Giáo án Ngữ văn 11 tiết 103, 104, 105

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 103, 104, 105

VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

Tiết: 103-104 (Trích Đạo đức và luận lí Đông Tây) Phan Châu Trinh

 ------------------------------------

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: giúp học sinh :

*Tri thức: -Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta.

-Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận.

*Kỹ năng: Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể.

*Tình cảm : -Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ.

B.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

Ổn định tổ chức: sĩ số

Kiểm tra bài cũ: Quan niệm của V.Huy gô về uy quyền?

 

doc 8 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1752Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 103, 104, 105", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/03/2009 Về luân lí xã hội ở nước ta 
Tiết: 103-104 (Trích Đạo đức và luận lí Đông Tây) Phan Châu Trinh 
 ------------------------------------
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
*Tri thức: -Cảm nhận được tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ của Phan Châu Trinh khi kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội ở nước ta.
-Hiểu được nghệ thuật viết văn chính luận. 
*Kỹ năng: Có ý niệm về phong cách chính luận của một tác giả cụ thể.
*Tình cảm : -Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Quan niệm của V.Huy gô về uy quyền?
Bài mới:
 Năm 1908, thực dân Pháp bắt Phan Châu Trinh và đày ra Côn Đảo với tội danh xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì . Tui bị đoạ đày, gian khổ nhưng người chiến sỹ yêu nước ấy vẫn sằn sàng chấp nhận mọi khó khăn thử thách với tấm lòng son sắt không thay đổi. Một tầm vóc thật lớn lao.
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kế việc con con”
Tấm lòng yêu nước của ông con được thể hiện ở nhiều tác phẩm. Một trong những tác phẩm ấy là đạo đức và luân lí Đông Tây. Chúng ta tìm hiểu một đoạn trích .
Hoạt động của T và H
Nội dung 
( HS đọc SGK)
- Nêu tóm tắt nội dung phần tiểu dẫn .
(Cho học sinh gạch chân SGK)
Cho học sinh tìm hiểu về vị trí, tìm nội dung bố cục của văn bản ?
Đọc chú thích SKG
- Xác định bố cục và ý mỗi đoạn.
- Xác định đại ý đoạn trích ?
( HS đọc đoạn 1 SGK)
- Tác giả quan niệm như thế nào về luân lí xã hội nói chung và luân lí xã hội Việt Nam nói riêng ?
Dựa vào những chi tiết cụ thể nào để tác giả khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội.
- Những chi tiết trên có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận?.
-Thái độ của tác giả thể hiện như thế nào trước thực trạng luân lí xã hội ở Việt Nam?.
- em có nhận xét gì về tư ngữ giọng điệu câu văn?
-Khát vọng được thể hiện như thế nào khi nhắc tới luân lí xã hội ở phương Tây?
(HS đọc đoạn 3 – SGK)
- Khát vọng của Phan Châu Trình được thể hiện như thế nào qua đoạn 3 vừa đọc?
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : Tiểu sử Phan Châu Trinh :
- Nguồn gốc: sinh năm 1872, tự là Tử Cán hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì ( nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh , tỉnh Quảng Nam ).
-Cuộc đời:
+ Năm 1901 đỗ Phó bảng, có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về. Phan Châu Trinh sang Trung Quốc, Nhật Bản để xem xét thời cuộc, ông chủ trương bãi bỏ chế độ quân chủ, thực hiện dân chủ, khai thông dân trí, mở mang công thương nghiệp. Lợi dụng chiêu bài khai hoá của thuộc địa để đấu tranh hợp pháp, không tán thành bạo động.
+ Năm 1908 phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, ông bị bắt đày ra Côn Đảo, Ba năm sau được trả lại tự do. Phan Châu Trinh tìm đường sang Pháp tranh thủ sự giúp đỡ của hội nhân quyền Pháp, đòi Chính phủ Pháp ở Đông Dương phải cải thiện bầu không khí chính trị, nghĩa là chống khủng bố, đàn áp, sưu thuế Song công việc không thành.
+ Năm 1925 ông về Sài Gòn , chưa kịp triển khai kế hoạch mới của mình thì bị ốm nặng và mất ngày 24/03/ 1926 . Lễ đưa tang Phan Châu Trinh trở thành phong trào vận động ái quốc khắp cả nước.
Phan Châu Trinh là một trong những nhà cách mạng lớn của nước ta những năm đầu thế kỉ XX.
- Sự nghiệp: Ông để lại các tác phẩm : Đầu pháp chính phủ thư ( 1906 ) , giai nhân kì ngộ diễn ca ( 1915) . Tây Hồ thi tập ( khoảng 1904 – 1914). Xăng – tê thi tập ( 1914 - 1915) Thất điều trần ( 1922) . Đạo đức và luân lí Đông Tây ( 1925), Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa ( 1925).
Tác phẩm của ông đều thấm nhuần tinh thần yêu nước và dân chủ.
2. Văn bản :
a. Vị trí :
Về luân lí xã hội ở nước ta là đoạn trích trong phần ba của bài đạo đức và luân lí Đông Tây. Phan Bội Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19 – 11- 1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn.
b.Bố cục :
- Văn bản chia làm 3 phần như SGK đã đánh thứ tự :
+ Đoạn 1: Nêu vấn đề: Luân lí xã hội ở Việt Nam chưa có khái niệm và luân lí quốc gia bị tiêu vong.
+ Đoạn 2: Luân lí xã hội ở Tây (Pháp ) và thực tế luân lí xã hội ở nước ta.
+Đoạn 3: Bày tỏ khát vọng mong muốn.
c.Đại ý.
Tác giả nêu quan niệm về luân lí xã hội, để cao luân lí đạo đức ở phương Tây, tỏ thái độ truớc luân lí của nước mình, phê phán bọn quan lại, bày tỏ khát vọng. 
II. Đọc – hiểu :
1.Quan niệm về luân lí xã hội của Phan Châu Trinh.
- Theo Phan Châu Trinh, ở phương Tây luân lí phát triển qua ba giai đoạn: Gia đình, quốc gia xã hội.
Trong thời cổ, mới chỉ có luân lí gia đình. Khi quốc gia hình thành mới có luân lí quốc gia (Khoảng thể kỉ XVI) ở Tây Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất mới hình thành luân lí xã hội. Bản chất của luân lí xã hội.
+ Coi trọng sự bình đẳng của con người .
+ Quan tâm gia đình, quốc gia và cả thế giới.
- Theo tác giả xã hội Việt Nam thời đó luân lí gia đình và quốc gia đều đã bị tiêu vong. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nước. Riêng về luân lí xã hội là thứ luân lí đang được cổ vũ ở các nước phương Tây thì người dân ta chưa có ý niệm gì.
- Đó là các chi tiết :
+ Hai chữ “thiên hạ” đó tức là xã hội. “Ngày nay những kẻ học ra làm quan cũng võ vẽ nhắc đến hai chữ đó nhưng chỉ làm trò cười cho kẻ thức giả đấy thôi. Cái chủ ý bình thiên hạ mất đi, từ lâu rồi”.
+ Người mình thì “ Phải ai tai ấy” (ai phải tai hoạ thì chịu lấy, người khác không ai quan tâm) “ai chết mặc ai”.
+ Gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua.
+ Không phát huy được tính đoàn thể, công ích ( việc lợi chung) gió làm bão, giụm cây làm rừng không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì. 
+ Trí thực thì ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối, nịnh hót, chỉ biết có vua mà chẳng biết có dân.
+ Dựng lên luật pháp, phá tan tành đoàn thể của quốc dân.
+ Vua quan không quan tâm gì tới dân: “ Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc long, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới” .
+Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý.
+ Một người làm quan một nhà có phước “dầu tham, đầu nhũng, dầu vơ vét, dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình”.
+ Đua chen ở đám quan trường (Chạy chọt dựng làm quan).
+ Xưa là nho học đỗ đạt được bằng cử nhân, tiến sĩ, ngày nay bọn ấy là bọn Tây học đã được cái chức kỉ lục, thông ngôn ( phụ trách giấy tờ và phiên dịch ) .
+ Bọn quan lại  đúng hơn là lũ ăn cướp có giấy phép vậy.
+ Người dân “ kẻ ở vườn” thấy quan sang, quan quyền cũng bén múi làm quan. Nào bán ruông bán trâu để chạy chọt đút lót, để được một chức xã trưởng hoặc cai tổng để ngồi trên, ăn trước hống hách.
Mười ba chi tiết chứng tỏ nước ta ngày ấy chưa có luân lí xã hội.
- Đó là những dẫn chứng cụ thể trong bài văn nghị luận. Nó làm cho lí lẽ đưa ra vừa cụ thể , vừa chân thực. Nó làm cho bài văn nghị luận của tính thuyết phục . Nó thể hiện sự hiểu biết và thái độ của người viết.
- Thái độ của tác giả thể hiện ở hai trạng thái:
+ Một là xót xa trước thực trạng của người dân ông đau lòng, càng phải chỉ ra sự hèn kém của người dân nước mình. Nỗi đau như lặn vào bên trong để biến thành lời phê phấn. Tất nhiên tác giả có sự phân biệt các đối tượng để phê phán.
( người mình thì“phải ra ai ấy”sợ sệt, ù lìDân không biết đoàn kết,, không biết công ích ) .
+ Hai là ông hướng mũi dùi đả kích vào bọn vua quan Nam triều thối nát. Phan Châu Trinh sử dụng từ ngữ rất linh hoạt, Ông goịi chúng l “Bọn học trò”, “ kẻ mang đai đội mũ”, “ kẻ áo rộng khăn đen, “ kẻ ham mồi phú quỹ”, lũ ăn cướp có giấy phép”.
Ta nhận ra sự căm ghét cao độ của tác giả đối với bọn phong kiến quan lại.
- Tác giả sử dụng hình ảnh, cách ví von tình cảm của mình để tạo ra giọng điệu của câu văn chính luận.
+ Văn giàu hình ảnh khi viết về người dân.
( “ Phải ai tai nấy”, trơ trọi, lơ láo, ù lì, ăn trước, ngồi trên) .
+ Khi viết về bọn quan lại ( mang đai đội mũ, ngất ngưởng ngồi trên, áo rộng khăn đen, lúc nhúc lại dưới, đua chen).
+ Sử dụng thành ngữ, tục ngữ ( phải ai tai nấy, một người làm quan một nhà có phước, ngồi trên ăn trước).
+ Hàng loạt những câu cảm thán ( dân khôn mà chỉ!. Dân ngu mà chi! Dân lợi mà chi! Dân hại mà chi ! Dân càng nô lệ ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý!).
Điều ấy chứng tỏ giả viết văn chính luận không chỉ soi sáng bằng sự tỉnh táo của lí trí mà còn bằng sự rung động của trái tim đầy uêu thương và căm giận. Yêu đất nước, Tổ quốc mình và căm giận bọn quan trường ngày ấy.
2. Khát vọng của Phan Châu Trinh.
- Ông có nhắc tới phương Tây, “ Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ , lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe”
Những biểu hiện luân lí xã hội ấy ở phương Tây không chỉ để so sánh, đối chiếu, phần nào đã bộc lộ được khát vọng, mong muốn đất nước mình cũng sẽ như thế. Nghĩa là có một luân lí xã hội thực sự, coi trọng sự bình đăng của con người.
-Khát vọng của tác giả vào mối quan hệ giữa ý thức công dân, gây dựng đoàn thể với sự nghiệp giành tự do và độc lập “ nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã”.
Phan Châu Trinh luôn hướng về tự do độc lập cho đất nước. Song thực hiện mục tiêu này phảI làm sao cho dân trí nước mình được mở mang. Đặc biệt mỗi người dân phải hiểu được nội dung luân lí xã hội để vươn lên thực hiện đó là:
+ Có ý thức tương trợ lẫn nhau giứa cá nhân với cá nhân.
+ Mỗi người phải hiểu, phải làm tròn ý thức công dân.
+ Tinh thần hợp tác của con người vượt lên cả ranh giới dân tộc và lãnh thổ.
Tác giả lưu ý và coi trọng việc tuyên truyền “ truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam”. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Phan Châu Trinh phải có sự phát triển cao của ý thức công dân. Đấy cũng là khát vọng của Phan Châu Trinh.
Khát vọng ấy thể hiện vai trò trách nhiệm đối với đất nước. Đây cũng là biểu hiện lòng yêu nước của Phan Châu Trinh.
III.Tổng kết: Phần ghi nhớ SGK
- Tâm trạng của tác giả khi viết về bài này
+ Thương xót đồng bào mình, người dân đất nước mình.
+ Căm ghét bọn quan lại Nam triều 
+ Lo lắng cho đất nước, đặt khát vọng vào tương lai.
+ Tấm lòng của Phan Châu Trinh qua bài diễn thuyết này là yêu thương và căm giận.
*Yêu con người, yêu đất nước, quan tâm tới vận mệnh dân tộc, xót xa, thương cảm tới người dân.
+ Tầm nhìn của Phan Châu Trinh : Đó là cái nhìn xa, trông rộng. Nhìn đúng vào bản chất của vấn đề. Muốn giành độc lập cho dân tộc phải: truyền bá luân lí xã hội, gây dựng đoàn kết. ÔNg hiểu dân trí nước ta quá thấp kém. Vì vậy phải gây dựng đoàn kết đi đôi với xây dựng ý thức công dân tức là vai trò của người dân với quốc gia, dân tộc.
Chủ trương của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn ý nghĩa thời sự.
+ Xây dựng ý thức công dân với cộng đồng và cao hơn là tinh thần quốc tế cao cả.
+ Nó có vai trò rung lên hồi chuông cảnh báo luân lí xã hội bị tiêu vong nếu còn có những cán bộ, đảng viên thoái hoá biến chất, lợi dụng chức quyền tham nhũng, vơ vét, bóc lột dân, chạy chức, nịnh nọt.
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Đọc thêm.
Rút kinh nghiệm : 
Ngày soạn: 28/03/2009 Đọc thêm :Tiếng mẹ đẻ 
Tiết: 105 – Nguồn giảI phóng Các dân tộc bị áp bức
 ------------------------------------Nguyễn An Ninh
A. MụC đích yêu cầu: giúp học sinh :
-Kiến thức : Vai trò, giá trị của tếng mẹ đẻ đối với các dân tộc bị áp bức.
-Kỹ năng : Đọc thêm văn bản văn học .
-Tình cảm : Yêu tiếng mẹ đẻ, ý thức trách nhiệm về vệc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
B.Các bước lên lớp:
ổn định tổ chức: sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Luân lí xã hội là gì? Vì sao PCT đặt ra vấn đề luân lí xã hội ?
Bài mới:
Hoạt động của T và H
Nội dung
 ( HS đọc SGK) 
 - Hãy tóm tắt phân tích tiểu dẫn SGK.
 HS đọc SGK)
- Vì sao bài viết này được coi là văn bản chính luận ?.
- Vấn đề chính cần bình luận là gì?.
- Tại sao tác giả không khẳng định vấn đề ngay từ đà bài viết mà lại phê phán?
- Tác giả phê phán hiện tượng gì? bằng cách nào? 
- Lời lẽ phê phán như thế nào?
Tác giả đứng trên lập trường nào để phê phán ?.
- Tại sao tác giả cho rằng tiếng mẹ đẻ là nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức?
- Bản thân của tiếng mẹ đẻ -nguồn giải phóng các dân tộc là ở chỗ nào?
- Quan niệm về mối quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài của tác giả đúng hay sai? Vì sao?.
- Tính chất thời sự của bài viết như thế nào?
-Để củng cố thêm cho người đọc, người nghe, tác giả khẳng định tiếng nước ta không nghèo ở chỗ nào? khẳng định bằng cách nào?.
 -Tác giả đưa ra nguyên tắc nào trong sử dụng ngôn ngữ?
Đúng hay sai?
 1. Tác giả :
-Nguyễn An Ninh là nhà yêu nước tiến bộ, nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Ông còn là nhà báo, nhà văn, ông sinh năm 1899 tại quê mẹ – xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn ( nay thuộc tỉnh Long An). Lớn lên, ông về sinh sống ở quê cha, xã Mĩ Hoà, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia định ( nay thuộc Thành Phố Hồ Chí Minh ). Thân phụ ông là nhà thơ yêu nước Nguyễn An Khương. 
- Ông sang Pháp và học trường Đại học Xoóc – Don ( pa – ri) đỗ cử nhân luật năm 1920. Ông đi nhiều nước châu Âu, gặp gỡ các nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Châu Trinh , Phan Văn Trường, Nguyễn ái Quốc. Về nước, ông chủ yếu viết báo, diễn thuyết chống đế quốc nên đã nhiều lần bị bắt, bị tù đày . Lần cuối cùng năm 1939, Nguyễn An Ninh bị kết án 5 năm từ , bị đày ở Côn Lôn (Côn Đảo ), bị hành hạ cho đến chết trước khi hai năm ngày Cách mạng Tháng tám thành công .
- Ông Từng làm chủ bút tờ báo yêu nước Tiếng chuông rè, Ông dịch khế ước xã hội của Rút- xô và soạn vở tuồng Hai Bà Trưng. Ông mạnh dạn lên án chính sách bóc lột và ngu dân của thực dân Pháp. Ông Phê phán mạnh mẽ đạo Khổng và đề cao tinh thần học hỏi văn hoá châu Âu để xây dưụng nền văn háo riêng của nước nhà.
- “ Tiếng mẹ đẻ - nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức “ là bài chính luận xuất sắc với bút danh Nguyễn Tịnh dâng lên báo Tiếng chuông rè năm 1925.
2. Văn bản 
+ Đề cập tới một vấn đề đời sống chính trị xã hội.
+ Có luận điệu, luận cứ rõ ràng 
+ Có nêu hiện tượng và bàn bạc, phê phán 
+ Thể hiện thái độ, lập trường của người viét 
+ Ngôn ngữ chính luận
- Vai trò của tiếng mẹ đẻ – nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức.
- Khẳng định có hai cách 
+ 1 là khẳng định rõ ràng vấn đề (đúng hoặc sai).
+ Phủ định để khẳng định vấn đề .
Trong bài này tác giả phê phán để ngầm khẳng định ( phủ định để khẳng định ) .
- Phê phán hiện tượng học đòi theo kiểu Tây hoá, bằng cách đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
+ Bập bẹ năm ba tiếng Tây ( tiếng Pháp ) hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình.
+ Coi việc sử dụng tiếng Pháp là một dấu hiệu thuộc giai cáp quý tộc.
+ Sử dụng nước suối và rượu klhai vi biểu trưng cho nền văn minh châu Âu.
+ Cóp nhặt những cái tầm thường của phong hoá châu Âu để tỏ ra mình được đào tạo kiểu Tây Phương.
+ Những kiểu kién trúc và trang trí lai căng của những ngôi nhà ở theo kiểu văn minh Pháp.
- Nhẹ nhàng mà thâm thuý, sâu sắc
+ Bập bẹ ( học nói, tập nói ).
+ Cóp nhặt ( gom, bắt chước, học đòi vặt ).
+ Thái độ mù tịt về văn hoá châu Âu 
+ Kiểu kiến trúc lai căng ( nửa ta, nửa Tây ) .
+ Bị Tây hoá
-Tác giả đã đứng trên lập trường dân tộc để phê phán. Đây là tấm lòng đối với dân tộc, đất nước mình. 
Vì tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc. Tác giả dẫn chứng cụ thể:
+ Nó tự phổ biến cá học thuyết khoa học của châu Âu cho người Việt.
+ Người Việt vứt bỏ tiếng nói của mình chẳng khác nào khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi, chối từ tiếng tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do ( chứng minh bằng lí lẽ) .
- Đó là quan hệ giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài.
+ Biết , giỏi tiếng nước mình để học tiếng nước ngoài, vận dụng những khoa học thành tựu của họ vào đất nước mình.
+ Giỏi ngôn ngữ nước mình mói có cơ sở tìm hiểu ngôn ngữ nước ngoài cũng như (hiểu biết vững một nền văn hoá rồi mới có khả năng thưởng thức một nền văn hoá ngoại bang”.
- Quan niệm của tác giả hoàn toàn đúng vì:
+ Chỉ có người Việt mới hiểu ngôn ngữ Việt
+ Hiểu tiếng mẹ đẻ rồi mới là cơ sở để hiểu tiếng nước ngoài. Hiểu được ngôn ngữ châu Âu để “ Hiểu được châu Âu”.
+ Con người cần phải hiểu biết nhiều ngôn ngữ. Một trong những ngôn ngữ ấy. Tiếng mẹ đẻ phải giàu có hơn, giỏi hơn.
- Thời kì nó ra đời:
+ Giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng khuyến khích học tiếng Pháp để tiếp thu tinh hoa nền văn hoá phương Tây, góp phần xây dựng đất nước – giải phóng đất nước.
+ Thời đại chúng ta biết tiếng nước ngoài , học tiếng nước ngoài là một yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết. Bài viết vẫn còn giữ nguyên giá trị .
- Tác giả khẳng định tiếng nước ta không nghèo. Trái lại nó còn rất giàu có. Nếu cho tiếng Việt nghèo nàn thì chỉ là sự bất tài của con người mà thôi. Tác giả chứng minh lí lẽ ấy bằng những phản đề:
+ “ Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào ? tác giả không cần nói thêm, ta ngầm hiểu tiếng nói của ca dao, tục ngữ là của ai? Nó như thế nào?
+ “ Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo?”. 
+ “ Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình mà lại kông thể viết những tác phẩm tương tự”. ( không thể những là có thể đấy – Cách nói ). 
- Nguyên tắc mà tác giả đưa ra:
“ Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra” .
Đây là nguyên tắc đúng đắn. Nguyên tắc của tư duy ngôn ngữ.
Suy nghĩ đổi mới - Nói 
 - Viết 
Tạo ra được từ ngữ để nói, viết phù hợp.
3.Tổng kết :
Củng cố: ghi nhớ
Hướng dẫn học bài: Ba cống hiến vĩ đại của các mác: 
Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • doc103-105 Luan li XH - Tieng me de....doc