Giáo án Ngữ văn 11: Từ ấy - Tố Hữu

Giáo án Ngữ văn 11: Từ ấy - Tố Hữu

Bài :TỪ ẤY

 Tố Hữu

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Giúp hs thấynrõ niềm vui sướng , say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản , và tác dụng kì diệu của lí tưởng đến cuộc đời nhà thơ .

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình : tứ thơ , hình ảnh , ngôn ngữ , nhịp điệu , trong việc làm nổi bật tâm trạng “cái tôi” của nhà thơ .

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4017Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Từ ấy - Tố Hữu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài :TỪ ẤY
 Tố Hữu 
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Giúp hs thấynrõ niềm vui sướng , say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản , và tác dụng kì diệu của lí tưởng đến cuộc đời nhà thơ .
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình : tứ thơ , hình ảnh , ngôn ngữ , nhịp điệu ,trong việc làm nổi bật tâm trạng “cái tôi” của nhà thơ .
II/ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
 Phân tích , nêu vấn đề , gfợi mở ,
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Oån định lớp .
2/ Kiểm tra bài cũ :
3/ Bài mới :
 Trong nền văn học VN , Tố HưÕu được coi là ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng .Từ một thanh niên trí thức tts Tố Hữu đã được giác ngộ lí tưởng cách mạng để trở thành một chiến sĩ cộng sản . Tập thơ Từ Aáy như một mốc đánh dấu bước trưởng thành của nhà thơ , như một lời tuyên ngôn nt về lẽ sống , về nt của nhà thơ . Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta tìm hiểu một bài thơ rất tiêu biểu của ông :đó là bài TỪ Aáy .
Nội dung
 Gv gọi 1 hs đọc tiểu dẫn , yêu cầu trình bày những nét chính về cuộc đời , sự nghiệp thơ văn của Tố Hữu .
 Bài thơ Từ Aáy được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
 Bài thơ là một dòng cảm xúc,về diễn biến tư tưởng tình cảm của tác giả qua khổ thơ ,trong khổ thơ tâm trạng tác giả ntn?
 Diễn biến tư tưởng tình cảm của Tố Hữu trong khổ thơ thứ hai , được thể hiện ntn? 
 Khổ thơ cuối tình cảm của Tố Hữu có sự chuyển biến ntn?
 Tổng kết những nét chính về nd vàtư tưởng nt của bài ?
 Củng cố dặn dò .
I/ Đọc hiểu tiểu dẫn :
1/ Tác giả :
 -Tố Hữu tên khai sinh : Nhuyễn Kim Thành (1920-2002), quê ở Quảng Điền –Thừa Thiên Huế .
 -Sinh ra trong một gia đình có cha là một nhà nho rất thích sưu tầm ca dao tục ngữ .Mẹ là con gái của một nhà nho , thuộc nhiều ca dao tục ngữ và dân ca Huế . Tố Hữu lớn lên trong môi trường văn học dân gian , lại đươc cha dạy làm thơ theo lối cổ từ thuở bé . Lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà bị nô lệ , pt mặt trận dân chủ nổ ra khắp nơi.Tố Hữu không thể đứng ngoài cuộc ,mà rất tích cực tham gia pt yêu nước , và nhanh chóng trở thành người lãnh đạo chủ chốt của đoàn thanh niên dân chủ Huế ,và được kết nạp vào Đảng vào năm 1938.
2/ Hoàn cảnh sáng tác :
 -Năm 1938 khi đang say mê với lí tưởng của Đảng thì nhà thơ bị bắt , ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy , với cảm xúc suy tư sâu sắc , Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Từ Aáy .Bài thơ nằm ở phần Máu Lửu của tập thơ Từ Ấy (gồm : Máu Lửu , Xiềng Xích , Giải Phóng ) .
II/ Đọc hiểu văn bản :
 Khổ thơ một :
 Niềm vui sướng say mê của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng của Đảng .
+Từ ấy :cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời C/ Mang và đời tghơ của Tố Hữu , khi đó nhà thơ mới 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong đoàn thanh niên cộng sản Huế , được giác ngộ lí tưởng cộng sản ,được kết nạp vào Đảng .
+ Hình ảnh ẩn dụ : “nắng hạ , mặt trời chân lí chói qua tim” .
Tố Hữu đã khảng định lí tưởng cộng sản lnhư một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ .a\nh1 sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ , asnh1 xuân dịu dàng , mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ . Hơn thế nữa nguồn sáng ấy còn là mặt trời và là mặt trời khác thường , moặt trời chân lí , một sự liên kếtnsáng tạo giữa hình ảnh và ý nghĩa . Nếu như mặt trời của đuời thường toả ánh sáng và hơi ấm, thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu toả ra tư tưởng đúng đắn hợp lẽ phải , báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống .
 Hai câu sau với bút pháp trữ tình lãng mạn , củng những hình ảnh so sánh , đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn cùa nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản .
 Khổ thơ thứ hai:
 Những nhận thức mới về lẽ sống :
 Dưới ánh sáng lí tưởng của Đảng , con người sống phải biết hào đồng giữa cái tôi và cái cái ta chung của mọi người . Trong khi đó giai cấp ttsản và ts có pần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa .
 Với động từ “buộc “ ở câu 1 là một ngoa dụ thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt ua giới hạn của cá tôi cá nhân để sdống chan haòa với mọi người ( “trăm nơi” là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi )
“ trang trải “ gợi lên sự liên tươngû tâm hồn nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời , tạo khả năng đồng cảm sâu xa với từng con người cụ thể .
 Câu 3: Khảng định mỗi liên hệ với mọi người nói chung , nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ 
 Câu 4 :khối đời là một ẩn dụ , chỉ một khối ngươiø đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời , đoàn kết chặt chẽ với nhau , cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung .Có thể hiểu khi cái tôi chan hoà trong cái ta , khi cá nhân hoà mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh mọi người lại được nhân lên gấp bội 
 Khổ thứ ba : 
 Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu .
 Trước khi được giác ngộ , Tố Hữu là một thanh niên tts , lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt 1qua tình cảm icvh1 kỉ , hẹp hòi của giai cấp tts để có đưự«c tình hữu ái giai câp với quần chúng lao khổ . Hơn thế đó còn là tình thân yêu ruột thịt : “con“ , “em“ ,”anh”. Tác giả đã khảng đinh một tình cảm gia đình đầm ấm thân thiết , cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ .( khiếp phôi phai : những người đau khổ , bất hạnh lao động vất vả dải nắng dầm mưa để kiếm sống .)
 III/ Tổng kết :
 Bài thơ Từ Ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản . Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng , các biện pháp tu từ , và ngôn ngữ giàu nhạc điệu .
-------------------------------
 Bài thơ Từ Aáy ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 Nội dung của bài gắn liền với cái mốc đánh dấu sự kiện gì trong cuộc đời tác giả ?

Tài liệu đính kèm:

  • doctu ay.doc