
12A8
2
12A9
2.Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là nghị luận về một tư tưởng đạo lý?
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Yêu cầu cần đạt
I.Tìm hiểu chung
1. Khái niệm.
- Thế nào là hiện tượng đời sống?
- Thế nào là nghị luận về một hiện tượng đời sống? 
2. Yêu cầu của nghị luận về hiện tượng đời sống
3. Cách làm bài nghị luận về hiện tượng đời sống
4.Ghi nhôù:
II. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:
Trả lời các câu hỏi trong SGK?
-Hiện tượng đời sống: là những hiện tượng đời sống nổi bật, có ý nghĩa hoặc ảnh hưởng tới phần lớn mọi người trong xã hội, có thể là hiện tượng tích cực nhưng cũng có thể là hiện tượng tiêu cực
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống: là kiểu bài sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu và đồng tình với ý kiến của người viết trước những hiện tượng đời sống có ý nghĩa xã hội.
-Người viết phải hiểu vấn đề đúng, sâu, nắm được bản chất vấn đề -> Tập hợp tư liệu chính xác, thuyết phục.
-Người viết phải thể hiện rõ quan điểm, thái độ của mình trước hiện tượng nghị luận -> chỉ ra đúng – sai, lợi - hại, nguyên nhân, cách khắc phục.
-Người viết giữ lập trường vững vàng trước mọi hiện tượng
-Diễn đạt trong sáng, có thể sử dụng phép tu từ, yếu tố biểu cảm và nêu cảm nghĩ riêng.
Tìm hiểu đề
 Lập dàn ý
+ Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần bàn luận
+ Thân bài: bàn bạc, phân tích làm rõ hiện tượng qua các thao tác lập luận
+ Kết bài: nêu phương hướng, suy nghĩ trước hiện tượng đời sống
*Baøi nghò luaän veà moät hieän töôïng ñôøi soáng thöôøng coù caùc noäi dung:neâu roõ hieän töôïng, phaân tích caùc maët ñuùng-sai, lôïi haïi, chæ ra nguyeân nhaân vaø baøy toû thaùi ñoä, yù kieán cuûa ngöoøi vieát veà hieän töôïng xaõ hoäi ñoù.
* Dieãn ñaït caàn chuaån xaùc, maïch laïc; coù theå söû duïng moät soá pheùp tu töø vaø yeáu toá bieåu caûm, nhaát laø phaàn neâu caûm nghó rieâng.
a. Tìm hiểu đề:
- Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân- vì tình thương “dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc hai người mẹ bị bệnh hiểm nghèo.
- Một số ý chính:
+ Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên.
+ Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân.
+ Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm đáng phê phán.
+ Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn.
- Dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ:
+ Dẫn chứng trong văn bản “Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân”.
+ Dẫn chứng khác trong thực tế đời sống:
· những thanh niên làm việc tốt trong xã hội để biểu dương
· những thanh niên lãng phí thời gian vào những trò chơi vô bổ mà các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu để phê phán.
- Các thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.
b. Lập dàn ý:
- Mở bài:
+ Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân.
+ Dẫn đề văn, nêu vấn đề nghị luận: “Chia chiếc bánh của mình cho ai?”.
- Thân bài: Lần lượt triển khai 4 ý chính như ở phần tìm hiểu đề.
- Kết bài: Đánh giá chung và nêu cảm nghĩ của người viết.
2. Những điểm cần ghi nhớ:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với thanh niên, học sinh.
- Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
LUYÊN TẬP
Bài tập 1: 
a. Trong văn bản trên, bàn về hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều thời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện để khi trở về góp phần xây dựng đất nước.
Hiện tượng ấy diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XX.
b. Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: 
+ Phân tích: Thanh niên du học mãi chơi bời, thanh niên trong nước “không làm gì cả”, họ sống “già cỗi”, thiếu tổ chức, rất nguy hại cho tương lai đất nước...
+ So sánh: nêu hiện tượng thanh niên, sinh viên Trung Hoa du học chăm chỉ, cần cù.
+ Bác bỏ: “Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ không làm gì cả”.
c. Nghệ thuật diễn đạt của văn bản: 
- Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể,
- Kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán.
d. Rút ra bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống; mục đích, thái độ học tập đúng đắn.
Bài tập 2: HS tự làm ở nhà
4. Cuûng coá : 
 - Ra baøi taäp veà nhaø: Hoïc sinh veà nhaø hoïc baøi, ñoïc laïi taùc baøi. laøm baøi taäp ôû saùch giaùo khoa.
- Chuaån bò baøi : - Xem tröôùc baøi môùi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 12 chuan(2).doc