Giáo án Ngữ văn 12 (4 cột): Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

Giáo án Ngữ văn 12 (4 cột): Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên

I/ Ý nghĩa biểu tượng của con tàu và địa danh Tây Bắc

 Biểu tượng con tàu: sự thật chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Đây là biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến những miền xa xôi, đến với nhân dân đất nướcvà cũng là đến với những ước mơ, những ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật.

 Tây Bắc vừa là một nơi cụ thể vừa là những miền xa xôi của Tổ quốc nơi diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt. Nơi đó có cuộc sống gian lao nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi khắc ghi những kỷ niệm không thể quên. Đây là ước mơ ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật.

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1792Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 (4 cột): Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết TIẾNG HÁT CON TÀU
	~ Chế Lan Viên ~
I/ Mục tiêu cần đạt : giúp HS
	_ Hiểu ý nghĩa biểu tượng của ảnh con tàu và địa danh tây Bắc, ý nghĩa nhanh đề.
	_ Nội dung và nghệ thuật chính của đoạn thơ.
II/ Phương pháp : Phát vấn, gợi mở.
Tác giả
Hoàn cảnh sáng tác
Câu hỏi và đề bài
Nội dung chính
_ Con đường thơ của Chế Lan Viên trải qua nhiều biến động với những trăn trở tìm tòi không ngừng.
_ Thơ ông có phong cách rõ rệt, nổi bật nhất là chất suy tưởng, trí lí mang vẻ trí tuệ và sự đa dạng, hong phú của thế giới hình ảnh.
Những năm 1958 – 1960, miền Bắc có tổ chức cụôc vận động nhân dân miền xuôi đi xây dựng vùng kinh tế mới Tây Bắc. Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên ít nhiều được gợi cảm hứng từ sự kiện kinh tế – xã hội đó. Tuy nhiên, về cơ bản bài thơ là khúc hát về lòng biết ơn, về tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, với đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.
Câu hỏi 1 : Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc ? 
Câu hỏi 2 : Ý nghĩa nhan đề ?
I/ Ý nghĩa biểu tượng của con tàu và địa danh Tây Bắc
 Biểu tượng con tàu: sự thật chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Đây là biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến những miền xa xôi, đến với nhân dân đất nướcvà cũng là đến với những ước mơ, những ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật.
 Tây Bắc vừa là một nơi cụ thể vừa là những miền xa xôi của Tổ quốc nơi diễn ra cuộc kháng chiến chống Pháp ác liệt. Nơi đó có cuộc sống gian lao nặng nghĩa tình của nhân dân, nơi khắc ghi những kỷ niệm không thể quên. Đây là ước mơ ngọn nguồn cảm hứng nghệ thuật.
II/ Ý nghĩa nhan đề
 Bài thơ ra đời khi chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh con tàu thực chất là hình ảnh biểu tượng, thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
 Tiếng hát con tàu, như vậy, là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ- một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lý tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất
Đề bài : Phân tích đoạn thơ.
 Phân tích hai khổ thơ đầu.
Phân tích 9 khổ thơ giữa.
nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
III/ Ý nghĩa đoạn thơ
 1/ Hai khổ đầu : Sự trăn trở, giục giã lên đường
 _ Những câu hỏi tu từ mở đầu bài thơ như nhắc nhở mọi người đến với Tây Bắc “ Tàu đang đói một vầng trăng” đang cần những động lực để nó chạy trên con đường Tổ Quốc -> khát vọng thoát ra khỏi đời sống chật hẹp của tâm hồn. 
 _ Câu trả lời tạo thế đối lập giữa phê phán và mời gọi “Tâm hồn anh chờ anh trên kia” -> tự phê, tự vấn.	
ð Sự trăn trở, chuẩn bị bước vào cuộc hành trình lớn.
 2/ Chín khổ tiếp : Hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến
 _ Hạnh phúc trở về với cuộc đấu tranh Cách Mạng giàu truyền thống của nhân dân như con về với me.ï
 _ Trở về với mạch sống mãnh liệt của tâm hồn nghệ sĩ.
 “Xứ thiêng liêng, rừng núi đã anh hùng
	 Như chiếc nôi ngừng bỏng gặp cánh tay đưa.
 Cách xưng hô ấm áp tình cảm gia đình. Điệp từ “nhớ” và những hình ảnh so sánh có tính quy luật tất yếu, thể hiện nhu cầu sống còn (nai – suối, cỏ, chim én – mùa xuân,trẻ thơ – sữa, nôi ngừng – cánh tay đưa).
 _ Hoài niệm sâu nặng nghĩa tình về nhâ dân và kháng chiến.
 + Nhớ người anh du kích mà cuộc đời bình dị “Chiếc áo nâu.cho con”
 + Nhớ thằng em liên lạc “rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc” để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 10 năm ròng.
 + Nhớ mẹ già bên bếp lửa hồng chăm sóc chiến sĩ.
Điệp từ “nhớ” diễn tả một nỗi nhớ mãnh liệt, bao quát cả một vùng kỉ niệm “Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương” câu hỏi tu từ Ỉ nghĩa tình sâu nặng của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người Tây Bắc.
 _ Tiếp tục dòng hoài niệm nhưng có khuynh hướng khái quát hơn để rút ra những quy luật già tính triết lý “Khi ta ở, chỉ là nơi đất
 Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn”
ð Phải có một khoảng cách về không gian và thời gian người ta mới cảm nhận hết giá trị những điều gần gũi quen thuộc.
* N.T: _ Hình ảnh biểu tượng, hình ảnh ẩn dụ, so sánh sâu sắc mang tính triết lý.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieng hat con tau.doc