Giáo án Ngữ văn 11 tuần 30

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 30

Tuần 30

Tiết 103,104

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

(Trích: Đạo đức và luân lí Đông Tây - Phan Châu Trinh)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Vạch trần xã hội đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.

 - Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng.

2. Kĩ năng :

- Đọc – hiểu văn bản chính luận.

- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận.

3.Thái độ:

Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lý xã hội ở nước ta.

 

doc 6 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Tiết 103,104
VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA
(Trích: Đạo đức và luân lí Đông Tây - Phan Châu Trinh)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Vạch trần xã hội đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
	 - Phong cách chính luận độc đáo: lúc từ tốn, mềm mỏng; lúc kiên quyết, đanh thép; lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng. 
2. Kĩ năng : 
- Đọc – hiểu văn bản chính luận.
- Rèn kĩ năng viết bài nghị luận.
3.Thái độ: 
Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lý xã hội ở nước ta. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Nêu những nét chính về cuộc đời của PCT?
- Con đường làm CM của tác giả có gì đáng lưu ý?
- Liệt kê một số tác phẩm chính của PCT?
 * Bố cục: 
- Phần 1: khẳng định nước ta chưa có khái niệm về luân lí xã hội
- Phần 2: chỉ ra nguyên nhân làm cho nước ta chưa có luân lí xã hội
- Phần 3: đưa ra biện pháp giải quyết: muốn có luân lí phải làm gì?
* Chủ đề:
Cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
HĐ2
- Gọi HS đọc Đoạn 1 sgk.
- Nhận xét cách vào đề của tác giả ở phần I? Cách vào đề có tác dụng gì?
- Trong phần 2, ở 2 đoạn đầu tác giả so sánh “bên Âu Châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về những vấn đề gì? Tìm những chi tiết cụ thể?
Âu Châu, bên Pháp
Bên mình
- Đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đế cả thế giới.
- Dẫn chứng: “mỗi khi có người quyền thế... mới nghe”
- Nguyên nhân: có đoàn thể, có công đức, biết giữ lợi chung.
- Không biết nghĩa vụ mỗi người trong nước đối với nhau, không quan tâm đến người khác.
- Dẫn chứng: “Người nước ta không hiểu... gì cả”, “người mình thì phải ai tai nấy... không can thiệp gì đến mình”
- Nguyên nhân: thiếu ý thức đoàn thể
* Từ xưa cha ông ta đã có ý thức đoàn kết chưa? Dẫn chứng?
+ Câu chuyện bó đũa.
+ Một cây làm chẳng nên non ...
+ “góp gió làm bão, giụm cây làm rừng”...
- Giaỉ pháp để có luân lí?
* Tư tưởng của tác giả mang tầm thời đại và còn nguyên giá trị cho đến hiện nay khi mà đất nước ta đang tiến dần vào việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, khi mà vấn đề nóng bỏng của thế giới hiện nay là hội nhập toàn cầu...
- Nghệ thuật nổi bật của văn bản chính luận này là gì? Tác dụng của những yếu tố biểu cảm?
* Tác giả phát biểu chính kiến của mình không chỉ bằng lí tri tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thía nỗi đau xót trước thực trạng của đất nước.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước và cách mạng lớn của Việt Nam.
- Ông luôn có ý thức dùng văn chương làm cách mạng.
2. Tác phẩm “Đạo đức và luân lí Đông tây”
- Tác phẩm gồm 5 phần, được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19/11/1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh)
- Đoạn trích thuộc phần 3.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Khẳng định nước ta chưa có khái niệm về luân lí xã hội:
- Dừng cách nói phủ định để khẳng định: “xã hội luân lí nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”
- So sánh luân lí xã hội nước ta với các quốc gia luân lí ở phương Tây nhằm nêu rõ: “So với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”, nền đạo đức luân lí cũng không còn.
-> Khẳng định nước ta tuyệt đối không có luân lí xã hội.
b.Chỉ ra nguyên nhân làm cho nước ta chưa có luân lí xã hội:
- Nhấn mạnh một lần nữa ý đã nêu: xã hội chủ nghĩa đang thịnh hành ở phương Tây thì người dân ta vẫn chưa có ý niệm gì; 
- So sánh Pháp và Việt Nam, chỉ rõ nguyên nhân cơ bản của tình trạng nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội:
+ Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo không biết đoàn thể, không trọng công ích;
+ Bọn vua quan phong kiến mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham. 
+ Người này đối với kẻ kia đều theo sức mạnh, thấy quyền thế thì chạy theo quỳ lụy, dựa dẫm.
-> Thể hiện tấm lòng của một người có tình yêu đất nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của người dân, luôn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, căm ghét bọn quan lại xâu xa, thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế thật vô cùng tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để.
c. Đưa ra biện pháp giải quyết: muốn có luân lí phải làm gì?
- Muốn độc lập tự do thì phải có đoàn thể; 
- Muốn có đòan thể thì phải gây dựng xã hội chủ nghĩa.
2. Nghệ thuật:
 Cách lập luận chặt chẽ, lời văn sinh động, độc đáo: 
+ lúc từ tốn, mềm mỏng;
+ lúc kiên quyết, đanh thép; 
+ lúc mạnh mẽ, lúc nhẹ nhàng. 
3. Ý nghĩa văn bản:
 Tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần bộ mặt đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. 
4.Hướng dẫn tự học: 
	- Em học được gì về nghệ thuật lập luận?
	- Nêu giá trị của bài luận với đương thời và với hiện đại.
.
Tiết 105
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận.
	 - Cách sử dụng các thao tác bình luận. 
2. Kĩ năng : 
- Nhận diện đối tượng, nội dung và cách bình luận trong một số văn bản nghị luận.
- Vận dụng thao tác lập luận bình luận để viết đoạn văn, bài văn. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc và làm bài luyện tập
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 và thực hiện theo hướng dẫn.
- Các nhóm làm việc và trình bày độc lập.
- Các HS còn lại nghe và nhận xét.
HĐ2
- Bài văn viết để tham gia diễn đàn là một văn bản bình luận Về vấn đề cần phải bình luận. Vì vấn đề cần phải bình luận là nội dung đang được đặt ra đối với thanh, thiếu niên trong nhà trường. Vấn đề đó có nhiều ý nghĩa.
* Rèn luyện lời ăn tiếng nói để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay.
*Thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày, yêu cầu về giao tiếp, những đòi hỏi về văn hóa ứng xử trong thời kỳ hội nhập, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của cha ông từ ngàn xưa để lại - chứng minh bằng một số dẫn chứng tiêu biểu như giúp đỡ người già yếu, tàn tật, nói lời cảm ơn, giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn...
*Mỗi người phải có ý thức rèn luyện cả tập thể rèn luyện. Gia đình từ người trên đến người dưới đều rèn luyện, sao cho tất cả đều trở thành nếp sống trong xã hội. Trước khi nói phải xác định: Nói cho ai nghe, nói với ai? Nói ở đâu? nói trong trường hợp nào? Nói những gì và nói như thế nào? Khi ngồi ăn phải nhớ “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Không ngừng đấu tranh phê bình những người thực hiện chưa tốt.
* GV hướng dẫn viết một luận điểm trong phần thân bài:
Gợi ý: Tại sao chúng ta phải rèn luyện phong cách học sinh văn minh, thanh lịch. 
Thực tiễn hàng ngày diễn ra xung quanh ta biết bao vấn đề mà những ai có lối sống văn hóa không thể nào không quan tâm. Bên cạnh những cử chỉ, lời nói có văn hóa, lịch sự còn có cách nói thô tục, mở miệng là “đụ mẹ”, “đụ má”. Nói thế, họ có biết đã xúc phạm tới người sinh ra mình như thế nào? Lại có cách gọi thật buồn về cha, mẹlà những từ đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam bao đời. Ông cha truyền cho con cháu cũng bằng những tiếng ấy. Đứa trẻ học nói cũng bắt đầu từ những tiếng ấy. Vậy mà khi lớn lên ta lại gọi các bậc sinh thành bằng “ông bố”,nghe lạ lẫm mà chẳng lọt vào lỗ tai chút nào. Lẽ nào, một dân tộc đã chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù lớn, đã từng chinh phục những nền văn minh lớn của châu Âu, châu Mỹ lại không thể chứng minh vẻ đẹp của văn hóa? Một dân tộc đã có 4.000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước tất phải có nền văn hóa lâu đời. Chẳng lẽ ngày nay lớp con cháu chúng ta lại làm mất đi vẻ đẹp ấy. Hội nhập kinh tế toàn cầu là điều kiện để ta tiếp thu nền văn minh nhân loại. Chỉ có thể học được cái tốt khi mình có ý thức tốt. làm sao để bè bạn khắp nơi hiểu ta hơn vì sự văn minh và thanh lịch.
1. Qui trình viết bài văn lập luận bình luận:
Đề tài : Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch.
- Xác định kiểu bài : Bình luận xã hội.
- Diễn đạt một luận điểm trong phần thân bài.
2. Trình bày luận điểm trước lớp:
- Bài viết ấy theo dàn ý sau:
* Đặt vấn đề thực tiếp:
 Vấn đề cần quan tâm của tuổi trẻ học đường là xây dựng phong cách văn hóa. Một trong những nội dung cần rèn luyện, cần phải tập trung “là lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch”.
* Giải quyết vấn đề:
- Chỉ ra vấn đề cần bình luận là gì?
- Khẳng định vấn đề: Đúng
- Mở rộng vấn đề?
+ Tại sao rèn luyện lời ăn tiếng nói hàng ngày để đảm bảo lối sống văn minh thanh lịch là yêu cầu bức xúc hiện nay? 
+ Làm thế nào để rèn luyện lối sống văn hóa?
-> Nêu ý nghĩa vấn đề.
* Kết thúc vấn đề:
- Liên hệ tới cuộc sống hiện tại
- Ý thức trách nhiệm của bản thân
4.Hướng dẫn tự học: 
- Luyện tập viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bình luận (trang 83). 
- Đọc và soạn bài: Đọc và soạn bài đọc thêm.
Duyệt tuần 30 - 28/3/2011
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT30.doc