BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC
Tiết: 106.107 Ăng-ghen
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :
*Tri thức:
- Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với lịch sử nhân loại.
*Kỹ năng: Hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng – ghen
*Tình cảm :- Biết ơn và biết trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra.
B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Vì sao tác giả đưa ra luận điểm:
Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ?
Ngày soạn: 28/03/2008 Ba cống hiến vĩ đại của các mác Tiết: 106.107 ------------------------------Ăng-ghen A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh : *Tri thức: - Nhận thức được những đóng góp quan trọng của Các Mác đối với lịch sử nhân loại. *Kỹ năng: Hiểu được nghệ thuật lập luận của Ăng – ghen *Tình cảm :- Biết ơn và biết trân trọng những thành quả cách mạng mà các bậc tiền bối đã tạo ra. B.Các bước lên lớp: ổn định tổ chức: sĩ số Kiểm tra bài cũ: Vì sao tác giả đưa ra luận điểm: Tiếng mẹ đẻ- nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức ? Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ( HS đọc sgK) - Em hiểu gì về Ăng – ghen và Mác? (HS đọc SGK) - Xác định bố cục và ý mỗi đoạn . - Xác định chủ đề văn bản (HS đọc phần 1 – SGK ) - Nên đặt vấn đề như thế nào cho phù hợp ở phần này? Vì sao lại đặt tiêu đề?. Thời gian không gian và một con người. - Cách giới thiệu của Ăng – ghen về Mác ở phần này như thế nào ? 2. Những cống hiễn vĩ đại của Mác. HS đọc phần 2 - Nêu những cống hiến vĩ đại của Mác. ( Trình bày lần lượt trùng cống hiến ) . -Ba cống hiến của Mác được nhắc tới theo một trật tự lập luận như thế nào? biện pháp nghệ thuật nào ? -Bài viết đọc trước mộ. Nhưng Ăng - ghen không nói nhiều về cái chết . Điều ấy có ý nghĩa như thế nào? 4.Tình cảm xót thương của Ăng – ghen với Mác ( HS đọc phần 3 SGK ) - Thái độ và tình cảm của Ăng – ghen đối với Mác được thể hiện như thế nào? -Ăng–ghen đã ca ngợi , đề cao xót thương đến tận cùng trước sự ra đi của Mác. Thái độ tình cảm ấy được thể hiện ở câu văn nào trong bài? Hãy phân tích. I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả : + Phri - đrích Ăng - ghen sinh năm 1820 là nhà triết học nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. + Ông là người Đức, con một kĩ nghệ gia giàu có ở Bác – men, miền Rê – na- ni, ông học đại học ở Béc - lin, là người bạn thân của Mác ( 1844). Ăng ghen sống ở Anh và mất tại đó năm 1895. Tro thi hài của ông được rắc xuống biển. Tác phẩm chính của ông là chính trị, kinh tế, lịch sử có công trình viết chung với Mác: Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản ( 1848) Ăng – ghen cũng rất quan tâm tới văn học nghệ thuật. + Bài viết của Ăng – ghen cũng rất quan tâm tới văn học nghệ thuật. + Bài viết của Ăng ghen đọc trước mộ Mác là bài văn nghị luận tiêu biểu có giá trị văn chương. * Mác - Mác sinh năm 1818 là nhà triết học, nhà lí luận và hoạt động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. + Ông là người Đức, con một luật sư ở Tơ-ri–e miền Rê–na-ni. Học phổ thông trung học Mác đã tiếp xúc với tư tưởng của cách mạng Pháp (1789) và nền văn học cổ điển Đức. Do hoạt động chính trị, Mác phải di chuyển ở nhiều nước. * Ông sang Pháp và bị trục xuất khỏi Pháp . * Ông sang Brúc – xen (Bỉ) sau đó lại về Pa–ri (pháp). * Trở về Đức rồi lại sang Pa – ri ( Pháp ). Sau đó sang ở hẳn Anh ( luân Đôn). Công trình nổi tiếng của Mác. -Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (viết chung với Ăng– ghen ) . - Bộ Tư bản ( 1864 – 1876) . Mác qua đời ngày 14/03/ 