Giáo án Ngữ văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông (2 tiết) Hoàng Phủ Ngọc Tường

Giáo án Ngữ văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông (2 tiết) Hoàng Phủ Ngọc Tường

GIÁO ÁN

Ai đã đặt tên cho dòng sông

(2 tiết)

 Hoàng Phủ Ngọc Tường

I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:

1. Mục tiêu bậc 1

- Đọc diễn cảm văn bản

- Nêu được những nét chính về cuộc đời và sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Xác định thể loại của văn bản, nêu đặc trưng thể loại đó.

- Tìm bố cục văn bản.

2. Mục tiêu bậc 2

- Phân tích được vẻ đẹp trữ tình của sông Hương trên các phương diện: vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa, lịch sử

- Phân tích được nét đặc sắc về nghệ thuật, đặc biệt là ngôn ngữ.

- Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

 

docx 23 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3125Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông (2 tiết) Hoàng Phủ Ngọc Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 3
Danh sách nhóm và nhiệm vụ được phân công
STT
Họ và tên
Nhiệm vụ
Đánh giá
Ghi chú
1
Nguyễn Thị Thương
Tổng hợp phần nội dung: sông Hương của lịch sử dân tộc, cuộc đời và thi ca.
Tốt
2
Nguyễn Thị Thu Trang
Sông Hương trong lịch sử dân tộc
Tốt
3
Lê Hải Yến
Sông Hương trong cuộc đời và thi ca
Tốt
4
Nguyễn Thị Yến
Xây dựng mục tiêu bài học và câu hỏi củng cố - luyện tập
Tốt
5
Mã Thị Hoàng Yến
Xây dựng mục tiêu và giải thích nhan đề tác phẩm
Tốt
6
Lê Thị Hồng Thơm 
Tổng hợp phần tìm hiểu về tiểu dẫn và sông Hương ở vùng thượng lưu
Tốt
Nhóm phó
7
Phạm Thị Thủy
Làm phần nội dung sông Hương ở vùng Thượng lưu 
Tốt
8
Phạm Thị Sự
Yêu cầu chuẩn bị đối với học sinh và phần Tiểu dẫn
Tốt
9
Nguyễn Thị Tiếp
Vị trí đoạn trích, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều trong bài
Tốt
10
Phạm Thị Thơm
Phần tiểu dẫn và bố cục của văn bản
Tốt
11
Nguyễn Thị Thơm
Làm phần mục tiêu và phương pháp, phương tiện dạy học
Tốt
12
Nguyễn Thị Tâm
Làm phần nội dung sông Hương ở vùng Thượng lưu
Tốt
13
Nông Thị Thu
Sông Hương trong cuộc đời và thi ca
Tốt
14
Phạm Thị Thúy
Sông Hương ở ngoại vi thành phố
Ghi ý kiến của các thành viên trong nhóm
Tốt
Thư kí
15
Vũ Thị Tuyết
Sông Hương trong lòng thành phố
Tốt
16
Nguyễn Thị Vân (89)
Sông Hương khi ra khỏi thành phố
Tốt
17
Nguyễn Thị Vân (90)
Sông Hương trong lòng thành phố
Tốt
18
Phùng Thị Thu Thủy
Tổng hợp thủy trình của sông Hương
Tổng hợp bài của cả nhóm
Tốt
Nhóm trưởng
Quá trình làm việc
Họp nhóm lần 1(ngày 09/11/2011): nhóm trưởng thống nhất dàn ý sơ lược của bài và giao nhiệm vụ cho từng thành viên
Ngày 11/11/2011: các thành viên nộp bài, nhóm trưởng tổng hợp
Họp nhóm lần 2 (ngày 14/11/2011): cả nhóm đọc bài, chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện bài
Đánh giá quá trình làm việc của từng thành viên trong nhóm
Thể hiện ở bảng trên
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2011
 Nhóm trưởng
 Phùng Thị Thu Thủy
GIÁO ÁN
Ai đã đặt tên cho dòng sông 
(2 tiết)
 Hoàng Phủ Ngọc Tường
I. Mục tiêu bài học
Học xong bài này, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:
Mục tiêu bậc 1
Đọc diễn cảm văn bản
Nêu được những nét chính về cuộc đời và sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Xác định thể loại của văn bản, nêu đặc trưng thể loại đó.
Tìm bố cục văn bản.
Mục tiêu bậc 2
Phân tích được vẻ đẹp trữ tình của sông Hương trên các phương diện: vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa, lịch sử
Phân tích được nét đặc sắc về nghệ thuật, đặc biệt là ngôn ngữ.
Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
Mục tiêu bậc 3
- So sánh với phong cách tùy bút Nguyễn Tuân ( trong Người lái đò sông Đà) để thấy được nét độc đáo trong phong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Đánh giá được giá trị của văn bản trong việc tiếp nối nguồn cảm hứng vô tận của thi ca về dòng sông Hương.
4. Mục tiêu kĩ năng
- Hình thành kĩ năng đọc - hiểu tác phẩm ký.
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá vấn đề.
5. Mục tiêu thái độ
- Có thái độ trân trọng những giá trị văn hóa dân tộc, lòng tự hào dân tộc, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
- Trân trọng tình cảm của tác giả.
II. Phương tiện, phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học
Phương pháp đọc hiểu, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại
Phương tiện dạy học
Phương tiện: + sách giáo khoa, sách giáo viên, phấn, bảng, giáo án
 + Tư liệu hình ảnh về sông Hương, máy chiếu.
Học liệu:
+ Các sách tham khảo: Kĩ năng đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12 – Nguyễn Kim Phong; Tư liệu Ngữ văn 12 – Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán; Phân tích tác phẩm Ngữ văn 12 – Trần Nho Thìn; Đọc – hiểu văn bản Ngữ văn 12 – Nguyễn Trọng Hoàn
III. Yêu cầu học sinh chuẩn bị
- Học sinh đọc trước bài ở nhà (đọc kĩ Tiểu dẫn, văn bản tác phẩm), trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK.
- Chuẩn bị, tìm hiểu trước:
+ Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường: căn cứ vào phần Tiểu dẫn trong SGK, tìm hiểu đầy đủ văn bản tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? và tìm hiểu thêm những bài bút kí khác của nhà văn này.
+ Những đặc trưng của thể kí văn học và phân biệt với các thể loại khác
+ Một số bài hát hoặc bài thơ viết về sông Hương (cụ thể: thơ Hàn Mặc Tử, thơ Tố Hữu,)
IV. Tiến trình dạy học
Giới thiệu bài mới
Ở bài học trước chúng ta đã đến với dòng sông Đà, một dòng sông ở vùng Tây Bắc tổ quốc mang vẻ đẹp vừa hung bạo vừa trữ tình, được khắc họa qua bút pháp tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân trong tùy bút Người lái đò sông Đà. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về một dòng sông duyên dáng thơ mộng, từ lâu đã trở thành cảm hứng của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ và đi vào thơ ca nhạc họa như một hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp của quê hương đất nước (chiếu hình ảnh dòng sông, đọc câu thơ “Dòng sông ai đã đặt tên/Mà người đi nhớ Huế không quên”, hỏi HS xem đó là dòng sông gì, HS trả lời)=> Bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu vẻ đẹp của dòng sông thi ca này qua ngòi bút đậm chất trí tuệ và tính trữ tình của một người con xứ Huế - nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Phần văn bản trích chúng ta được học thể hiện rõ phong cách độc đáo của ông.
Nội dung chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
1. Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- GV hỏi: Dựa vào sự chuẩn bị ở nhà và kiến thức phần tiểu dẫn, em hãy nêu những nét chính trong cuộc đời có ảnh hưởng đến sự nghiệp và cảm hứng sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường ?
- GV cho học sinh xem ảnh chân dung của nhà văn và vợ - Lâm Thị Mỹ Dạ(chiếu Powerpoint).GV mở rộng thêm kiến thức về tác giả (nhận xét của Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc về nhà văn)
- GV hỏi tiếp về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
- GV kể lại giai thoại “Ở Hà Nội có một bạn đọc già từng tỉ mỉ cắt từng câu văn trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? rồi nối lại thành một bài thơ, chép tay, ép giấy bóng kính gửi vào Huế tặng tác giả.
- GV hỏi tiếp về đặc điểm của tùy bút.
 - HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung câu trả lời hoàn thiện hơn.
- HS chú ý xem hình ảnh
- HS dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK để trả lời.
- HS có thể ghi chép để tham khảo.
- HS dựa phần kiến thức đã học trong tùy bút Người lái đò sông Đà để trả lời
- Gọi HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trả lời
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS 2 nhắc lại, nhận xét, bổ sung
- HS 1 trả lời: sông Hương được ví với cô gái Di gan phóng khoáng
- HS 2 bổ sung: mang sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa
- HS nhớ lại kiến thức từ bài trước để trả lời
HS trả lời
- HS đọc văn bản, suy nghĩ trả lời.
- HS: căn cứ vào văn bản, tìm và gọi tên các vẻ đẹp của dòng sông Hương.
- HS ghi lại theo ý hiểu của mình.
- HS: căn cứ vào văn bản và tiến hành chia đoạn, đọc tên:
HS1: chia làm 3 đoạn theo thủy trình của dòng sông (trung-hạ lưu, giữa lòng thành phố, rời khỏi kinh thành).
HS2: chia làm 2 đoạn theo vẻ đẹp (vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp văn hóa).
- HS ghi theo ý hiểu.
- HS suy nghĩ trả lời theo gợi ý của GV và nêu cảm nhận của mình.
- HS tái hiện, phân tích.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS: nhận phiếu, thảo luận và suy nghĩ trong vòng 5 phút.
- HS: 1 HS đại diện nhóm 1 trình bày.
- HS được chỉ định nhóm 2 đứng lên bổ sung.
- HS ghi theo ý hiểu của mình.
- 1 HS đại diện nhóm 4 trình bày.
- HS được chỉ định của nhóm 3 đứng lên bổ sung.
HS ghi theo ý hiểu của mình.
- HS: suy nghĩ và trả lời.
- HS: tìm, suy nghĩ trả lời.
- HS ghi theo ý hiểu của mình.
- 1 HS trình bày,1 HS khác bổ sung. 
- 1 HS trình bày
- 1 HS nhận xét, bổ sung
- HS ghi theo ý hiểu
- HS đọc kĩ SGK và trình bày.
- HS phát hiện và lí giải
- HS căn cứ vào gợi ý của GV phát hiện và lí giải
- HS thảo luận theo nhóm và lí giải vấn đề
- HS ghi theo ý hiểu của mình
-HS trình bày phần chuẩn bị của mình ở nhà.
- HS nghe và ghi lại phần đánh giá của GV
- HS trả lời
- HS lắng nghe và ghi chép.
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại Huế.
- Cuộc đời của tác giả gắn bó sâu sắc với Huế (học trường ĐH Huế, dạy học ở trường Quốc học Huế, tham gia các phong trào cách mạng tại Huế)
- Là một trong những cây bút đặc sắc về bút kí. Kí của ông kết hợp nhuẫn nhuyễn chất trí tuệ và trữ tình, tài hoa và uyên bác
Tác phẩm chính:
- Văn xuôi: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986)
- Thơ: Những dấu chân qua thành phố (1976)
- Nguyễn Tuân: “Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa”
- Nguyên Ngọc: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong mấy nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”.
2.Tác phẩm
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài kí xuất sắc được viết tại Huế ngày 4/1/1981 và sau đó được in trong tập sách cùng tên.
- Bài bút kí có 3 phần, văn bản được học trích ở phần thứ nhất.
3.Tùy bút
- Tùy bút thuộc loại kí
- Đặc điểm
+ Không hư cấu, nhưng cần đến trí tưởng tượng để tái hiện sự thật sinh động.
+ Tự do, phóng túng, không luật lệ, quy phạm.
+ Tính chủ quan, tính trữ tình sâu sắc.
+ Sức hấp dẫn của “cái tôi”
 II. Đọc - hiểu văn bản
- Bố cục chia làm 3 phần:
+ Phần 1(Từ đầu -> dưới chân núi Kim Phụng: Sông Hương ở vùng thượng lưu.
+ Phàn 2(Tiếp đến “quê hương xứ sở”): sông Hương trong không gian kinh thành Huế.
+ Phần 3(còn lại): Những suy cảm về sông Hương trong lịch sử, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
- Sông Hương là con sông của lịch sử, của văn hóa chỉ thuộc về một thành phố duy nhất – thành phố Huế.
- Nét tính cách của sông Hương được thể hiện qua các từ ngữ: rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, dịu dàng, say đắm, phóng khoáng, man dại, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do, trong sáng
- Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”, nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên một sức sống mãnh liệt.
- Sông Hương – “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, khắc họa vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của con sông. 
- Sông Hương – “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, con sông góp phần tạo nên, giữ gìn và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở.
- Ở vùng Thượng lưu, dòng sông Hương dễ khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của sông Đà. Nhưng cách miêu tả của Nguyễn Tuân thường thiên về cái đẹp mạnh mẽ, tác động vào giác quan của người nghệ sĩ, còn cách miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường là chất lãng mạn, chất thơ.
- Câu văn cuối đoạn nhắc nhở về vẻ đẹp nơi thượng nguồn của sông Hương – một vẻ đẹp ít người biết đến, tạo sự ngạc nhiên kì thú đối với người đọc.
- Nghệ thuật: thủ pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng kì thú, độc đáo kết hợp với cách sử dụng hình ảnh ấn tượng để làm nổi bật vẻ đẹp của sông Hương ở thượng nguồn, một dòng sông hoang dại, phóng khoáng nhưng không kém phần trữ tình, bí ẩn. Đây là nét tính cách độc đáo của sông Hương mà ít người để ý thấy => Cái nhìn tinh tế của tác giả.
- Quan sát dòng sông Hương từ trung- thượng lưu về tới kinh thành Huế, tác giả phát hiện ra nhiều vẻ đẹp khác nhau:
+ Vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam : sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
+ Vẻ đẹp trầm mặc: khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch, với những lăng mộ âm u mà kiêu hãnh.
+ Vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi kh ... Hương- điệu “slow” tình cảm dành riêng cho Huế:
+So với các dòng sông khác ở Việt Nam và thế giới, lưu tốc của sông Hương không nhanh (được nhà văn lí giải từ đặc điểm địa lý)
+ Thủ pháp nghệ thuật: liên tưởng, so sánh với sông Nê-va; mượn câu nói của Hê-ra-clit để kiến giải hết sức thú vị, độc đáo về lưu tốc của dòng sông này (sông Hương chảy chậm vì nó quá yêu thành phố của mình).
- Nội dung 2: sông Hương- người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya
+ Đây chính là nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông này.
+ Sông Hương được nhìn ở góc nhìn âm nhạc : những đêm trình diễn âm nhạc cổ điển Huế chỉ thực sự là nó khi “sinh thành trên mặt nước của dòng sông”
+ Thủ pháp nghệ thuật: liên tưởng (tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều), ngôn từ súc tích, giàu hình ảnh, đậm chất thơ và tính nhạc.
- Tình cảm của nhà văn:
+ Tình yêu với dòng sông quê hương.
+ Sự gắn bó nghĩa tình với dòng sông.
+ Sự trân trọng và niềm tự hào về những giá trị mà dòng sông mang lại cho quê hương.
- Khi ra khỏi thành phố, sông Hương mang vẻ đẹp của người tình dịu dàng và chung thủy.
+ Khúc ngoặt của dòng sông là biểu hiện của nỗi “vương vấn”, thậm chí có chút “lẳng lơ kín đáo” của người tình thủy chung và chí tình.
+ Nhà văn hình dung sông Hương như nàng Kiều trở lại tìm Kim Trọng.
Phát hiện, liên tưởng thú vị độc đáo và đậm màu sắc văn chương của tác giả.
- Thủ pháp nghệ thuật : nhân hóa (sông Hương ôm lấy đảo Cồn Hến, sông Hương lưu luyến ra đi, giống như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương đã chí tình trở về với Kim Trọng); cách viết tự do phóng túng, góc độ quan sát gián tiếp rất linh hoạt.
=> Lưu luyến, nuối tiếc không muốn giã từ của nhà văn với dòng sông Hương.
- Bằng việc sử dụng nhiều hình ảnh so sánh liên tưởng, nhân hóa, ngôn ngữ giàu hình ảnh, đậm chất thơ, tính nhạc tác giả đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh sông Hương hiện lên như một người con gái mang những vẻ đẹp của một tâm hồn Huế vừa mãnh liệt lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha, vừa bình thản trí tuệ.
- Những vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của sông Hương:
+ Sông Hương ở thượng lưu:
. Sông Hương – “bản trường ca của rừng già”
. Sông Hương – “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”
. Sông Hương – “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
+ Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế:
. Sông Hương – “người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài”
. Sông Hương – “vẻ đẹp trầm mặc”, “như triết lí, như cổ thi”
+ Sông Hương giữa lòng thành phố:
. Sông Hương – “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”
. Sông Hương – “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”
+ Sông Hương ra khỏi thành phố: 
. Sông Hương – người tình dịu dàng và chung thủy.
=> Tình cảm, thái độ của nhà văn: tình yêu mến, gắn bó tha thiết, thái độ trân trọng, gìn giữ của nhà văn với những vẻ đẹp tự nhiên và đậm màu sắc văn hóa của dòng sông quê hương.
- Từ góc độ lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc
+ Nó gắn liền với những thế kỉ vinh quang của đất nước từ thủa còn là một dòng sông biên thùy xa xôi ở thời đại các vua Hùng
+ Trong sách Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, sông Hương lại được biết đến với tư cách là một dòng sông Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phương Nam của tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại
+ Sông Hương vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hung Nguyễn Huệ thế kỉ XVIII
+ Sông Hương sống hết với lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX với màu của những cuộc khởi nghĩa
+ Thế kỉ XX, sông Hương đi vào thời đại cách mạng tháng tám bằng những chiến cồng rung chuyển để rồi sau đó nó tiếp tục có mặt trong những nawnm tháng bi hùng nhật của lịch sử đất nước với những kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
- Là một chứng nhân lịch sử nên sông Hương đã phải chịu sự tàn phá của bom đạn Mĩ. Tác giả đã so sánh sự phá hủy những di sản này “ giống như sự mất mát sảy ra với nền văn minh châu Âu”. Sự so sánh đó phải ánh sức tàn phá nặng nề của bom đạn mĩ đồng thời làm nỗi bật vẻ đẹp kiêu hãnh của dòng sông đã cống hiến rất xứng đáng cho Tổ Quốc.
=> Sông Hương: “ dòng sông của lịch sử”, “dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”.
- Sông Hương trong cuộc sống đời thường mang vẻ đẹp giản dị của người con gái Huế, vừa dịu dàng vừa kín đáo, nhưng lại rất mực thủy chung
- Sông Hương từ chỗ là nhân chứng nhẫn nại và kiên cường của lịch sử, trở về cuộc sống đời thường thành một người con gái dịu dàng của đất nước. Sông Hương mang cái dáng dấp vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua.=> Đó là vẻ đẹp đáng trân trọng và đáng mến của dòng sông Hương
- Sông Hương không bao giờ lặp lại mình, nó luôn có vẻ đẹp mới, độc đáo, đa dạng => sông Hương trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca.
+ Đó là “ dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà.
+ Là vẻ đẹp hùng tráng “ như kiếm dựng trời xanh” trong thơ của Cao Bá Quát.
+ Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ của bà Huyện Thanh Quan.
+ Là sức mạnh phục sinh của vẻ đẹp tâm hồn trong thơ của Tố Hữu.
- Đặc sắc của đoạn văn:
+ Thể hiện tình yêu say đắm với tình yêu xứ Huế
+Ngồi bút tài hoa, trí tuệ, vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí, văn phong tinh tế, tao nhã, hướng nội của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Bài bút ký kết thúc bằng cách lí giải tên của dòng sông: sông Hương, sông thơm. Cách lí giải bằng một huyền thoại. Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Bài kí mở đầu bằng một câu hỏi đầy trăn trở: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm mục đích lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông mà cón gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này.Mặt khác không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông.
2. Hướng dẫn HS đọc 
hiểu nội dung đoạn trích.
- GV hỏi: văn bản có thể chia thành mấy phần?
*Phần 1:
- GV hỏi: mở đầu đoạn trích, nhà văn đã khẳng định đặc điểm đặc biệt nào của sông Hương?
- GV hỏi tiếp: Khi miêu tả dòng sông Hương ở thượng nguồn, nét tính cách nào của con sông được bộc lộ, thể hiện ở những câu đoạn nào?
- GV gợi mở: Nhà văn đã gọi sông Hương bằng những tên gọi nào? đã ví nó với ai?
- GV liên hệ: Vẻ đẹp của sông Hương ở nơi Thượng nguồn gợi cho em liên tưởng tới đặc điểm nào của sông Đà?
- GV hỏi: việc phát hiện ra vẻ đẹp của dòng sông Hương ở nơi thượng nguồn gây ấn tượng gì với người đọc?(GV gợi ý: dựa vào câu cuối của đoạn trích)
- GV hỏi tiếp: tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì trong việc miêu tả sông Hương ở đoạn Thượng lưu?
 Phần 2:
- GV hỏi: quan sát dòng sông Hương từ trung- thượng lưu về tới kinh thành Huế, tác giả đã phát hiện được vẻ đẹp nào của dòng sông Hương và gọi tên cho mỗi vẻ đẹp ấy là gì?
- GV chốt lại các ý kiến phát biểu của học sinh và khẳng định lại vấn đề.
- GV (hỏi tiếp): Trong phần 2 này còn có thể chia làm mấy đoạn nhỏ? Đặt tên cho từng đoạn. (Gợi ý : có thể chia đoạn theo nhiều cách khác nhau)
- GV chốt lại.
Đoạn 1:
- GV dẫn dắt và nêu câu hỏi: Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào khi nó còn ở “giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”? Từ đó hãy phát hiện điều thú vị trong cách cảm nhận của tác giả về thủy trình của con sông khi nó bắt đầu về xuôi.
(Gợi ý: tác giả đã ví sông Hương với hình ảnh nào? Ý nghĩa của hình ảnh đó?)
- GV gợi mở: vẻ đẹp cũng như hành trình đến với người tình đích thực của “người gái đẹp” sông Hương đã được khắc họa như thế nào dưới ngòi bút tài hoa của tác giả?
(Gợi ý: phân tích những đặc sắc trong cách miêu tả của nhà văn; qua nghệ thuật sử dụng từ ngữ, cách hành văn và các biện pháp nghệt thuật khác.)
- GV tiếp tục định hướng để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp thứ 2 của sông Hương khi ở ngoại vi thành phố.
Đoạn 2:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, hai nhóm làm cùng một nội dung. 
Nội dung 1: tìm và phân tích ra vẻ đẹp thứ nhất của sông Hương khi chảy về thành phố(nhóm 1,2)
Nội dung 2: tìm và phân tích ra vẻ đẹp thứ hai của sông Hương khi chảy về thành phố (nhóm 3,4)
+GV phát phiếu hỏi.
(Thảo luận trong 5phút)
- GV gọi nhóm 1 trình bày, ghi tóm tắt ý kiến của các em lên bảng.
- Gọi một học sinh thuộc nhóm 2 bổ sung, ghi ý kiến bổ sung lên bản.
GV nhận xét và chốt lại nội dung 1
- GV gọi nhóm 4 trình bày nội dung 2, ghi tóm tắt ý kiến của các em lên bảng.
- GV gọi 1 HS nhóm 3 bố sung, ghi ý kiến bổ sung lên bảng.
GV nhận xét và chốt lại nội dung 2.
- GV mở rộng: qua việc tìm hiểu hai vẻ đẹp trên của sông Hương thấy được những nét gì trong tình cảm của nhà văn?
Đoạn 3:
- GV hỏi: phát hiện của tác giả về nét riêng, độc đáo của dòng sông khi ra khỏi thành phố?
Tình cảm của tác giả ở đoạn này.
- GV chốt lại ý chính của đoạn 2.
*GV yêu cầu HS tóm lược lại những vẻ đẹp đa dạng, độc đáo của sông Hương từ cội nguồn đến khi chia tay thành phố Huế. Qua đó rút ra nhận xét về tình cảm, thái độ của nhà văn.
- GV gọi 1 HS trình bày và gọi 1 HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại bằng cách trình chiếu Powerpoint
*Phần 3:
- GV hỏi: Từ góc độ lịch sử nhà văn đã phát hiện vẻ đẹp nào của dòng sông Hương? 
(gợi ý: HS bám sát vào phần SGK từ “hiển nhiên làtrong cảm xúc đột ngột của một lời thề”)
- GV gợi mở: tại sao khi nói đến sự hủy diệt của bom đạn Mĩ, đối với sông Hương tác giả lại so sánh với sự mất mát xảy ra trong nền văn minh châu Âu?
- GV hỏi: Hãy phát hiện và lí giải vẻ đẹp dòng sông Hương trong đời thường (GV định hướng HS bám sát vào SGK từ “sông Hương là vậy.. của dòng sông” )
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu đoạn cuối cùng và trả lời câu hỏi: vì sao sông Hương có thể trở thành dòng sông thi ca?
- GV nhận xét phần thảo luận của HS và chốt lại vấn đề.
- GV gọi một vài HS trình bày những câu thơ của các nghệ sĩ khác viết về dòng sông Hương mà các em sưu tầm được. 
- GV nhận xét về điểm làm nên nét đặc sắc của đoạn văn
- GV hỏi: Bài bút ký này có điều gì đặc sắc trong kết thúc?
- GV nhận xét và bổ sung kiến thức về ý nghĩa việc đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
V. Củng cố luyện tập
- Câu hỏi luyện tập:
1. Nội dung chính của bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
2. Vì sao có thể nói Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương? Chất thơ ấy thể hiện như thế nào và nhờ những yếu tố gì?
* Gợi ý trả lời:
1. Vẻ đẹp dòng sông Hương – biểu tượng cho vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế.
2. Những cảm xúc và suy nghĩ, những so sánh và liên hệ, giọng văn, nhịp văn, cách bố cục.
VI. Kiểm tra – đánh giá
Lồng các câu hỏi kiểm tra trong quá trình hướng dẫn tìm hiểu bài (kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà, kiểm tra kiến thức vừa tiếp thu, kiểm tra sự kết nối giữa kiến thức cũ và kiến thức mới), tập trung đánh giá qua câu hỏi luyện tập.
Thực hiện quá trình kiểm tra – đánh giá suốt giờ dạy, thu thập thông tin từ phía HS không chỉ qua việc đánh giá cho điểm đầu giờ, qua câu hỏi, bài tập mà còn thông qua việc quan sát hành động, thái độ, khả năng lĩnh hội kiến thức của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docxAi da dat ten cho dong song Hoang Phu Ngoc Tuong.docx