Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ

Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ

Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

 Ngày dạy (Trích Thượng kinh ký sự) - Lê Hữu Trác

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.

- Rèn kỹ năng phân tích khái quát

- Phê phán cuộc sống xa hoa lãng phí

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải.

C. CHUẨN BỊ : ô

 GV: giáo án, tài liệu tham khảo.

H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định

II. Kiểm tra bài cũ: Không

III. Bài mới.

 

doc 220 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1906Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
 Ngày dạy (Trích Thượng kinh ký sự) - Lê Hữu Trác 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.
- Rèn kỹ năng phân tích khái quát
- Phê phán cuộc sống xa hoa lãng phí
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải.
C. CHUẨN BỊ : ô 
 GV: giáo án, tài liệu tham khảo. 
H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ: Không
III. Bài mới.
 1. ĐVĐ:
 2. Triển khai
Hoạt động của thầy , trò
Nội dung
* HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
-Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác, có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông ?
-Những hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác?
* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
-Gv cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
 +Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?
- Hs đọc tìm chi tiết cụ thể để chứng minh
+Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác gỉa qua đoạn trích?
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
+Phân tích những đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác?
+Ấn tượng của em sau khi học đoạn trích này?
I. Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.
 2.Tác phẩm: 
-Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783 được xếp ở cuối bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh như một quyển phụ lục
- Thượng kinh ký sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà Chúa.
- Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh:
Đã được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này:
-Quang cảnh ở phủ Chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.
-Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa với những lễ nghi khuôn phép, cách nói năng người hầu kẻ hạ....
→ cho thấy sự cao sang, quyền uy tuyệt đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà Chúa.
 2. Thái độ, tâm trạng của tác giả:
-Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại có thể thấy được thái độ của tác giả: không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ Chúa và dửng dưng trước những quyến rủ vật chất nơi đây.
- Không chỉ là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có y đức cao mà còn là người xem thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do và nếp sống thanh đạm gỉan dị.
III. Tổng kết:
 1.Nghệ thuật: Tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực sắc sảo...
 2.Nội dung: Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của Chúa Trịnh. Đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.
E. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:
1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đã học.
2. So sánh đoạn trích với tác phẩm hoặc đoạn trích, khác mà em đã học.
3. H/s soạn bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
Tiết: 2 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
Ngày soạn:
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh :
Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng. 
Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng ngôn ngữ cá nhân nhất là của những nhà văn có uy tín.
Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, có năng lực sáng tạo góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội
B. PHƯƠNG PHÁP:
Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ :
 - GV: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo.
 - H/s: soạn bài, học bài ở nhà.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 
 I. Ổn định
 II. Kiểm tra bài cũ:
 Bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
*HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu ngôn ngữ
- Hs đọc SGK
- GV: Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội?
- HS trả lời
- Gv diễn giảng: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau xã hội phải có phương tiên giao tiếp chung đó là ngôn ngữ. Cho nên mỗi cá nhân đều phải biết tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của toàn xã hội.
- GV: Tính chung của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm nào?
* HĐ2: Huớng dẫn tìm hiểu lời nói cá nhân
-GV d ẫn d ắt:
Khi giao tiếp mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp mang nét riêng cá nhân. 
Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện nào ? 
- Theo em, lời nói có phải là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân không? Vì sao?
- Gv: Yêu cầu học sinh lấy VD chứng minh qua từng phương diện cụ thể
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập
I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội 
Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua các phương diện sau:
1. Những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân bao gồm:
- Các âm và các thanh. Âm là nguyên âm, phụ âm, thanh là thanh điệu.
- Các tiếng tức là các âm tiết. VD: Nhà , cây, người,...
- Các từ như xe đạp, xe mý, máy bay...
- Các ngữ cố định gồm thành ngữ và quán ngữ. VD: chân ướt chân ráo, thuận buồm xuôi gió...
2. Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. 
VD một số quy tắc hoặc phương thức sau:
- Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.
- Phương thức chuyển nghĩa từ
Ngoài ra còn nhiều quy tắc và phương thức chung khác nữa thuộc lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách...
II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân
1. Giọng nói cá nhân:
Khi nói giọng mỗi người có một vẻ riêng không giống ai.
2. Vốn từ ngữ cá nhân: 
Từ ngữ là tài sản chung của mọi người, nhưng mỗi cá nhân quen dùng những từ ngữ nhất định. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào: lứa tuổi, giớ tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống...
3. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc. 
Mỗi cá nhân khi sử dụng từ ngữ đều có những sáng tạo tạo nên những nét riêng độc đáo trong tù ngữ cá nhân. VD trong câu thơ Xuân Diệu:
Tôi muốn buộc gió lại.
Buộc gió là một từ sáng tạo.
4. Việc tạo ra các từ mới.
 Cá nhân có thể tạo ra các từ mới nhưng theo các phương thức chung.
5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. 
Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm: Ngữ, câu, đoạn, bài,Có sự chuyển hoá linh hoạt so với những quy tắc chung.
VD: Tình thư một bức phong còn kín
 Gío nơi đâu gượng mở xem.
→ Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
 III. Luyện tập
H/s làm các bài tập 1,2,3 sách giáo khoa trang 13
E. Củng cố, dặn dò:
 Sau khi học bài này H/s cần nắm:
Ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội.
Lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân.
H/s ôn tập kĩ kiến thức văn học lớp 10 đã học, chuẩn bị làm bài viết số 1.
Tiết: 3 - 4 BÀI LÀM VĂN SỐ I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
 Ngày soạn: 
A. Mục tiêu bài học:
Giúp hs:
Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của lớp 10.
Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của Hs THPT.
Nghiêm túc trong giờ viết bài
B. Phương pháp: Ra đề phù hợp với trình độ HS 
C. Chuẩn bị: 
 - GV: đọc tài liệu , ra đề kiểm tra. 
 - HS: ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra.
D.Tiến trình lên lớp
 I.Ổn định, KTSS
 II.Bài cũ: Không
 III.Bài mới
 1. Đ ề ra
Suy nghĩ về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh chúng ta ngày nay
2. Đáp án
 Y êu cầu học sinh đạt được các ý cơ b ản sau:
 * Mở bài: Giới thiệu đựơc vấn đề cần bàn luận ( 2 đ)
 * Th ân bài:
 - Giải thích tính trung thực là gì?( 1 đ)
 - Trung thực trong học tập biểu hiện như thế nào?( 1.5 đ)
 - Trung thực trong thi cử biểu hiện ra sao ? (1.5 đ)
 - Phân tích tác dụng của vấn đề (1.5 đ)
 * K ết bài: 
 Suy nghĩ của bản thân về vấn đề đó( 2 đ)
 Trình bày rõ ràng, mạch lạc, sạch đẹp (0.5 đ)
E. Củng cố- dặn dò
 -Xem lại đề bài và cách làm bài văn nghị luận xã hội
 - Chuẩn bị bài: Tự tình
Tiết: 5 TỰ TÌNH ( BÀI II )
Ngày soạn: (Hồ Xuân Hương)
A.Mục tiêu bài học:
 * KT:
 - Hiểu được đặc trưng thơ Nôm Đường Luật và tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương:cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.
 -Thấy được cảm thức về thời gian, tâm trạng buồn tủi, phẩn uất của nhà thơ trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống trong thơ Hồ Xuân Hương.
 * KN: Đọc , phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình
 * T Đ: Trân trọng tài n ăng tác giả
B.Phương pháp:
 Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
 - GV:giáo án, tài liệu tham khảo.
 - H/s:soạn bài mới, học bài cũ ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
 I. Ổn định.
 II. Kiểm tra bài cũ:
Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào? Hãy lý giải và cho ví dụ minh hoạ?
 III. Bài mới.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
* HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?
* HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
TT1: Hướng dẫn đọc
 - Gv gợi ý cách đọc
 - Gọi HS đọc, Gv nhận xét và đọc lại
TT2: Tìm hiểu bài thơ
- Hs đọc lại 2 câu đầu
- 2 câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh nào?
GV: Qua đó em thấy được tâm trạng gì của nhà thơ?
- Hs đ ọc c âu 3,4
- Gv: Theo em ở 2 c âu 3,4 có những hình ảnh nào đáng chú ý? Hãy phân tích ý nghĩa các hình ảnh đó?
Cảm nhận của em về 2 câu thực?
- Hs đọc câu 5,6
Thiên nhiên được miêu tả như thế nào trong 2 câu luận? 
Nhận xét về nghệ thuật ?
-Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu thơ 5&6 góp phần diễn tả tâm trạng thái độ gì của nhà thơ?
GV:
Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng như mang theo nỗi niềm phẫn uất của người con gái. “Rêu” là một sinh vật nhỏ và yếu nhưng cũng không chịu khuất phục. Nó phải “xiên ngang mặt đất”. “Đá” vốn cứng, rắn chắc giờ cũng nhọn hoắt để “đâm toạc chân mây”.
- Hai câu kết nói lên tâm trạng gì của tác giả?
-Ấn tượng chung của em sau khi học bài thơ này?
* HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
-Hồ Xuân Hương: (? ?)
- Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
 - Bà là người có cuộc đời , tình duyên ngang trái , éo le.
2. Tác phẩm: 
-TP của nhà thơ thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định vẻ đẹp và khát vọng của họ.
-Tự tình II nằm trong chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương gồm 3 bài, tập trung thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của nhà thơ.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1.Đọc:
 2.Tìm hiểu văn bản:
 a. 2 câu đề :
 Đêm khuya văng vẳng trố ... Việt.
b. Tác giả đã sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích để làm nổi rõ vấn đề
-Việc chọn các thao tác lập luận phải xuất phát từ yêu cầu nêu bật nội dung của vấn đề cần bần luận.
-Việc vận dụng tổng hợp phải thực sự khéo léo làm cho bài văn có sức thuyết phục cao.
 Bài 2. Luyện tập cách kết hợp các thao tác lập luận:
-Bước 1: Chọn chủ đề: Tinh thần ham học hỏi của thanh niên ngày nay.
+Dàn ý:
.Sự học hỏi luôn cần thiết
.Thanh niên ngày nay trước yêu cầu của thực tế cần phải có tinh thần học hỏi
.Ý nghĩa của việc làm này
-Bước 2:
+chọn luận điểm : 
+câu mở đầu
+luận cứ
+các thao tác chủ yếu
-Bước 3:
Diễn đạt
 III. Luyện tập viết một bài nghị luận hoàn chỉnh
 HS làm ở nhà
IV. Củng cố: 
 * Nắm vững kiến thức về các TTLL
 * Cách vận dụng các TTLL vào đoạn văn, bài văn.
V. Dặn dò:
 * Xem kỹ phần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.
 * Ôn tập văn học
Tiết 113, 114: ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC 
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Nắm được những kiến thức cơ bản vềVHVN và VHNN trong chương trình. Và củng cố, hệ thống hoá tri thức ấy trên hai phương diện:lịch sử và thể loại.
 - Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích, khái quát, kĩ năng trình bày vấn đè một cách hệ thống 
 - Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
 * Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
 * Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:
 2.Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
*HĐ1:Tìm hiểu vấn đề 1 
 G/v yêu cầu mỗi học sinh làm bảng ôn tập, hệ thống toàn bộ kiến thức đã học hoặc có thể chia lớp nhóm, mỗi nhóm làm bảng ôn tập một số vấn đề rồi cho một số H/S thuyết trình kết quả ôn tập trước lớp và giáo viên sẽ nhận xét, bổ sung.
 + Ngoài ra cũng có thể chọn một số những vấn đề được hướng dẫn ôn tập để ra bài tập cho HS làm ở lớp hoặc làm ở nhà và có chấm bài, trả kết quả trước lớp.
 Quá trình lên lớp cụ thể:
 *GV: yêu cầu một nhóm trình bày VĐ 1.
 *GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*HĐ1:Tìm hiểu vấn đề 2
 *GV: yêu cầu nhóm 2 trình bày VĐ 2.
 *HS: trình bày các vấn đề 
 *GV: Lấy ví dụ chứng minh cho từng luận điểm.
 Các nhóm khác nhận xét, khợi ý. G/v tập hợp ý kiến của H/S và đưa ra kết luận cuối cùng về bài thuyết trình.
Tiết 113
GV hướng dẫn HS ôn tập vấn đề 3
Lấy một số tác phẩm cho HS luyện tập
*Vấn đề 4,5, G/v yêu cầu H/S ôn tập.Dựa trên kién thức đã học trình bày câu hỏi Ở SGK.
-Làm rõ các vấn đề:
 *GV: nhận xét, củng cố trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp của cả lớp.
1.Vấn đề1 : Thơ mới và thơ Trung đại
-Sự thay đổi từ chế độ phong kiến đến chế độ thực dân nửa phong kiến là sự thay đổi không thuận chiều nhưng lớn lao. Bởi nó không chỉ làm thay đổi cơ cấu giai cấp mà nó còn thay đổi ý thức hê, tâm lý sống, cách sống của con người nói chung, nhà văn nói riêng trong XH, nhất là thành thị.
-Tình trạng cũ mới trang nhau "á-Âu xáo lộn", nền văn hoá phương Đông bị lấn át bởi nền văn hoá phương Tây
-Khác về hình thức, niêm luật trong thể thơ. Thơ mới sử dụng thể thơ tự do để thể hiện linh hoạt tình ý của mình.
-Cái tôi trong thơ mới được bộc lộ rõ nét.
-Thơ mới có chất văn, chất kể rất rõ.
-Đề tài phong phú đa dạng
-Ngôn ngữ gần với đời thường
2.Vấn đề 2: Thơ mới góp phần hiện đại hóa văn học VN
*Nguyên nhân của HĐH văn học:
-Thế nào là HĐH .
-Nguyên nhân nội sinh và ngoại nhập.
-> xu hướng tất yếu của lịch sử văn học.
-HĐH diễn ra trên hai mặt:
+Nội dung.
+Hình thức.
*Quá trình HĐH văn học -> ba bước:
-1900-1920.
-1920-1930.
-1930-1945.
 3.Vấn đề 3:.Nội dung tư tương và đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ mới
 4.Vấn đề4: Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn chính luận
-Nội dung tư tưởng
-Quan điểm nghệ thuật 
 5.Vấn đề : Đặc sắc về nôi dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học NN
 IV. Củng cố:
- Nội dung cơ bản của văn học hiện đại và nghệ thuật thể hiện.
- Phân tích một số tác phẩm để thấy được sự HĐH trong văn học.
 V. Dặn dò: 
- Ôn tập kỹ phần văn học VN XX-1945.
- Chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản nghị luận
Tiết : TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
 -.Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.
 -.Biết cách thức tóm tắt văn bản nghị luận
 - Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
 * Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
 * Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:
 2.Triển khai bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1:Tìm hiểu chung 
GV yêu cầu học sinh thảo luận và nêu ý kiến về
-Mục đích
-Yêu cầu
Hoạt động 2: Cách tóm tắt: *GV: gọi 1-2 Hs tìm hiểu ví dụ, trả lời các câu hỏi ở SGK. nêu cách viết TT
-Đọc văn bản gốc
-Viết văn bản TT
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK
I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tất van bản nghị luận:
 1.Mục đích: 
-TTVBNL là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích dã định trước. Việc lựa chọn thông tin đưa vào bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích của công việc tóm tắt
-thông qua việc TT người dọc nắm chắc các thao tác đọc văn bản
2.Yêu cầu: 
- VBTT phẩi khách quan, trung thực, trung thành với các tư tưởng quan điểm của văn bản gốc
-Nội dung độ dài phù hợp
-Văn phong cô động, diễn đạt phải ngắn gọn súc tích
II. Cách tóm tắt văn bản nghị luận:
 1.Đọc kĩ văn bản gốc
 2.Viết tóm tắt
-Dựa vào nhan đề, phần mở đầu, kết thúc để chọn ý, chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt. 
-Diễn đạt các ý, luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc
-Phản ánh trung thành văn bản gốc
III Luyện tập. 
 IV. Củng cố: 
 Đặc điểm, cách viết TTvăn bản nghị luận
 V. Dặn dò: 
 * Chuẩn bị: Bài ôn tập Tiếng Việt
Tiết:118 ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Củng cố, hệ thống kiến thức TV đã học như: đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập.
 - Có kĩ năng thực hành Tiếng Việt.
 - Có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
B. CHUẨN BỊ
 * Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
 * Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:
 2.Triển khai bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động1: Hệ thống hóa kiens thức dã học?
-HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở SGK
-GV nhận xét
Hoạt động2: Vận dụng
I.Hệ thống kiến thức đã học:
 +Ngôn ngữ và lời nói
-Ngôn ngữ là tài sản chung
-Lời nói là sản phẩm của cá nhân
 +Ngữ cảnh
 + Nghĩa của câu
 +Đặc điểm loại hình TV
 +PCNNBC
 +PCNNCL
II.Vận dụng:
Bài 1:
 Bài 2:
 Bài 3
Bài 4;
Bài 5:
IV. Củng cố:
*Các cách thức tìm hiểu đặc điểm tiengs Việt
* Luyện tập.
V. Dặn dò: 
 * Làm Bt xem kỹ phần lý thuyết.
 * Chuẩn bị tiết: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận
Tiết LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
 -Nắm vững mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản nghị luận.
 - Viết được VBNL có độ dài tương đối
 - Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
 * Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
 * Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
 II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:
 2.Triển khai bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
 HS nhắc lại các kiến thức về TTVBNL
Học sinh thảo luận nhóm
+ Nhóm1 trình bày bài viết của mình
HS cử đại diện lên trình bày
 + Nhóm2 cử đại diện nhận xét bổ sung
 + Nhóm3 cử đại diện nhận xét bổ sung
 + Nhóm4 cử đại diện nhận xét bổ sung
GV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm
I. Ôn tập về mục đích, yêu cầu, cách tóm tắt:
II.Vận dụng tóm tắt:
 1. Tóm tắt văn bản: Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay
-Mục đích: 
-Yêu cầu: 
-Bản tóm tắt dài không quá 1000 chữ:
+Đọc văn bản
+lập đề cương
+Viết tóm tắt
+Trình bày
-Văn phong phải trong sáng
 2. Trình bày bản tóm tắt trước lớp.
 -Xác định nội dung trình bày:
 -Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng
III. Tham khảo bài đọc thêm
IV. Củng cố: 
 * Nắm vững kiến thức về TTVBNL
 * Cách viết
V. Dặn dò:
 * Xem kỹ phần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.
 * Chuẩn bị Bài: Ôn tập phần làm văn
Tiết : ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
 - Nội dung chủ yếu của chương trình làm văn lớp 11
 - Biết cách vận dụng vào trong quá trình làm văn. Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận.
 - Nghiêm túc trong giờ học
B. CHUẨN BỊ
 * Giáo viên: SGK, SGV, TLTK
 * Học sinh: Đọc và làm BT ở nhà
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:
 II.Kiểm tra bài cũ: Không
 III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề:
 2.Triển khai bài 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động1: Hệ thống hóa kiến thức đã học
-Gv yêu cầu Hs làm:
+Thống kê, phân loạicacs bài đã học
+Trình bày quan niệm, mục đích, yêu cầu, cách làm
Hoạt động2: Luyện tập
-GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2, 3 theo câu hỏi ở SGK
-HS tiến hành thảo luận, cử đại diện lên trình bày
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm, kết luận
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:
- Nghị luận văn học và nghị luận xã hội
-Các thao tác lập luận trong văn nghị luận
+TT so sánh
+TT phân tích
+TT bác bỏ
+TT bình luận
-Viết tiểu sử tóm tắt
-Viết bản tin
-Tóm tắt van bản nghị luận
II. LUYỆN TẬP
BT 1:
-Các thao tác lập luận chủ yếu: TTLL : bác bỏ, phân tích, bình luận
-Hiệu quả tích cực trong việt đạt mục đích sử dụng
BT 2
-Phân tích những lí do để có thể nói “thất bại là mẹ thành công”
-Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn
-Bác bỏ quan niệm sai lầm
+Sợ thất bại nên chẳng dám làm gì
+Bi quan khi gặp thất bại
+Không biết cách rút kinh nghiệm khi thất bại
BT 3
IV. Củng cố:
* Năm vững hệ thống kiến thức đã họcCác nhân tố chi phối phát ngôn.
* Luyện tập.
 V. Dặn dò: 
 * Xem kỹ phần lý thuyết.
 * Chuẩn bị Kiểm tra tổng hợp cuối năm.
Tiết 121-122: Ngày soạn:
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
A.MỤC TIÊU: Giup HS :
 - Củng cố kiến thức –kĩ năng đã học về ngữ văn trong chương trình lớp 11
-Quen thuộc với kiểu bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận 
-Có bước tiến mới trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân về một đề tài nghị luận quen thuộc
B.ĐỀ BÀI: HS làm bài theo đề chung do SGD-ĐT ra
C ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Theo hướng dẫn chung 
.
Tiết 123: Ngày soạn:
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
IV. Củng cố:
* Sau khi xem lại bài làm của mình, em rút ra được điều gì?.
V. Dặn dò: 
* Ôn tập hè 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 11(1).doc