Tuần: 11
Tiết: 41
LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh.
- Yêu cầu về một số cách so sánh.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản.
- Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước.
- Viết bài văn nghị luận xã hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk
2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
Tuần: 11 Tiết: 41 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Mục đích và tác dụng của thao tác lập luận so sánh. - Yêu cầu về một số cách so sánh. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và chỉ ra sự hợp lí, nét đặc sắc của các cách so sánh trong văn bản. - Viết các đoạn văn so sánh phát triển một ý cho trước. - Viết bài văn nghị luận xã hội có sử dụng thao tác lập luận so sánh. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ 1: - GV: Nhắc lại LLSS, phân biệt LLSS tương đồng và LLSS tương phản. - GV: Ôn lại kiến thức cho học sinh. + So sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. + So sánh tương đồng là tìm những điểm chung giữa hai đối tượng.(vd tr 79) + So sánh tương phản là so sánh để thấy những điểm khác nhau giữa hai đối tượng.(vd tr 80) HĐ 2 * Hướng dẫn vận dụng LLSS. - GV: Tâm trạng của hai nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ có điểm gì giống nhau? Phân tích tâm trạng đó? - HS: Trả lời. - Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 2. - HS trả lời, nhận xét và tổng hợp. - Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 3. + GV: Yêu cầu học sinh đọc 2 VB, phát hiện sự giống nhau và khác nhau giữa hai bài thơ. + HS thảo luận nhanh. Đại diện trả lời. GV tổng hợp * Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 4. + GV: Yêu cầu học sinh chọn một ngữ liệu để viết bài văn so sánh. + HS: Chọn một ngữ liệu và viết bài văn so sánh. 1. Bài tập 1: - Cả hai ra đi lúc còn trẻ và trở về khi đã già. - Cả hai đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình. - Đều có những khoảnh khắc giật mình tiếc nuối bâng khuâng dù sống cách xa nhau cả ngàn năm. 2. Bài tập 2: - Học và trồng cây cũng có ích như nhau: + Học: mang lại tri thức để thực hành vào đời sống. + Trồng cây: cho hoa quả, cho môi trường trong sạch, điều hoà khí hậu. - Học và trồng cây đều cần phải có thời gian: + Học: Tiếp thu từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó để tiến bộ. + Trồng cây: dần dần thu hoạch từ ít đến nhiều, không nên nôn nóng. 3. Bài tập 3: * Hai bài thơ đều có kết cấu giống nhau: - Thể loại: TNBC ĐL - Ngôn ngữ: có niêm luật, có đối. * Sự khác biệt: - Thơ HXH: dùng ngôn ngữ nôm na hằng ngày (văng vẳng, rền rĩ,). - Thơ BHTQ dùng nhiều từ Hán Việt ( ngư ông, mục tử,) - Về thi liệu: + Thơ Bà Huyện Thanh Quan: dùng nhiều thi liệu của văn chương cổ điển (Chương Đài, ngàn mai, dặm liễu) + Thơ Hồ Xuân Hương: ít dùng - Sự khác nhau đó tạo ra sự khác nhau về phong cách: + Một pc gần gũi, bình dân, dù xót xa nhưng vẫn tinh nghịch, hiểm hóc. + Một pc trang nhã, đài các, là tiếng nói của văn nhân trí thức thượng lưu 4. Bài tập 4: (Viết bài văn so sánh). 4. Hướng dẫn tự học: - Viết đoạn văn vận dụng thao tác lập luận so sánh. - Soạn bài Luyện tập vận dụng thao tác lập luận sp sánh và phân tích. Tiết: 42 LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Củng cố vững chắc hơn các kiến thức và kĩ năng về thao tác LLPT và SS. - Bước đầu nắm được cách vận dụng kết hợp hai thao tác đó trong một bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích sự kết hợp của các thao tác qua các văn bản. - Vận dụng kết hợp các thao tác trên trong viết đoạn văn, bài văn. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1 - Ôn lại kiến thức về thao tác lập luận phân tích. + GV: Thế nào là thao tác lập luận phân tích? + GV: Có những cách phân tích nào? - Ôn lại kiến thức về thao tác lập luận so sánh. + GV: Thế nào là thao tác lập luận so sánh? + GV: Có những cách so sánh nào? HĐ2 - Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 1 + GV: Đoạn văn có sử dụng những thao tác nào? Chỉ ra cụ thể? + HS: Đoạn văn có sử dụng những thao tác lập luận phân tích và so sánh: + GV: Thao tác nào đóng vai trò chủ yếu, thao tác nào là bổ trợ? + HS trả lời. * GV: Đây có phải là đoạn văn mẫu mực không? Vì sao? + GV: Từ sự tìm hiểu trên ta rút ra kết luận gì về việc sử dụng hai thao tác này trong khi viết văn? - Hướng dẫn học sinh luyện tập bài tập 2 + GV: Cho học sinh đọc văn bản tham khảo. + HS: Tiến hành thực hành HĐ nhóm, sau đó trình bày kết quả. + GV: Theo dõi, hướng dẫn. I. ÔN TẬP HAI THAO TÁC LẬP LUẬN: 1. Lập luận phân tích: Chia nhỏ vấn đề ra theo một tiêu chí nào đó để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận. 2. Lập luận so sánh: Đặt đối tượng đang bàn luận trong tương quan với đối tượng khác để làm sáng tỏ đối tượng. II. VẬN DỤNG HAI THAO TÁC: 1. Bài tập 1: - Phân tích: “Tự kiêu tự đại là khờ dại. Vì mình hay .thoái bộ”. - So sánh: “Người mà tự kiêu tự mãn ..cái đĩa cạn” ( để thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa và đáng thương của thói tự kiêu tự mãn của cá nhân trong cộng đồng) - Phân tích là thao tác chủ đạo, so sánh là thao tác bổ trợ. - Đây là đoạn văn mẫu mực: + Đồng thời sử dụng cùng lúc hai thao tác. + Việc sử dụng rất hài hoà, linh hoạt: cùng làm sáng tỏ luận điểm nhưng không chồng nhau. - Kết luận: + Việc vận dụng kết hợp hai thao tác này là tất yếu vì không có một VB nào chỉ dùng một thao tác. + Ta phải dùng một cách linh hoạt và hiệu quả. Mỗi đoạn, bài, cần có một thao tác chính, các thao tác còn lại là bổ trợ. 2. Bài tập 2: Viết một bài ngắn vận dụng hai thao tác này 4. Hướng dẫn tự học: - Viết đoạn văn có sử dụng thao tác lập luận so sánh, phân tích. - Soạn Hạnh phúc của một tang gia. Tiết: 43,44 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA ( Trích Số đỏ -Vũ Trọng Phụng) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Nhận ra bản chất lố lăng, đồi bại của HX thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám. - Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau, tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa của chương XV của tiểu thuyết Số đỏ 2. Kỹ năng: Đọc – hiểu bài văn tự sự theo bút pháp trào phúng. 3.Thái độ: Lên án thói văn minh kịch cỡm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb III. PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, hoạt động nhóm, diễn giảng IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Ổn định: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt HĐ1: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả. + GV: Tóm tắt ý chính trong Tiểu dẫn, trình bày hiểu biết về nhà văn? + HS: Nhấn mạnh những điểm chính. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Tác phẩm Số đỏ, vị trí đoạn trích. + GV: Tóm tắt tác phẩm theo đoạn cuối mục Tiểu dẫn? + GV gợi ý để HS: Nhấn mạnh lại những giá trị chính về nội dung và nghệ thuật. + GV: Yêu cầu đọc đúng giọng: hóm hỉnh, cười cợt, khách quan. + HS: Đọc xong vài đoạn tiêu biểu, kể lại và nêu bố cục. HĐ2: - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mâu thuẫn trào phúng của truyện. + GV: Mâu thuẫn trào phúng là gì? Tình huống trào phúng là gì? Sự thể hiện các mâu thuẫn và tình huống trào phúng trong đoạn trích như thế nào? + HS: Thảo luận, trả lời. + GV: Phân tích ý nghĩa trào phúng, gây cười của nhan đề đoạn trích? - Hướng dẫn tìm hiểu Niềm hạnh phúc của những người thành viên trong gia đình + GV: Niềm hạnh phúc cụ thể của từng thành viên trong gia đình cụ Cố Hồng là gì? Phân tích, chứng minh. + HS: Thảo luận, trả lời. + GV: Giảng, khẳng định kiến thức. + GV: Niềm hạnh phúc cụ thể của những người ngoài gia đình là gì? Phân tích, chứng minh. + HS phân tích, đọc đoạn tiêu biểu cho các biểu hiện hạnh phúc. - Hướng dẫn tìm hiểu Cảnh đám tang gương mẫu. + GV: Cảnh đi đưa đám diễn ra như thế nào? Phân tích các chi tiết đó? (Chú ý cách đi, cách ăn mặc, lối trang phục, cách chuyện trò) + HS: Trao đổi, trả lời. + GV: Ở cảnh hạ huyệt, sự phê phán thể hiện qua những chi tiết nào? Ý nghĩa của các chi tiết đó? + HS: Trả lời. + GV: Giảng thêm. - Hướng dẫn tìm hiểu Nghệ thuật tráo phúng. + GV: Nhận xét của em về nghệ thuật của đoạn trích? + HS: Trả lời. + GV: giảng - Hướng dẫn HS tổng hợp - HS đọc ghi nhớ sgk. I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả. - Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), quê Hưng Yên, sống chủ yếu ở Hà Nội. - Nổi tiếng ở hai lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết. - Các tác phẩm tiêu biểu: Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Cạm bẫy người. 2. Tác phẩm Số đỏ: - Tóm tắt: SGK - Giá trị: phản ánh hiện thực, phê phán xã hội thượng lưu thành thị ở VN trước 1945, đặc biệt là những trào lưu Âu hóa, văn minh rởm đời lố lăng. - Bố cục: + Đoạn 1: Từ đầu đến “cho Tuyết vậy”: niềm vui và hạnh phúc của các thành viên gia đình và mọi người khi cụ tổ qua đời. + Đoạn 2: Tiếp theo đến “Đám cứ đi”: Cảnh đám ma gương mẫu. + Đoạn 3: Còn lại: Cảnh hạ huyệt. II. ĐỌC –HIỂU: 1 Nội dung: * Mâu thuẫn trào phúng: - Nhan đề: Chứa đựng nghịch lí + Bình thường: Gia đình có người mất thì tất cả thành viên đau buồn. + Nghịch lí: lo lắng, bận rộn để tổ chức một đám tang chu đáo, linh đình như một ngày hội -> Tình huống trào phúng: con cháu thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. - Tác dụng: + Làm nổi bật tình huống trào phúng của chương truyện, gây sự chú ý nơi người đọc. + Làm bật lên tiếng cười phê phán, phơi bày thực chất của tầng lớp thượng lưu tư sản thành thị. * Niềm hạnh phúc của những người thành viên trong gia đình: - Cụ cố Hồng: “ mơ màng đến cái lúc lão mặc đồ xô gai, chống gậy ho khạc...” để được thiên hạ khen. -> đứa con bất hiếu, háo danh. - Vợ chồng Văn Minh: mừng vì di chúc sẽ được thực hiện, những mođen đám tang sẽ được tung ra. -> hám của, hám lợi. - Cô Tuyết: được dịp ăn mặc thời trang, khoe khoang. -> Cơ hội để chưng diện, khoe khoang sự hư hỏng - Cậu tú Tân: sướng vì được dùng máy ảnh mới, khoe tài chụp hình. -> là dịp để giải trí, khoe tài chụp ảnh. - Ông phán mọc sừng: vui vì được chia món tiền to, tính chuyện làm ăn với Xuân. -> Được chia một phần tiền vì “đôi sừng” của mình - Xuân Tóc Đỏ: “Ông già ... thêm to ... dám nhận” -> Danh giá và uy tính của Xuân càng cao thêm => Cả nhà đều sung sướng đến bất hiếu mà quên đi đạo lí thông thường của dân tộc. - Hạnh phúc của những người ngoài gia đình: + Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: -> đang lúc thất nghiệp lại có được tiền. + Bè bạn cụ cố Hồng: -> cơ hội để khoe khoang. + Hàng phố: -> được xem một đám ma to tát. => Bức tranh tròa phúng chân thực mang đậm tính hài hước * Cảnh đám tang gương mẫu: a. Cảnh đưa đám: - Tả bao quát: Khi đi trên đường: + Chậm chạp, nhốn nháo như hội rước. + Kết hợp ta, Tàu Tây để khoe giàu một cách hợm hĩnh. -> Đám ma to như đám rước. - Tả cận cảnh: Người đi dự: giả dối, bàn đủ thứ chuyện. b. Cảnh hạ huyệt: - Mở đầu: cậu tú Tân thì dàn dựng việc chụp hình một cách giả dối và vô văn hóa. - Tiếp theo: Ông Phán thì diễn việc làm ăn với Xuân: “Xuân Tóc Đỏ gấp tư” => Đó là một màn hài kịch thể hiện sự lố lăng , đồi bại, bất hiếu, bât nghĩa của XH TS thượng lưu trước 1945. 2. Nghệ thuật tráo phúng: - Từ một tình huống trào phúng cơ bản, nhà văn triển mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau. -> tạo nên màn đại hài kịch phong phú, biến hóa. - Thủ pháp nghệ thuật: + Phát hiện những chi tiết đối lập nhau trong cùng một sự vật, con người. + Cường điệu, nói ngược, nói mỉa mai -> Làm nổi bật ý nghĩa trào phúng của truyện. 3. Ý nghĩa: - Bi kịch phơi bày bản chất nhố nhăng đồi bại của một gia đình. - Phản ánh bộ mặt thật của xã hội thương lưu trước CM8. 4. Hướng dẫn tự học: - Nhận xét số đỏ có người cho rằng “nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch” Hãy làm sáng tỏ. - Soạn bài Phong cách ngôn ngữ báo chí. Duyệt tuần 10 - 25/10/2010 P.HT
Tài liệu đính kèm: