Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Chiếc thuyền ngoài xa

 Nguyễn Minh Châu

A. Mục tiêu bài học

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cái mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

- Hiểu được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản lĩnh và tài hoa.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7346Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 chi tiết: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc thuyền ngoài xa
 Nguyễn Minh Châu
A. Mục tiêu bài học
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra cái mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấy rõ mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Hiểu được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút bản lĩnh và tài hoa.
B. Nội dung bài học
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu ( 1930 - 1989 ) quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1944, Nguyễn Minh Châu học Trường Kĩ nghệ Huế.
- Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.
- Từ 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.
- Năm 1962, ông về Phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang Tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Nguyễn Minh Châu mất ngày 23 - 1 - 1989.
2. Sự nghiệp sáng tác
- Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay. Sự tinh anh và tài năng ấy trước hết thể hiện ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật:
+ Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hi sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với kẻ thù, với đồng chí, đồng bào. 
+ Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được cái nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người.
- Sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu quan tâm tiếp cận đời sống ở góc độ thế sự. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( năm 2000 ).
- Những tác phẩm chính:
+ Tiểu thuyết: Cửa sông ( 1967 ), Dấu chân người lính ( 1972 ).
+ Truyện ngắn: Những vùng trời khác nhau ( 1970 ), Miền cháy ( 1977 ), Lửa từ những ngôi nhà ( 1977 ), Những người đi từ trong rừng ra ( 1982 ), Mảnh đất tình yêu ( 1987 ), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành ( 1983 ), Bến quê ( 1985 ), Chiếc thuyền ngoài xa ( 1987 ), Cỏ lau ( 1980 ),...
+ Tác phẩm sáng tác cho thiểu nhi: Từ giã tuổi thơ ( tiểu thuyết, 1974 ), Những ngày lưu lạc ( tiểu thuyết, 1981 ), Đảo đá kì lạ ( 1985 ),...
+ Tiểu luận: Trang giấy trước đèn ( 1994 ).
3. Tác phẩm
a. Giới thiệu tác phẩm
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn ngữ dung dị của đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc đời.
- Nguyễn Minh Châu sáng tác truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa vào tháng 8 năm 1983, lúc đầu được in trong tập Bến quê. Đến năm 1987, được tách ra và xuất bản trong một tuyển tập truyện ngắn khác.
- Trong tác phẩm này, nhà văn đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và con người. Bao nghịch lí đời thường được mở ra: một người trưởng thành thông minh muốn có tờ lịch tĩnh vật hoàn toàn nhưng thực tế không thể tước bỏ được hình ảnh con người; một nghệ sĩ săn được cảnh thuyền và biển thật đẹp thì chính từ cảnh đó lại xuất hiện những cái thật xấu; một người đàn bà bị chồng hành hạ vô lí nhưng không bao giờ từ bỏ kẻ độc ác ấy; những chiến sĩ nhiệt thành từng chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng không thể làm thế nào để giải thoát cho một người đàn bà bất hạnh,... Đấy là những minh chứng sinh động cho cách nhìn đa diện của Nguyễn Minh Châu, như chính ông từng khẳng định: nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu.
- Truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
b. Tóm tắt tác phẩm
 Để có thể xuất bản một quyển lịch nghệ thuật về thuyền và biển thật ưng ý, trưởng phòng đề nghị nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi thực tế chụp bổ sung một bức ảnh với cảnh biển buổi sáng có sương mù. Phùng đi tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ, anh muốn nhân chuyến đi thăm Đẩu, người bạn chiến đấu năm xưa, giờ đang là chánh án tòa án huyện. Phùng đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được tấm ảnh nào. Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm, Phùng quyết định thu vào tờ lịch tháng bảy năm sau cảnh thuyền đánh cá thu lưới vào lúc bình minh. Phùng đã chụp được một bức ảnh thật đẹp và toàn bích. Nhưng anh không ngờ chính từ chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp ấy lại bước xuống một đôi vợ chồng hàng chài là lão đàn ông thẳng tay quật vợ chỉ để giải tỏa nỗi uất ức, buồn khổ của mình. Phùng chưa kịp xông ra can ngăn thì thằng Phác - con lão đàn ông - đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Biết Phùng chứng kiến sự tàn bạn của cha mình, thằng bé Phác đâm ra căm ghét anh. Ba hôm sau, cũng trong làn sương sớm, Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ, cảnh cô chị gái tước đoạt con dao găm mà thằng em trai định dùng làm vũ khí để bảo vệ mẹ. Không thể nén chịu được hơn nữa, Phùng xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của tòa án huyện. ở đây anh đã nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài với bao sự cảm thông và ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Anh hiểu được người đàn bà ấy dù bị đánh đập tàn bạo đến mấy cũng cần có chồng, cần một người đàn ông sức vóc trên chiếc thuyền ngoài biển khơi để kiếm sống nuôi đàn con. Phùng thấm thía không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận mọi hiện tượng của cuộc đời.
II. Bố cục văn bản
 Chia làm hai phần:
- Đoạn 1( từ đầu đến chiếc thuyền lưới vó đã biến mất ): Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Đoạn 2 ( còn lại): Câu chuyện của người đàn bà hàng chài.
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Tình huống của truyện
a. Cách xây dựng tình huống
- Câu chuyện xoay quanh một nghệ sĩ Phùng đến một vùng ven biển miền Trung chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Anh thấy cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm đẹp như tranh vẽ. Phùng nhanh chóng bấm máy, thu lấy một hình không dễ gì gặp được trong đời. 
- Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến việc đau lòng của gia đình hàng chài: cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau, cảnh đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp như mơ là bao ngang trái, nghịch lí của đời thường.
- Tình huống truyện được tạo nên bởi một nghịch cảnh chiếc thuyền ngoài xa với cái thật gần là sự ngang trái trong gia đình thuyền chài. Gánh nặng mưu sinh đè trĩu trên vai cặp vợ chồng. Người chồng trở thành kẻ vũ phu. Người vợ vì thương con nên nhẫn nhục chịu đựng sự ngược đãi của chồng mà không biết mình đã làm tổn thương tâm hồn đứa con. Cậu bé thương mẹ, bênh vực mẹ, thành ra căm ghét cha mình.
- Chánh án Đẩu tốt bụng nhưng lại đơn giản trong cách nghĩ. Anh khuyên người đàn bà bỏ chồng là xong, mà không biết bà cần một chỗ dựa kiếm sống để nuôi con khôn lớn.
b. í nghĩa của tình huống
* Đây là một tình huống nhận thức
- Ở người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
 Sau mấy ngày phục kích vất vả, anh đã chụp được một bức ảnh trời cho, nó đẹp với một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Anh tưởng như khám phá được chân lí của sự hoàn thiện và anh cảm thấy thăng hoa nhưng rồi chính anh cũng bất ngờ nhận ra sự trật khớp giữa cái đẹp của ngoại cảnh với số phận cực nhọc, tăm tối của con người sống ngay giữa vẻ đẹp đó.
- Ở người thẩm phán:
 Là người có lòng tin về sự công bằng của pháp luật và là người có một tấm lòng nhân hậu nên người thẩm phán muốn giúp người đàn bà thay đổi số phận của mình. Anh cũng từng răng đe, giáo dục nhiều lần người chồng nhưng không có kết quả nên anh đưa ra phương hướng giải quyết mới cho người đàn bà là li hôn nhưng người đàn bà đã từ chối thẳng thừng. Về sau, anh mới vỡ lẽ ra một nghịch lí của cuộc sống: chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông. 
* Đây là tình huống độc đáo, mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về sự thật đời sống
- Câu chuyện được xây dựng trong một tình huống khá đặc biệt, trong sự vỡ lẽ của người phóng viên và vị thẩm phán. Phóng viên Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện giúp anh hiểu rõ hơn cái có lý trong cái tưởng như nghịch lí ở gia đình thuyền chài. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình ( Đẩu ) và thêm hiểu chính mình. 
