Giáo án Ngữ văn 12 CB kì 1 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

Giáo án Ngữ văn 12 CB kì 1 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ

Tiết PPCT: 01 + 02- Đọc văn

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:

 - Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.

 - Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.

 - Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.

II. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên.

- Bản thiết kế bài giảng.

III. Cách thức tiến hành: vấn đáp, diễn giảng + thảo luận nhóm.

 

doc 95 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 CB kì 1 - Trường THPT Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 01 + 02- Đọc văn 
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	- Nắm được một cách đại cương hai bộ phận lớn của văn học Việt Nam: văn học dân gian và văn học viết.
	- Nắm được một cách khái quát quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
 	- Hiểu được những nội dung thể hiện con người Việt Nam trong văn học.
II. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên.
Bản thiết kế bài giảng.
III. Cách thức tiến hành: vấn đáp, diễn giảng + thảo luận nhóm.	
IV. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định, vệ sinh.
 2. Bài cũ: không có.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Văn học Việt Nam gồm có những bộ phận nào? 
- HS: Nêu hai bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
- GV: Văn học dân gian là gì? Đặc trưng của văn học dân gian? 
- HS: Nêu khái niệm và đặc trưng của văn học dân gian.
- GV: Nêu khái niệm văn học viết? Văn học viết Việt Nam sử dụng những chữ viết nào?
- HS: Nêu khái niệm và các chữ viết.
- GV: Trình bày hệ thống thể loại của văn học Việt Nam? Nêu một số tác phẩm tiêu biểu?
- HS: Nêu hệ thống thể loaị và một số tác phẩm tiêu biểu.
- GV: Văn học viết Việt Nam d8ã trải qua mấy thời kì lớn? Đó là những thời kì nào?
- HS: Nêu 3 thời kì lớn của văn học viết Việt Nam.
- GV: Chia HS thành 4 nhóm thảo luận: Những nét khác nhau giữa văn học trung đại và văn học hiện đại.
+ Nhóm 1: Chữ viết và thể loại.
+ Nhóm 2: Đội ngũ sáng tác.
+ Nhóm 3: Đời sống văn học.
+ Nhóm 4: Hệ thống thi pháp.
- HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện trình bày kết quả.
- GV: Nhận xét, nhấn mạnh những ý chính.
- GV: Giúp HS hiểu được vấn đề “văn học là nhân học”; diễn giảng, phân tích, lấy những ví dụ cụ thể trong văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại để làm nổi bật 4 mối quan hệ của con người Việt Nam trong văn học.
I. Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:
1. Văn học dân gian: 
- Khái niệm: Là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.
- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn bó với sinh hoạt của cộng đồng.
- Thể loại: thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết,
2. Văn học viết: Là sáng tác của trí thức, là sáng tạo của cá nhân, được ghi lại bằng chữ viết.
a. Chữ viết của văn học Việt Nam: Hán, Nôm, chữ Quốc ngữ.
b. Hệ thống thể loại của văn học viết:
* Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX:
- Văn học chữ Hán: Văn xuôi, thơ và văn biền ngẫu.
- Văn học chữ Nôm: Thơ và văn biền ngẫu.
* Từ thế kỉ XX đến nay:có 3 loại thể: 
- Tự sự: Tiểu thuyết, truyện ngắn, kí.
- Trữ tình: Thơ trữ tình và trường ca.
- Kịch: kịch nói, kịch thơ,..
II. Quá trình phát triển của văn học Việt Nam:
Văn học viết Việt Nam trải qua ba thời kì lớn:
- Văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng tám năm 1945.
- Văn học từ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
1.Văn học trung đại ( văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX):
- Chữ viết: chữ Hán và chữ Nôm.
- Đội ngũ sáng tác: Chủ yếu là các nhà nho, chí sĩ yêu nước để thể hiện ý chí, cảm xúc, tư tưởng, của mình.
- Đời sống văn học: chưa có kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học chưa đi vào rộng rãi trong nhân dân.
- Thể loại: truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường luật, ngâm khúc,
- Thi pháp: ước lệ, tượng trưng, phi ngã,
® Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc
2.Văn học hiện đại ( văn học từ đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX) :
- Chữ viết: chữ Quốc ngữ.
- Đội ngũ sáng tác: chuyên nghiệp.
- Đời sống văn học: báo chí, kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi nhanh vào đời sống nhân dân, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
- Thể loại: tiểu thuyết, thơ mới, kịch nói,
- Thi pháp: hiện thực, đề cao cá tính sáng tạo, “cái tôi” cá nhân,
® Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà đặc biệt là Pháp.
III. Con người Việt Nam qua văn học:
1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên : Nổi bật nhất là tình yêu thiên nhiên.
2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, cộng đồng: Nổi bật nhất là tình yêu quê hương đất nước.
3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Nổi bật nhất là tinh thần nhân đạo.
4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân: Nổi bật là ý thức về đạo làm người.
4. Củng cố: GV gọi HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK tr.13
5. Dặn dò: Học bài + Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Tiết PPCT: 03- Tiếng Việt 
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	- Nắm được kiến thức cơ bản của HĐGT bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.
	- Biết xác định các nhân tốgiao tiếp trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.	
 	- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
II. Phương tiện thực hiện:
Sách giáo khoa, sách giáo viên.
Bản thiết kế bài giảng.
III . Cách thức tiến hành: vấn đáp, diễn giảng + thảo luận nhóm.	
IV. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định, vệ sinh.
 2. Bài cũ: không có.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Yêu cầu HS đọc kĩ văn bản 1 trong SGK tr. 14 và chia HS thành 4 nhóm tiến hành thảo luận trả lời các câu hỏi.
- HS: Đọc kĩ văn bản và tiến hành thảo luận nhóm. 
+ Nhóm 1: Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
+ Nhóm 2: Trong HĐGT trên, các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau như thế nào? Người nói tiến hành những hành động cụ thể nào, còn người nghe thực hiện những hành động tương ứng nào?
+ Nhóm 3: Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào và hướng vào nội dung gì?
+ Nhóm 4: Mục đích của cuộc giao tiếp là gì? Cuộc giao tiếp có đạt được mục đích đó không?
- GV: Chia HS thành 4 nhóm tiến hành thảo luận trả lời các câu hỏi.
- HS: Nhớ lại bài Tổng quan văn học Việt Nam và tiến hành thảo luận nhóm. 
+ Nhóm 1: Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? 
+ Nhóm 2: Hoạt động giao tiếp đó được tiến hành trong hoàn cảnh nào? Nội dung giao tiếp?
+ Nhóm 3: Hoạt động giao tiếp thông qua văn bản đó nhằm mục đích gì (xét từ phía người viết và từ phía người đọc)?
+ Nhóm 4: Phương tiện ngôn ngữ và cách thức tổ chức văn bản có đặc điểm gì nổi bật?
- GV: Hoạt động giao tiếp là gì? Hoạt động giao tiếp gồm có những quá trình nào?
- HS: Trả lời câu hỏi.
- GV: Những nhân tố nào chi phối hoạt động giao tiếp?
- HS: Nêu các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp.
I . Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
1. Văn bản 1: 
a. Nhân vật giao tiếp: vua Trần – các bô lão.
- Quan hệ: vua – tôi.
- Cương vị: vua là lãnh đạo tối cao của đất nước; các .
bô lão là đại diện cho các tầng lớp nhân dân. 
® Có vị thế khác nhau ® ngôn ngữ giao tiếp cũng khác nhau.
b. Các nhân vật giao tiếp: lần lượt đổi vai cho nhau, người nói tạo lập văn bản, người nghe lĩnh hội văn bản.
® HĐGT gồm 2 quá trình: tạo lập và lĩnh hội văn bản.
c. Hoàn cảnh giao tiếp: HĐGT diễn ra tại điện Diên Hồng, trong hoàn cảnh quân Nguyên Mông đang ồ ạt sang xâm lược nước ta.
d. Nội dung giao tiếp: Thảo luận về tình hình đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe dọa và tìm sách lược đối phó.
e. Mục đích giao tiếp: Bàn bạc và đi đến thống nhất sách lược đối phó quân giặc. Cuối cùng đã đạt được mục đích là “đánh”.
2. Văn bản 2:
a. Nhân vật giao tiếp: Tác giả SGK (người viết) – HS lớp 10 (độc giả)
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Nền giáo dục quốc dân, trong nhà trường.
c. Nội dung giao tiếp: Thuộc lĩnh vực văn học; đề tài: Tổng quan văn học Việt Nam; bao gồm 3 vấn đề cơ bản:
- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam.
- Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
- Con người Việt Nam qua văn học.
d. Mục đích giao tiếp: 
- Người viết: Trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học Việt Nam cho HS lớp 10.
- Người đọc: Tiếp nhận, lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam, rèn luyện, nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá hiện tượng văn học, kĩ năng xây dựng và tạo lập văn bản.
e. Phương tiện và cách thức giao tiếp: 
- Dùng một lượng lớn thuật ngữ văn học.
- Câu văn mang đặc điểm của văn bản văn học: cấu tạo phức tạp, nhiều thành phần, vế nhưng mạch lạc,..
- Kết cấu mạch lạc, rõ ràng, có hệ thống,
* Ghi nhớ: 
- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ.
- HĐGT gồm 2 quá trình: tạo lập và lĩnh hội văn bản.
- Trong HĐGT có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
4. Củng cố: GV cho HS làm bài tập.
5. Dặn dò: Học bài + Làm bài tập + Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
Tiết PPCT: 04- Đọc văn 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
	- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian và khái niệm về các thể loại của VHDG.
	- Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Bản thiết kế bài giảng.
- Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, 
III. Cách thức tiến hành: vấn đáp + diễn giảng
IV. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định, vệ sinh.
 2. Bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về văn học dân gian Việt Nam?
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Văn học dân gian được sáng tác và lưu truyền bằng miệng như thế nào?
- HS: Nêu quá trình sáng tác và lưu truyền bằng miệng của văn học dân gian.
- GV: Vì sao nói đây điểm khác biệt cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết?
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV: Quá trình sáng tác tập thể của văn học dân gian diễn ra như thế nào?
- HS: Trình bày quá trình sáng tác tập thể của văn học dận gian.
- GV: Quá trình sáng tác tập thể làm cho tác phẩm văn học dân gian có những đặc điểm gì?
- HS: Nêu những đặc điểm của tác phẩm văn học dân gian.
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu hệ thồng thể loại của văn học dân gian trong SGK.
- GV: Vì sao nói văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc? Hãy nêu ví dụ cụ thể.
- HS: Phát biểu ý kiến và cho ví dụ cụ thể.
- GV: Hãy trình bày giá trị sâu sắc về đạo lí làm người trong văn học dân gian? Cho ví dụ cụ thể.
- HS: Nêu các giá trị về đạo lí làm người của văn học dân gian và cho ví dụ cụ thể.
- GV: Vì sao nói văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn? 
- HS: Phát biểu ý kiến.
I . Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) 
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ: có hình ảnh, cảm xúc.
- Văn học dân gian tồn tại và phát triển theo phương thức truyền miệng.
+ Phương thức truyền miệng tạo nên tính diễn xướng của văn học dân gian: nói, kể, hát kết hợp với lời thơ, nhạc điệu, diễn xuất.
+ Phương thức truyền miệng dẫn đến việc tác phẩm văn học dân gian có thể có những dị bản.
2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)
- Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: một người khởi xướng sáng tác ® nhiều người khác tiếp tục lưu truyề ...  thơ?
- HS: Nêu vài nét về nghệ thuật.
- GV: Giảng thêm về nghệ thuật vì đây là thể thơ mới lạ với HS.
- GV: Nêu nội dung chính của các bài thơ?
- HS: Tóm lược nội dung chính của các bài thơ.
I. ĐỌC HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
- Ma- su- ô Ba- sô (1644 – 1694).
- Sinh ra ở I- ga trong một gia đình võ sĩ cấp thấp.
- Ông đi nhiều nơi trên khắp nước Nhật để học tập và sáng tác.
- Ông mất ở Ô- sa- ka.
2. Thơ Hai- cư: 
- Là kết tinh của văn hóa, văn học phương Đông và tinh thần Thiền Tông.
- 17 âm tiết, ngắt làm 3 đoạn theo thứ tự 5/ 7/ 5.
- Có tính hàm súc và chiều sâu tư tưởng nhân sinh.
- Thanh thoát và tinh tế.
- Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, khơi gợi một cảm xúc, suy tư nào đó rất sâu sắc. 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài 1: Niềm mong ước được trở về thăm quê nay đã thành hiện thực nhưng khi cất bước ra đi thì đất khách Ê- đô lại trở thành quê hương, gắn bó với người ra đi.
Bài 2: Âm thanh của tiếng chim quyên hót gợi lên bao nỗi niềm. Tác giả đứng ở kinh đô mà nhớ kinh đô xưa với một niềm tiếc nuối.
Bài 3: Nỗi xót xa, tình yêu thương vô bờ của người con đối với mẹ thể hiên ở giọt nước mắt rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc bạc của người mẹ đã khuất.
Bài 4: Tiếng vượn hú gợi cho nhà thơ nhớ đến tiếng khóc thê lương, não lòng của em bé bị bỏ rơi trong rừng. Gió mùa thu than khóc cho nỗi đau của con người.
Bài 5: Thể hiện lòng từ bi của nhà thơ đối với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp và đó cũng là lòng yêu thương đối với những người ngèo khổ.
Bài 6: Cách hoa hồng nhạt, mong manh rụng xuống mặt hồ, làm cho mặt hồ gợn sóng ® thể hiện mối tương giao của sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Các sự vật, hiện tượng đều tác động, chuyển hóa lẫn nhau.
Bài 7: Trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, tất cả đều im ắng có thể nghe được tiếng ve như thấm vào đá ® mối tương giao giữa âm thanh và sự vật.
Bài 8: Sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến, còn muốn tiếp tục phiêu du bằng hồn của mình trên khắp các cánh đồng hoang vu.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật:
- Ngắn gọn, hàm súc.
- Thủ pháp tượng trưng.
- Đơn sơ, tao nhã, cô liêu, trầm lắng nhưng không bi quan, oán đời.
2. Nội dung: Thể hiện tình yêu thương và cái đẹp trong thiên nhiên, trong tâm hồn con người.
4. Củng cố: GV yêu cầu HS phát biểu cảm nhận của mình về thơ hai- cư.
5. Dặn dò: Học bài.
Tiết PPCT: 55- Làm văn
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- Xây dựng được kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Bản thiết kế bài giảng.
III. Cách thức tiến hành: Diễn giảng + phát vấn + thảo luận.
IV. Tiến trình lên lớp.
 	1. Ổn định, vệ sinh.
 	2. Bài cũ: Không có.
 	3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Văn bản thuyết minh là gì?
- HS: Nêu khái niệm văn bản thuyết minh.
- GV: Thế nào là kết cấu văn bản?
- HS: Nêu khái niệm kết cấu văn bản.
- GV: Yêu cầu HS đọc hai văn bản trong SGK và chia lớp thành hai nhóm thảo luận: 
+ Nhóm 1: Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh, tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh, phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản, giải thích cơ sở của cách sắp xếp của văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
+ Nhóm 2: Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh, tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh, phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản, giải thích cơ sở của cách sắp xếp của văn bản Bưởi Phúc Trạch.
- HS: Đọc kĩ văn bản, thảo luận nhóm, sau đó cử đại diện trình bày kết quả.
- GV: Nhận xét và tổng kết.
- GV: Trình bày các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
- HS: Nêu các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh.
- GV: Tổng kết lại ở phần Ghi nhớ trong SGK.
- GV: Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu cho văn bản thuyết minh bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
- HS: Đọc lại bài thơ và bài giảng của GV để xây dựng kết cấu cho văn bản thuyết minh bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
- GV: Gợi ý các nội dung có thể sắp xếp như bên.
- GV: Gợi ý cho HS chọn một di tích, thắng cảnh ở vùng quê mình hoặc một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước mà các em từng biết hoặc yêu mến để xác định nội dung thuyết minh và sắp xếp chúng.
- HS: Chọn một di tích, thắng cảnh để từ đó xác định nội dung thuyết minh và sắp xếp chúng. 
I. KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH
1. Khái niệm: 
- Văn bản thuyết minh là văn bản nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị của một sự việc, hiện tượng một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội, con người.
- Kết cấu văn bản là sự sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
2. Kết cấu của văn bản thuyết minh:
a. Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: 
- Đối tượng: Hội thi nấu cơm ở Đồng Vân.
- Mục đích: giới thiệu với người đọc về thời gian, địa điểm, diễn biến và ý nghĩa của lễ hội.
- Các ý chính của văn bản: 
+ Thời gian, địa điểm.
+ Diễn biến: thi nấu cơm, chấm thi (tiêu chuẩn, cách chấm).
+ Ý nghĩa của lễ hội.
- Các ý của văn bản được sắp xếp theo trình tự:
+ Trình tự lôgíc.
+ Trình tự thời gian (diễn biến).
b. Văn bản Bưởi Phúc Trạch: 
- Đối tượng: Bưởi Phúc Trạch- một loại trái cây nổi tiếng ở Hà Tĩnh.
- Mục đích: giúp người đọc cảm nhận được màu sắc, hình dáng, hương vị và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch.
- Các ý chính của văn bản: 
+ Hình dáng bên ngoài.
+ Hương vị đặc sắc.
+ Sự hấp dẫn và bổ dưỡng.
+ Danh tiếng của bưởi.
- Các ý của văn bản được sắp xếp theo trình tự:
+ Trình tự không gian: từ ngoài vào trong.
+ Trình tự lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi, quan hệ nhân quả.
c. Ghi nhớ: Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau:
- Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển.
- Theo trình tự không gian: trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát).
- Theo trình tự lôgíc: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân- kết qủ, chung – riêng, liệt kê các mặt, các phương diện,).
- Theo trình tự hỗn hợp: trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Thuyết minh bài Tỏ lòng: chọn hình thức kết cấu hỗn hợp :
- Giới thiệu Phạm Ngũ Lão là một vị tướng, môn khách, cũng là con rể Trần Quốc Tuấn, đã từng đánh đông, dẹp bắc.
- Giới thiệu chung về bài thơ: thể loại, nội dung chính.
- Thuyết minh giá trị nội dung của bài thơ: Ca ngợi hào khí, sức mạnh của quân dân đời Trần trong đó có Phạm Ngũ Lão, chí làm trai theo quan niệm Nho giáo (lập công và lập danh).
- Thuyết minh giá trị nghệ thuật của bài thơ: sự cô đọng, đạt tới độ súc tích cao, nhấn mạnh tính kì vĩ về thời gian, không gian và con người.
Bài tập 2: GV gợi ý cho HS tự làm bài thuyết minh về một di tích, thắng cảnh:
- Nội dung thuyết minh về các mặt: vị trí, quang cảnh, sự tích, sức hấp dẫn và giá trị của đối tượng thuyết minh.
- Có thể kết hợp cách thuyết minh theo trình tự không gian và trình tự lôgíc một cách linh hoạt.
4. Củng cố: GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ trong SGK trang 168.
5. Dặn dò: Học bài + Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh.. 
Tiết PPCT: 56- Làm văn 
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
 	Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý để lập được dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Bản thiết kế bài giảng.
III. Cách thức tiến hành: Diễn giảng + phát vấn + thực hành.
IV. Tiến trình lên lớp.
 1. Ổn định, vệ sinh.
 2. Bài cũ: Không có.
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- GV: Cho HS nhắc lại bố cục ba phần của một bài văn, nêu nhiệm vụ từng phần.
- HS: Nhắc lại bố cục ba phần của một bài văn và nêu nhiệm vụ từng phần.
- GV: Bố cục ba phần của một bài văn có phù hợp với văn bản thuyết minh không? Vì sao?
- HS: Trả lời câu hỏi.
- GV: Trình bày những công việc cần làm trước khi viết dàn ý?
- HS: Nêu những công việc cần làm trước khi viết dàn ý.
- GV: Yêu cầu HS đọc mục II.2.a, SGK và rút ra cách lập dàn ý phần mở bài.
- HS: Đọc sách và rút ra cách lập dàn ý phần mở bài.
- GV: Yêu cầu HS đọc mục II.2.b, SGK và rút ra cách lập dàn ý phần thân bài.
- HS: Đọc sách và rút ra cách lập dàn ý phần thân bài.
- GV: Yêu cầu HS đọc mục II.2.b, SGK và rút ra cách lập dàn ý phần kết bài.
- HS: Đọc sách và rút ra cách lập dàn ý phần kết bài.
- GV: Làm thế nào để lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt nhất?
- HS: Trả lờicâu hỏi.
- GV: Hướng dẫn, gợi ý cho HS lập dàn ý giới thiệu một tác giả văn học.
- HS: Dựa vào bài giới thiệu trong SGK Ngữ văn 10 làm tài liệu tham khảo chính và các kiến thức liên quan đã học ở THCS để lập dàn ý.
- GV: Hướng dẫn, gợi ý cho HS lập dàn ý giới thiệu một tấm gương học tốt.
- HS: Lập dàn ý giới thiệu một tấm gương học tốt.
- GV: Hướng dẫn, gợi ý cho HS lập dàn ý giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình, trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).
- HS: Về nhà tự lập dàn ý và viết thành đoạn văn phần mở bài, kết bài. 
I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
* Bố cục gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu.
- Thân bài: Triển khai.
- Kết bài: Tổng kết.
* Bố cục của một bài làm văn hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh vì đó là cách trình bày một vấn đề, thực hiện một văn bản hoàn chỉnh.
II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH
Xác định đề tài: Giới thiệu ai- đối tượng giới thiệu.
Lập dàn ý: 
* Mở bài:
- Nêu được đề tài bài viết.
- Giúp người đọc nhận ra kiểu văn bản của bài làm.
- Gây sự chú ý của người đọc đối với đề tài.
* Thân bài: 
- Tìm ý, chọn ý.
- Sắp xếp ý.
* Kết bài: 
- Trở lại được đề tài của bài thuyết minh.
- Lưu lại những suy nghĩ và cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.
- Có thể kết hợp cách thuyết minh theo trình tự không gian và trình tự lôgíc một cách linh hoạt.
=> Để lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt cần:
- Nắm vững các kiến thức về dàn ý, kỹ năng lập dàn ý.
- Có đầy đủ tri thức cần thiết, chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
- Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lý, chặt chẽ.
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: Giới thiệu một tác giả văn học:
- Trình bày phần thân bài theo một trong hai cách: 
+ Cuộc đời và sự nghiệp.
+ Cuộc đời; Sự nghiệp.
- Các dẫn liệu phải chính xác, trung thực.
Bài tập 2: Giới thiệu một tấm gương học tốt:
- Chọn tấm gương có thực, thuyết phục trong lớp hoặc trong trường, hoặc trường bạn.
- Giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ, thành tích học tập của bạn.
- Giới thiệu quá trình và phương pháp hhọc tập của bạn.
- Giới thiệu những bài học kinh nghiệm từ tấm gương của bạn.
Bài tập 3: Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình: HS tự làm ở nhà.
Bài tập 4: Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập): HS tự làm ở nhà.
4. Củng cố: GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ trong SGK trang 168.
5. Dặn dò: Học bài + Làm bài tập ở nhà + Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 10 CHUAN HOC KI I.doc