Giáo án Ngữ văn 11 tuần 9

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 9

Tuần: 9

Tiết: 33

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.

 - Yêu cầu về một cách so sánh.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.

 - Viết các đoạn văn so sánh với một ý cho trước.

 - Viết bài văn nghị luận xá hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Xem bài, soạn bài theo hdhb

III. PHƯƠNG PHÁP:

 Hoạt động nhóm, hỏ đáp, diễn giảng

 

doc 6 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Tiết: 33
THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.
	- Yêu cầu về một cách so sánh.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.
	- Viết các đoạn văn so sánh với một ý cho trước.
	- Viết bài văn nghị luận xá hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Xem bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏ đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu.
+ GV: Đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh trong văn bản là gì?
+ GV: Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng trong văn bản là gì?
+ HS trả lời GV tổng hợp
+ GV: Mục đích của việc so sánh là gì?
+ HS trả lời và nhận xét bổ sung.
+ HS nêu tác dụng của việc so sánh.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh.
+ GV: Mục đích, yêu cầu của việc so sánh là gì?
+ HS: trả lời, GV tổng hợp?
HĐ2: 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu.
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu ở SGK và trả lời các câu hỏi.
+ HS đọc ngữ liệu và trả lời theo yêu cầu sgk.
 + GV: Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của NTT với các quan niệm nào?
 + GV: gợi ý để HS phát hiện căn cứ so sánh.
+ GV: Mục đích của việc so sánh là gì?
+ HS phát biểu GV tổng hợp.
+ GV: Cách so sánh của tác giả là gì? Nêu dẫn chứng chứng minh?
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cách so sánh.
- HS: Trả lời theo phần Ghi nhớ.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- GV: Gợi ý:
 -> Tác giả khẳng định Đại Việt có đầy đủ những thuộc tính của một quốc gia văn minh như TH: có văn hóa, phong tục tập quán, chính quyền, hào kiệt. Dù vậy, ĐV cũng có những mặt khác: văn hóa, lãnh thổ, phong tục, chính quyền riêng, hào kiệt.
 -> Những điều khác nhau đó cho thấy ĐV là một nước độc lập tự chủ, mọi âm mưu thôn tính, sáp nhập ĐV vào lãnh thổ TQ là trái với đạo lí, không thể chấp nhận được.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Đối tượng được so sánh:Văn Chiêu hồn. Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Truyện Kiều.
 - Điểm giống và khác nhau giữa hai đối tượng.
 + Giống: đều nói về con người. 
 + Khác: 
 -> Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm và Truyện Kiều: bàn về con người ở cõi sống. 
-> Văn chiêu hồn: bàn về con người ở cõi chết.
- Mục đích của việc so sánh: 
 + Nhận định: yêu người là một truyền thống cũ. 
 + Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm: nói về một lớp người.
+ Truyện Kiều: nói về một xã hội người. 
+ Với Văn chiêu hồn: thì cả loài người được bàn đến (lúc sống và lúc chết.)
- Tác dụng: làm sáng tỏ vững chắc hơn lập luận của người viết.
2. Mục đích và yêu cầu của lập luận so sánh:
 - Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. 
 - So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
 - Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói (viết).
* Ghi nhớ (SGK ý 1)
II. CÁCH SO SÁNH:
 1. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm soi đường của NTT với các quan niệm sau:
 + Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm”: cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là cuộc sống của nhân dân được nâng cao.
 + Quan niệm của những người hoài cổ: cho là chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác trong sạch như xưa thì cuộc sống của người nông dân được cải thiện
- Căn cứ để so sánh:
 Dựa vào sự phát triển tính cách của của nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn với sự phát triển tính cách của một số tác phẩm khác cũng viết về nông thôn thời kì ấy, nhưng theo hai quan niệm trên .
- Mục đích so sánh:
Chỉ ra ảo tưởng của 2 quan niệm trên để làm nổi rõ cái đúng của NTT: người nông dân phải đứng lên chống lại những kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
- Đoạn trích tập trung SS về việc chỉ con đường phải đi của người nông dân trước 1945. 
Dẫn chứng: “Còn NTT thì xúi người nông dân nổi loạn  thì còn là cái gì nữa”.
2. Cách so sánh:
- So sánh tương đồng và so sánh tương phản.
* Ghi nhớ (SGK ý 2)
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tập viết các đoạn văn vận dụng thao tác lập luận so sánh.
	- Chuẩn bị bài viết số 3 (ba câu theo cấu trúc đề thi)
Tiết: 36
NGỮ CẢNH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Nắm được khái niệm ngữ cảnh;
	- Các nhân tố của ngữ cảnh như: nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ
	- Vai trò cua ngữ cảnh trong nói và nghe.
	2. Kỹ năng:
	- Các kỹ năng tạo lập văn bản.
	- Kỹ năng lĩnh hội văn bản.
	- Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu, văn bản
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu.
+ GV: Giới thiệu bài bằng một câu chuyện cần quan tâm đến ngữ cảnh (Ví dụ chuyện dân gian “Nhưng nó phải bằng hai mày!”)
+ GV: Yêu cầu học sinh phân tích ngữ liệu trong SGK.
+ HS: Phân tích ngữ liệu trong SGK.
* GV lấy thêm ví dụ từ thực tế đời sống.
- Từ những điều đã phân tích trên, em hiểu ngữ cảnh là gì?
+ HS: Trả lời, 
+ GV: Nhắc khái niệm chính xác 
HĐ2:
+ GV: Ngữ cảnh bao gồm những nhân tố nào? Các nhân tố của ngữ cảnh có quan hệ như thế nào?
+ HS: Trao đổi, trả lời và nhận xét.
+ GV tổng hợp.
HĐ3
- Cho học sinh tìm hiểu mục III, và trả lời các câu hỏi.
+ GV: Cho biết vai trò của ngữ cảnh đối với quá trình sản sinh VB?
+ GV: Vai trò của ngữ cảnh đối với việc lĩnh hội văn bản?
+ HS: đọc ghi nhớ sgk.
+ HS: Đọc ghi nhớ.
HĐ4 
- Hướng dẫn học sinh luyện tập .
+ GV: Gọi học sinh đọc bài tập.
+ HS: Đọc và trả lời theo yêu cầu sgk.
+ GV: Bối cảnh cụ thể của câu văn là gì?
+ GV: Hãy xác định hiện thực được nói tới của câu thơ?
+ HS trả lời, nhận xét; GV tổng hợp.
+ GV: Hình ảnh bà Tú được thể hiện trong những từ ngữ, hình ảnh nào?
+ HS trả lời, GV tổng hợp.
* GV giảng nhờ những từ ngữ trên, ta có hiểu được bà Tú là người như thế nào.
+ GV: Dựa vào đâu mà Tú Xương có thể viết được những câu thơ trên?
Gợi ý: Bài tập 4:
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là cơ sở để xuất hiện những câu thơ trong bài:
- Năm 1987: Chính quyền thực dân bắt các sĩ tử từ Hà Nội xuống thi tại các trường ở Nam Định.
- Hai vợ chồng quan toàn quyền Đông Dương đến dự lễ xướng danh
+ GV: Xác định mục đích nói của câu hỏi?
+ HS: trả lời và chốt lại.	
I. KHÁI NIỆM:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Câu “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”: nếu đột nhiên nghe câu này thì ta không thể hiểu được.
- Đặt trong bối cảnh phát sinh ra câu nói, ta có thể hiểu.
 + Câu nói đó là của chị Tí bán hàng nước.
 + Chị nói câu này với những người bán hàng xung quanh mình (chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác xẩm)
 + Chị nói câu này vào một buổi chiều tối, tại một phố huyện nhỏ trong lúc mọi người đều chờ khách hàng.
 + Họ là những “người phu gạo hay phu xe, thỉnh thoảng mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi và hút điếu thuốc lào.”
 + Rộng hơn, câu nói trên diễn ta trong bối cảnh XH VN trước CM tháng Tám.
=> Nhờ bối cảnh trên ta mới hiểu ý nghĩa câu nói của chị Tí.
2. Khái niệm:
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH:
1. Nhân vật giao tiếp:
- Người tạo lập;
- Người lĩnh hội.
2. Bối cảnh ngôn ngữ:
- Bối cảnh giao tiếp rộng: Địa lí, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội..
- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Nơi chốn, thời gian và các sự việc xảy ra xung quanh.
- Hiện thực được nói tới: Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp, hoặc hiện thực bên trong tâm trạng con người.
3. Văn cảnh:
 Lời đối thoại hoặc lời đơn thoại, dạng nói hay dạng viết, nằm trước hay sau một đơn vị ngôn ngữ khác.
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH:
1. Đối với người nói (viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn:
 Ảnh hưởng, chi phối nội dung lời nói, câu văn.
2. Đối với người nghe (đọc) và quá trình lĩnh hội lời nói, câu văn:
 Là căn cứ để lĩnh hội đúng lời nói, câu văn.
*Ghi nhớ sgk.
IV. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Bối cảnh đất nước: thực dan Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.
- Bối cảnh câu văn:
- Tin tức về kẻ thù đã có từ mười tháng rồi, nhưng chưa thây lệnh quan. 
- Trong khi chờ đợi, người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.
2. Bài tập 2:
- Hiện thực bên ngoài: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. 
- Hiện thực bên trong: tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của nhân vật trữ tình.
3. Bài tập 3:
- Các từ ngữ:
“Lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”, thời gian “quanh năm”, không gian “mom sông”, công việc “buôn bán”, công lao “nuôi đủ năm con với một chồng”
- Ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con.
.
5. Bài tập 5: 
- Bối cảnh hẹp: Lúc đi đường, hai người lạ nói chuyện với nhau.
- Tình huống: hỏi đồng hồ.
- Mục đích: hỏi về thời gian.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Liên hệ với Văn bản đã học để thấy hoàn cảnh sáng tác và hiểu biết về tác giả chính là cơ sở để hiểu văn bản.
	- Đọc và soạn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 
Duyệt tuần 10 - 04/10/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT9.doc