Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88+ 89: Từ ấy (Tố Hữu)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88+ 89: Từ ấy (Tố Hữu)

TỪ ẤY (Tố Hữu)

Tiết: 88.89

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

-Thấy rõ niềm vui sưóng say mê mãnh liệt củaTố Hữu rtong buồi đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lý tướng với cuộc đời nhà thơ.

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: Tứ thơ hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu trong việc làm nổi bật cái tôi trong thơ .

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc và PT khổ đầu “Đõy Thụn Vĩ Dạ”

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 10112Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 88+ 89: Từ ấy (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/02/2009 Từ ấy (Tố Hữu)
Tiết: 88.89 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
-Thấy rõ niềm vui sưóng say mê mãnh liệt củaTố Hữu rtong buồi đầu gặp gỡ lý tưởng cách mạng, tác dụng kì diệu của lý tướng với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: Tứ thơ hình ảnh, ngôn ngữ nhịp điệu trong việc làm nổi bật cái tôi trong thơ .
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc và PT khổ đầu “Đõy Thụn Vĩ Dạ”
Bài mới:
 Hoạt động của T-H
Nội dung 
(HS đọc tiểu dẫn SGK) 
- Phần tiểu dẫn trình bày nội dung gì?
Học sinh đọc thơ và giáo viên hướng dẫn tìm hiểu chú thích SGK ?
- Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu ý của mỗi đoạn nói gì?
 - Nêu chủ đề bài thơ.
-Theo em hai khía cạnh của chủ đề ý nào là cơ bản vì sao?
( HS đọc bốn câu đầu )
- Thời gian được thể hiện qua từ ngữ nào? em có suy nghĩ gì?
 - Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh nào đáng chú ý. em hãy phân tích hình ảnh ấy. 
- Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa lý tưởng với cuộc sống cách mạng và thơ ca khi đọc khi đọc bốn câu thơ mở đầu bài thờ “ Từ ấy”.
Học sinh đọc khổ 2-3 bài thơ.
- Em hãy nêu nội dung khái quát của khổ thơ thứ 2.
- Em hãy phân tích khổ thơ để làm rõ nhận thức mới về lẽ sống.
-Em có cảm nhận gì về tình yêu thương con người trong khổ thơ này?
- Lời tâm nguyện chân thành được thể hiện như thế nào ? 
Hãy nêu nội dung khái quát của khổ thơ này?
-Em hãy phân tích đoạn thơ để chỉ ra sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của “Tố Hữu”.
- Em có cảm nhận gì về sự chuyển biến tâm trạng của “ Tố Hữu”
Em có nhận xét gì về phương diện nghệ thuật và nhịp điều của bài thơ?
 I.Tìm hiểu chung:
-SGK giới thiệu vài nét về Tố Hữu và con đường thơ hoàn cảnh sáng tác và vị trí của bài thơ Từ ấy.
1.Tác giả:
+ Tố Hữu sinh năm 1920 ở làng Phú Lai Quảng Thọ , Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế trong một gia đình nhà nho nghèo. Song thân của Tố hữu ( cha mẹ ) rất say mê với việc sưu tầm ca dao, tục ngữ . Tố Hữu sinh ra ở mảnh đất rất giàu về truyền thống văn hoá ( những làn điệu dân ca, những điệu hò mái nì, mái dẩy- Nhạc cung đình) . Tất cả có ảnh howngr không nhỏ tới hồn thơ Tổ Hữu .
+ Năm 17 tuổi ( 1937 ) Tố Hữu đã giác ngộ cách mạng. Năm 1938 ( 18 tuổi ) được kết nạp vào Đảng cộng sản. Từ đó sự nghiệp thơ ca của ông gắn liên với sự nghiệp cách mạng dó cũng là chặng đường phát triển không ngừng vè tư tưởng, nghệ thuật của thơ Tố Hữu các tập thơ từ ấy, Việt Bác, Gió Lộng, ra trận, máu và hoa, Một tiếng đàn, Ta với ta .
+Nội dung thơ Tố Hữu bám sát chặng đường cách mạng để phản ánh . Vì vậy thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn tình cảm lớn của người công dân, chiến sĩ cán bộ cách mạng đối với Đảng, Tổ quốc nhân dân, với Bác Hồ .
+Nghệ thuật thơ Tố Hữu thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.
+Cảm hứng (tình cảm chủ yếu) của thơ Tố Hữu là cảm hứng lãng mạn kết hợp với khuynh hướng sử thi.
Tố Hữu là hiện tượng đặc biệt của thơ ca cách mạng. Ông vừa hoạt động cách mạng giữ nhiểu chức quan trọng trong Trung ương Đảng và Chính phủ , vừa làm thơ. Ông dược tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Mình về văn học nghệ thuật năm 1996 và Giải thưởng văn học ASEAN 1999
đến 1946 Bài thơ Từ ấy nằm trong phần “ máu lửa” và được mang tiêu để của toàn bộ tập thơ .
2. văn bản :
a.Xuất xứ: +Từ ấy Trích (tập thơ cùng tên)là tập thơ đầu của Tố Hữu . Tập thơ gồm ba phần” Máu lửă” “ Xiềng xích “ “Giải phóng “ được sáng tác từ năm 1937.
b. Bố cục
- Bài thơ chia làm 3 đoạn 
+Đoạn 1 ,khổ thơ đầu: Niềm sau mê, náo nức của nhà thơ khi đón nhận lý tưởng Đảng .
+ Đoạn 2 khổ hai: Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lý tưởng Đảng.
+ Đoạn 3 khổ ba : Sự khẳng định của nàh thơ khi giác ngộ lý tưởng Đảng .
(Khổ một: cơ bản, làm thay đổi nhận thức con người- khổ 2-3 là lời tâm nguyện)
II. Đọc – hiểu :
1.Niềm say mê náo nức của tâm hồn nhà thơ khí đón nhận lý tưởng Đảng.
-Hai tiếng “ từ ấy” trong khổ thơ là thể hiện về thời gian. Thời gian nhiều khi lần ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời của con người. Với Tố Hữu hai tiếng “ Từ ấy “ như một dấu ấn quan trọng. Nó đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu.
+ Trước đó Tố Hữu còn băn khoăn đi tìm kiếm lẽ yêu đời cũng như nhiều thanh niên khác “ Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn”.
+ Từ ấy như điểm chốt của thời gian, không gian đã xác định từ bóng đêm của cuộc đời cũ, Tố Hữu dã dón nhận ánh sáng lý tưởng Đảng, lý tưởng Đảng dã chiếu rọi và làm bừng sáng về mặt trí tuệ , bồi dưỡng tìnnh cảm cho con người. Vì thế hai tiếng “Từ ấy” không chỉ là tiếng lòng riêng của Tố Hữu mà nó ngân nga với mọi cuộc đời chung.
- Trong khổ thơ đầu có hai hình ảnh đáng chú ý. Hình ảnh thứ nhất “ Mặt trời chân lý chói qua tim “
+Mặt trời của mùa hạ vì nó tiếp với câu thơ mở đầu “ Từ ấy” trong tôi bừng nắng hạ “ Mặt trời toả ánh sáng rực rỡ chói chang nhà thơ đã chuyển hoá thành “ mặt trời chân lý” , chân lý là những gì đúng đắn nhất được mọi người thừa nhận . Mặt trời chân lý là mặt trời toả ánh sáng đúng đắn nhất mạnh mẽ chói chang nhất , từ “ bừng “ chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột “ chói” chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ . Tố Hữu đã từng ca ngợi lý tưởng c Đảng, Bác Hồ.
Cụm từ “ bừng nắng hạ” chỉ ánh sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. “ chói diễn tả ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Lý tưởng Đảng đã xua tan nhận thức mờ tối , mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới.
 “ Người rực rõ như mặt trời cách mạng 
 Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng 
 Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người”
“ Mặt trời chân lý” cũng là “ mặt trời cách mạng” Tố Hữu đã đón nhận lý tưởng Đảng lý tưởng cách mạng bằng trí tuệ. 
+ Tố Hưũ không chỉ đón nhận lý tưởng Đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình cảm rạo dực, sau mê, nổi nhất, Điều ấy được thể hiện ở hình ản thứ hai.
 “ Hồn tôi là một vườn hoa lá”.
Sự so sánh tu từ mang lại cảm xúc mà người đọc chấp nhận đựoc. Một cảnh vườn hoa lá chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống có lá có hoa lại ngọt ngào hương sắc, có chim hót rộn ràng .
 “ Rất đậm hương và rộn tiếng chim “
Mảnh vườn ấy được so sánh như tâm hồn, như thơ, phải chăng tâm hồn ấy tràn ngập niềm vui, niềm say mê, náo nức trẻ trung sôi nổi với cảm hứng lãng mạn tràn đầy trong buổi đầu tiếp nhận lý tưởng cộng sản. Tố Hữu sung sướng đón nhận lý tưởng cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời, lý tưởng cộng sản đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho con người.
- Con người ta sống phải có lý tưởng không có lý tưởng con người biết về đâu, đi đâu cùng thời với Tố Hữu có những con người bần khoản tự hỏi mình.
 “ Hỡi người bạn anh về đâu đấy nhỉ”
Hoặc: “ Lòng ôi! xa vắng mênh mông là buồn”
Những câu thơ ấy của Thế Lữ là một thời đã tìm thấy biết bao tâm hồin tri ân để rồi dẫn đến sự buông xuôi phó mặc, những tiếng thở dài đến não ruột, não gan. Giữa lúc ấy lý tưởng cộng sản đã thắp sáng trong thơ Tố Hữu để rồi nó cất thành lời vừa da diết, vừa thôi thúc vẫy gọi:
‘ Hỡi những con khôn của giống nòi
Những chàng trai quý gái yêu ơi!
Bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi’ 
+Đó còn là mối qan hệ giữa cách mạng và thi ca. Cách mạng không hề đối lâp với nghệ thuật. Với Tố Hữu cách mạng và thơ là một.
Cách mạng luôn luôn khơi nguồn mang lại cảm hứng sáng tạo của thơ ca. Những tập thơ nối tiếp ra đời của Tố Hữu đã chứng cho điều ấy.
2. Lời tâm nguyện , chân thành.
- Khổ thơ thứ hai:
- “ Tôi buộc lòng tôi với mọi người.
- Để tình trang trải với tam nơi.
- Đề hồn tôi với bao hồn khổ.
- Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”
Khổ thơ thứ hai trong bài Từ ấy của Tố Hữu đã thể hiện nhận thức mới về lối sống.
Chủ nghĩa cá nhân luôn luôn đối lập với chủ nghĩa tập thể. Cái tôi nhỏ bé hoàn toàn đối lập với mọi người. Đó là biểu hiện cụ thể của lối sống giai cấp tư sản và tiểu tư sản trước cách mạng. 
Khi thực sự được giác ngộ tư tưởng cách mạng của giai cấp vô sản, Tố Hữu biểu hiện và khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là:
+Sự gắn bó giữa cái tôi riêng và cái ta chung “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”
+Sự gắn bó đó hoàn toàn có tính tự nguyện vượt qua giới hạn của caí tôi để chan hoà với mọi người. Những động từ “buộc”, “trang trải” là những hành động có tính tự nguyện. Ba trạng thái: “Lòng tôi”. “tình”, “hồn tôi” đều là ba trạng thái của tinh thần của ý thức tình cảm gắn liền với ‘mọi người’ , “trăm nơi” ,”bao hồn khổ”. Tất cả diễn tả khả năng đồng cảm sâu xa của tấm lòng nhà thơ, tình yêu thương của con người nhà thơ.
Đó là biểu hiện tình thương với những người nghèo khổ:
+ Hai tiếng “hồn khổ” giúp người đọc liên tưởng tới những quần chúng lao khổ. Giác ngộ lý tưởng cộng sản ở Tố Hữu nghĩ là giác ngộ lập trường giai cấp tiểu tư sản để hoà nhập với khối đời chung của nhân dân lao khổ.
..Hình ảnh quần chúng lúc này có phần chung chung và mờ nhạt.
Dù sao quan niệm mới mẻ của tố Hữu đã chứng tỏ nhà thơ đã thoát khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời. đặc biệt, Tố Hữu khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa thơ nói riêng và văn học nói chung với cuộc sống. Nhất là cuộc sống của nhân dân lao khổ.
Khổ thơ cuối của bài thơ Từ ấy: 
Đây là thể hiện sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu.
Tố Hữu khẳng định mình là con người gần gũi thân thiết, là thành viên của đại gia đình lao khổ. Các từ “Đã là”, “là con”, “là em”, “là anh”, diễn tả tình cảm đầm ấm, thân thiết, gắn bó và gần gũi biết bao.
đối tượng để nhà thơ gắn bó là ai?
+ Là vạn nhà - lực lượng đông đảo quần chúng lao khổ.
+ Là vạn kiếp phôi pha – những kiếp sống mòn mỏi đáng thương. Những con người sống cơ cực, dãi dầu sương gió.
+ Là vạn đầu em nhỏ sống lang thang bên xó chợ chân cầu.
Những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa“ hai đứa trẻ” của “ lão đầy tớ” “ ngồi ăn trong góc xó” Cô gái sông Hương sống trong dâm ô mòn mỏi ề chề. Chuyến biến về tình cảm là biểu hiện cụ thể giác ngộ lý tưởng cộng sản của Tố Hữu.
Nhà thơ đồng cảm yêu thương với những con người lao khổ bao nhiểu thì càng cảm giận trước những bất công ngang trái của cuộc đời bấy nhiêu.
-Vì thế Từ ấy là khúc hát reo vui của một tâm hồn bừng nắng hạ khi đón nhận lý tưởng cộng sản , lý tưởng ấy đã thắp sáng trong tâm hồn nhà thơ, soi đường để nhà thơ tiếp trên con đường tranh đấu gian khổ gắn bó với quần chúng để giành thắng lợi.
-Từ ấy là tiếng mở đầu cho hồn thơ cách mạng vô sản. Đó là nhận thức về mối quan hệ giữa cá nhân và quần chúng lao khổ, là tiếng nõi đầy tâm huyết, lòng dặn lòng đi theo Đảng của giai cấp vô sản.
III.Tổng kết:
- Về phương diện nghệ thuật: sử dụng nhiều ẩn dụ.
+ Mặt trời chân lý.
+ Vườn hoa lá.
+ Đậm hương, rộng tiếng chim.
ẩn dụ tạo ra sự so sánh nhận ra niềm say mê náo mức khi đón nhận lý tưởng Đảng.
- Sử dụng điệp từ mang tính khẳng định “ đã là” “là con”, “là em”, “ là anh”. Và những từ ngữ thuộc trường nghĩa (gia đình) , con, em, anh, tất cả tạo nên sự gắn bó, đầm ấm, thân thiện giữa thơ và quần chúng lao khổ.
- Nhịp điều của bài thơ: ở khổ thơ đầu là sự say mê, náo nức, sôi nổi , hào hứng điều này có được ở chuỗi hình ản ẩn dụ gây ấn tượng.
ở hai khổ thơ sau là nhịp điệu da diết, sâu lắng tạo ra bởi những điệp từ.
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Học thuộc lòng- Giá trị nghệ thuật của bài thơ.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doc88.89.doc