- Cũng giống như chiếc thuyền trong bức ảnh trời cho ấy mang một vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh nhưng với cuộc sống đích thực của gia đình hàng chài kia lại chẳng có gì giống thế. Tình huống truyện này đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và cuộc đời, khẳng định cái nhìn cuộc đời, khẳng định cái nhìn đa diện, nhiều chiều về đời sống, gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.
- Truyện còn đề cập đến vấn đề bạo lực trong gia đình: làm dấy lên nỗi xót thương về tình trạng phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi và nguy cơ trẻ em bị nhiễm thói vũ phu, mất niềm tin vào người lớn. Đồng thời, truyện còn ngụ ý muốn gửi đến người đọc một thông điệp đó là phải giải phóng con người khỏi đói nghèo thì mới có thể hạn chế được sự bạo lực trong gia đình. 
d. Kết luận
 Tóm lại, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa phát hiện, khám phá về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Dường như Nguyễn Minh Châu muốn kéo hiện thực cuộc sống từ xa lại thật gần để nhìn nhận cuộc sống một cách rõ nét hơn, từ đó mà khám phá ra những bất ngờ thú vị. Đó là những hạt ngọc ẩn khuất sau vẻ đẹp lam lũ, khổ đau khó nhọc của con người. 
2. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương
 Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đă tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, đã phục kích mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. 
 Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: ... trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mũi khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới  ... là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp và ghê sợ.
Tóm lại, vốn là người lính chiến trường vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển trước bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Qua nghịch cảnh trớ trêu của gia đình hàng chài, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc những suy ngẫm hết sức sâu sắc: mỗi chúng ta và nhất là người nghệ sĩ thì không nên đơn giản sơ lược để mà nhìn nhận cuộc sống bởi vì cuộc sống rất đa dạng và phức tạp. Nó không chỉ có những vẻ đẹp như mơ mà còn có cả những điều xấu xa và độc ác. 
3. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
a. Vẻ bề ngoài của người đàn bà
- Tác giả chỉ gọi là người đàn bà một cách phiếm định. Tuy không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này.
- Trạc ngoài 40, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với gương mặt mệt mỏi: Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ mặt rỗ. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. 
à Đây là người đàn bà như bao người đàn bà khác. Ngoại hình của người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, quanh năm phải chống chọi với cái nghèo, cái đói và với thiên tai khắc nghiệt. 
b. Nỗi đau của người đàn bà cùng với những nét đẹp của người mẹ trong những tình huống éo le, bi kịch
* Nỗi đau về thể xác
 - Đây là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, vậy mà bà không bao giờ kêu la, tìm cách chống trả và cũng không tìm cách chạy trốn, nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy: Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó. 
- Bà bị đánh đập, hành hạ một cách triền miên và vô cớ nhưng bà vẫn thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy, bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. Như vậy, nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ với những đứa con: ... đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa ... phải sống cho con chứ không thể cho mình...
* Nỗi đau về tinh thần
- Người đàn bà xin: Sau này con cái tôi lớn lên, tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh vì bà luôn nơm nớp lo sợ sự hành hạ của chồng với mình sẽ làm cho các con bị tổn thương. Chính vì thế bà âm thầm chịu đựng sự rầy vò về tinh thần. 
→ Như vậy, đây là một người đàn bà rất có tự trọng và luôn luôn lo lắng cho nhân cách của các con sau này. 
- Mặc dù, khi bà đã hết sức che chắn nhưng những đứa con vẫn biết được sự thực đau lòng ấy. Lúc ấy, bà cảm thấy nhục nhã và xấu hổ vô cùng. Bà ôm chầm lấy thằng Phác rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. 
→ Hành động này là hành động của một người mẹ vô cùng đau đớn, xót xa. Bà đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị tổn thương do bạo lực gia đình. Bà làm như vậy như là để tạ tội vì đã không thể cho những đứa con của mình một mái ấm hạnh phúc. Sau đó, bà đã lo sợ không biết thằng bé có thể làm việc gì dại dột với bố nó hay không ? Đây giống như một lời cầu xin con đừng căm giận bố nó và đừng độc ác như bố của nó. Và như vậy, tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như trong cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài - sự cam chịu nhẫn nhục như thế của người mẹ đáng thương rất đáng được chia sẻ và cảm thông. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Tình thương con vô bờ bến đã giúp người mẹ vượt qua nỗi đau tột cùng về thể xác. 
- Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn biết trân trọng và chắt chiu được những hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất: cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ [] vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này giống như một liều thuốc an thần cho người đàn bà vượt qua mọi gian khổ, vất vả.
- Bà là một người giàu lòng vị tha, rộng lượng và thấu hiểu lẽ đời: người đàn ông là chồng bà trước kia cục tính nhưng hiền lành và không bao giờ đánh đập bà. Theo bà, sự độc ác của ông chồng là cả một quá trình tha hóa nhân cách: 
+ Giá tôi đẻ ít hơn, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối.
+ Cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính [] nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật. 
→ Bà hiểu đây chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến quá trình tha hóa của người chồng. Tất cả những gánh nặng của gia đình đã đè nặng lên vai của người chồng và người chồng đã không thể chịu đựng được, lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh. Mỗi khi tức quá, ông ta tìm nơi để giải tỏa và trút bỏ sự bế tắc thì không đâu khác đó chính là bà vợ: lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Trong đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thỏa mãn lòng ích kỉ, chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ mọi người. Lão đàn ông mái tóc tổ quạ, chân chữ bát, hai con mắt đầy vẻ độc dữ vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy.
 Cuối cùng, bà ta cũng hiểu vì sao khi dời thuyền thì hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dám vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưởi, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà. Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh, bao nhiêu việc lo toan, cực nhọc đã biến anh con trai cục tính nhưng hiền lành xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Còn người đàn bà thì không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy vì bà thấu hiểu lẽ đời, thấu hiểu thiên chức làm mẹ, hi sinh hết lòng vì con, đó là tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ: Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên mặt đất được. 
Tóm lại, đây là một người đàn bà nhân hậu, bao dung, rất yêu thương con, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Và quan trọng hơn là bà rất thấu hiểu lẽ đời. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống. 
4. Những suy nghĩ của người thẩm phán
- Là người thực thi pháp luật, Đẩu cũng đã cố gắng giúp con người vượt ra khỏi sự đau khổ: sau nhiều lần răn đe và giáo dục nhưng không thành công thì Đẩu đã khuyên người đàn bà li hôn và anh tin đó là một giải pháp đúng đắn và hợp lí vì cả nước không có một người chồng nào như hắn. 
- Sau khi nghe giãi bày của người đàn bà lam lũ, chất phác thì trong đầu anh như vừa có một cái gì đó vỡ ra. Như vậy, Đẩu là một người có lòng tốt, thông hiểu pháp luật nhưng lại không hiểu cuộc sống, lẽ đời và nhất là của những người đàn bà trên biển. 
- Đẩu cũng ngộ ra một nghịch lí của cuộc đời đó là con người buộc phải chấp nhận hoàn cảnh và cũng có thể anh đã bắt đầu hiểu ra: trong cuộc chiến chống đói nghèo, đau khổ, tối tăm thì cần phải có những giải pháp tích cực chứ không phải là những thiện chí xa rời thực tế. Đôi khi cuộc chiến đó còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. 
5. Nghệ thuật đặc sắc
a. Cách xây dựng cốt truyện
- Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo ra tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống:
+ Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền thơ mộng bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lí.
+ Tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ.
+ Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cái nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình ( Đẩu ) và thêm hiểu chính mình. 
- Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện ra tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
b. Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện
- Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. 
- Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: 
+ Giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo.
+ Những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đau đớn và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình.
+ Những lời của Đẩu ở tòa án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành,... 
à Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
IV. Tổng kết
- Nội dung:
 Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh đấy, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng.
- Nghệ thuật:
 Cách khắc họa nhân vật, xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo đã góp phần làm nổi bật chủ để - tư tưởng của tác phẩm.
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docChiec thuyen ngoai xa Nguyen Minh Chau.doc