Tuần 34
Tiết 115,116
ÔN TẬP VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Khái niệm về văn học hiện đại.
- Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại.
- Bản chất đặc thù : tính hiện đại của tác phẩm.
2. Kĩ năng
Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc và làm bài
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình
Tuần 34 Tiết 115,116 ÔN TẬP VĂN HỌC I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Khái niệm về văn học hiện đại. - Những tác phẩm, tác giả đã học phân theo thể loại. - Bản chất đặc thù : tính hiện đại của tác phẩm. 2. Kĩ năng Nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc và làm bài III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt Câu 1: THƠ TRUNG ĐẠI THƠ MỚI Ra đời trong xã hội phong kiến. Chịu ảnh hưởng thi pháp văn học Trung Quốc. Ra đời trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chịu ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây. Tác giả là tầng lớp nho sĩ, quan lại. Tác giả là trí thức Tây học. Thể hiện “ cái đại chúng” Thể hiện “ cái tôi” một cách tuyệt đối, ý thức cá nhân phát triển. Câu 2: LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG HẦU TRỜI 1. Nội dung: Chí làm trai là chủ động xoay trời đất, làm việc kì lạ, làm chủ cuộc sống Khẳng định sự đóng góp của cá nhân với cuộc đời, tin tưởng vào thế hệ mai sau. Xót xa trước hiện thực đất nước, phê phán nền thi cử Nho học. Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường. - Khẳng định tài năng văn chương hơn người, khao khát muốn thể hiện cái tôi tài hoa, phóng túng giữa cuộc đời của tác giả. - Cuộc sống của người cầm bút. 2. Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn bát cú. Luật và ngôn ngữ thuộc phạm trù văn học trung đại. Xây dựng được hình tượng mang vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng, hình ảnh kì vĩ, mạnh mẽ - Viết năm 1905. Hư cấu truyện Hầu trời -> có sự sáng tạo trong sáng tác. Thể thơ thất ngôn tự do. Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh “Cái tôi cá nhân” vần phảng phất tính “ cái ngông “ của nhà văn Nho tài tử trong thơ ca trung đại thời kỳ cuối. Viết năm 1921 Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt - Cho HS lên hòan chỉnh các yêu cầu: Những nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của các bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà? - Làm rõ tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và văn học hiện đại) về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên. Câu 3 Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu. Hầu trời – Tản Đà. Được viết vào đấu thế kỷ XX, đây là thời kỳ đầu quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Hai bài thơ này đã đề cập đến Cái tôi -> ý thức cá nhân-> khẳng định mạnh mẽ cá nhân nhưng cả hai bài chỉ là gạnh nối của hai thời đại thi ca. Vội vàng – Xuân Diệu đã thể hiện sự cuồng nhiệt hết mình khi giao cảm với thiên nhiên, cuộc sống, con người. Xuân Diệu bộc lộ quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thời gian, đời người và lối sống vội vàng. - Đến Xuân Diệu, quá trình hiện đại hóa văn học mới diễn đạt tới đỉnh cao, hoàn thiện. Câu 4 T. PHẨM NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Vội vàng Tràng giang Đây thôn Vĩ Dạ Tương tư Chiều xuân - Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, với con người, với cái đẹp của thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con ngưởi. Từ đó có quan niệm mới mẻ về nhân sinh. Nỗi buồn về thới gian một đi không bao giờ trở lại, đời người hữu hạn. Để từ đó có cách sống vội vàng. - Huy Cận gửi nỗi buồn của mình, cái tôi cô đơn trước thiên nhiên sông dài trời rộng và cả những vật hữu hình nhỏ bé, trôi nổi. Đồng thờii đọng lại trong tình yêu quê hương đất nước - Bức tranh đẹp trong sự giao cảm với thiên nhiên và con người, để từ đó nhà thơ bộc lộ nỗi buồn gợi nhớ đến bâng khuâng. Một nỗi buồn với bao uẩn khúc trong lòng. Một tình cảm tha thiết với đời, với người - Diễn tả tâm trạng của chàng trai lúc tương tư. Để từ đó thấy được hồn quê hoà lẫn với cảnh quê. Từ thương nhớ đến hờn giận, trách móc, chàng trai bộc lộ khát vọng hạnh phúc lứa đôi. - Bức tranh chiều xuân tiêu biểu ở đống bằng Bắc Bộ hiện lên với không khí và nhịp sống ở nông thôn. - Với cảnh vật của mùa xuân êm ả. - Giọng điệu say mê sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh. - Kết hợp giữa cảm xúc và mạch luận lý. - Bài thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn có giọng điệu gần gũi thân thuộc ở hình ảnh trong thơ. - Giàu hình ảnh biểu hiện nội tâm. Ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng. - Miêu tả diễn biến tâm trạng. Kết hợp giữa hồn quê và cảnh quê. Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị, giọng thơ ngọt ngào, tha thiết làm sống dậy hồn xưa đất nước. - Thủ pháp gợi tả làm nổi bật không khí, nhịp sống ở nông thôn. - Dùng cái động để tả cái tĩnh. Câu 5: T. Phẩm NỘI DUNG NGHỆ THUẬT Chiều tối Lai Tân Từ ấy Nhớ đồng - Tình yêu thiên nhiên, yêu cuôc sống ý chí vươn lên hòan cảnh khắc nghiệt của người tù cộng sản. Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan của Bác. - Bài thơ như một tứ cười hóm hỉnh đầy tính chất trào lộng thâm thúy vào xã hội Trung Hoa dân quốc thời TGT. - Lời tâm nguyện của người thanh niên trong bứơc đừng giác ngộ lý tưởng Đảng. Đồng thời bộc lộ niềm vui, say, tràn trề sức sống khi đón nhận lý tưởng Đảng - Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với quê hương, con người. Qua đó bộc lộ niềm say mê lý tưởng, khát khao tự do. - Bài thơ là sự kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại. Mạch thơ có sự vận động mạnh mẽ. - Tạo nên kết cấu đặt biệt ở câu cuối để có giọng diệu châm biếm nhẹ mà đau - Vận động về tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu - Sử dụng thơ có kết cấu điệp (từ, kiểu câu). Thể hiện diễn biến tâm trạng Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt - Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ “Tôi yêu em”? - Phân tích hình tượng nhân vật B-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của? - Phân tích hình tượng nhân vật hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong truyện ngắn Người cầm quyền khơi phục uy quyền của (Huy- go). Câu 6: - Lời giãi bày tình yêu chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha nhưng thẫm đầy nỗi buồn. Ngôn ngữ giản dị kết hợp giữa cảm xúc là lý trí. Câu 7: Hình ảnh của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX sống bạc nhược , bảo thủ, ít kỷ. Xây dựng nhân vật điển hình, giọng kể chậm, diễu cợt kết hợp với sự buồn đời. Tác giả thức tỉnh mọi người không thể sống như thế này nữa Câu 8: Là ngừơi ban phát tình thương cho những kẻ khốn khổ. Là người chịu nhiều thiệt thòi vì người khác. Lối xây dựng nhân vật đối lập, cử chỉ, lời nói, nụ cười ttrên môi của Giăng làm nhân vật thêm đặc sắc. -> Tác giả muốn khẳng định: Trong hòan cảnh bất công con người chân chính vẫn có niềm tin vào tương lai dựa vào tình yêu thương. 4. Hướng dẫn tự học: - Liết kê các tác phẩm đã học: Thơ, văn nghị luận, văn học nước ngoài. - Đặc điểm của văn học hiện đại. - Soạn ôn tập tiếng Việt. Tiết 117 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức - Hệ thống hoá và ôn tập những kiến thức thuộc ba lĩnh vực chủ yếu - Kiến thức chung về tiếng Việt: đặc điểm loại hình của tiếng Việt, từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân; - Kiến thức về hoạt động giao tiếp ngôn ngữ: ngữ cảnh, nghĩa của câu; - Kiến thức về phong cách ngôn ngữ: phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Kĩ năng - Nhận biết và phân tích các yếu tố ngôn ngữ, hiện tượng ngôn ngữ (các thành phần nhĩa của câu, sự biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng của cá nhân trong ngôn ngữ văn bản, sự chi phối của ngữ cảnh đến nội dung và hình thức ngôn ngữ của văn bản). - Hệ thống hoá kiến thức bằng bảng tổng hợp trong đó có sự so sánh đối chiếu (hai thành phần nghĩa của câu, đặc điểm loại hình của tiếng Việt, đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận). II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc và làm bài III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt - HS dựa vào bài soạn, trả lời câu hỏi trong SGK (theo nhóm) - GV tổng hợp kiến thức những câu hỏi khó, lập bản so sánh. - Phân biệt ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân? - So sánh nghĩa sự việc và nghĩa tình thái? - Phân tích 2 thành phần nghĩa trong câu nói. - Tìm ví dụ minh hoạ cho những đặc điểm loại hình tiếng Việt và ghi vào bảng so sánh. + Ví dụ: Chúng/ta - đang - ôn/tập - tiếng/Việt. (7 tiếng, 7 âm tiết, 4 từ). + Ví dụ: Tôi rất nhớ anh ấy và anh ấy cũng rất nhớ tôi. + Ví dụ: Anh yêu em >< em yêu anh, Anh và em. - Đặc trưng cơ bản của phong ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận Câu 1: *Ngôn ngữ chung: - Bao gồm những yếu tố chung cho mọi thành viên trong xã hội như: âm, tiếng, từ - Có qui tắc ngữ pháp chung mà mọi thành viên phải tuân thủ như: tổ chức câu, trật tự từ, dấu câu - Là sản phẩm chung của xã hội, được dùng làm phương tiện giao tiếp xã hội. * Lời nói cá nhân: - Sự vận dụng các yếu tố chung để tạo thành các lời nói cụ thể. - Vận dụng linh hoạt các qui tắc ngữ pháp. - Mang dấu ấn cá nhân về nhiều phương diện như : Trình độ, hoàn cảnh sống, sở thích cá nhân. Câu 5: a.Khái niệm: - Nghĩa sự việc: Nghĩa chỉ sự vật, sự việc trong câu - Nghĩa tình thái: Nghĩa chỉ tình cảm, thái độ, hoàn cảnhcủa câu nói b. Những biểu hiện thường gặp: - Hành động, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ ( tương ứng với các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ) - Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ người nói đối với sự việc, thái độ người nói đối với người nghe. Câu 6: Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu. - Nghĩa sự việc: Không phải đi gọi họ. - Nghĩa tình thái: Sự phỏng đoán (dễ đâu) Câu 7: - Tiếng là đơn vị ngữ pháp cơ sở. Mỗi tiếng là một âm tiết. - Từ không thay đổi hình thái. - Trật tự từ và hư từ là biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Câu 8: * Phong cách ngôn ngữ báo chí: - Tính thông tin thời sự. - Tính ngắn gọn. - Tính sinh động hấp dẫn. * Phong cách ngôn ngữ chính luận: - Tính công khai về quan điểm chính trị. - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận. - Tính truyền cảm thuyết phục. 4. Hướng dẫn tự học: - Lập các bảng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức. - Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận. Duyệt tuần 34 - 18/4/2011 P.HT
Tài liệu đính kèm: