Giáo án Ngữ văn 11 toàn tập

Giáo án Ngữ văn 11 toàn tập

 Đọc Văn : Vào phủ chúa Trịnh

 ( trích Thượng kinh ký sựcủa Lê Hữu Trác )

A.Mục tiêu bài học .

 Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm , cùng với thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực , sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh

 B.Trọng tâm , phương pháp

 Tiết 1 : Giá trị hiện thực sâu sắc qua bức tranh chi tiết, sinh động về cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa.

 Tiết 2: Thái độ , tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả.

 Phương pháp : Kết hợp đàm thoại , thảo luận nhóm , diễn giảng , phân tích

 C.Tiến trình tiết dạy

 1 . Ổn định lớp , kiểm tra sĩ số

 2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( sách , vở soạn .)

 

doc 243 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1268Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 toàn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2 
 Soạn 2/9/07 
Dạy 6 và 8/9/07
 Đọc Văn : Vào phủ chúa Trịnh 
 ( trích ‘’Thượng kinh ký sự’’của Lê Hữu Trác ) 
A.Mục tiêu bài học .
 Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm , cùng với thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thực , sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh 
 B.Trọng tâm , phương pháp 
 Tiết 1 : Giá trị hiện thực sâu sắc qua bức tranh chi tiết, sinh động về cảnh sinh hoạt nơi phủ chúa. 
 Tiết 2: Thái độ , tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả. 
 Phương pháp : Kết hợp đàm thoại , thảo luận nhóm , diễn giảng , phân tích 
 C.Tiến trình tiết dạy 
 1 . Ổn định lớp , kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( sách , vở soạn .) 
 3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
 Yêu cầu cần đạt 
*Hoạt động 1 : Tìm hiểu chung
- GV gọi học sinh tóm lược những nét cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác 
 - GV nhấn một số ý cơ bản , hướng dẫn học sinh học Sgk / 3 
Em biết gì về tác phẩm ‘’Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác ’’
- HS phát biểu : GV nhấn một số ý ( hoàn cảnh lịch sử phản ánh trong tác phẩm. Nói kỹ về kí và ký thời trung đại ) 
 Gọi 2 HS tóm tắt đoạn trích 
 Từ tóm tắt ấy hãy nêu nội dung của đoạn trích 
Hoạt động 2: Đọc – hiểu 
- Gọi HS đọc một đoạn 
- GV nhận xét , hướng dẫn cách đọc ; yêu cầu coi chú thích chân trang 
-Tìm nhữngchi tiết miêu tả quang cảnh ngoài phủ chúa.
- Nhận xét về quang cảnh?
- Bên trong phủ chúa được tác giả miêu tả như thế nào?(Đồ dùng,trang trí)
ðNhận xét. 
GV định hướng chốt ý.
Cho biết nghi thức , sinh hoạt nơi phủ chúa (Trịnh Sâm? Trịnh Cán.)
HS nhận xét về bút pháp miêu tả của Lê Hữu Trác ,dụng ý của t/g.
ðGV chốt ý.
Thảo luận (3 phút) bảng phụ .
+Tâm trạng, thái độ của :Lê Hữu Trác .
a/Trước cảnh phủ chúa xa hoa ,lộng lẫy.
 (Nhóm1,3,5)
b/Khi chữa bệnh cho thế tử .
(Nhóm 2,4,6)
"Hết 3 phút,các nhóm nộp bảng phụ
GV dán bảng phụ theo trình tự bài học ,gọi các đại diện thuyết trình và cho các nhóm nhận xét bổ sung .
ðGV định hướng chốt ý.
Gọi một vài học sinh trả lời câu hỏi Sgk
ðGV chốt ý .
*Hoạt động 3:Củng cố.
Từ phần đọc hiểu , hướng HS rút ra giá trị nội dung ,giá trị nghệ thuật của đoạn trích .
ðCho HS đọc ghi nhớ Sgk/9`
Tìm hiểu chung 
 I . Tác giả ( 1724- 1791 ) 
 - Tên : 
 - Hiệu : 
 - Quê : 
 - Ông không chỉ là một danh y , mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Ngoài ra ông còn là nhà văn thơ của văn học trung đại 
 - Là tác giả của bộ sách quý ‘’Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh’’
 II . Tác phẩm ‘’Thượng Kinh Ký Sự ’’
 - Viết năm 1782, hoàn thành năm 1783 
 - Nguyên tác : Chữ Hán 
 - Thể kí .
 - Nội dung : Tả quang cảnh ở Kinh Đô , cuộc sống xa hoa trong phủ chúa , uy quyền thế lực nhà chúa .
III. Đoạn ‘’Vào phủ chúa Trịnh’’
 - Xuất xứ ? 
 - Nội dung : Kể lại việc Lê Hữu Trác bị triệu tập gấp vào kinh để bắt mạch , kê đơn chữa bệnh cho thế tử Cán 
 B . Đọc – hiểu 
 I. Đọc – giải nghĩa từ khó 
- HS đọc đúng , rõ ràng , 
- Coi chú thích ( Sgk ) 
II. Tìm hiểu văn bản 
Bức tranh nơi phủ chúa
a.Quang cảnh phủ chúa nhìn từ bên ngoài
 ‘’cây cối um tùm;chim ríu rít,hoa nở, hương thơm,dãy hành lang bao quanh co nối tiếp’’
ðThiên nhiên tươi đẹp ,quyến rũ lạ thường
b.Bên trong phủ.
-“Những Đại đường,gác tía”với kiệu son gác tía,võng điều đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
-Đồ dùng tiếp khách toàn là mâm vàng chén bạc .
*Nội cung của thế tử: Qua 5,6 lần trướng gấm, phòng thắp nến,sập thếp vàng ,ghế rồng sơn son thếp vàng ,trên ghế bày nệm gấm ,màn là che ngang sân, xung quanh lấp lánh ,hương hoa ngào ngạt”
ðQuang cảnh phủ chúa cực kỳ tráng lệ lộng lẫy không đâu sánh bằng .
C.Nghi thức,cung cách sinh hoạt .
*Vào phủ phải đi qua nhiều cửa, mỗi cửa đều có lính gác, ra vào phải có thẻ .
+Hậu mã quân túc trực tại điếm 
+Người có việc quan qua lại như mắc cửi.
ðNhững chi tiết cho thấy chúa giữ vị trí trọng yếu và có quyền uy tối thượng trong triều.
*Nhắc đến chúa phải cung kính ,lễ độ :
+Chúa Trịnh –thánh thượng 
+Trịnh Cán -Đông cung thế tử ; kiêng từ “thuốc”, phải dùng “trà”.
+Xung quanh thế tử có đến 7,8 thầy thuốc phục dịch,người hầu đứng hai bên .
+Vào ra đều phải “4 lạy”.
+Bắt mạch phải viết tờ khải dâng lên chúa Trịnh Sâm .
ðCách miêu tả tỉ mỉ ,kỹ càng ,kín đáo cho thấy sự cao sang ,quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.
2.Suy nghĩ thái độ , tâm trạng của Lê Hữu Trác.
*Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa,lộng lẫy ,tấp nập ,người hạ,Lê Hữu Trác đề thơ.
-Khen cái đẹp ,cái sang nơi phủ chúa (d/c)
- Dửng dưng trước những quyến rũ vật chất, danh lơiï
*Khi chữa bệnh cho thế tử Cán:đấu tranh tư tưởng .
+Chữa nhanh: sợ vướng vào công danh .
 +Chữa chậm :không đúng với lương tâm .
 +Cuối cùng chỉ rõ nguyên nhân căn bệnh, bắt mạch cho thuốc .
ðLê Hữu Trác là nhà nho khí tiết ,người thầy thuốc tài đức.
*Toàn đoạn trích thái độ của Lê Hữu Trác còn bộc lộ qua cách dùng từ “thánh”:thánh chỉ, thánh thượng .
"Hàm ý châm biếm, muốn nói lên sự lộng quyền,điếm lễ của chúa Trịnh><vua Lê.
3.Đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả. 
 -Quan sát tỉ mỉ
 -Ghi chép trung thực 
 -Tả cảnh sinh động 
 -Kể khéo léo ,lôi cuốn.
III.Tổng kết.
*Ghi nhớ (Sgk/9)
 4.Dặn dò.
 -Học thuộc ghi nhớ .làm bài tập 2,3(sách bài tập)
 - Chuẩn bị bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”
 5. Rút kinh nghiệm
 6. Câu hỏi.
 1.Làm rõ giá trị hiện thực trong đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác.
 2.So sánh bút pháp viết ký sự của Lê Hữu Trác với một số tác giả ký sự mà em đã được học.
 Từ đó rút ra điểm chung của thể ký 
 Tiết 3
 Soạn 5/9/07 Tiếng Việt: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
 Dạy 8/9/07	
 A.Mục tiêu bài học .
 Giúp HS:
 -Nắm được biểu hiện cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng .
 -Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân ,nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời để rèn luyện ,hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá 
nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung .
 -Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của toàn xã hội ,vừa có sáng tạo góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội .
 B.Trọng tâm ,phương pháp.
 -Biểu hiện của tính chung trong ngôn ngữ .
 -Biểu hiện của cái riêng trong lời nói cá nhân .
 -Mqh biện chứng thống nhất giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói của cá nhân 
 *Phương pháp:diễn giảng, phát vấn, thảo luận nhóm .
 C.Chuẩn bị.
 GV:Sgk,Sgv và một số ví dụ về lời nói của các nhà văn uy tín 
 HS : đọc kỹ bài ở nhà ,làm bài phần luyện tập (S gk/13)
 D. Tiến trình tiết dạy.
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra sỹ số ,sự chuẩn bị bài của học sinh .
3.Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
*Hoạt động 1:Tính chung trong ngôn ngữ
-Cho HS suy nghĩ, trao đổi nhanh các câu hỏi sau :
1.Tại sao ngôn ngữ là tài chung của xã hội ?
2.Tính chung của ngôn ngữ thể hiện qua những phương diện nào ?cho ví dụ 
-GV bổ sung, định hướng trả lời .
-GV nhận xét, bổ sung từng ý.
Hoạt động 2 :Lời nói cá nhân .
-HS trả lời câu hỏi.
1,Lời nói bao gồm những gì ?
2, Lời nói cá nhân được biểu hiện ở những phương diện cụ thể nào ?
Từ câu trả lời của HS ,GV chốt ý 
*Hoạt động 3 :Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân 
- ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân có mối quan hệ như thế nào? GV chốt ý 
Củng cố , luyện tập 
- GV cho học sinh đọc ghi nhớ Sgk/13
Thảo luận (3)
Nhóm 1,2 : bài 1 
Nhóm 3,4 : bài 2
Nhóm 5,6 : bài 3
I.Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội .
*Ngôn ngữ là tài sản chung của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội .
Vì: Trong quá trình tiến hoá con người sáng tạo ra ngôn ngữ để giao tiếp. Các đời sau sử dụng ngôn ngữ của tổ tiên để trao đổi thông tin ,tình cảm với nhau. Mỗi cộng đồng người hoặc mỗi dân tộc có ngôn ngữ ngữ riêng của mình nên ngôn ngữ mang tính quy ước trong một cộng đồng ,môït dân tộc.
*Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng thể hiện qua hai phương diện .
1. Thể hiện ở việc sử dụng yếu tố chung tạo lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Yếu tốù chung bao gồm (âm thanh ,tiếng từ ,ngữ cố định )
2.Thể hiện ở việc sử dụng các quy tắc và phương thức chung để cấu tạo nên các đơn vị ngôn ngữ :
-Quy tắc cấu tạo kiểu âm (câu đơn ,ghép ,phức ,.)
-Quy tắc chuyển nghĩa:nghĩa gốc -nghĩa phái sinh.
II.Lời nói –sản phẩm riêng của cá nhân .
*Lời nói gồm lời nói miệng và văn viết, biểu hiện ở những phương diện :
1.Giọng nói cá nhân .
2. Vốn từ cá nhân :phụ thuộc lứa tuổi,cá tính ,giới tính,nghề nghiệp..(VD)
3.Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc :kết hợp từ ngữ,tách gộp từ ,chuyển loại từ .
4. Tạo từ mới :toạ ra từ mới từ chất liệu có sẵn (VD)
5. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các quy tắc , phương thức chung :lựa chọn vị trí cho từ ngữ ,tỉnh lược từ ngữ..
*Biểu hiện rõ rệt nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách cá nhân .
III.Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân . Quan hệ biện chứng. Mỗi cá nhân phải chiếm lĩnh được ngôn ngữ chung làm cơ sở cho mỗi cá nhân sản sinh ra lời nói cụ thể của mình .
IV.Ghi nhớ.
(Sgk/13)
V. Luyện tập.
Bài 1:
Từ “thôi”: nghĩa gốc chỉ sự chấm dứt hay kết thúc một hoạt động nào đó .
Nghĩa phái sinh :chỉ sự chấm dứt cuộc sống. Đây là cách nói giảm để vơi bớt đau thương .
Bài 2 .
Sắp xếp “đảo ngữ”+động từ mạnh “xiên, đâm”-sự bực bội muốn bứt phá,quẫy đạp của thiên nhiên –con người
 4. Dặn dò :
 - Học thuộc ghi nhớ : ( Sgk / 13) 
 - Làm bài tập Sgk /35 ( chuẩn bị luyện tập ) 
 5. Rút kinh nghiệm .
 6. Câu hỏi .
 T ...  đọc lại văn bản Một thời đại trong thi ca , gọi các em trả lời các câu hỏi SGK/122 về văn bản này à GV nhận xét , định hướng .
Mỗi HS tự tóm tắt văn bản trích Một thời đại trong thi ca ( 20 phút) è GV gọi một vài em đọc phần tóm tắt của mình , cho một vài em nhận xét , bổ sung , cuối cùng GV đánh giá chung .
I. Đọc và trả lời câu hỏi mục 1/122/sgk
* Nội dung còn thiếu cần bổ sung : 
- Thơ mới đã đổi mới sự biểu hiện của cảm xúc , góp phần vào sự phát triển của Tiếng Việt .
+ Nhược điểm của thơ mới là không nói đến đấu tranh cách mạng .
II. Đọc và trả lời các câu hỏi mục 2/123/SGK
-Vấn đề nghị luận: Tinh thần thơ mới 
-Mục đích nghị luận : khắc hoạ tinh thần thơ mới là sự cách tân về thơ , từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân , là tình yêu tha thiết tiếng Việt .
- Bố cục của văn bản trích :
+ Phần mở đầu : câu “ Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn : tinh thần thơ mới”.
+ Thân bài gồm các ý chính sau :
* Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới và xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có .
* Những biểu hiện của cái tôi cá nhân trong thơ mới , cái tôi buồn , bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống , với đất nước , con người .
* Tình yêu, lòng say mê nâng niu đối với tiếng Việt .
+ Phần kết bài : nhấn mạnh tinh thần thơ mới .
-Viết thành văn bản tóm tắt 
* Yêu cầu :
1. Nội dung : tóm tắt đầy đủ những luận điểm , luận cứ cơ bản 
2. Hình thức : ngắn gọn , rành mạch .
4.Dặn dò : 
- Đọc kỹ bài học và hoàn thành Tóm tắt văn bản trích Một thời đại trong thi ca .
- Làm bài tập trong SBT/93.
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy 
Tiết 120
Soạn 20/4/08 	
Dạy 24/4/08 
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A.Mục tiêu bài học	
 Giúp HS:
- Ôn tập , hệ thống hoá tri thức về các thao tác lập luận , cách tóm tắt văn bản nghị luận và viết tiểu sử tóm tắt , bản tin. 
- Vận dụng được những tri thức đã học vào việc đọc- hiểu và viết bài văn nghị luận .
B.Trọng tâm , phương pháp
TT: ôn văn nghị luận với 4 thao
 tác phân tích , so sánh , bác bỏ , bình luận và kết hợp 4 thao tác đó .
PP: phát vấn , đàm thoại , trao đổi nhóm .
C.Chuẩn bị
 GV: SGK , SGV và các câu hỏi , bài tập .
 HS: trả lời các câu hỏi trong SGK . 
D.Tiến trình tiết dạy
 1. Ổn định lớp, kt sĩ số
 2. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1:ôn văn nghị luận
Trao đổi trong bàn 3 phút các câu hỏi sau :
1. Văn nghị luận là gì? Các đặc trưng của văn nghị luận ?( dãy trong )
2. Các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong văn nghị luận ? Các phương thức biểu đạt của văn nghị luận ?( dãy ngoài )
Hết thời gian trao đổi GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày , nhóm khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn . GV nhận xét chung và định hướng .
Hoạt động 2 : các thao tác lập luận
Gọi 2 HS lên bảng làm bài 1, 2 (SGK/124 ; dưới lớp HS làm việc độc lập ( dãy trong bài 1 ; dãy ngoài bài 2 ) 
( 10 phút).
Hết thời gian trên GV sửa bài bằng cách cho HS bên dưới nhận xét , bổ sung ; trên cơ sở các ý GV nhận xét chung và định hướng .
Gọi 1 HS đọc bài 3 /124 , cả lớp theo dõi và trả lời các câu hỏi :
- quan niệm bị bác bỏ là gì?
- Tác giả bác bỏ bằng cách nào ?
-Việc bác bỏ ở đây có tác dụng gì ?
ªGV chốt ý cơ bản .
Yêu cầu HS về nhà làm ý 2 bài 3 .
I. ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN 
1. Văn nghị luận : là loại văn chương nghị sự , luận chứng , phân tích lý lẽ . Nó là tên gọi chung một thể loại văn vận dụng các hình thức tư duy lô gic như khái niệm , phán đoán , suy lý và thông qua việc nêu sự thực , trình bày lý lẽ , phân biệt dúng sai để tiến hành phân tích luận chứng khoa học đối với khách quan và quy luật bản chất của sự vật , từ đó nhằm biểu đạt tư tưởng , chủ trương , ý kiến , quan điểm của tác giả .
2. Các đặc trưng của văn nghị luận 
a. Tính triết lý sâu sắc 
b. Tính biện luận mạnh mẽ 
c. Tính thuyết phục cao
3. Các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố trong văn nghị luận 
- Luận điểm là chủ trương , là quan điểm của văn nghị luận , nó trả lời câu hỏi : giải thích và chứng minh cái gì ?
- Luận cứ là tài liệu , là chỗ dựa để giải thích và chứng minh luận điểm , nó trả lời cho câu hỏi : sự thực và lý lẽ nào ?
- Luận chứng là quá trình và phương pháp giải thích , chứng minh luận điểm bằng các luận cứ , nó trả lời câu hỏi : giữa luận điểm và luận cứ có quan hệ lô gic như thế nào ?
* Quan hệ giữa ba yếu tố : 
+ Luận điểm được coi là một kết luận sơ bộ . Kết luận sơ bộ này có chính xác , khoa học không  còn cần phải luận chứng ; tức là nó phải hướng ra bên ngoài để tìm bằng chứng .
+ Luận cứ cung cấp cho luận điểm những sự thực , những lý do để nó có thể đứng vững .
+ Luận chứng chỉ ra mối liên hệ tất yếu , sâu sắc giữa luận điểm với luận cứ bằng lý lẽ , dẫn chứng phong phú thuyết phục và thông qua các thao tác phân tích , tổng hợp , bình giải có sức thuyết phục cao .
4. Các phương thức biểu đạt của văn nghị luận 
Thuyết minh ; Tự thuật và miêu tả ; Trữ tình .
II. ÔN TẬP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
Bài 1 : các thao tác lập luận được vận dụng trong đoạn trích Về luân lý xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh 
Thao tác lập luận bác bỏ
Thao tác lập luận phân tích
Thao tác lập luận bình luận
Bài 2 : phân tích nội dung câu danh ngôn “ thất bại là mẹ thành công”
* Nội dung phân tích
- phân tích những lý do có thể nói “ thất bại là mẹ thành công”
- Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn bằng các dẫn chứng cụ thể trong đời sống hiện thực.
- Bác bỏ những quan niệm sai lầm :
+ sợ thất bại nên không dám làm gì .
+ bi quan chán nản khi gặp thất bại .
+ không biết cách rút ra bài học khi thất bại .
-Lấy dẫn chứng lịch sử , cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học trong thực tế cuộc sống .
Bài 3 : phân tích đoạn văn bác bỏ và viết một đoạn văn bác bỏ theo chủ đề tự chọn .
a. Phân tích đoạn văn 
- Quan niệm bị bác bỏ : “ con người không biết sợ cái gì trên đời này cả”.
- Cách bác bỏ : phân tích những khía cách sai lệch , nêu tác hại và cuối cùng đưa ra ý kiến của mình .
- Tác dụng của việc bác bỏ : chỉ ra cho mọi người bài học làm người .
b. Viết một đoạn văn bác bỏ theo chủ đề tự chọn .
 ( hs tự chọn và viết , gv sẽ kiểm tra vở vào tiết sau )
4.Dặn dò : 
- Hoàn thành bài tập về nhà , ôn lại phương pháp làm bài văn nghị luận .
5. Rút kinh nghiệm tiết dạy 
Tiết 121,122
Soạn 6/5/08 	
Dạy 8/5/08
THI HỌC KỲ II ( thi tập trung vào ngày 29/4/08)
A.Mục tiêu bài học 
Giúp HS:
- Ôn tập , củng cố kiến thức – kỹ năng cơ bản về Văn học , Tiếng Việt , Làm văn đã học trong chương trình ngữ văn 11 .
- Quen thuộc hơn với kiểu bài kiểm tra trắc nghiệm và đạt kết quả tốt hôn trong công việc làm bài kiểm tra trắc nghiệm .
- Có bước tiến mới trong việc mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng của mình về một đề tài nghị luận gần giũ , quen thuộc của văn học hoặc đời sống .
B.Trọng tâm , phương pháp 
TT:kiến thức văn , tiếng Việt học trong HKII , phần làm văn ( nghị luận văn học )
 C.Chuẩn bị 
GV: ra đề , làm đáp án nộp đúng hạn . 
HS: ôn theo đề cương .
D.Tiến trình tiết dạy
 ( thi tập trung vào ngày 29/4/08)
Tiết 123
Soạn 6/5/08
Dạy 8/5/08
LÀM VĂN : TRẢ BÀI THI HKII
A. Mục tiêu bài học .	 
 - Đánh giá chung những ưu , khuyết của bài kiểm tra để có kế hoạch ôn tập trong hè .
 -Rèn luyện cách làm bài kiểm tra tổng hợp .
B.Trọng tâm , phương pháp 
TT:đánh giá , rút kinh nghiệm mức độ vận dụng các kiến thức đã học vào việc viết một bài làm văn cụ thể . PP: trao đổi , phát vấn , thảo luận .
 C.Chuẩn bị 
GV: chấm bài , phân loại lỗi , định hướng cách sửa .
HS: nhớ lại bài làm của mình để đối chiếu , so sánh với đáp án GV đưa ra ¨từ đó tự nhận xét được bài làm của mình .
D.Tiến trình tiết dạy
 1. Ổn định lớp, kt sĩ số
 2.Bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1 : thông qua đề , đáp án , biểu điểm.
1.TNKQ: công bố đáp án để hs có thể hỏi( nếu chưa hiểu ) .
 -Gọi 2 HS tìm hiểu đề .
-Cho hs tìm luận điểm phần thân bài ¨ GV gọi một số HS trả lời , từ đó hình thành dàn bài mẫu .
- GV công bố đáp án , biểu điểm phần này .
Hoạt động 2: nhận xét 
 GV dẫn bài cụ thể mỗi lớp ở từng thang điểm . 
Hoạt động 3 : phát bài , thống kê điểm .
I.Chép đề, thông qua đáp án , biểu điểm . 
1. Trắc nghiệm khách quan.
( đáp án tieớp,122 )
2.Tự luận .
( đáp án tiếơ121,122)
Lưu ý : khi làm bài phải biết triển khai từng ( cả nội dung và nghệ thuật ) rõ ràng , cụ thể , thuyết phục . Các ý phải có mối liên hệ về hình thức và nội dung . 
 II. Nhận xét chung 
1.Về kiến thức :
* Phần trắc nghiệm : đa số hs chọn được đáp án đúng nhất , song chỉ có 2 HS đạt điểm tối đa ( Hà Phương 11A5; Đạt 11A3).
 * Phần tự luận: 
- HS thuộc thơ , nắm ý từng đoạn thơ song chỉ một số em cảm nhận sâu sắc về hai mặt nội dung và nghệ thuật trong đoạn thơ ( những bài 3,5đ trở lên ) .
11A3:TƯỜNG AN; THUỲ DUNG ; ĐẠT; HUYỀN ; LINH ;LUYỆN ; MỸ ; NGUYÊN ; NGÂN; NHÂN; THANH; TRÂN.
11A5:QUỲNH ANH; DI; THUÝ HẰNG ; HIẾU ; LOAN ; NGUYÊN; PHƯƠNG ; THƯƠNG ; THU;
-Đa số HS nêu được ý cơ bản song triển khai còn sơ sài ( những bài chỉ đạt điểm trung bình ) .
-Một số hs chỉ diễn xuôi câu thơ chứ chưa hiểu nghĩa hàm ngôn hay “ ý tại ngôn ngoại trong các hình ảnh thơ  )
2. Về diễn đạt :
-Một số bài lập ý , diễn ý mạch lạc , có cảm xúc ( những bài điểm khá đã nêu trên ) .
- Đa số chưa biết chuyển ý nên bài văn rời rạc , khô khan .
- Cá biệt có vài bài chưa biết viết câu :
 11A3:Tuấn Anh; Tùng ; Vinh 
11A5:Thanh Hằng; Luân; Hồng Ngọc; Quân; Hạnh Tâm; Tuyết.
III. Phát bài , thống kê điểm 
Lớp
Sĩ số
Giỏi 
Khá 
TB
Yếu 
Kém
11A3
44
4
21
19
0
11A5
46
5
18
16
7
3.Dặn dò : 
 -Sửa những lỗi đã phê vào vở .
 -Ôn phương pháp , kĩ năng làm bài NLVH để chuẩn bị học lên 12 cho tốt .
 4. Rút kinh nghiệm tiết dạy 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 12 toan tap.doc