1883, tang lễ cử hành tại nghĩa trang Hai - hết ( Luân Đôn ). Mác sáng tạo chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xây dựng học thuyết kinh tế mácxít và chủ nghĩa xã hội khoa học tất cả là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân, chống ách thống trị tư sản. 2. Văn bản a. Hoàn cảnh sáng tác - Sau khi Mác qua đời, để tỏ lòng thương tiếc và khẳng định sự đóng góp của Mác, Phri-đrích Ăng-ghen đã viết bài văn này. Mặt khác nó còn xuất phát từ tình cảm vĩ đại và cảm động giữa Mác và Ăng – ghen b. Bố cục - Văn bản chia là 3 phần + Phần một từ đầu đến “ ấy gây ra” : Tác giả giới thiệu thời gian, không gian Mác đã vĩnh biệt cuộc đời. + Phần hai tiếp đó đến: “ cho người đó không làm gì thêm nữa “. Những cống hiến to lớn của Mác với cuộc sống nhân loại. + Phần ba còn lại: Đánh giá sự cống hiến của Mác. c. Chủ đề Bài viết làm rõ những cống hiến vĩ đại của Mác với cuộc sống của nhân loại.Đồng thời bày tỏ tình cảm xót thương của Ăng –ghen đối với Mác. II- Đọc - hiểu 1-Thời gian, không gian và một con người: + Vì thời gian ấy : “ chiều ngày 14/03 vào lúc 3 giờ kém 15 phút.”. + Không gian trong một căn phòng, trên chiếc ghế bành. Thời gian, không gian ấy là bình thường nhưng nó gắn liền với sự ra đời, với “ giấc ngủ nghìn thu”. Với sự vĩnh biệt của một vĩ nhân: Mác. Thời gian ấy nhân loại không thể nào quên được. Cũng vậy, thời gian Bác Hồ ra đi còn lưu mãi trong lòng người dân Việt Nam và bạn bè thế giới . “ Chín giờ bốn bẩy phút thiêng Bác đi với Mác Lê – Nin ngưòi hiền” ( Những ngày đáng nhớ – NKĐ) - Giới thiệu ngắn gọn sâu sắc về Mác. “ Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”. Hai chữ “ hiện đại” thể hiện sự vượt trội, hơn hẳn của tư tưởng Mác so với thời đại. Đó là tính chất cách mạng tính chất mới mẻ và sáng tạo của Mác. Cách giới thiệu này sẽ gây ấn tượng để người đọc, người nghe tiếp tục theo dõi phần sau. - Cống hiến đầu tiên của Mác là: + Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. + Bản chất quy luật đó là: cơ sở hạ tầng quyết định thượng tầng kiến trúc. Nghĩa là : Tư liệu sản xuất, cách sản xuất, trình độ phát triển kinh tế (có sở hạ tầng) quyết định hình thức, thể chế Nhà nước, tôn giáo, văn học nghệ thuật (kiến trúc thượng tầng) . - Cống hiến thư hai của Mác là: Tìm ra quy luật vạn động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra”. Đó là quy luật giá trị thặng dư (phần giá trị dôi ra là so với khoản tiền phải chi để làm ra sản phẩm ấy. Do nhà tư bản kéo dài giơ làm việc và tăng cường lao động) . - Cống hiến thư ba là Mác là cống hiến quan trọng hơn cả. Đó là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn ,biến lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng “ Bởi lẽ kiên cường và có kết quả” . Ăng – ghen đã lập luận theo một trật tự tăng tiến. Cống hiến sau lớn hơn cống hiến trước. Mặc dù chi một cống hiến đã trở thành vĩ đại rồi. - Ăng ghen đã so sánh cống hiến của Mác với Đác – uyn nhà khoa học cùng thời đại để làm rõ thế kỉ XIX là thế kỉ của nhiều phát minh lớn ở phương Tây. “Giống như Đắc-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người” Mác đã nổi lên hàng đầu “Nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại “, như ánh sáng đã xuất hiện trong khi mọi công trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học tư sản, các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa đều mò mẫm trong bóng tối” . - Ăng ghen đã làm cho người đọc, người nghe hiểu Mác từ hai phương diện. Một là con người của phát minh khám phá. Hai là con người của hoạt động thực tiễn . Cao hơn Ăng – ghen khẳng định . “ khoa học đổi với Mác là động lực lịch sử một lực lượng cách mạng”. Cốt lõi là “Mác là một nhà cách mạng” . - Ăng - ghen còn sử dụng những luận điểm, luận cứ rõ ràng . Hãy theo dõi sơ đồ sau đây: + Giống như Đắc uyn đã tìm ralịch sử loài người (Luận điểm) . + Sự thật đơn giản nhưng đã bị tầng tầng lớp lớp các tư tưởng phủ kín ( luận cứ ) . +Con ngưòi trước hết cần phải có cái ăntôn giáo.. Phương pháp này làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu. - Chỉ có mấy dòng dầu, Ăng - ghen nói về sự ra đời đi vào cói vĩnh hằng của Mác. Bài viết không nói nhiều về cái chết. Đây là ý định của người viết, cũng là nét độc đáo của bài viết. Tác giả đã nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống của cuộc đời Mác và của cả những đóng góp mà Mác đã cống hiến cho nhân loại. Với Mác tất cả đều bất tử. - Đọc cả bài văn, chúng ta thấy thái độ và tình cảm của Ăng -ghen thể hiện rất rõ ràng. + Đó là thái độ đề cao và ca ngợi Mác. Ca ngợi công lao và đóng góp của Mác và khẳng định, đề cao Mác hơn hẳn và vượt trội. “Cho nên phải xuất phát từ cơ sở đó ( Phát minh của Mác ) mà giải thích những cái kia chứ không phải ngược lại, như từ trước đến nay người ta đều đã làm” . Trong ca ngợi đã có đề cao và đề cao chính là ca ngợi. + Tình cảm của Ăng - ghen thể hiện sự tiếc thương vô hạn xuất phát từ đáy lòng Ăng – ghen thật là lôgíc nếu ta hiểu: Trong ca ngợi ca, đề cao cũng là xót thương không chỉ một người xót thương mà cả nhân loại nữa. Xin đọc những dòng này: “ Ông đã mất đi , hàng triệu người cộng sự cách mạng với ông ở khắp châu Âu và châu Mĩ, từ những hầm mỏ Xi-bia đến tận Ca–li–phoóc-ni–a đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông” . - Ăng – ghen hạ câu cuối trong lời kế : “ Và tôi có thể mạnh dạn nói rằng ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi”. Cách lập luận của Ăng – ghen trong đoạn văn cuối này muốn người đọc, người nghe hiểu. * Mác chống lại ai: “ Tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế Nhà nước do nó dựng lên”. Mác lên tiếng chống lại bất công, chống lại cường quyền bạo lực. + Mác bênh vực ai: “Tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại mà ông là người đầu tiên đem đến cho giai cấp ấy ý thức về địa vị và yêu cầu của mình, ý thức về điều kiện để tự giải phóng”. Mác bênh vực những người lao động, những người cùng khổ và mang đến cho họ niềm tin vào hạnh phúc ở một thế giới mới, trong đó họ chính là người làm chủ. + Những cống hiến của Mác có lợi cho cả nhân loại này. Hoạt động của Mác không phải bênh vực cho quyền lợi cá nhân mà mang lại quyền lợi cho toàn dân. Vì thế “ ông có thể có nhiều kẻ đối địch , nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”. Câu cuối cùng của Ăng-ghen như một lời cầu nguyện. III. Tổng kết : Ghi nhớ SGK. Củng cố: ghi nhớ Hướng dẫn học bài: Thuật hoài. Rút kinh nghiệm : - Ngày 14/03/ 1883 nhà triết học và lý luận chính trị vĩ đại người Đức , lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới đã đi vào vĩnh hằng. Đã hơn một trăm năm (1883 – 2007) tên tuổi và sự nghiệp của Mác sống mãi trong lòng nhân loại. Lịch sử loài người hết ơn Mác. Vì người đã chỉ ra quy luật phát triển của đời sống “ con người trước hết cần phải có cái ăn, cái uống, quần áo và chỗ ở, rồi sau đó mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo không chỉ phát hiện. Mác quan tâm tới nhu cầu cuộc sống tối thiểu của người. Đấy cũng là đòi hỏi chính đáng cho con người. Nhân dân sự sống trên hành tinh này, Mác đòi quyền sống cho cả loài người. Đặc biệt hơn Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thực đó đẻ ra”. Trong đó phần giá trị thặng dư mà giai cấp tư bản có được đã tẩm biết bao mồ hôi, nước mắt và máu xương của giai cấp công nhân. Phát hiện ra vấn đề này , Mác đã “ tham gia vào việc lập đổ xã hội tư sản và các thiết chế Nhà nước do nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản “ và làm cho họ “ ý thức về địa vị và yêu cầu của ình”. Đáng chú ý hơn. “ Khoa học đối với Mác là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng”. Vì thế “ Đấu tranh là hành động tự nhiên của Mác và Mác đã đấu tranh một cách say sưa, kiên cường và có kết quả” . Đến đây ta mới hiểu vì sao ở thời đại Mác, các chính phủ - cả chuyên chế lẫn cộng hoà - đều trục xuất ông, thi nhau vu khống và nguyền rủa ông. Song “ ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”. Lập dàn ý bài điếu văn: a. Đặt vấn đề - Giới thiệu thời gian, không gian Mác vĩnh biệt nhân loại và tình cảm tiếc thương. - Sự ra đời của Mác là một tổn thất b. Giải quyết vấn đề : Ca ngợi công lao của Mác và tiếc thương. + Cống hiến thứ nhất của Mác là chỉ ra quy luật phát triển của loài người . + Cống hiến thứ hai của Mác là tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. + Khoa học đối với Mác là động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng . Lí luận của Mác đã được ứng dụng vào thực tế cách mạng, vào sự nghiệp phát triển lịch sử, Mác đã tham gia vào việc lật dổ xã hội tư sản và các thiết chế mà nó dựng lên, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai câpó vô sản và đem đến cho họ ý thức đề địa vị và yêu cầu của mình. c. Kết thúc vấn đề + Vì những cống hiến trên mà Mác bị căm ghét nhiều nhất. + Mác đã gạt đi tất cả và chỉ đáp lại khi thấy hết sức cần thiết . + Người ra đi để lại tiếc thương cho hàng triệu người cộng sự và giai cấp công nhân trên toàn thế giới . + Mác đó thể có nhiều kẻ đối địch nhưng không có một kẻ thù riêng nào. + Lời cầu nguyện . Ngày soạn: 02/04/2008 Phong cách ngôn ngữ chính luận Tiết: 108 ------------------------------------ A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh : - Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận. - Biết phân tích và viết bài nghị luận chính trị. B.Các bước lên lớp: ổn định tổ chức: sĩ số Kiểm tra bài cũ: Dựa vào việc chuẩn Bài mới: Hoạt động của T và H Nội dung (HS đọc SGK) - SGK Trình bày nội dung gì? ( HS đọc SGK ) - Thể loại của văn bản ? - Mục đích viết văn bản? - Thái độ quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập. ( HS đọc SGK ) . - Thể loại Mục đích ? Thái độ? Quan điểm của người viết ?. ( HS đọc SGK) - Thể loại - Mục đích ? - Thái độ người viết ( HS đọc SGK ) -Em có nhận xét chung gì về 3 văn bản vừa khảo sát? I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận : 1.Tìm hiểu văn bản chính luận: - Trong phần này SGK trình bày : + Văn bản chính luận thời xưa viết theo thể hịch, cáo, chiếu, biểu chủ yếu bằng chữ Hán. + Văn bản chính luận hiện đại bao gồm cương lĩnh tuyên bố, tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu, các bài bình luận, xã luận, các báo cáo, tham luận phát biểu trong hội thảo , hội nghị chính trị. Để thấy được bản chất của loại văn bản này, ta lần lượt phát biểu trong hội thảo, hội nghị chính trị. Để thấy được bản chất của loại văn bản này ta lần lượt đọc các đoạn trích và tìm hiểu theo yêu cầu a.Tuyên ngôn Độc lập : Văn chính luận : Vì đó là tuyên ngôn dựng nước của nguyên thủ quốc gia. Bác đã dẫn lời bất hủ của bản tuyên ngôn Độc lập nước Mĩ năm 1776 và lời tuyên bố hùng hồn của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp. Từ đó muốn nhấn mạnh chân lí, lẽ phải làm cơ sở để vạch tội ác của giặc Pháp đối với dân Việt Nam . Đàng hoàng, dõng dạc, tạo ra giọng văn hùng hồn đanh thép là thái độ của người viết. Người đã đứng lên lập trường dân tộc và nguyện vọng của dân tộc để viết bản tuyên ngôn lịch sử này. Trước lời lẽ bất hủ của hai bản tuyên ngôn, Bác thể hiện thái độ chân thành bày tỏ niềm tin vào chính nghĩa và lấy đó làm cơ sở pháp lí. b. Cao trào chống Nhật Văn chính luận Trích trong tác phẩm chính luận Cách mạng dân tộc dân chủ của đồng chí Trường Chinh-Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. - Tổng kết một giai đoạn cách mạng thắng lợi và sách lược của cách mạng tháng Tám, tính chất và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám. - Đứng trên lập trường dân tộc, lập trường của người cộng sản trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xít giành tự do độc lập, tác giả chỉ rõ kẻ thù là phát xít Nhật và khẳng định Pháp không còn là đồng minh chống Nhật của chúng ta nữa. c. Việt Nam đi tới - Văn chính luận - Vì thuộc bài bình luận trên báo : - Phân tích thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước. Từ đó nêu triển vọng của cách mạng. - Thể hiện niềm vui, tin tưởng qua giọng văn hào hứng sôi nổi. - Cả ba văn bản đều tiêu biểu cho phong cách ngôn ngữ chính luận. 2. Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận. Bảng phân biệt giữa nghị luận và chính luận : Nghị luận Là một thao tác tư du trong hệ thống thao tác miêu tả, tự sự nghị luận. Cụ thể là: - Miêu tả - Tự sự - Thuyết minh - Nghị luận + Văn học + Đời sống Chính luận Bao gồm các loại văn bản như: Thời xưa: Hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu.. Ngày nay: Các cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn lời kêu gọi, hiệu triệu công hàm, bình luận xã luận, báo cáo tham luận , phát biểu Củng cố: ghi nhớ Hướng dẫn học bài: Rút kinh nghiệm : Câu 1. SGK Như bảng phân biệt giữa nghị luận chính luận. Câu 2. SGK Đoạn văn trích trong bài bình luận về lòng yêu nước của dân tộc ta của Hồ Chí Minh. Nên nó thuộc văn bản chính luận. Mặt khác, ngoài từ ngữ chung, đoạn văn còn sử dụng từ ngữ riêng. Đó là lớp từ chính trị: yêu nước, truyền thống xâm lăng , bán nước, cướp nước. Để từ đó Bác bộc lộ rõ lập trường quan điểm khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước. - Sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu. Có câu ngắn ( 2 câu, 1 câu dài, có câu tường thuật, câu miêu tả) . - Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh: Kết thành làn sóng, lướt qua, nhấn chìm. Câu 3 SGK. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí minh nêu rõ: + Tình thế nào buộc chúng ta phải chiến đấu? “ Chúng ta đứng lên”. Bác sử dụng lớp từ chính trị: Hoà bình, cướp nước, hi sinh, mất nước, nô lệ. Sử dụng lớp từ này thể hiện rõ lập trường quan điểm của người viết chỉ rõ âm mưu, dã tâm của thực dân pháp. Đặc biệt từ ngữ được lập lại: chúng ta, nhân nhượng thể hiện chí hoà bình. Hai từ “ càng” đặt trong mối quan hệ làm rõ thiện chí của dân tộc ta. Vậy một bên kẻ thù lấn tới, một bên là quyết tâm của dân tộc ta. Tình thế ấy buộc chúng ta phải chiến đấu. + Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì? “ Bất kì đàn ông.. giữ gìn đất nước” . Các từ ngữ súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định chúng ta đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay. Đó là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân. + Niềm tin chiến thắng như thế nào ? “ Dù phải gian lao kháng chiến . Muôn năm”. Những từ nhất định thắng lợi độc lập thống nhất đã khẳng định niềm tin của dân tộc chúng ta. ----------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: