Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Vũ Như Tô ( Trích ) Nguyễn Huy Tưởng

Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Vũ Như Tô ( Trích ) Nguyễn Huy Tưởng

Vũ Như Tô

( Trích )

 Nguyễn Huy Tưởng

A. Mục tiêu bài học:

- Nắm được đặc điểm của kịch - thể loại văn học phản ánh hiện thực trong xung đột, thông qua hành động của nhân vật theo một cốt truyền thống nhất, tập trung nhưng không đơn nhất, không đơn giản mà đầy biến cố bất ngờ.

- Thấy được hai mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô: mâu thuẫn xung đột giữ hôn quân và quần chúng nhân dân và mâu thuẫn xung đột giữa người công dân và người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật của người nghệ sĩ và thực tế xã hội; thấy rõ Vũ Như Tô là một vở kịch hiện đại có chứa nhiều yếu tố bi kịch.

- Xác định một quan niệm nghệ thuật đúng đắn: nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, nghệ sĩ trước hết phải đứng về phía nhân dân chống cái xấu, cái ác; đồng thời, phải sáng tạo những tác phẩm phục vụ nhân dân, có chất lượng cao và giá trị lâu dài.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2028Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Vũ Như Tô ( Trích ) Nguyễn Huy Tưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Như Tô
( Trích )
 Nguyễn Huy Tưởng
A. Mục tiêu bài học:
- Nắm được đặc điểm của kịch - thể loại văn học phản ánh hiện thực trong xung đột, thông qua hành động của nhân vật theo một cốt truyền thống nhất, tập trung nhưng không đơn nhất, không đơn giản mà đầy biến cố bất ngờ.
- Thấy được hai mâu thuẫn xung đột cơ bản của vở kịch Vũ Như Tô: mâu thuẫn xung đột giữ hôn quân và quần chúng nhân dân và mâu thuẫn xung đột giữa người công dân và người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật của người nghệ sĩ và thực tế xã hội; thấy rõ Vũ Như Tô là một vở kịch hiện đại có chứa nhiều yếu tố bi kịch.
- Xác định một quan niệm nghệ thuật đúng đắn: nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc sống, nghệ sĩ trước hết phải đứng về phía nhân dân chống cái xấu, cái ác; đồng thời, phải sáng tạo những tác phẩm phục vụ nhân dân, có chất lượng cao và giá trị lâu dài.
B. Nội dung bài học:
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Nguyễn Huy Tưởng ( 1912 - 1960 ) sinh tại làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh cũng là quê gốc của ông.
- Nguyễn Huy Tưởng tham gia hoạt động yêu nước từ những năm 30 trong các phong trào Hướng đạo sinh, Hội truyền bá quốc ngữ ở Hải Phòng.
- Năm 1943 ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc.
- Tháng 6 - 1945 ông tham gia biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hoá cứu quốc.
- Tháng 8 - 1945 ông là đại biểu Văn hoá cứu quốc đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào.
- Tháng 7 - 1946, ông được bầu là Phó tổng thư kí Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam.
- Trong kháng chiến chống Pháp, ông là uỷ viên thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam thư kí toà soạn tạp chí Văn nghệ.
- Sau 1945 ông là uỷ viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam ( khoá I ), giám đốc nhà xuất bản Kim Đồng.
- Ông là một nhà văn yêu nước, tiến bộ có ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ trước đất nước, trước nền nghệ thuật của nước nhà.
2. Sự nghiệp sáng tác:
- Những tác phẩm chính: Đêm hội Long Trì ( tiểu thuyết - 1942 ), Vũ Như Tô ( kịch - 1943 ), An Tư ( tiểu thuyết - 1944 ), Bắc Sơn ( kịch - 1946 ), Những người ở lại ( kịch - 1948 ), Kí sự Cao Lạng ( kí- 1951 ), Truyện Anh Lục ( tiểu thuyết - 1955 ), Bốn năm sau ( tiểu thuyết - 1959 ), Luỹ hoa ( truyện phim - 1960 ), Sống mãi với thủ đô ( tiểu thuyết - 1961 ). Nhiều truyện viết cho thiếu nhi tiêu biểu là An Dương Vương xây thành ốc, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,...
- Trước cách mạng, ông là nhà văn tiến bộ, yêu nước. Sau cách mạng ông là một trong những nhà văn có công đầu trong việc xây dựng nền văn hoá mới với sự đóng góp về công tác tổ chức lãnh đạo và sáng tác.
- Ông là nhà văn có ý thức cao về trách nhiệm của người nghệ sĩ đối với đất nước và nền nghệ thuật của nước nhà.
- Những đóng góp chính của ông là tiểu thuyết và kịch, đặc biệt là tiểu thuyết và kịch lịch sử. Văn phong của ông giản dị, trong sáng, giàu chất lãng mạn.
- Ông được nhà nước ban tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm1996 ).
3. Tác phẩm:
a. Giới thiệu tác phẩm:
- Thể loại: tác phẩm viết theo thể loại kịch. Đặc điểm của kịch: thể loại văn học phản ánh hiện thực trong xung đột, thông qua hành động của nhân vật theo một cốt truyền thống nhất, tập trung nhưng không đơn nhất, không đơn giản mà đầy biến cố bất ngờ.
- Vở kịch Vũ Như Tô được Nguyến Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 - 1942, đăng trên tạp chí Tri Tân năm 1943 - 1944, sau này in trong tập Kịch Nguyễn Huy Tưởng ( NXB Văn học, Hà Nội, 1963 ).
- Dựa vào sự kiện lịch sử có thật năm 1516 ( hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị phá, kiến trúc sư Vũ Như Tô cũng bị giết ), Nguyễn Huy Tưởng bằng tài năng hư cấu nghệ thuật đã sáng tác nên vở kịch dài Vũ Như Tô gồm 5 hồi.
- Đây là một vở kịch hiện đại có yếu tố bi kịch, đặt ra một vấn đề có tầm quan trọng, đó là số phận của nghệ thuật và của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong một chế độ phong kiến thối nát.
b. Tóm tắt tác phẩm:
- Hồi 1:
 Mâu thuẫn bắt đầu xoay quanh việc xây Cửu Trùng Đài ( mâu thuẫn giữa Lê Tương Dực và nhân dân, mâu thuẫn giữa công dân và người nghệ sĩ ở Vũ Như Tô ), Vũ Như Tô đổi thái độ đối với việc xây Cửu Trùng Đài do tác động của Đan Thiềm, một người đam mê nghệ thuật.
- Hồi 2:
 Mâu thuẫn giữa hai phe trong triều lộ rõ. Nhấn mạnh hành động của Trịnh Duy Sản đòi đuổi Vũ Như Tô, bãi Cửu Trùng Đài.
- Hồi 3:
 Mâu thuẫn phát triển, Vũ Như Tô tích cực xây dựng Cửu Trùng Đài. Dân oán, thợ oán. Trịnh Duy Sản can Lê Tương Dực không được, còn bị đánh đòn.
- Hồi 4:
 Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm. Thợ dự định nổi loạn. Trình Duy Sản phát động cuộc nổi loạn.
- Hồi 5:
 Kết cục: mâu thuẫn được giải quyết, phe Lê Tương Dực bị diệt, Vũ Như Tô không chịu đi trốn, bị phe nổi loạn giết cùng với Đan Thiềm.
 Có thể tóm tắt chi tiết như sau:
 Được tin báo có nổi loạn và binh biến, cung nữ Đan Thiềm khẩn khoản xin Vũ Như Tô mau chóng đi chốn để đảm bảo tính mệnh, chờ cơ hội khác; vì theo Đan Thiềm, nếu Vũ Như Tô mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa. Nhưng Vũ Như Tô nhất quyết không nghe. Ông tự nhận thấy công việc của mình chính đại quang minh, nguyện sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô rất tin là mình không làm gì nên tội và nuôi hi vọng vào sự sáng suốt của viên quan An Hòa Hầu.
 Mỗi lúc, tình hình ngày càng nguy kịch, Quận công Trịnh Duy Sản làm phản giết vua Lê Tương Dực. Được tin này, Đông các học sĩ xót thương, tự vẫn. Đảng ác nổi lên. Quân phản nghịch đốt phá kinh thành. Thợ xây Cửu Trùng Đài phần đông theo quân phản nghịch. Kinh thành hỗn loạn; kẻ đốt, người phá Cửu Trùng Đài; đám cung nữ của nhà vua bị vạ lây.
 Đam Thiềm bị bắt. Biết mình sắp chết, nhưng bà vẫn hết lời kêu xin Ngô Hạch - võ sĩ của Trịnh Duy Sản - tha cho Vũ Như Tô, vì nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm. Không hề đếm xỉa gì đến lời cầu khẩn ấy, Ngô Hạch sai quân lính trói Vũ Như Tô. Đến lúc này, Vũ Như Tô vẫn hi vọng Nguyễn Hoàng Dụ sẽ biết ông, sẽ cởi trói để ông xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở. Mãi đến lúc quân bạo loạn đốt Cửu Trùng Đài, ánh lửa rực sáng, khói và tàn than bay vào, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ, đau xót thốt lên: Ôi mộng lớn ! Ôi Đan Thiềm ! Ôi Cửu Trùng Đài !. Rồi ông bình thản đi ra pháp trường.
* Chi tiết coi như nút của vở kịch:
 Vũ Như Tô lúc đầu thà chết chứ không chịu xây Cửu Trùng Đài nhưng sau lại nghe Đan Thiềm ( người cung nữ đam mê nghệ thuật ) tích cực xây Cửu Trùng Đài để tạo cho dân tộc một công trình vĩ đại.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Những mâu thuẫn cơ bản của vở kịch:
 Vở kịch được xây dựng trên hai mâu thuẫn lớn:
- Mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch,...
 Đây là mâu thuẫn giữa bọn vua chúa quan lại tham tàn sống xa hoa, hưởng lạc với nhân dân lao động lầm than, cực khổ. Mâu thuẫn này chủ yếu được thể hiện trong những hồi trước của vở kịch. Đến hồi thứ năm - hồi cuối cùng - nó được đẩy lên thành cao trào: dân chúng, binh lính nổi dậy diệt trừ bạo chúa ( như đốt phá Cửu Trùng Đài, giết những người như Vũ Như Tô, Đan Thiềm ) theo cách hiểu của họ. Như vậy, có thể nói, mâu thuẫn này cơ bản đã được giải quyết.
- Mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô và Đan Thiềm tập trung ở Vũ Như Tô ( tức là mâu thuẫn giữa lòng căm ghét tên hôn quân với khát vọng xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau ).
 Đây là mâu thuẫn giữa khát vọng hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ thiên tài với những quyền lợi thiết thực, sống còn của quần chúng nhân dân. Mâu thuẫn này được thể hiện tập trung rõ nét qua số phận bi kịch của người kiến trúc sư Vũ Như Tô và phần nào qua người cung nữ Đan Thiềm. Vũ Như Tô mang hoài bão tranh tinh sảo với hóa công, rất tin vào tài năng xuất chúng của mình và ông đã không đếm xỉa gì đến nỗi khốn khổ của dân chúng miễn sao thực hiện được hoài bão. Vì xây Cửu Trùng Đài tráng lệ, nguy nga, nhân dân phải đóng góp rất nhiều công sức và tiền của nên Vũ Như Tô trở thành kẻ đối địch với nhân dân. Họ nguyền rủa, oán trách người kiến trúc sư này, ngay Thị Nhiên - người vợ quê mùa chất phác của ông - cũng không đồng tình với chồng. Hơn nữa, quần chúng sẵn sàng đồng tình với việc trừng phạt Vũ Như Tô và đốt phá Cửu Trùng Đài. Dường như đến hồi cuối của vở kịch, dân chúng tập trung sự căm phẫn vào Vũ Như Tô và Đan Thiềm hơn là việc tiêu diệt bạo chúa Lê Tương Dực. Nếu như ở những hồi trước, mâu thuẫn thứ hai mới thấp thoáng thì đến hồi cuối này, có được miêu tả rất đậm và có phần hòa vào mâu thuẫn thứ nhất.
 Mâu thuẫn thứ hai này chưa được giải quyết, còn treo lơ lửng trước người đọc. Điều này được chính tác giả thừa nhận qua lời tựa đề của tác phẩm: Đài Cửu Trùng không thành nên mừng hay nên tiếc ? Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những người giết Vũ Như Tô phải ?
