Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8

Tuần: 8

Tiết: 29

THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Nâng cao hiểu biết về nghĩa của từ trong sử dụng như hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa.

 - Tích hợp với văn bản Chiếu cầu hiền, với tập làm văn ở các bài nghị luận

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ.

 - Lĩnh hội và phân tích sự khác biệt cùng giá trị của từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi được chọn sử dụng trong lời nói.

 - Dùng từ theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa trong sử dụng.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo sgk

 

doc 8 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1322Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tiết: 29
THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Nâng cao hiểu biết về nghĩa của từ trong sử dụng như hiện tượng chuyển nghĩa của từ, quan hệ giữa các từ đồng nghĩa. 
	- Tích hợp với văn bản Chiếu cầu hiền, với tập làm văn ở các bài nghị luận
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết và phân tích các nghĩa khác nhau của từ.
	- Lĩnh hội và phân tích sự khác biệt cùng giá trị của từ trong nhóm từ đồng nghĩa khi được chọn sử dụng trong lời nói.
	- Dùng từ theo nghĩa mới phù hợp với ngữ cảnh, lựa chọn từ đồng nghĩa trong sử dụng.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo sgk
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
- GVgọi học sinh lên bảng sửa bài tập 1, 2 các học sinh khác theo dõi.
- HS làm bài bài tập 1 trên bảng.
- GV nhận xét, sửa chữa. 
- HS lần lượt trả lời bài tập 2 tại chổ.
- GV nhận xét, sửa chữa. 
HĐ2
- GV gọi học sinh làm bài tập 3, 4 các học sinh khác theo dõi.
- HS lần lượt trả lời và nhận xét.
- GV tìm các từ đồng nghĩa của từ cậy, nhờ? Các từ này có nghĩa chung, riêng như thế nào?
- HS trả lời và nhận xét. GV tổng hợp.
*GV gợi ý cách dùng từ của Nguyễn Du.
HĐ3
- GV chọn các từ phù hợp về nét nghĩa với các câu văn đã cho?
- HS chọn và giải thích cách chọn của mình.
- GV nhận xét và tổng hợp
1. Bài tập 1:
- Trong câu thơ này, từ “lá” được dùng với nghĩa gốc: bộ phận của cây, ở ngọn, cành; màu xanh, mỏng, có bề mặt.
- Các trường hợp chuyển nghĩa của từ:
 + lá chỉ bộ phận cơ thể người.
 + lá dùng với các từ chỉ vật bằng giấy.
 + lá dùng với các từ chỉ vật bằng vải.
+ lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ.
+ lá dùng với các từ chỉ vật bằng kim loại.
- Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dang mỏng, dẹt, có bề mặt hoặc có cuống (như lá cây).
2. Bài tập 2:
- Ta vừa tóm được một cái lưỡi.
- Nó có chân trong ban cán sự lớp.
- Nguyeãn Du laø nhaø thô có trái tim nhân hậu.
- Khó qua được những vị có tai mắt trong làng lắm.
3. Bài tập 3:
- “ Nói ngọt lọt đến xương.”
- “Giọng hỏi mới chua chát làm sao.”
- “Những đắng cay trong cuộc sống đã làm chị không còn biết khóc than khi hữu sự.”........
4. Bài tập 4
* Từ cậy: ->nhờ là từ đồng nghĩa.
- Nghĩa chung: bằng lời nói tác động đến người khác mong họ giúp mình làm một việc gì đó.
- Nghĩa riêng: “cậy” thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả chắc chắn của sự giúp đỡ ấy.
* Từ chịu: -> nhận, nghe, vâng lời. là từ đồng nghĩa.
- Nghĩa chung: chỉ sự đồng ý, chấp thuận.
- Nghĩa riêng: 
+ nhận: tiếp nhận đồng ý một cách bình thường; nghe, 
+ vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đới với người trên với thái độ ngoan ngoãn, kính trọng; 
+ chịu: chấp nhận theo một lẽ nào đó mà không thể từ chối dù có thể không hài lòng.
=> Trong hoàn cành của TKiều, dùng các từ cậy, chịu là thích hợp hơn.
5. Bài tập 5:
- Câu a:
 + Từ “ Canh cánh”: vừa chỉ việc thường xuyên xuất hiện trong NKTT, vừa chỉ tâm tư day dứt triền miên của Bác Hồ
=> Nhấn mạnh lòng yêu nước của Người.
+ Các từ khác: chỉ có giá trị nói đến tấm lòng nhớ nước như là một đặc điểm nội dung của NKTT.
- Câu b:
+ Có thể dùng từ dính dáng hoặc liên can
+ Các từ khác không hợp về nghĩa.
- Câu c:
- Dùng từ bạn có tính chung và hợp với việc ngoại giao. 
- Các từ bầu bạn, bạn bè, bạn hữu có nghĩa khái quát và chỉ số nhiều. không phù hợp hoặc quá suồng sã. 
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Tìm thêm ngữ liệu trong ngôn ngữ hằng ngày về sự chuyển nghĩa của từ và lí giải sự chuyển nghĩa đó.
	- Phân tích để nhận ra nghĩa của các từ đứng và qùy trong câu tục ngữ “Chết đứng còn hơn sống quỳ”
Tiết: 30
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 2
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Ôn tâp, củng cố kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận.
- Rèn luyện năng lực thẩm định, đánh giá; tự phát hiện lỗi và sửa lỗi. 
	2. Kỹ năng: Rút kinh nghiệm về cách phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, xem lại lí thuyết
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
- Ôn tập kĩ năng phân tích đề.
+ GV nhắc lại đề bài, kiểu đề?
+ GV nội dung: hình ảnh bà Tú lam lũ, chịu thương, chịu khó
- GV mở bài có thể giới thiệu những gì?
- HS trả lời và nhận xét. GV tổng hợp.
- GV cho HS thảo luận nhanh để xác định các luận điểm cơ bản.
- HS thảo luận, phát biểu, nhận xét và bổ sung.
* GV gợi ý các ý trong phần kết bài.
HĐ2
- GV dựa vào bài viết để nhận xét với một số ý, đoạn văn tiêu biểu.
- GV nhận xét các bài làm chưa thật sự tốt, đọc một số đoạn, bài sai về chính tả, dùng từ, đặt câu, viết đoạn
- GV cho HS nhận bài làm của mình. Đọc và xác định xem bài của mình đã đạt được các ý nào, lỗi nào nhiều nhất. 
- HS tiến hành sửa lỗi cơ bản về chính tả.
- GV gọi HS có số điểm cao nhất lớp đọc cho tập thể nghe.
- GV đọc điểm thống kê công khai cho cả lớp biết.
- HS ý kiến, nếu có.
I. PHÂN TÍCH ĐỀ VÀ LẬP DÀN Ý:
1. Phân tích đề:
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài:
 - Hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
 - Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương.
b. Thân bài:
 - Người vợ lặn lội, sớm khuya vất vả quanh năm.
 - Nỗi gian truân vì gánh nặng gia đình.
 - Sử dụng sáng tạo chất liệu VHDG về hình ảnh con cò.
c. Kết bài:
 - Khẳng định giá trị của bài thơ.
 - Liên hệ với phẩm chất của người phụ hôm nay.
II. NHẬN XÉT, TRẢ BÀI, THỐNG KÊ:
1. Nhận xét:
 a. Ưu điểm: 
 - Về nội dung: Các bài viết đã cố gắng làm rõ luận đề, nêu được các ý cơ bản.
 + Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
 + Thân phận bất hạnh và phẩm chất của người phụ nữ.
 + Liên hệ mở rộng.
- Về kĩ năng : 
 + Đa phần nhận diện đúng và hiểu chủ ý của đề.
 + Vận dụng được kĩ năng phân tích và phát biểu cảm nghĩ.
 + Bố cục bài viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu, dựng đoạn đa phần đạt yêu cầu.
b. Khuyết điểm:
- Về nội dung: 
+ Một số bài viết chưa làm rõ được luận đề.
 + Chưa nhìn nhận vấn đề trên các phương diện. 
- Về kĩ năng:
 + Một số bài viết còn mắc những lỗi khá sơ đẳng về chính tả. 
 + Chưa nắm vững thao tác lập luận phân tích nên chưa tổng hợp được vấn đề.
+ Thao tác so sánh chưa đạt yêu cầu. 
2. Trả bài:
3.Thống kê điểm
Lớp 
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
11a
11b
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Xem lại lí thuyết về bài viết.	
	 - Chuẩn bị bài khái quát
Tiết 31,32
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX 
ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Hiểu được một số nét nổi bật của hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa VN đầu TK XX đến CMT Tám 1945. Đó là cơ sở hình thành nền VHVN hiện đại.
 	- Nắm vững những đặc điểm cơ bản và những thành tựu chủ yếu của VHVN hiện đại.
	- Hiểu sơ bộ những nét chủ yếu về các khái niệm xu hướng và trào lưu VH để có thể vận dụng những kiến thức đó học các tác giả, tác phẩm cụ thể.
2. Kỹ năng: Biết cách phân tích, nhận xét, đánh giá những tác giả, tác phẩm văn học mới.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa.
+ GV: Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa VN trong thời kì gần nửa TK ấy có những nét chính gì?
+ HS: Đọc SGK trang 83,84, trả lời.
+ GV: Ảnh hưởng của những đặc điểm ấy đối với việc hình thành và phát triển nền VH nước ta?
+ HS: Đọc SGK trang 83,84, trả lời.
+ GV: Hiện đại hóa là gì? Nội dung và tiến trình hiện đaị hóa VHVN diễn ra như thế nào?
+ HS: Đọc SGK trang 83, 84, trả lời.
+ GV: Dựa vào SGK trang 83, 84, trình bày tóm tắt quá trình HĐH của VHVN. Các giai đoạn trên khác nhau ở những điểm nào? Nêu tên ở mỗi giai đoạn một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu nhất.
+ HS: Trình bày dựa vào SGK.
- Tìm hiểu Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển
+ GV: VHVN chia làm mấy bộ phận? Vì sao có sự phân chia ấy? Căn cứ để phân chia?
+ HS: Thảo luận phát biểu.
+ GV: Định hướng: 
 ->Vì VHVN giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước thuộc địa, ảnh hưởng của chính sách kinh tế, văn hóa của TD pháp; ảnh hưởng sâu sắc của các phong trào yêu nước.
 -> Căn cứ vào thái độ chính trị của các nhà văn (chống Pháp trực tiếp hay không trực tiếp) để chia là 2 bộ phận: VH công khai và VH không công khai.
+ GV: BP VH công khai chia thành mấy xu hướng? Kể tên, nêu đặc điểm ?
+ HS: Tham khảo SGK trả lời.
+ GV: Những biểu hiện của việc phát triển mau lẹ, nhanh chóng là gì? Nguyên nhân?
+ HS: Trả lời và nhận xét.
* GV: Định hướng: về số lượng, chất lượng, tuổi đời các tác giả.
HĐ2: 
- Tìm hiểu nội dung của văn học thời kì này.
+ GV: Hai truyền thống lớn của VHVN là gì? 
+ HS: Khái quát phát biểu và bổ sung.
+ GV:Truyền thống yêu nước và nhân đạo trong thời kì này có thêm những nét gì mới? Dẫn chứng?
. 
 - Tìm hiểu thể loại và ngôn ngữ của văn học thời kì này.
 + GV: Về thể loại và ngôn ngữ giai đoạn này có những đóng góp gì?
+ HS: Trả lời, GV tổng hợp.
HĐ 3: 
- HS đọc ghi nhớ sgk.
- GV: Nêu bài tập:
 + Có sự phân biệt rạch ròi và tuyệt đối giữa các xu hướng, bộ phận VH thời kì 1900 – 1945 hay không? Vì sao? 
+ Tại sao nói giai đoạn 1900 – 1930 là giai đoạn giao thời? Người được xem là cây cầu nối giữa 2 thế kỉ thơ ca VN là ai?
- GV: Gọi học sinh trả lời và GV chốt lại.
I. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VHVN TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN CM 8/1945.
1.Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa:
- Hoàn cảnh lịch sử xã hội: 
+ Pháp đẩy mạnh việc khai thác thuộc địa. 
+ Xã hội biến đổi, nhiều giai cấp xuất hiện. 
+ Đảng ra đời lãnh đạo các phong trào đấu tranh. 
- Văn hóa VN:
+ Thoát khỏi tầm ảnh hưởng của văn hóa TQ, có dịp tiếp thu văn hóa phương Tây.
+ Chữ quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm. Báo chí, xuất bản phát triển.
+ Viết văn trở thành một nghề kiếm sống.
=> Hiện đại hóa là quá trình làm cho VH thoát ra khỏi hệ thống thi pháp VHTĐ và đổi mới theo hình thức VH phương Tây, có thể hội nhập với VH thế giới.
- Ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá:
a. Giai đoạn1: từ 1900 – 1920.
- Là giai đoạn chuẩn bị.
- Các tác phẩm: Thầy La- za- rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Hoàng Tố Oanh hàm oan (Thiên Trung), được coi là hai tác phẩm viết bằng văn xuôi quốc ngữ đầu tiên.
- Thành tựu chủ yếu: thơ văn yêu nước và cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh (chủ yếu viết bằng chữ Hán, Nôm theo thi pháp VHTĐ)
b. Giai đoạn 2: từ 1920 – 1930.
- Quá trình hiện đại hoá đạt được những thành tựu đáng kể.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Cha con nghĩa nặng (Hồ Biểu Chánh), Hầu trời (Tản Đà), Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải)các sáng tác bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc.
- Nhiều yếu tố của VHTĐ vẫn còn tồn tại.
c Giai đoạn thứ 3: từ 1930 – 1945.
- Quá trình đổi mới hoàn tất, nhiều thành tựu ở mọi lĩnh vực.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Chí Phèo (Nam Cao), Thơ duyên (Xuân Diệu).
2. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.
a. Bộ phận văn học công khai:
- Là VH tồn tại và phát triển trong pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
- Phân hóa thành nhiều xu hướng, trong đó có hai xu hướng chính:
 + VH lãng mạn với đặc trưng:
 -> Là tiếng nói cá nhân nghệ sĩ tràn đầy cảm xúc, phát huy trí tưởng tượng, diễn tả khát vọng, ước mơ; coi con người là trung tâm của vũ trụ, khẳng định và đề cao cái tôi cá nhân riêng tư.
 -> Các đề tài quen thuộc: tình yêu, thiên nhiên, quá khứ, tương lai, cảm xúc, những biến thái tinh vi trong tâm hồn.
 -> Giá trị của VHLM: thức tỉnh ý thức cá nhân, chống lại những thứ lạc hậu, giải phóng cá nhân.
 -> Hạn chế: ít gắn với đời sống chính trị của đất nước.
 -> Thành phần: các nhà thơ mới, nhóm Tự lực văn đoàn..
 + VH hiện thực với đặc trưng:
 -> Thấm đượm tinh thần nhân đạo, phơi bày tình cảnh khốn khổ của người dân, chống sự áp bức bóc lột, phê phán thế sự, lên án sự bất công.
 -> Các đề tài quen thuộc: đời sống người nông dân nghèo, đời sống của người nghèo ở thành thị, bi kịch của những người bị áp bức bóc lột.
 -> Giá trị: phản ánh hiện thực khách quan, cụ thể, xây dựng được những tính cách điển hình trong hòan cảnh điển hình.
 -> Hạn chế: chưa thấy được tiền đồ của nhân dân và tương lai của dân tộc.
b. Bộ phận VH không công khai.
- Là bộ phận VH CM của các nhà chí sĩ, các chiến sĩ và cán bộ CM được sáng tác trong tù.
- Chủ yếu bị đặt ngoài vòng pháp luật của chính quyền TDPK.
 ->VH được coi là vũ khí sắc bén chiến đấu với kẻ thù của dân tộc.
 -> Giá trị: nói lên tình yêu nước, khát vọng tự do của dân tộc, cổ vũ phong trào đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
 -> Hạn chế: một số tác phẩm còn chưa giàu chất nghệ thuật.
 => Hai bộ phận VH này vừa đối lập, vừa ảnh hưởng qua lại với nhau.
3.Văn học phát triển với nhịp độ mau lẹ:
- Biểu hiện: ở tốc độ mau lẹ, ở số lượng tác giả và tác phẩm, chất lượng giá trị của tác phẩm
- Nguyên nhân: 
 + Sự thúc bách của thời đại. 
 + Sự vận động tự thân.
 + Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân.
II. THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA VHVN TỪ ĐÂU TK XX ĐẾN CM 8/ 1945:
1. Về nội dung tư tưởng:
- Hai truyền thống yêu nước và nhân đạo được kế thừa. Có thêm truyền thống mới: dân chủ.
- Yêu nước thời PK gắn với vua. Giai đoạn này yêu nước gắn liền với nhân dân; gắn với lí tưởng của chủ nghĩa xã hội.
- Truyền thống nhân đạo gắn với tinh thần dân chủ, quan tâm đến đời sống nhân dân lao động. Khát vọng giải phóng cá nhân, đề cao tài năng và phẩm giá con người.
2. Về thể loại và ngôn ngữ:
- Thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tùy bút, lí luận phê bình, thơ
- Ngôn ngữ: thoát li khỏi chữ Hán, Nôm, lối diễn đạt công thức ước lệ. Tiếng Việt ngày càng trong sáng giản dị, phong phú, tinh tế.
III. LUYỆN TẬP:
- Giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX: văn học xuất hiện những yếu tố mới:
+ Văn xuôi chữ quốc ngữ xuất hiện
+ Thơ văn các chí sĩ cách mạng có nhiều đổi mới
+ Từ 1920 – 1930: xuất hiện một số tác phẩm có giá trị của các tác giả có sức sáng tạo ở các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch
+ Ở nước ngoài: truyện và kí của Bác Hồ được thể hiện bằng bút pháp hiện đại
- Tuy nhiên, ở hai thời kì đầu, yếu tố trung đại vẫn còn phổ biến ở nhiều thể loại từ nội dung đến hình thức. Đây là giai đoạn được xem là gạch nối của hai thế kỉ, hai thời đại: nhiều sáng tác của các chí sĩ mới mẻ về nội dung nhưng hình thức thể hiện như thể loại, ngôn ngữ, văn tự, thi pháp vẫn còn chịu ảnh hưởng của văn học trung đại.
	4. Hướng dẫn tự học:
Duyệt tuần 8: 4/10/2010
P.HT
	- Lập dàn ý trả lời câu hỏi: vì sao? Như thế nào? – phần a.
	- Lập đề cương bài học theo dàn ý.

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc