Giáo án Ngữ văn 12 bài 15: Đất nước

Giáo án Ngữ văn 12 bài 15: Đất nước

GIÁO ÁN

Bài :15 ĐẤT NƯỚC

 A – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :

- Giúp học sinh thấy được những hình ảnh có tính khái quát và gợi cảm mạnh mẽ của bài thơ.

- Phân tích,tìm hiểu quá trình hình thành vànhững biểu hiện của tinh thần quyết chiến,quyết thắng mà nhân dân ta đã thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

 Chuẩn bị : Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,bài soạn của học sinh.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 bài 15: Đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
Bài :15 ĐẤT NƯỚC
 A – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU : 
Giúp học sinh thấy được những hình ảnh có tính khái quát và gợi cảm mạnh mẽ của bài thơ.
Phân tích,tìm hiểu quá trình hình thành vànhững biểu hiện của tinh thần quyết chiến,quyết thắng mà nhân dân ta đã thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
˜ Chuẩn bị : Giáo án,sách giáo khoa,sách giáo viên,bài soạn của học sinh.
B – LÊN LỚP :
Hoạt động của
Thầy và trò
Nội dung
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài củ,nhận xét cho điểm.
3- Dạy bài mới.
+Gọi học sinh giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm.
+ Tìm bố cục của bài thơ .
+ Phân tích cảm nhận của tác giả về mùa thu xưa và mùa thu nay.
+Trên cơ sở đó đánh giá sự chuyể biến về nhận thức của tác giả. (Theo em vì sao có sự khác biệt trong cảm nhận của tác giả về thu xưa và thu nay.?) 
+ Phân tích hình ảnh đất nước trong nhưng năm đau thương chiến đấu .
( Tội ác của kẻ thù,sức mạnh quật cường của dân tộc )
+Em thích nhất hình ảnh nào,đoạn thơ nào?
+ Chủ đề của bài thơ ?
+Aán tượng của em về bài thơ ?
I – ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ,TÁC PHẨM :
 Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 ở Luông Pha Băng (Lào ).Quê gốc ở Phú Xuyên ,Hà Đông củ.(sgk)
 Bài thơ được tác giả sáng tác trong nhiều năm (1948 – 1955 ). Được ghép từ hai bài : Sáng mát trong và Đêm mít tinh .Bao trùm lên toàn bộ bài thơ là hình ảnh đất nước trong những năm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng.
Bài thơ có hai phần :
Quá trình nhận thức về kháng chiến và sự hình thành những tình cảm yêu nước,căm thù giặc.
Khái quát những chặng đường kháng chiến.
II – PHÂN TÍCH :
1 – Niềm vui,niềm tự hào của tác giả về đất nước trong vùng tự do :
 -Thu Hà Nội xưa : Đẹp buồn, tĩnh lặng  người ra đi quyết chí và lòng đày lưu luyến.
 - Thu nay: Cũng mát trong như xưa vẫn đẹp vẫn thơ mộng nhưng khác rồi. ‘Tôi vui nghe giữa núi đồi,gió thổi rừng tre phấp phới,trời thu thay áo mới, trong biếc nói cười thiết tha” đất trời tự do : trời xanh , núi rừng cánh đồng, ngã đường, dòng sông truyền thống hào hùng “ chưa bao giờ khuất” .
 * E Khác ở chổ cảm nhận được tự do, anh hùng.
 + Nhịp thơ vui tươi , rộn rã.
 +Điệp từ : Của chúng ta ,của chúng ta lặp đi lặp lại đầy kiêu hảnh, tự hào.(Nguyễn Trãi nói : Nước Đại Việt ta-cố chứng minh độc lập chủ quyền ; Tố Hữu nói : Đường ta rộng thênh thang tám thướcmức độ khẳng định chưa cao,chưa hình dung rỏ chân dung đất nước,góc nhìn của chủ thể cũng khác – bề trên – còn chúng ta là chỉ quần chúng)
 * Hình ảnh mùa xưa thu tươi đẹp, vắng lặng, gợi buồn cảnh vật mang đầy tâm trạng,người ra đi đã quyết chí mà lòng đầy lưu luyến. Cảnh vật được tác giả miêu tả rất tinh tế. Mùa thu nay cũng tươi đẹp, thơ mộng như thu xưa nhưng khác ở chổ tâm trạng con người. Mùa thu nay là thu của tự do. Cảnh vật trở nên tươi vui rộn rã đầy ấp những âm thanh , tất cả điều trong biếc, tha thiết. Tất cả đãlà của chúng ta.nhịp điệu bài thơ trở nên sôi động tươi vui những từ: “của chúng ta” vang lên lặp đi lặp lại đầy tự hào và kiêu hãnh. Thật là vui sướng vì ta được làm chủ đất nuớc tươi đẹp,tự hào vì đất nước đã là của chúng ta, tự hào vì truyền thống không bao giờ khuất của ông cha ta. Yù thức đầy đủ về tự do, về cách mạng,nghe rỏ tiếng vọng thiêng liêng của đất nước.Có thể nói tác giả cảm nhận mùa thu bằng những tâm trạng khác nhau là do sự nhận thức. Những chàng trai Hà Nội,thu xưa ra đi theo tiếng gọi của non sông bằng thái độ đầy nhiệt huyết nhưng còn mơ hồ về lý tưởng,còn vương một chút cốt cách hào hoa lãng mạn. Đến thu nay thì tình cảm ấy đã cụ thể,rỏ ràng. Yêu nước là yêu những đồi núi ,cánh đồng,những dòng sông,yêu trời đất tự do và yêu truyền thống bất khất của cha ông tự ngàn xưa. Có thể nói nhận thức của tác giả đã nâng lên một tầm cao mới. 
2 – Hình ảnh đất nước gian khổ đau thương mà lớn mạnh quật cường trong kháng chiến.
 +Hình ảnh đất nước trong đau thương :
Những cánh đồng quê hương chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều 
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giăng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây,thằng chúa đất
Đứa đè cổ,đứa lột da
 + Nỗi đau biến thành sức mạnh:
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Oâm đất nước nhưng người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Xiềng xích chúng bây không kháo được 
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bây không bắn được 
Lòng dân ta yêu nước thương nhà.
 +Sức mạnh của dân tộc :
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng đồng xa
( E * Những bàn chân than bụi lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng ) 
 +Người lính trên đường hành quân mang cả nỗi đau chung lẫn nỗi đau riêng và kiên cường trước gian lao thử thách,lòng vững tin ở ngày mai: 
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bổng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mổi bước đường mổi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
 +Hình ảnh đất nước thăng hoa:
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ trong máu lửa 
Rủ bùn đứng dậy sáng loà.
 * Tội ác của kẻ thù được miêu tả hết sức cô đọng. Chung đã giày xéo quê hương,phá tan cuộc sống bình yên. Những con người hồn hậu giản dị đã bật lên những tiếng căm hờn.Những con người chân không áo vải đã đứng lên bằng một sức mạnh không gì ngăn cản nổi – sức mạnh của bốn ngàn năm dồn lại. Người lính trên đường hành quân mang cả nỗi đau chung lẫn nỗi đau riêng và họ đã biến đau thương thành sức mạnh. Trong hàng ngũ anh hùng có đủ cả công,nông,binh. Họ không ngần ngại gian khổ hy sinh. Họ đối mặt với kẻ thù với một niềm tin vững chắc vào chính nghĩa. Cũng chính “từ những năm đau thương chiến đấu đã ngời lên nét mặt quê hương”. Kết thúc bài thơ là hình ảnh húng tráng diệu kỳ về đất nước Việt Nam “Từ trong máu lửa,rủ bùn đứngdậy sáng loà”
III – TỔNG KẾT :
 Bài thơ thể hiện sự cảm nhận độc đáo của tác giả về đất nước,đặc biệt là đã nhìn nhận cả quá trình lịch sử của đất nước. Đó là những năm kháng chiến gian lao mà anh dũng. Bao trùm cả bài thơ là niềm tự hào về đất nước thân yêu tươi đẹp,về những con người áo vải mà rất đổi anh hùng . 
* Dặn dò : - Học thuộc bài thơ.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo :Vợ chông A Phủ.
 Người soạn:
 NGUYỄN PHÚC HẬU

Tài liệu đính kèm:

  • docdat nuoc NDT.doc