- Hai mâu thuẫn chính của vở kịch gắn bó và tác động đến nhau: 
 Vũ Như Tô tích cực xây Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn thứ nhất gay gắt thêm. Đan Thiềm khuyên và khuyến khích Vũ Như Tô làm cho mâu thuẫn thứ hai diễn biến theo chiều hướng nghiêng về quan niệm nghệ thuật thuần túy và càng làm tăng mâu thuẫn thứ nhất. Mâu thuẫn giữa phe của Lê Tương Dực và lực lượng chống đối đã được giải quyết triệt để bằng hành động tiêu diệt Lê Tương Dực. Diễn biến mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra chưa được giải quyết triệt để ( Vũ Như Tô không cố tình hại dân nhưng vẫn bị giết, bản thân Vũ Như Tô không nhận ra sai lầm của mình ). Đây là một vở kịch lịch sử hư cấu sáng tạo từ một sự kiện lịch sử có thật. Phải thấy phần tác giả tưởng tượng, nhấn mạnh, đặc biệt ở nhân vật chính Vũ Như Tô trong vai trò tội nhân và nạn nhân - tội nhân vì xây dựng công trình làm cho nhân dân đang đói khổ càng đói khổ hơn; nạn nhân của bạo quyền vì bị bắt buộc phải làm và nạn nhân của chính bản thân, do ảo tưởng mượn quyền thế và tiền bạc của tập đoàn thống trị thối nát để xây dựng công trình nghệ thuật muôn đời đó.
2. Mâu thuẫn cơ bản của hồi năm:
- Phe nổi loạn gồm:
+ Dân chúng, thợ xây Cửu Trùng Đài - xuất hiện trong đoạn trước. Đoạn này chỉ thể hiện qua lời Đan Thiềm: Dân gian đói kém nổi lên tứ tung ; Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng ; lời tên nội giám: Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.
+ Phe đối lập trong triều đình đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa ( nhân vật này chỉ được nói đến chứ không xuất hiện ).
- Mâu thuẫn này đến hồi năm đã lên tới đỉnh điểm và được giải quyết dứt điểm. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực. Đây là mâu thuẫn chi phối các mâu thuẫn khác và được các mâu thuẫn ấy làm cho tăng thêm. Phe Trịnh Duy Sản căm ghét Kim Phượng và các cung nữ vì coi đó là phương tiện hành lạc của Lê Tương Dực ( Trịnh Duy Sản trong hồi ba đã đề nghị vua đuổi cung nữ ). Kim Phượng và cung nữ phải lái sự căm ghét đó sang Đan Thiềm, Vũ Như Tô để mong bớt tội, mong thoát lưỡi kiếm trừng phạt của Ngô Hạch. Thái độ lẳng lơ của Kim Phượng và lũ cung nữ, sự thay đổi thái độ của Ngô Hạch,... nói lên bản chất thối nát chung của giai cấp thống trị, cả phe Lê Tương Dực lẫn phe đối lập.
3. Hình tượng nhân vật Vũ Như Tô và cung nữ Đan Thiềm:
a. Hình tư ... cứ: lúc đầu thà chết không chịu xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng vàng bạc, lụa là, Vũ Như Tô đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ, vĩnh cửu đến quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút thêm mồ hôi, nước mắt và xương máu để xây Cửu Trùng Đài.
- Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô có phần chính đáng, có phần cao đẹp vì xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc nhưng đã đặt lầm chỗ ( giai cấp thống trị lúc đó quá xa hoa thối nát, nhân dân đang đói khổ vì sưu thuế, tạp dịch, tham nhũng ) và xa thực tế dẫn đến phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và của cả công trình nghệ thuật. Từ sai lầm của Vũ Như Tô, rút ra một phương hướng suy nghĩ và hành động đúng: phấn đấu cho một chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn, xây dựng một nền văn hóa nghệ thuật có giá trị lâu dài trên cơ sở nâng cao không ngừng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Ngay khi có bạo loạn, Vũ Như Tô cũng không đi trốn để bảo toàn tính mạng cho mình theo lời khuyên của Đan Thiềm. Kể cả khi bị trói, cận kề với cái chết, ông vẫn hi vọng được tiếp tục xây Cửu Trùng Đài. Đến tận lúc trông thấy công trình của mình thành tro bụi, Vũ Như Tô coi như đời mình đã kết thúc, ông bình thản ra pháp trường. Như vậy, với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài ( tức là nghệ thuật ) là quan trọng hơn tính mệnh của mình.
- Vũ Như Tô là một trí thức có bản lĩnh cứng cỏi, khinh bỉ sâu sắc bọn thống trị thối nát. Điều này chủ yếu được thể hiện ở những hồi trước của vở kịch ( Lê Tương Dực dọa giết Vũ Như Tô, nhưng ông biết đây là một tên hôn quân nên quyết không xây Cửu Trùng Đài ).
- Đặc biệt, Vũ Như Tô được khắc họa như một nghệ sĩ thiên tài ngàn năm chưa dễ có một. Ông có thể sai khiến gạch đá như tướng cầm quân. Có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ. Đây là một nghệ sĩ chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện trên mảnh lục thần tình, biến hóa như cảnh hóa công. Đến hồi năm, Nguyễn Huy Tưởng còn để cho Đan Thiềm nhắc đến tài năng của Vũ Như Tô: Ông có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa và khuyên Vũ Như Tô trốn đi đừng để phí tài trời.
 Tuy vậy, Vũ Như Tô xa rời đời sống nhân dân, thiếu hiểu biết về thực tế. ở đây, Nguyễn Huy Tưởng đặt nhân vật trước một câu hỏi lớn: xây Cửu Trùng Đài là có công hay có tội ? Vũ Như Tô không thể trả lời được câu hỏi ấy, vì từ đầu chí cuối, Vũ Như Tô luôn đứng trên lập trường cái đẹp, của nghệ thuật thuần túy, chứ không phải đứng trên lập trường của nhân dân. Vì vậy, trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Tội nhân vì thực thi chủ trương của hôn quân, làm cho nhân dân thêm khổ cực; nạn nhân vì ảo tưởng của chính mình, nạn nhân của mối mâu thuẫn chưa giải quyết được: mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và hoàn cảnh thực tế. 
 Quần chúng cũng có lí lẽ đúng của quần chúng, nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì Lê Tương Dực không thể tiến hành được việc xây dựng Cửu Trùng Đài mà việc này như ta đã biết gây hao tốn bao của cải, sinh mạng của quần chúng nhân dân. Nhưng quần chúng trong cơn giận dữ có thể nông nổi, chưa hiểu Vũ Như Tô, chưa thể đồng tình với Vũ Như Tô, người có tâm, có tài, không cố tình hại dân. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến công sức của chính mình đã bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho muôn đời con cháu. Việc nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng, việc tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng việc giết Vũ Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không nên.
à Chính vì vậy, Vũ Như Tô rơi vào bi kịch, và đây là bi kịch của một người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn nhưng không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống. Do đó, dẫn đến một kết cụ đau xót và thương cảm.
- Sở dĩ, vở kịch này tồn tại được với thời gian vì nó đã đặt ra vấn đề số phận của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh xã hội mà giai cấp thống trị thối nát, nhân dân khổ cực. Từ đó, đưa đến cho người đọc nhiều suy nghĩ: phải phấn đấu xây dựng một xã hội tốt đẹp để tạo điều kiện cho nghệ thuật phát triển và người nghệ sĩ phải có khát vọng sáng tạo nghệ thuật phục vụ dân tộc và nhân dân. Qua những mâu thuẫn cơ bản trên, tác giả cũng muốn khẳng định một quan niệm: không có cái đẹp nào có thể tách rời cái chân và cái thiện. Người nghệ sĩ có hoài bão, có khát vọng nhưng cũng phải xử lí được khát vọng đó với nguyện vọng của nhân dân.
b. Hình tượng cung nữ Đan Thiềm: 
- Nếu Vũ Như Tô say mê, khao khát cái đẹp, có thể chết vì cái đẹp thì Đan Thiềm - người cung nữ thất sủng đã 38 tuổi - lại là nhân vật say mê, khao khát cái tài sáng tạo cái đẹp, mê đắm người có năng lực siêu việt.
- Đối với Vũ Như Tô, Đan Thiềm là viên ngọc quý ; trí sáng như vầng nhật nguyệt. Bà tỉnh táo, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh, dường như lịch lãm hơn, thực tế hơn và dễ thích ứng hơn so với Vũ Như Tô:
+ Trước đây, bà khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, đến khi đảng ác nổi lên lại khuyên ông chạy trốn ; cả hai lần bà đều rất đúng.
+ Đan Thiềm luôn khích lệ người tài phát huy tận độ khả năng của mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước. ở hồi trước, dường như Đan Thiềm không quan tâm gì nhiều đến việc mình sống hay chết, không quan tâm đến việc Cửu Trùng Đài còn hay mất mà chỉ hết lòng thuyết phục Vũ Như Tô trốn đi. Khi tình thế trở nên nguy hiểm, bà hớt hơ hớt hải ; mặt cắt không còn một hột máu khẩn khoản thuyết phục Vũ Như Tô lánh đi, chạy đi ; trong khi chính Đan Thiềm bị xúc phạm, bị xỉ vả, bị bắt bớ oan nghiệt. Đến lúc nhận ra mình không thể thuyết phục nổi Vũ Như Tô, tính mạng ông bị đe dọa, Đan Thiềm sẵn sàng đổi cả sự sống của mình để cứu ông ( Đan Thiềm van xin Ngô Hạch: Tướng quân giết tôi, bao nhiêu tội tôi xin nhận hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài ).
- Đan Thiềm cũng rơi vào bị kịch:
 Và khi biết là vô vọng, Đan Thiềm nói những lời đau xót vĩnh biệt người kiến trúc sư: Đài lớn tan thành ! Ông Cả ơi ! Xin cùng ông tiễn biệt. Đó chính là sự vĩnh biệt trong máu và nước mắt giấc mộng lớn, vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt người nghệ sĩ thiên tài ngàn năm chưa dễ có một. 
à Lời than của Đan Thiềm ở cuối đoạn trích thể hiện nỗi đau và sự mất mát tột cùng, đó là nỗi đau của những người tri âm, đồng bệnh.
- Điều đáng chú ý là trong suốt hồi kịch, mặc dù Vũ Như Tô không theo lời khuyên đúng đắn của Đan Thiềm, nhưng bà tuyệt nhiên không mảy may oán trách, mà trái lại vẫn dành cho ông sự cảm phục, thương xót chân thành.
* Tóm lại, qua đoạn trích, tác giả đã khắc họa bi kịch của người nghệ sĩ, đó là không giải quyết được mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực. Đồng thời, khẳng định nghệ thuật chân chính có giá trị lâu dài thì phải phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của nhân dân và phải có chất lượng nghệ thuật.
 Như vậy, ở hồi thứ năm này, Đan Thiềm và Vũ Như Tô được nhà văn xây dựng với những nét tính cách khác nhau, nhưng cũng có những nét tương đồng. Họ là những tri âm, đồng bệnh của nhau trong khát vọng, trong nỗi đau. Số phận bi đát của họ nói lên bi kịch của tài năng ( Vũ Như Tô ) và sắc đẹp ( Đan Thiềm ) trong xã hội đen tối.
III. Ghi nhớ: 
- Nội dung: 
+ Đoạn trích nói lên bi kịch của người nghệ sĩ không giải quyết đúng mối quan hệ giữa khát vọng nghệ thuật và hiện thực xã hội, giữa người nghệ sĩ và người công dân.
+ Đồng thời, đoạn trích khẳng định nghệ thuật chân chính, có giá trị lâu dài phải xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân, lợi ích của dân tộc và có chất lượng nghệ thuật cao.
- Nghệ thuật:
 Việc khai thác và triển khai hai mâu thuẫn chính lồng vào nhau ( mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân và tập đoàn thống trị, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội ) qua ngôn ngữ và hành động nhân vật đã tạo nên kịch tính và sức hấp dẫn của tác phẩm.
IV. Luyện tập:
1. Câu hỏi phần đọc hiểu:
 Bài tập 3:
 Một phần lớn thợ xây Cửu Trùng Đài tham gia cuộc nổi loạn vì họ đói khổ ( vì bị ăn chặn, chết, bị thương, vì tai nạn, vì bệnh dịch,... ( chính bản thân Vũ Như Tô cũng bị đá đè vào chân ), một số thợ bị Vũ Như Tô chém ( để duy trì quân số và kỉ luật lao động trên công trường xây Cửu Trùng Đài ).
 Đan Thiềm cũng bị nhiều thợ oán như Vũ Như Tô và biết Đan Thiềm xui Vũ Như Tô nhận xây Cửu Trùng Đài.
 Thấy rõ điều này để thấy Vũ Như Tô quá say sưa với công trình nghệ thuật, quên cả thực tế đời sống và lòng dân.
 Đến khi cuộc nổi loạn đã nổ ra, Đan Thiềm đã báo cho Vũ Như Tô biết nguy cơ bị giết đến nơi, Vũ Như Tô vẫn không chịu đi vì con tin là mình vô tội, còn muốn chứng minh sự quang minh chính đại của mình, còn hi vọng thuyết phục được An Hòa Hầu, một trong những người cầm đầu phe nổi loạn. Và đặc biệt là vì Vũ Như Tô muốn sống chết với Cửu Trùng Đài, ông coi Cửu Trùng Đài là lẽ sống, nếu Cửu Trùng Đài bị phá thì ông cũng không thiết sống.
 Vậy mâu thuẫn trong Vũ Như Tô đã được giải quyết dứt khoát chưa ? 
Trả lời
 Mâu thuẫn trong tư tưởng của Vũ Như Tô vẫn chưa được giải quyết dứt khoát: Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của mình, Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực, nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Bản thân tác giả cũng băn khoăn ( thể hiện trong lời tựa ).
2. Câu hỏi phần luyện tập:
- Tác giả buồn vì dân tộc mình không có công trình nghệ thuật ( kiến trúc ) vĩ đại nhưng ông cũng hiểu hoàn cảnh của dân tộc ta luôn phải đấu tranh với giặc trong thù ngoài, thiên tai và sự nghèo đói. Tuy nhiên, tác giả vẫn hi vọng, tin tưởng ở sức sống mãnh liệt của dân tộc sẽ thực hiện được khát vọng nghệ thuật lớn đó trong ngày mai.
- Mâu thuẫn giữa người công dân và người nghệ sĩ trong bản thân tác giả cũng chưa được giải quyết dứt khoát. Tác giả nhận thức được mâu thuẫn giữa lợi ích bức thiết của dân chúng là niềm mong muốn có một công trình nghệ thuật vĩ đại cho dân tộc. Tác giả băn khoăn đứng giữa đôi làn nước: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn muốn có công trình nghệ thuật lớn.
 Trong hoàn cảnh giai cấp thống trị thối nát, nhân dân đói khổ, người dân trong tác giả không muốn xây Cửu Trùng Đài nhưng người nghệ sĩ vẫn muốn xây với ý nghĩ lợi dụng kinh phí, quyền lực của giai cấp thống trị để tạo cho dân tộc một công trình nghệ thuật vĩ đại. Cách giải quyết này không đúng. Nghệ thuật không thể cao hơn cuộc sống, cao hơn sự sống còn của nhân dân. Khát vọng nghệ thuật của nghệ sĩ Vũ Như Tô là chính đáng, động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng ( xây dựng công trình vì dân tộc ) nhưng xây Cửu Trùng Đài vào lúc đó là sai lầm, là chất thêm gánh nặng lên thấm thân còm cõi của dân chúng.
 Tuy vậy, như đã nói ở trên, giết Vũ Như Tô cũng là quá tay, phá Cửu Trùng Đài cũng là đáng tiếc.
- Đan Thiềm là người qua say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế. Đam mê nghệ thuật là phẩm chất nghệ sĩ, khát vọng công trình nghệ thuật lớn là đúng với lí tưởng nghệ thuật nhưng cần có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích bức thiết của dân chúng và có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua là cùng một bệnh với Đan Thiềm, tác giả phần nào chưa dứt khoát với quan niềm nghệ thuật thuần túy, ít ra là trong tác phẩm này.
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docVu Nhu To Trich Nguyen Huy Tuong.doc