Giáo án Ngữ văn 11 tuần 14

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 14

Tuần: 14

Tiết: 53,54

THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Tác dụng của việc sắp xếp các bộ phận trong câu.

 - Tác dụng về ý nghĩa và liên kết văn bản trong câu đơn; câu ghép

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết và phân tích vai trò của trật tự các bộ phận trong câu khi nằm trong ngữ cảnh.

 - Nhậ biết sự mơ hồ hay vô nghĩa của câu do các bộ phận sắp xếp không thích hợp.

 - Sắp xếp tốt sẽ tạo sự tối ưu khi đặt trong ngữ cảnh và tạo hiệu quả giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1182Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Tiết: 53,54
THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức:
	- Tác dụng của việc sắp xếp các bộ phận trong câu.
	- Tác dụng về ý nghĩa và liên kết văn bản trong câu đơn; câu ghép
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết và phân tích vai trò của trật tự các bộ phận trong câu khi nằm trong ngữ cảnh.
	- Nhậ biết sự mơ hồ hay vô nghĩa của câu do các bộ phận sắp xếp không thích hợp.
	- Sắp xếp tốt sẽ tạo sự tối ưu khi đặt trong ngữ cảnh và tạo hiệu quả giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1:
* GV gợi ý để HS phát hiện thế nào là câu đơn.
- GV giới thiệu bài học.
- HS tiến hành làm bài tập theo nhóm: chia làm 5 nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Các nhóm khác nhân xét.
- GV tổng hợp.
HĐ2
- HS phát biểu lí thuyết về câu ghép.
- GV vẽ mô hình gợi ý khái quát.
*Tiến hành tương tự như phần I. 
- HS phân tích và chọn lựa. 
* GVgiải thích thêm.
I. TRẬT TỰ TRONG CÂU ĐƠN:
1. Trả lời các câu hỏi:
a. Không đảo trật tự hai vế này được vì không đảm bảo ý đe dọa của Chí Phèo.
b. Nam Cao đặt trật tự như vậy là nhấn mạnh đặc tính rất sắc, phú hợp với mục đích uy hiếp, đe dạo Bá Kiến.
c. Vì mục đích của câu là chế nhạo phủ định tác dụng của dao, nên đảo vậy là phù hợp.
Tùy ngữ cảnh và mục đích mà có cách sắp xếp khác nhau của các bộ phận.
2. Chọn câu a vì trọng tâm thông báo là rất thông minh. Trọng tâm này dẫn tới kết luận ở câu sau.
3. Sắp xếp vị trí trạng ngữ tùy vào ngữ cảnh và trọng tâm thông báo:
a. Câu đầu kể sự việc, nên trước là nêu thời gian, sau là nêu chi tiết, diễn biến.
b. Câu văn bắt đầu bằng việc nêu chủ thể hành động, phần thời gian dặt giữa câu, vì trước đó nhà văn đang đặt trọng tâm vấn đề ai đẻ ra CP. Điều này đảm bảo sự liên kết ý.
c. Do nhiệm vụ của yếu tố thời gian là thông báo một tin mới, trọng tâm thông báo: thời gian làm dâu. Và vì tp chính của câu là tin đã biết. Nên nó nằm cuối câu là phù hợp.
II. TRẬT TỰ TRONG CÂU GHÉP:
1. Nhận xét về vị trí của các vế trong câu ghép.
a. Vế chỉ nguyên nhân trong câu ghép ( là vìxa xôi) cần đặt sau vế chính ( Hắn..buồn)...mặt khác vế in đậm tiếp tục khai triển ý ở những câu sau: cụ thể hóa cho một cái gì rất xa xôi. Vế chính đặt trước để liên kết với những câu đi trước, còn vế phụ đi sau để liên kết dễ dàng với những câu sau.
b. Vế chỉ sự nhượng bộ ( tuy..) đặt sau để bổ sung một thông tin cần thiết.
2. Các câu còn lại trong đoạn đều nói về việc: trong các thời kì khác nhau trước đây, nhiều người nổi tiếng đã phát triển PP đọc nhanh và nắm vững nó.Tức là nó về thời kì trước đây. Còn câu đầu nói về những năm gần đây. Đây là đoạn dd, các câu sau cụ thể hóa ý quan trọng của một vế ở câu trước. Nên:
- Đặt trạng ngữ ‘Trong những năm gần đây” ở đầu câu để tạo sự đối lập với: các thời kì trước.
- Đặt vế các pp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng (TT quan trọng) ở trước vế nó không phải là điều mới lạ => Câu c.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- So sánh sự khác nhau về trọng tâm thông tin giữa hai cách nói: Nó xấu người nhưng đẹp nết/ Nó đẹp người nhưng xấu nết.
	- Soạn ba bài đọc thêm.
Tiết 55,56
CHA CON NGHĨA NẶNG (Hồ Biểu Chánh)
VI HÀNH (Nguyễn Ái Quốc)
TINH THẦN THỂ DỤC ( Nguyễn Công Hoan)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức: 
- Hiểu và tự đọc- hiểuba tác phẩm văn xuôi của ba tác giả. 
- Hiểu được những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm bằng cách trả lời hệ thống các câu hỏi. Từ đó mở rộng hiểu biết VHVN những năm trước 1945.
	2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
*Đoạn trích nằm ở phần gần cuối truyện khi anh Sửu trở về nhưng không được gặp các con mà phải ra đi.
- HS đọc kể tóm tắt nội dung đoạn trích.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
- GV tổng hợp, định hướng cho HS. 
HĐ2: 
- HS đọc tiểu dẫn, nắm các thông tin chính, gạch chân ở SGK.
- HS đọc kể tóm tắt truyện.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi hdhb.
- GV tổng hợp, định hướng cho HS. 
* “Vi hành” của các vì vua yêu nước và “Vi hành” của KhảiĐịnh.
HĐ3:
* Năm cảnh như rời rạc nhưng lại liên kết với nhau chặt chẽ để làm rõ chủ đề: trào phúng tinh thần thể dục thời trước cách mạng.
- HS đọc tiểu dẫn, nắm các thông tin chính, gạch chân ở SGK.
- HS đọc kể tóm tắt truyện.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi hdhb.
- GV tổng hợp, định hướng cho HS. 
* Diễn giảng về thể dục: thể thao, cầu long... đam mê và tự nguyện.
I. CHA CON NGHĨA NẶNG.
1. Tâm trạng người cha: 
- Rất vui khi biết con mình được cưu mang.
- Suy nghĩ bây giờ chết cũng yên tâm. 
=> Tính cách của người Nam Bộ: thẳng thắn, mộc mạc, bộc trực, giàu tình nghĩa, phân minh, dứt khoát.
2. Tâm trạng người con:
- Tưởng cha đã chết. Sự xuất hiện của cha là một bất ngờ.
- Nghe được câu chuyện giữa cha và ông ngoại. Tí càng thương và quý cha nó.
3. Cuộc đối thoại của hai cha con:
- Tình huống đã đẩy mâu thuẫn đến đỉnh điểm. 
- Cả hai vẫn giữ đúng đạo cha - con.
4. Nghệ thuật kể chuyện: 
- Miêu tả nhân vật: ít tả tâm lí tả trực tiếp và rành mạch, chú ý nhiều đến lời nói và hành động.
- Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam Bộ, dùng phương ngữ. 
II. VI HÀNH:
1. Mâu thuẫn trào phúng:
- Mâu thuẫn (MT) giữa bản chất bên trong và hình thức bên ngoài; 
- Giữa vị thế bù nhìn và thói ăn chơi với sứ mệnh của một vị vua; 
- Giữa mục đích và việc làm của TD Pháp đối với nhân dân Pháp khi dùng Khải Định sang thăm Pháp.
2. Tình huống truyện độc đáo:
- Nhầm lẫn những người da vàng với Khải Định của cập tình nhân trẻ; nhầm lẫn của giới chức an ninh và mật thám Pháp.
- Tình huống này làm tăng tính khách quan, hấp dẫn; tăng tính trào phúng và đả kích, tăng sức tố cáo trong việc thể hiện chủ đề và khắc họa chân dung vua Khải Định.
3. Hình tượng vua Khải Định:
- Được xây dựng bằng bút pháp trào phúng, châm biếm, đả kích .
- Hiện ra một cách khách quan trong cái nhìn, cảm nhận, đánh giá của người Pháp.
- Lố lăng, cổ hủ, vua như hề, ham ăn chơi, làm bù nhìn mất thể diện quốc gia.
III. TINH THẦN THỂ DỤC:
1. Nghệ thuật dựng truyện độc đáo.
- Cảnh 1: tờ trát về việc đi xem đá bóng với giọng hách dịch, cưng nhắc làm nguyên nhân cho các cảnh sau.
- Ba cảnh sau: những cách đối phó khác nhau của dân làng trước cái lệnh sắt đá của quan.
- Cảnh tróc nã dữ dội, cảnh đưa ngưới đi xem đá bóng mà như dẫn giải tù binh.
2. Mâu thuẫn trào phúng: 
- Nội dung mệnh lệnh bắt buộc gắt gao dân làng Ngũ Vọng phải đi xem đá bóng. 
- Sự sợ hãi, lẩn trốn của dân làng.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Suy ngẫn của anh/chị về tình cha con.
	- Hoàn cảnh và mục đích sáng tác,
	- Phân tích mâu thuẫn để bật tiếng cười trào phúng.
Duyệt tuần 14 - 15/11/2010
P.HT
	- Sưu tầm bản tin hoặc có thể viết bản tin.

Tài liệu đính kèm:

  • docT14.doc