AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?
- Hoàng Phủ Ngọc Tường –
2 tiết
I. Mục tiêu bài học:
1.Về kiến thức:
* Bậc 1:
- Nêu được những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (năm sinh, quê quán, thể loại thành công, nét đặc sắc trong sáng tác)
- Kể tên được ít nhất 3 tác phẩm của ông
- Trình bày được xuất xứ, bố cục bài kí
- Kể tên được ít nhất 5 hình ảnh so sánh sông Hương được tác giả sử dụng.
* Bậc 2:
- Phân tích được hành trình của sông Hương và vẻ đẹp tự nhiên đầy mê hoặc của nó qua 3 chặng: Ở thượng nguồn, ngoại vi thành phố và trong lòng thành phố Huế.
Thành viên nhóm 5 Lâm Thị Oanh Trịnh Văn Quỳnh Trần Phương Thanh Phạm Thị Thoa Hồ Thị Thơm Lê Thị Thu Nguyễn Thị Hồng Thu Chu Thị Thuận AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ? - Hoàng Phủ Ngọc Tường – 2 tiết Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: * Bậc 1: - Nêu được những nét chính về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (năm sinh, quê quán, thể loại thành công, nét đặc sắc trong sáng tác) - Kể tên được ít nhất 3 tác phẩm của ông - Trình bày được xuất xứ, bố cục bài kí - Kể tên được ít nhất 5 hình ảnh so sánh sông Hương được tác giả sử dụng. * Bậc 2: - Phân tích được hành trình của sông Hương và vẻ đẹp tự nhiên đầy mê hoặc của nó qua 3 chặng: Ở thượng nguồn, ngoại vi thành phố và trong lòng thành phố Huế. - Phân tích vẻ đẹp sông Hương trên phương diện lịch sử, cuộc đời và thơ ca. - Chứng minh tình yêu và niềm tự hào của tác giả dành cho sông Hương , cho quê hương xứ sở, cho đất nước. * Bậc 3: - Nêu những nhận xét của bản thân về văn phong của tác giả. - Qua hình ảnh dòng sông Hương đã được tái hiện trong tác phẩm, em có cảm nhận gì về dòng sông quê em? 2.Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn học; kĩ năng phân tích, cảm nhận tác phẩm kí; kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. 3.Về thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước II . Yêu cầu học sinh chuẩn bị - Đọc văn bản tác phẩm và soạn bài ở nhà - Đọc một số tài liệu tham khảo về thể kí, tác giả, tác phẩm như: + Nguyên Ngọc, Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2002. + Trần Đình Sử, Ai đã đặt tên cho dòng sông – bút kí sử thi của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Lí luận phê bình văn học, NXB Giáo dục, 2003. + Phạm Phú Phong, Ai đã đặt tên cho dòng sông – Nghĩ về chặng đường sáng tác cảu Hoàng Phủ Ngọc Tường + Đặng Tiến, Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường , websites:chimviet.free.fr + Lê Thi Hường, Xin được nói về Hoàng Phủ Ngọc Tường như một thi sĩ của thiên nhiên, Tạp chí sông Hương số 161-2002 +Hoàng Phủ Ngọc Tường , Suy nghĩ về thể kí, TC Sông Hương số 1- 1983. III. Phương pháp, phương tiện dạy học Phương tiện: SGK, sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1(bộ cơ bản) NXB Giáo dục và đào tạo. Tranh ảnh, tài liệu về sông Hương và tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường Giáo án, power poit bài soạn Bảng, phấn. Sách tham khảo Phương pháp: Thuyết trình Nêu vấn đề Đàm thoại Thảo luận nhóm Trình chiếu power poin IV.Tiến trình dạy học A. Mở đầu bài học: Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khi viết về Huế đã có câu thơ rằng Sao thèm một điệu gì xưa lắm Thèm đọc một đoạn văn Hoàng Phủ Ngọc Tường Có ai đó rót chiều vào chén ngọc Huế dịu dàng xây bằng khói và sương. Như thế đủ thấy sự gắn bó giữa Huế và nhà văn viết bút kí đầy thành công Hoàng Phủ Ngọc Tường . Chính sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm, tinh tế ấy đã sinh ra được những áng văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được : Ai đã đặt tên cho dòng sông. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tác phẩm này. B. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiển thức cần đạt Tìm hiểu chung: - Yêu cầu học sinh đọc tiểu dẫn trong sgk Hỏi: Dựa vào phân tiểu dẫn sách giáo khoa em hãy trình bày ngắn gọn về nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ? GV chốt lại, hướng dẫn học sinh gạch chân những ý chính và ghi bảng. Hỏi: Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, các em hãy nêu thời gian sáng tác và xuất xứ đoạn trích ? Hỏi: Theo các em, bài kí có thể được chia ra làm mấy phần ? II. Đọc hiểu văn bản: GV chiếu slide hình ảnh sông Hương ở thượng nguồn Hỏi:Nhà văn đã diễn tả sự độc đáo của sông Hương bằng những tên gọi như thế nào? GV: Chia học sinh làm 3 nhóm cùng thảo luận: + tại sao sông Hương lại được gọi bằng những cái tên như thế? + Ví von như thế nhằm nổi bật đặc điểm gì của sông Hương? (Chú ý khởi nguồn và hành trình sông Hương, các động từ được sử dụng, đặc điểm sông Hương) GV định hướng, hỗ trợ, tổng hợp ý kiến. +Chiếu slide hình ảnh cô gái Bô-hê-miêng ==>GV tiểu kết GV chuyển ý: Từ cách nhìn sông Hương là bản trường caàcô gái Diganàngười mẹ phù sa cuả văn hóa xứ sở thể hiện sự độc đáo trong cách cảm nhận của tác giả.Góc nhìn văn hóa khiến sông hương mang vẻ đẹp biến hóa, mê hoặc từ hồn nhiên sang thanh lịch. Nếu Trường Sơn là khởi nguồn cho sông hương thì sông Hương khởi nguồn cho văn hóa Huế. Hỏi: Trước khi trở thành người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô, sông Hương đã trải qua một cuộc hành trình gian truân nhiều thử thách. Hành trình ấy qua những đâu? (Chiếu slide qua từng địa danh học sinh kể) Hỏi: Sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp dịu dàng uyển chuyển của s. Hương được miêu tả như thế nào? (Lưu ý những câu văn miêu tả uyển chuyển đầy chất hội họa) ==>Gv chốt ý Hỏi: Các biện pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng khi miêu tả sông Hương ở ngoại vi thành phố? Hỏi: Sông Hương giữa lòng thành phố Huế được miêu tả với những góc nhìn nào? Hỏi: Các hình ảnh nào được hiện lên dưới góc nhìn hội họa? Hỏi: Dưới góc nhìn âm nhạc, dòng sông được ví với điều gì? - Tại sao Hoàng Phủ Ngọc Tường lại cảm nhận khi ở giữa lòng thành phố sông Hương như điệu hơn? Điều đó cho thấy tình cảm của tác giả với xứ Huế và dòng sông như thế nào? Hỏi: Những hình ảnh nói lên sông Hương như một người tình dịu dàng và chung thủy? GV chiếu hình ảnh sông Hương trong thành phố Huế và tiểu kết GVchuyển ý: Nếu ở trên nhà văn quan sát hành trình của dòng nước thì đến đây tác gỉa quan sát hành trình của lịch sử ,cuộc đời, và thi ca. Hỏi: Ba vẻ đẹp của lịch sử, của cuộc đời, của thơ ca hiện lên như thế nào? Gợi ý: Những chiến công, những tác phẩm thi ca găn với dòng sông được nhắc tới trong đoạn trích này? Hỏi: “Dòng sông ai đã đặt tên ? Để người đi nhớ Huế không quên?” Kết thúc bài tác giả đã đưa ra cách lí giải về con sông. Qua tìm hiểu bài, em nào hãy cho cô biết ý nghĩa tên tác phẩm và ý nghĩa câu trả lời về nguồn gốc tên gọi của những dòng kí cuối cùng? Hỏi: Qua phần chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu một số nét về đặc sắc văn phong của Hòang Phủ Ngọc Tường và hiểu thêm gì về thể bút kí?(gọi một số em ==>GV tổng kết và đưa ra nhận xét. ==> GV đưa ra kết luận Tổng kết: GV gọi học sinh khái quát về nội dung và nghệ thuật toàn bài GV chốt lại, chiếu slide tổng kết -Hs đọc và trả lời: +Học sinh trả lời đủ--> GV nhận xét. +Học sinh trả lời chưa đủ ý -->GV nhận xét, sau đó gọi HS khác bổ sung hoặc cung cấp thêm 1 số kiến thức cho HS. HS trả lời theo cách chia bố cục của mình( theo các tiêu chí khác nhau)--->GV hướng dẫn cách chia bố cục của bài kí theo nội dung đoạn trích. HS suy nghĩ và trả lời(Nhà văn gọi sông Hương bằng những cái tên như: Bản trường ca của rừng già, cô gái Digan, người mẹ phù sa...) - Học sinh làm việc theo nhóm, tiến hành trao đổi, thảo luận, trả lời và lựa chọn các lý do cho mỗi tên gọi của sông Hương. - HS ghi những ý cơ bản Hs lắng nghe - Hs đọc và trả lời (Liệt kê được các địa danh mà sông Hương đã đi qua: cánh đồng Châu Hóa, ngã ba Tuần, điện Hòn Chèn, vấp Ngọc Trản, bãi Nguyệt Biều, Lương Quán, đồi Thiên Mụ, .....) -HS liệt kê các góc nhìn: Góc nhìn hội họa, góc nhìn âm nhạc, dưới con mắt tình nhân HS trả lời: - HS giải thích, cắt nghĩa HS trả lời Hs xem tranh về sông Hương HS trả lời. Liệt kê các chiến công trong lịch sử gắn với s. Hương(...)/ Sông Hương mang dáng dấp của người phụ nữ Việt Nam/ sông Hương là nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ(bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà....) -HS trả lời - HS trả lời dựa vào cảm nhận của từng em HS nhớ lại kiến thức và nhắc lại được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Sinh ngày 9/0/1937. - Quê ở Triệu Phong- Quảng Trị, từng học tại Huế - Có vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, nhất là lịch sử, địa lí, văn hóa Huế. - Là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí, được đánh giá là “một trong những nhà văn viết kí hay nhất nước ta”(Nguyên Ngọc) - Các tác phẩm tiêu biểu: + Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (1971). + Rất nhiều ánh lửa (1979, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980) + Ai đã đặt tên cho dòng sông (1981) +Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984) +Hoa trái quanh tôi (1995) 2. Tác phẩm: - Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bài kí xuất sắc viết tại Huế 4/1/1981, được in trong tập sách cùng tên. - Vị trí đoạn trích + Bài kí gồm 3 phần + Đoạn trích nằm trong SGK thuộc phần thứ nhất. 3. Bố cục : 2 phần Phần 1: Từ đầu tới quê hương xứ sở: hành trình của sông Hương và vẻ đẹp tự nhiên đầy mê hoặc của nó. Gồm 3 chặng + Chặng 1: Từ đầu tới Chân núi kim Phụng: Sông Hương ở thượng nguồn + Chặng 2: Tiếp theo tới bát ngát tiếng gà: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế + Chặng 3: Còn lại: Sông Hương giữa lòng thành phố Huế Phần 2: Tiếp theo đến hết: Dòng sông của lịch sử & thi ca Đọc hiểu văn bản: 1. Hành trình của sông Hương và vẻ đẹp tự nhiên đầy mê hoặc * Sông Hương ở thượng nguồn: - Được gọi bằng 3 cái tên : +Sông Hương là “một bản trường ca của rừng già” + Sông Hương “như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại” + Sông Hương là “người mẹ phù sa của văn hóa xứ sở” a. Sông Hương là “một bản trường ca của rừng già” - Cách gọi xuất phát từ khởi nguồn của sông Hương đã gắn với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ - Khác với vẻ đẹp trầm mặc, êm dịu, nhẹ nhàng, thơ mộng của thành phố Huế, dòng sông Hương ở chặng khởi nguồn tấu lên khúc ca hùng tráng, dữ dội +Rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn + Cuộn xoáy như cơn lôc vào những đáy vực sâu + mãnh liệt qua những ghềnh thác + Có lúc dịu dàng say đắm giữa những rặng dài của hoa đỗ quyên rừng à Động từ, tính từ giàu ấn tượng kết hợp với cấu trúc trùng điệp tạo nên âm hưởng hùng tráng của con sông giữa rừng già. b. Sông Hương “như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại” - Biện pháp nhân hóa: Những cô gái Bô- hê- miêng thường có vẻ đẹp tự nhiên hoang dại và quyến rũ, yêu ca hát, nhảy múa... -Cách ví von: Tạo ấn tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp hoang dại cá tính và lãng mạn của dòng sôngàLiên tưởng thú vị c. Sông Hương là “người mẹ phù sa của văn hóa xứ sở” àNhìn sông Hương dưới góc nhìn văn hóa, khẳng định vai trò của sông Hương đối với văn hóa xứ sởàvẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thăm của dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ. à Sông Hương ở thượng nguồn toát lên sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính. *Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế - Qua đồi cánh đồng Chiêm Hóa, Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo; qua bao lăng tẩm đền đài và tới gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ àThủy trình của dòng sông tựa như cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của người con gái trong câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích. - Sông Hương được cảm nhận như là người con gái mơ màng giữa cánh đồng Chiêm Hóa được người tình mong đợi đến đánh thức. - Sau một giấc ngủ dài, người đẹp sông Hương bộc lộ một sức sống, một khát vọng mãnh liệt “Sông Hương đã chuyển vòng một cách liên tụcđột ngột uốn mình theo những đường cong thật mềm” à Mĩ nhân sông Hương với hình thể gợi cảm uốn mình trên bức thảm thiên nhiên Huế - Qua lăng tẩm kiêu hãnh âm u, sông Hương mang vẻ đẹp “như triết lí, như cổ thi” à Sông Hương ở ngoại vi thành phố cũng mang vẻ đẹp đầy biến hóa: Từ lãng mạn sang trầm mặc khi uốn mình quanh các lăng tẩm, thành quách Huế. - Nghệ thuật: + Động từ sống động: ngủ mơ màng, chuyển dòng liên tục, vòng đột ngột,vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi, đi trong dư vang + Hình ảnh so sánh: như cô gái đẹp ngủ mơ màng, như tấm lụa, như triết lí, như cổ thi àBút pháp kể và tả nhuần nhuyễn tài hoa * Sông Hương giữa lòng thành phố Huế - Được miêu tả dưới các góc nhìn: Góc nhìn hội họa, góc nhìn âm nhạc và dưới con mắt tình nhân Gặp thành phố nó như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi, chậm rãi và êm dịu. - Dưới con mắt hội họa: Sông Hương cùng những chi lưu của nó tạo nên những đường nét tinh tế làm nên vẻ đẹp cố đô: kéo một nét thẳng mục, chiếc cầu trắng in ngần trên bầu trời như một vầng trăng non, những cây cừa, cây đa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít... những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ -Từ góc nhìn âm nhac, tác giả cảm nhận: sông Hương như một slow tình cảm rành riêng cho Huế. Cắt nghĩa: + Do đặc điểm địa lí : “những chi lưu ấy cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc cuả dòng nướccòn lại là mặt hồ yên tĩnh” +Do cảm xúc, cảm nhận độc đáo của chính tác giả: sông Hương chầm chậm chảy hững hờ vì quá yêu thành phố, trước khi rời xa lưu luyến mãi không rời. à Đó là tình cảm của sông Hương với Huế hay cũng là tình cảm của chính tác giả với thành phố mộng mơ?! - Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có khám phá thú vị về sông Hương khi phát hiện mối quan hệ của sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế “Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này” - Dưới cái nhìn đắm say của một trái tim đa tình :Sông Hương- người tình dịu dàng và chung thủy: + Giáp mặt thành phố ở Cồn Dã Viên (đoạn trên) : Dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng”không nói ra của tình yêu + Tác giả tỏ ra am tường về đặc điểm địa lí của sông Hương khi rời khỏi kinh thành (chảy về chính Bắc- sang hướng Đông- qua thành phố Huế) + Trong con mắt tác giả: khúc ngoặt ấy là nỗi vương vấn thậm chí có chút lẳng lơ kín đáo của người tình chung thủy + Ví von: Sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng nói lời thế ước trước lúc đi xa. à Sông Hương đẹp trọn vẹn cả về hình dáng bên ngoài tâm hồn thăm thẳm bên trong, được tiếp cận từ không gian, thời gian và các góc nhìn khác nhau. Đồng thời qua đó tác giả gủi gắm tình yêu cuả mình dành cho xứ Huế mộng mơ. 2. Dòng sông của lịch sử và thi ca: - Sông Hương dòng sông của lịch sử ghi dấu bao chiến công của dân tộc từ thủa xa xôi (vua Hùng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, khởi nghĩa bi tráng, CMT8, kháng chiến chống Mĩ) “Khi nghe lời gọi nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công” - Sông Hương- dòng sông cuộc đời mang vẻ đẹp dịu dàng của một cô gái mộng mơ, mang dáng dấp của người con gái Việt Nam suốt mấy nghìn năm: nó trở về với một cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. - Sông Hương- dòng sông thi ca , nguồn cảm hứng bất tận cho các thi sĩ bởi luôn biến ảo trong vẻ đẹp mới mẻ (thơ Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Tản Đà, Nguyễn Bính, Tố Hữu) 3. Tên tác phẩm: - Bài kí mở đầu bằng một câu hỏi đầy trăn trở: Ai đã đặt tên cho dòng sông ? nhưng cũng đầy chất thơ, gây hứng thú cho người đọc - Những dòng cuối cùng tác giả đưa ra câu trả lời độc đáo: “Có một huyền thoại kể lại rằngnấu nước của trăm loại hoa đổ xuống dòng sông” Huyền thoại ấy khiến sông Hương tỏa ra mùi thơm: +của hương hoa + của vẻ đẹp dòng sông + của tình yêu con người dành cho sông Hương 4. Trí tưởng tượng tài hoa và đặc sắc văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường : a. Trí tưởng tượng tài hoa : + Chiếc cầu trắng nhìn từ xa mà ví với mảnh trăng non è ở đó có màu sắc, ánh sáng, có nét dịu dàng của cô gái Huế. + “Như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”, biểu hiện sự thuận tình mà không nói ra vì e lệ è nét nữ tính của người con gái. + “Sông Hương là sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” dù sử thi thường gắn với màu đỏ của chiến công, nhưng đây là màu cỏ lá xanh biếc è Phải chăng bản hùng ca ấy vẫn dịu dàng, trữ tình tươi mát. . b. Đặc sắc văn phong : - Ngoài so sánh, trí tưởng tượng của tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, lối văn thuyết minh có cảm xúc như một kiểu đòn bẩy nghệ thuật giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. - Nét đặc sắc của văn phong ông còn thể hiện ở tình yêu say đắm, niềm tự hào tha thiết với quê hương xứ sở, với đối tượng miêu tả, khiến dòng sông trở nên lung linh huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người. - Đặc biệt với sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân à người viết đã làm nên thành công cho bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”. c. Một vài nét về bút kí: - Ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu nghiên cứu cùng với cảm nghĩ nhằm thể hiện tư tưởng nào đó -Khác với truyện ngắn, bút kí không hoặc ít sử dụng hư cấu vào phản ánh hiện thực - Sức hấp dẫn và thuyết phục của nó phụ thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, khám phá mới mẻ sâu sắc và cái Tôi độc đáo của tác giả III. Tổng kết Nội dung: -Vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc sông Hương, của truyền thống văn hóa, của lịch sử và con người đất cố đô -Tình yêu và niềm tự hào của tác giả dành cho quê hương đất nước 2. Nghệ thuật: Nét đặc sắc tạo nên cái Tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài kí: + Sự uyên bác +Sự tinh tế tài hoa, tao nhã, hướng nội + Trí tưởng tượng phong phú, liên tưởng so sánh độc đáo, bất ngờ V. Hướng dẫn HS luyện tập: Về nhà đọc các tác phẩm kí khác của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân (Sông Đà), Trần Đăng ( Một lần tới thủ đô).... Làm đề kiểm tra GV giao: Em hãy viết những cảm nhận của em về dòng sông quê em? Chuẩn bị bài Ôn tập Văn học
Tài liệu đính kèm: