Tuần: 15
Tiết: 57
BẢN TIN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Mục đích, yêu cầu của viết bản tin.
- Cách viết một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống.
2. Kỹ năng:
- Phân tích đặc điểm của một số văn bản.
- Viết bản tin đơn giản, đúng quy cách về một sự việc, hiện tượng trong trường hoặc xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
Tuần: 15 Tiết: 57 BẢN TIN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Mục đích, yêu cầu của viết bản tin. - Cách viết một bản tin thông thường về những sự kiện diễn ra trong đời sống. 2. Kỹ năng: - Phân tích đặc điểm của một số văn bản. - Viết bản tin đơn giản, đúng quy cách về một sự việc, hiện tượng trong trường hoặc xã hội. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - HS đọc BT Đội tuyển Olimpic toán VN xếp thứ tư toàn đoàn. - HS chuẩn bị trả lời các câu hỏi. + HS trả lời. + GV tổng hợp lại. Riêng câu 5, cho HS: thảo luận, trả lời. HĐ2 - HS tìm hiểu cách viết BT.Khai thác lựa chọn tin. + HS đọc lại BT và dùng kq trả lời ở phần I để trả lời. Căn cứ vào đóHS: tiếp tục trả lời câu b. + HS thảo luận nhóm để trả lời câu c. - HS đọc bài viết đã chuẩn bị ở nhà. - GV nhận xét, tổng hợp. - HS đọc ghi nhớ HĐ3 - HS đọc BT ở SGK và trả lời các câu hỏi. - GV Hướng dẫn HS giải các BT. (có tờ báo minh họa trực quan) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BẢN TIN. 1. BT thông báo kq kì thi Ôlimpíc Toán của đoàn HSVN. Kết quả dự thi khẳng định trình độ của HSVN, thành tựu của nền GD nước ta trong việc bồi dưỡng nhân tài. 2. BT có tính thời sự, vì sự việc mới xảy ra vào ngày 16-7 và ngay sau 3 ngày đã được đưa tin. 3. Các thông tin bổ sung nêu trên là không cần thiết, vì vi phạm ngắn gọn súc tích của BT. 4. Các sự kiện trong BT như thời gian, địa điểm, kq cuộc thi đều được nêu cụ thể chính xác, làm người đọc tin vào những thông tin đó. 5. BT phải đảm bảo tính thời sự, tin phải có ý nghĩa XH, nội dung thông tin phải chân thực, chính xác. II. CÁCH VIẾT BẢN TIN. 1. Khai thác và lựa chọn tin: a. Tên của BT đều khái quát nội dung tin: sự kiện và kết quả của sự kiện. - Ngoài cách nêu khái quát sự kiện và kq, nhan đề BT còn có thể lựa chọn một chi tiết hấp dẫn nhất với cách trình bày gây hứng thú, tò mò cho người đọc. - BT thường đặt nhan đề ngắn gọn gồm một cụm từ. Cũng có thể là một câu trần thuật, câu nghi vấn ngắn gọn. b. Phần mở đầu nêu khái quát về sự kiện và kq. c. Phần triển khai nêu cụ thể chi tiết hơn sự kiện (cắt nghĩa nguyên nhân, kq sự kiện) 2. Viết bản tin: III. LUYỆN TẬP: 1. Các sự kiện ở a,b,d,e có thể viết BT. 2. - Giống nhau: cung cấp tin tức. - Khác nhau: BT chỉ thông báo tin tức; quảng cáo ngoài tin tức còn mời chào khách hàng mua sp; phóng sự điều tra dài hơn,có phân tích, bình luận.. 3. Bản tin vắn không có nhan đề, chỉ in đậm TT chính. 4. Hướng dẫn tự học: - Luyện tập thêm về viết bản tin với những sự kiện gần gũi. - Soạn đoạn trích: Vĩnh biệt Cữu Trùng Đài. Tiết: 58,59,60 VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Xung đột kịch, diễn biến tâm trạng, tính cách, bi kịch của hai nhân vật chính. - Thái độ ngưỡng mộ trân trọng của tác giả đối với người nghệ sĩ có tâm huyết và tài năng nhưng chịu số phận bi thảm. 2. Kỹ năng: Đọc hiểu đoạn trích theo đặc trưng thể loại. 3.Thái độ: Trân trọng và cảm thông với những người tài không thực hiện được hoài bảo. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Đọc phân vai, hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1: - HS đọc tiểu sử và tóm tắt tp. - GV nhấn mạnh những ý cơ bản. *Bổ sung: bi kịch lịch sử lấy đề tài trong lịch sử, tôn trọng sự thật. Mâu thuẫn khong thể giải quyết. Nhân vật bi kịch: anh hùng, nghệ sĩ, con người có khát vọng cao đẹp, cũng có khi sai lầm phải trả giá, phải hi sinh cho li tưởng. kết thúc bi kịch: bi thảm, giá trị nhân văn, cái đẹp được khẳng định, tôn vinh. HĐ2 - Đọc phân vai đoạn trích. - Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết. - GV những mâu thuẫn xung đột cơ bản nào? + HS: thảo luận, trả lời. + GV giảng, định hướng ý. * GV diễn giảng: - Người nghệ sĩ thiên tài không thể thi thố tài năng, đem lại cái đẹp cho cho đời, cho đất nước trong một chế độ thối nát, dân phải sống trong đói khổ lầm than. - Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuật thì rơi vào tình thế đi ngược lại với lợi ích thiết thực của nhân dân. Nếu xuất phát từ lợi ích trực tiếp của nhân dân thì không thực hiện được lí tưởng nghệ thuật. - Thảo luận về tính cách và tâm trạng của VNT? + HS thảo luận và trình bày. + GV định hướng để HS trả lời. * GV Ông nhất mực cho rằng mình có công chứ không có tội. Ước mong, khao khát của ông là đẹp đẽ, chỉ do thợ, các đại thần không hiểu ông. Nhưng có An Hòa hầu, người đời sau hiểu ông. Bạo loạn xảy ra, ông không trốn mà vẫn tin vào sự chính đại quang minh của mình, hy vọng mình sẽ thuyết phục được An Hòa hầu. Thực tế không như ảo tưởng của ông: Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đốt mà người ra lệnh là An Hòa hầu. Ông cất lên lời than xé ruột trong tâm trạng tuyệt vọng, phẫn uất. - Thảo luận về tính cách và tâm trạng của ĐT? + GV định hướng, giảng giải: ĐT có phải là người cung nữ thường trong con mắt của VNT; trong con mắt của vua Lê không? Em hiểu bệnh ĐTh là gì? Tại sao ĐT nhất quyết xin nài VNT đi trốn, trong khi trước kia nàng lại khuyên VNT đừng trốn? Mối quan hệ giữa hai người như thế nào? + HS thảo luận và trả lời. * GV gợi để HS liên hệ với Quản Ngục trogn Chữ người tử tù. - Hướng dẫn rút ra nghệ thuật của văn bản. + HS đọc ghi nhớ. + GV gợi ý để HS rút ra ý nghĩa của văn bản. Có thể cho các em tranh luận giữa nghệ thuật và lợi ích thiết thực của nhân dân. * Các công trình mang tầm quốc tê: Vạn lí tường thành – TQ, Đền Angkovát –CPC... *Gợi ý cho các em về làm bài luyện tập cuối bài học. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả: - Nguyễn Huy Tưởng ( 1912 -1960), quê Hà Nội. - Có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử; nổi bật trong hai lĩnh vực: kịch lịch sử và tiểu thuyết lịch sử như: “ Vũ Như Tô”, “Đêm hội long trì”,” Lũy hoa”... - Văn phong của tác giả giản dị, đôn hậu mà thâm trầm, sâu sắc. 2. Tác phẩm: - Là vở bi kịch viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516, 1517 dưới triều Lê Tương Dực. - Vở kịch viết xong vào hè 1941, ban đầu có ba hồi, sau đó viết tiếp thành năm hồi; đoạn trích thuộc hồi năm. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: 1. Nội dung: a. Những mâu thuẫn cơ bản: - Nhân dân lao động lao khổ, lầm than. - Quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời. - Hôn quân bạo chúa sống xa hoa trụy lạc - Lợi ích thiết thực của nhân dân. b. Tính cách và diễn biến tâm trạng: * Vũ Như Tô: - Là một một kiến trúc sư thiên tài “nghìn năm chưa dễ có một”, là hiện thân cho niềm khát khao, say mê sáng tạo cái đẹp. - Nhân cách, hoài bão lớn, lí tưởng nghệ thuật cao cả. Tuy nhiên VNT đã lầm lạc trong tư tưởng và hành động. => Qua VNT tác giả đặc ra vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống; giữa khát vọng nghệ thuật muôn đời với lợi ích thiết thực của nhân dân. * Đan Thiềm: - Người trân trọng, say mê cái tài – tài sáng tạo ra cái đẹp. Nét tính cách được nhà văn gọi là “bệnh Đan Thiềm” – “bệnh” say mê tài hoa siêu việt của người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp. - Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. => Bi kịch của nàng là không bảo vệ được cái đẹp, không cứu được người tài ngay cả khi sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống. 2. Nghệt thuật: - Mâu thuẫn tập trung phát triển cao, hamhf động dồn dập, đầy kịch tính; - Ngôn ngữ điêu luyện, có tính tổng hợp cao, nhịp điệu của lời thoại nhanh; - Tính cách, tâm trạng nhân vật bộc lộ rõ nét qua ngôn ngữ, hành động. - Các lớp kịch được chuyển linh hoạt, tự nhiên, liền mạch. 3. Ý nghĩa văn bản: - Đoạn trích đặt ra vấn đề muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa nghệ sĩ và nhân dân. - Tác giả bày tỏ lòng cảm thương, trân trọng đối với nghệ sĩ tài năng, giàu khát vọng nhưng rơi vào bi kịch. 4. Hướng dẫn tự học: Duyệt tuần 15 - 23/11/2010 P.HT - Tóm tắt vở kịch Vũ Như Tô. - Phân tích, so sánh hai tính cách VNT – ĐT.
Tài liệu đính kèm: