Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85+ 86: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85+ 86: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn Mặc Tử)

Tiết: 85.86

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

1. Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộtn của xứ Huế quan tâm hồn Hàn Mặc Tử, hiểu được tình yêu lãng mạn của Hàn Mặc Tử.

2. Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu con người.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ:

Bức tranh thiên nhiên trong bài “Tràng giang” của Huy Cận .

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 5522Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85+ 86: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/01/2008 Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) 
Tiết: 85.86 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
1. Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộtn của xứ Huế quan tâm hồn Hàn Mặc Tử, hiểu được tình yêu lãng mạn của Hàn Mặc Tử. 
2. Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu con người. 
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 
Bức tranh thiên nhiên trong bài “Tràng giang” của Huy Cận .
Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Nêu những nét cơ bản về tác giả ?
Tập thơ nào đánh dấu vai trò quan trọng của nhà thơ trong thơ mới ?
Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, cảm hứng, nhan đề bài thơ ?
-Đọc nhân đề gợi cho em cảm nhận được điều gì?
Đọc khổ 1-Hình ảnh Vĩ Dạ hiện lên trong cảm nhận của em như thế nào? 
Dòng sông Hương Thực và hư ảo như thế nào trong thơ HMT? 
Thơ là tiếng lòng tác giả, vậy tiếng lòng của HMT là gì? 
I – Giới thiệu chung :
1. Tác giả tên thật Nguyễn Trọng Trí. 
- Quê: Quảng Bình nhưng sống nhiều ở Quy Nhơn, làm thơ mới từ 16 tuổi. 
- Có hồn thơ lãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn muốn tìm tòi một cõi sâu siêu nhiên sáng láng thơm tho , thực chất là tấm lòng gắn bó với cuộc đời muốn vươn tới những điều tốt đẹp. 
- Có hai hình tượng nghệ thuật sống trong thơ: Trăng và hồn
2. Hoàn cảnh sáng tác: 
- Giả thiết: Bài thơ ra đời từ một câu chuyện tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với một cô gái tên là Hoàng Cúc. 
- Rút trong tập “ Thơ điên ”
 II-Đọc hiểu văn bản : 
a). Khổ 1: Thôn Vĩ:
- Thôn Vĩ Giạ: Nằm bên bờ sông Hương, xuôi về Cửa Thuận.
- Lời mở đầu: Một câu hỏi tu từ có ý nghĩa khơi nguồn cảm xúc, mở ra một tứ thơ, gợi nhớ về một miền quê - bài thơ như một lời thủ thỉ tâm tình. 
- Những kỷ niệm về thôn Vĩ: Hàng cau nắng mới lên, vườn xanh như ngọc, lá trúc ngang mặt chữ điền => Đó là những ví von tầm cách điệu hoá , miêu tả khung cảnh đặc sắc của xứ Huế: Những vườn cây xanh mướt, những ngôi nhà xinh xắn bóng ai đó kín đáo dịu dàng phúc hậu dễ thương. 
- Hình ảnh thơ đẹp thơ mông hư ảo mơ hồ có nét gợi lớn. 
* Cảm xúc tuôn trào về một miền quê thơ mộng hư ảo mơ hồ có sức gợi lớn -> bộc lộ một tâm hồn đằm thắm giàu cảm xúc. 
b).Khổ 2 và dòng sông Hương: 
- Gió - mây, nước buồn thiu, sông trăng - Hình ảnh thơ hư ảo mơ hồ đầy chất mộng dưới tả nhịp điệu trầm mặc của sông Hương xứ Huế đồng thơì gọi một thế giới mông lung mộng ảo. 
=> Không gian gợi nỗi buồn sự chia ly, niềm âu lo khắc khoải của thi nhân về một mối tình vô vọng. 
c). Khổ 3: 
- Mơ khách xa - hư thực. 
 áo trắng quá - mờ ảo khó nhận diện.
 sương khói - xa xôi hư ảo.
 Ai - biết tình ai - là một đại từ phiếm chỉ - càng gợi tình cảm xa xôi mơ hồ khó nắm bắt. 
- Hình ảnh thơ nhẹ nhàng nhưng đậm chất hư ảo gợi một không gian thấm đẫm khói sương hư ảo gợi một nỗi buồn xót xa, một mối tình lunh linh thơ mông nhưng không kém phần khắc khoải âu lo => Chứa đựng một tâm hồn giàu xúc cảm đa tình. 
III - Tổng kết. 
Bằng những hình ảnh thơ đẹp, thú vị . Bài thơ trước hết là một bức tranh phong cảnh Huế thơ mông êm đềm, đồng thời thể hiện một tâm hồn lãng mạn khắc khoải trước một mối tình da diết nhưng hư ảo mong manh - thể hiện một tâm hồn một trái tim đa cảm. 
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Học thuộc lòng- Soạn “Chiều tối”.
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doc85.86 Day thon ViDa.doc